MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 3, 2011

South Korea: a model of development? Hàn Quốc: một mẫu hình phát triển?


South Korea: a model of development?

Hàn Quốc: một mô hình phát triển?

by Mark Tran, The Guardian

Mark Tran, The Guardian

28.11.2011

South Korea, the host of this week's fourth high-level forum on aid effectiveness, believes other countries could learn from its development experience

Hàn Quốc, nước chủ nhà của diễn đàn cấp cao thứ tư trong tuần này về hiệu quả viện trợ, tin rằng các quốc gia khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm phát triển của họ.

Busan, where the forum on aid effectiveness is taking place, has the fifth-largest port in the world. Could other countries learn from the country's development model? Photograph: Getty Images

Busan, nơi diễn ra hội nghị về hiệu quả viện trợ, có thương cảng lớn thứ năm trên thế giới. Liệu các quốc gia khác có thể học hỏi khuôn mẫu phát triển của nước này? Ảnh: Getty Image.

It may not be the prettiest seaside resort, with its drab tower blocks looming over the beach, but South Korea's second-largest city does not lack civic ambition.

Có thể nó không là khu nghỉ mát ven biển đẹp nhất, với những toà nhà xám xịt phủ bóng trên bờ biển, nhưng thành phố lớn thứ nhì của Hàn Quốc cũng chẳng kém đi tham vọng dân sự.

Located at the southernmost tip of the Korean peninsula, Busan not only boasts a mammoth department store, the world's biggest – overtaking Macy's in New York two years ago – it also plans on having the world's third-tallest building in 2013, after Burj Khalifa in Dubai and Taipei 101 in Taipei, Taiwan.

Toạ lạc tại mũi cực nam của bán đảo Triều Tiên, Busan không chỉ có một khu siêu thị khổng lồ lớn nhất trên thế giới - vượt qua cả tiệm Macy tại New York hai năm trước - nó còn dự định sẽ xây một toà nhà cao thứ ba trên thế giới vào năm 2013, sau toà nhà Bufj Khalifa ở Dubai và toà nhà Đài Bắc 101 tại Đài Bắc, Đài Loan.

On Tuesday, Busan hosts the fourth high-level forum on aid effectiveness, when more than 2,000 delegates, with star turns from Hillary Clinton and Tony Blair, descend on the vast Bexco conference centre, where workers were still putting the finishing touches to its layout at the weekend. Busan and South Korea rightly take great pride in hosting this conference, and the South Korean government believes others can learn from its development experience. Echoes here of Turkey, host of this year's least-developed countries conference in Istanbul, when it banged on about the importance of the private sector in its own development.

Hôm thứ Ba, Busan tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư về hiệu quả viện trợ, với hơn 2000 đại biểu, bao gồm những nhân vật nổi tiếng như Hillary Clinton và Tony Blair, tụ tập tại trung tâm hội nghị khổng lồ Bexco, nơi các công nhân vẫn đang hoàn tất những công đoạn sắp xếp vào cuối tuần qua. Busan và Hàn Quốc vô cùng tự hào việc tổ chức hội nghị này, và chính phủ Hàn Quốc tin rằng những nước khác có thể học hỏi từ kinh nghiệm phát triển của mình. Tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia tổ chức hội nghị các quốc gia kém phát triển nhất tại Istanbul năm nay, nơi họ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực tư nhân trong việc phát triển quốc gia mình.

After the Korean war, South Korea was one of the world's poorest countries with only $64 per capita income. Economically, in the 1960s it lagged behind the Democratic Republic of the Congo (DRC) – currently holding elections marred by violence . Since then the country's fortunes have diverged spectacularly. South Korea now belongs to the rich man's club, the OECD development assistance committee (DAC). The DRC has gone backwards since independence and, out of 187 countries, ranked bottom in the 2011 Human Development Index.

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc từng là một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân mỗi đầu người ở mức 64 Mỹ kim. Về mặt kinh tế, trong những năm 1960 nó đứng sau cả Cộng hoà Dân chủ Congo - hiện đang tổ chức một cuộc bầu cử đầy bạo lực. Từ đó, vận hội của đất nước này đã đảo ngược một cách thần kỳ. Hàn Quốc hiện nằm trong nhóm những nước giàu có, Uỷ ban Hỗ trợ Phát triển (DAC) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Congo đã đi thụt lùi sau khi giành được độc lập và đứng hạng chót trên 187 nước trong Chỉ số Phát triển Con người năm 2011.

South Korea, however, benefited from big injections of foreign aid, first from the US, then Japan. A briefing paper from KoFID, a South Korean network of civil society organisations, and ReDI, a South Korean thinktank, points out that the US offered about $60bn in grants and loans to South Korea between 1946 and 1978. In the same period, the total amount of aid provided by the US to the entire African continent was $68.9bn. Korea – considered by the US an important ally during the cold war – indisputedly used the aid well. Seoul was not afraid to stand up to the US when they differed on development strategy as well.

Ngược lại, Hàn Quốc đã hưởng được những viện trợ lớn được bơm vào từ nước ngoài, trước tiên là từ Hoa Kỳ, sau đó là Nhật. Một bản tóm tắt từ KoFID, một mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự, và ReDI, một cơ quan nghiên cứu Hàn Quốc, chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã tài trợ cho Hàn Quốc khoảng 60 tỉ Mỹ kim tiền trợ cấp và cho vay từ 1946 đến 1978. Trong cùng thời gian, tổng số tiền viện trợ của Hoa Kỳ dành cho toàn bộ châu Phi là 68,9 tỉ Mỹ kim. Rõ ràng là Hàn Quốc - được Hoa Kỳ xem như là một đồng minh quan trọng trong chiến tranh lạnh - đã sử dụng nguồn viện trợ này một cách đúng đắn. Seoul cũng đã không ngần ngại đối đầu với Hoa Kỳ khi hai bên có những dị biệt về chiến lược phát triển.

In a foretaste of the current debate on "ownership", South Korea was not prepared to play second fiddle to the US and insisted on pursuing its own course. Aid was linked to South Korea's planning and budget process, one of the principles set out in the Paris declaration on aid effectiveness in 2005 and expected to be reaffirmed in Busan.

Từng thử qua khái niệm “sở hữu chủ” hiện đang được thảo luận, Hàn Quốc không sẵn sàng trở thành kẻ hoà nhạc với Hoa Kỳ mà cương quyết theo đuổi con đường riêng của mình. Tiền viện trợ được gắn liền với quá trình thảo kế hoạc và ngân sách của Hàn Quốc, đây là một trong những nguyên tắc được đưa ra tại Tuyên bố về hiệu quả viện trợ tại Paris năm 2005 và sẽ được tái khẳng định tại Busan.

South Korea, under strongman Park Chung-Hee, focused on building up large economic champions, or chaebols (business conglomerates), against American advice to focus on small- and medium-sized companies.

Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của nhân vật cứng rắn Park Chung-Hee, đã chú trọng vào việc xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn, còn gọi là chaebol, đi ngược lại lời khuyên của người Mỹ là nên chú trọng vào những công ty loại nhỏ và trung.

That policy laid the foundation for successful South Korean brands in the world market, such as Samsung and LG, although it came at a price in terms of political corruption in the close ties between business and political elites. KoFID and ReDI argue that the focus on conglomerates led to the chaebols exploiting their monopoly status, fostering increasing economic inequality.

Chính sách này đã tạo ra nền tản cho những thương hiệu thành công của Hàn Quốc trên thị trường thế giới như Samsung và LG, mặc dù nó cũng phải trả một cái giá về nạn tham nhũng chính trị vì quan hệ gần gũi giữa doanh nghiệp và giới lãnh đạo chính trị. KoFID và ReDI cho rằng việc chú trọng vào các tập đoàn kinh tế lớn đã dẫn đến việc các chaebol này lợi dụng vị thế độc quyền của mình để nuôi dưỡng tình trạng thiếu tăng cường tính bất công trong kinh tế.

Park took a pragmatic approach to corruption. Instead of cracking down on corrupt businessmen as urged by the US, he expropriated their bank shares and assigned them to invest in import-substitution industries, such as fertilisers, a point made in Catalysing Development, a book on aid edited by Homi Kharas, Koji Makino and Woojin Jung.

Park đã dùng một phương pháp thực dụng để đối phó với tham nhũng. Thay vì trừng phạt những doanh nhân tham nhũng theo lời thúc dục của Hoa Kỳ, ông đã sung công những cổ phần nhà băng của họ rồi bắt buộc họ phải đầu tư vào những ngành công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu ví dụ như sản xuất phân bón, điểm này đã được nhắc đến trong cuốn sách về viện trợ “Xúc tiến Phát triển” của Homi Kharas, Koji Makino và Woojin Jung.

Whatever its faults, the South Korean regime did not squander the aid it received, unlike Mobutu in the DRC's previous incarnation, Zaire. As the International Monetary Fund (IMF) and the World Bank looked the other way, Mobutu looted the country, building himself palatial follies in his mother's home village in the remote bush in Gbadolite, complete with an airport that could accommodate Concorde for shopping trips the Mobutu clan would make to Paris or New York.

Dù phạm bất cứ sai lầm nào, chính phủ Hàn Quốc đã không phí phạm số vốn viện trợ có được, không như tổng thống Mobutu của Zaire, tiền thân của Cộng hoà Dân chủ Congo hiện nay. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tảng lờ, Mobuto đã vét sạch cả nước, xây cho mình những cung điện lãng phí ở ngôi làng của mẹ mình tại khu vực hẻo lánh Gbadolite, với cả một sân bay đủ lớn để phi cơ Concorde có thể hạ cánh để giòng họ Mobutu có thể đi Paris hoặc New York mua sắm.

While the DRC stands out as a model of development to be shunned, South Korea, as well as Vietnam provide pointers on how development should be done.

Trong khi Cộng hoà Dân chủ Congo nổi bật như một khuôn mẫu phát triển cần được huỷ bỏ, Hàn Quốc cũng như Việt Nam tạo ra những tiêu điểm về việc phát triển nên được thực hiện ra sao.

Once again, Vietnam underlines the importance of ownership. The government, rather than donors, set out the poverty reduction agenda and at times has rejected the advice of international institutions. Vietnam allowed its programme with the IMF to lapse over disagreements with the pace of financial sector reform and audits of the central bank.

Một lần nữa, Việt Nam cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền sở hữu. Chính quyền thay vì các nhà tài trợ, đề ra lịch trình xoá đói giảm nghèo và đôi khi đã bác bỏ những lời khuyên từ các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã cho phép bỏ rơi chương trình của mình với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vì sự bất đồng với tiến độ của quá trình cải cách lĩnh vực tài chính và kiểm toán của ngân hàng trung ương.

Ownership cuts both ways, however. Vietnam, like a number of developing countries that have overseen considerable progress, has a strong authoritarian streak. Rwanda, Ethiopia and Cambodia also spring to mind in this context. A primary concern of civil society groups in Busan is the increasing use of legislation to crack down on NGO activity.

Tuy nhiên, quyền sở hữu cũng là con dao hai lưỡi. Việt Nam, cũng như một số các quốc gia đang phát triển khác đang có được những tiến triển đáng kể, mang đặc tính độc quyền mạnh mẽ. Rwanda, Ethiopia và Cambodia cũng nằm trong ngữ cảnh này. Một quan tâm đặc biệt của các tổ chức xã hội dân sự tại Busan là tình trạng ngày càng nhiều việc sử dụng ngành lập pháp để ngăn chặn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.

Cambodia is discussing an NGO law that civil society groups fear could further stifle dissent in a society with minimal political opposition, although there are signs the regime is backtracking under international pressure. Meanwhile, some Ethiopians say civil society has been virtually strangled since the introduction of an NGO law in Ethiopia in 2009. Campaigners are hoping to hear a strong message of support from Clinton for civil society when she speaks on Wednesday.

Cambodia đang thảo luận một dự luật về tổ chức phi chính phủ khiến các tổ chức xã hội dân sự lo ngại rằng nó sẽ bóp nghẹt phản kháng xã hội với rất ít tổ chức chính trị đối lập. Trong khi đó một số người Ethiopian nói rằng xã hội dân sự hầu như đã bị bóp nghẽn kể từ khi một luật về tổ chức phi chính phủ ra đời tại Ethiopia vào năm 2009. Các nhà đấu tranh hy vọng được nghe một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ về xã hội dân sự khi bà phát biểu vào hôm thứ Tư.

As for South Korea, KoFID and ReDI say the government has not given enough importance to the role of civil society in the country's successful path to development.

Riêng với Hàn Quốc, KoFID và ReDI nói rằng chính quyền đã không xem trọng vai trò của xã hội dân sự trong hành trình phát triển thành công của quốc gia.

"Decades of suffering and sacrifice were endured by most of the population: the small business people, labourers and farmers," KoFID and ReDI argue. "It was their push for a democratic civil society in Korea that lay behind the stable development of the country."

“Hầu hết các tầng lớp dân chúng đã phải chịu đựng nhiều thập niên đau khổ và hy sinh: chủ các doanh nghiệp nhỏ, công nhân và nông dân,” KoFID và ReDI lập luận. “Chính họ là người thúc đẩy một xã hội dân chủ tại Hàn Quốc, làm nền tảng cho quá trình phát triển ổn định của đất nước.”

It is an assertion open to debate, but Tunisia, Egypt and the Arab spring show the dangers of not spreading the benefits of economic growth evenly.

Đây là một nhận định cần được thảo luận nhưng Tunisia, Ai Cập và cuộc cách mạng Á Rập cho thấy sự nguy hiểm của việc phân chia lợi nhuận không đồng đều từ tăng trưởng kinh tế.


Translated by DienVy



http://www.guardian.co.uk/global-development/poverty-matters/2011/nov/28/south-korea-development-model?INTCMP=SRCH#history-link-box

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn