MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 3, 2011

A U.S. Marine Base for Australia Irritates China Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận




President Obama and Prime Minister Julia Gillard of Australia after a joint news conference in Canberra on Wednesday.

Tổng thống Obama và Thủ tướng Julia Gillard của Úc sau một cuộc họp báo chung ở Canberra hôm thứ Tư.

A U.S. Marine Base for Australia Irritates China

Mỹ mở rộng quan hệ quân sự với Australia khiến Trung Quốc tức giận

Jackie Calmes/The New York Times

Jackie Calmes/The New York Times

November 16, 2011


CANBERRA, Australia — President Obama announced Wednesday that the United States planned to deploy 2,500 Marines in Australia to shore up alliances in Asia, but the move prompted a sharp response from Beijing, which accused Mr. Obama of escalating military tensions in the region.

Tin từ CANBERRA, Úc - Hôm thứ Tư, Tổng thống Obama tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã lên kế hoạch điều động 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến đến Úc để củng cố các đồng minh ở châu Á, nhưng động thái này lập tức dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, cáo buộc ông Obama leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực.

The agreement with Australia amounts to the first long-term expansion of the American military’s presence in the Pacific since the end of the Vietnam War. It comes despite budget cuts facing the Pentagon and an increasingly worried reaction from Chinese leaders, who have argued that the United States is seeking to encircle China militarily and economically.

Thỏa thuận với Úc đưa đến sự mở rộng về sự tiên hiện diện dài hạn đầu tiên của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Sự kiện này đã diễn ra bất chấp những cắt giảm ngân sách mà Ngũ giác đài đang phải đối mặt và một phản ứng lo lắng ngày càng tăng từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người đã lập luận rằng Hoa Kỳ đang tìm cách bao vây Trung Quốc về quân sự và kinh tế.

“It may not be quite appropriate to intensify and expand military alliances and may not be in the interest of countries within this region,” Liu Weimin, a Foreign Ministry spokesman, said in response to the announcement by Mr. Obama and Prime Minister Julia Gillard of Australia.

"Thật là không được thích hợp lắm để tăng cường và mở rộng liên minh quân sự và có thể không phải vì lợi ích của các nước trong khu vực này", Liu Weimin, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, cho biết trong phản ứng trước thông báo của ông Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard.

In an address to the Australian Parliament on Thursday morning, Mr. Obama said he had “made a deliberate and strategic decision — as a Pacific nation, the United States will play a larger and long-term role in shaping this region and its future.”

Trong một bài nói chuyện trước Quốc hội Úc vào sáng thứ Năm, ông Obama cho biết mình đã "thực hiện một quyết định thận trọng và có tính chiến lược - là một quốc gia trong vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và dài hạn trong việc định hình khu vực này và tương lai của nó".

The president said the moves were not intended to isolate China, but they were an unmistakable sign that the United States had grown warier of its intentions.

Tổng thống cho biết động thái này không nhằm mục đích cô lập Trung Quốc, nhưng là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn rằng Hoa Kỳ đã phát triển thận trọng hơn với các ý định của mình.

China has invested heavily in military modernization and has begun to deploy long-range aircraft and a more able deep-sea naval force, and it has asserted territorial claims to disputed islands that would give it broad sway over oil and gas rights in the East and South China Seas.

Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào hiện đại hóa quân sự và bắt đầu triển khai máy bay tầm xa và các lực lượng hải quân có khả năng sâu, xa hơn trên đại dương, và đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực quần đảo tranh chấp vốn sẽ mang lại cho mình một ảnh hưởng rộng rãi hơn về các quyền dầu khí ở phía Đông và Nam biển Nam Trung Hoa.

While the new military commitment is relatively modest, Mr. Obama has promoted it as the cornerstone of a strategy to confront more directly the challenge posed by China’s rapid advance as an economic and military power. He has also made some progress in creating a new Pacific free-trade zone that would give America’s free-market allies in the region some trading privileges that do not immediately extend to China.

Trong khi các cam kết quân sự mới còn tương đối khiêm tốn, ông Obama đã khích lệ cam kệt này như nền tảng của một chiến lược nhằm đối đầu trực tiếp với thách thức đặt ra trước sự tiến triển nhanh chóng của Trung Quốc như là một sức mạnh về kinh tế và quân sự. Ông cũng đã thực hiện một số tiến bộ trong việc tạo ra một khu vực tự do mậu dịch Thái Bình Dương, cung cấp cho các đồng minh thị trường tự do của Hoa Kỳ trong khu vực một số đặc quyền kinh doanh mà không lập tức mở rộng đến Trung Quốc.

Mr. Obama described the deployment as responding to the wishes of democratic allies in the region, from Japan to India. Some allies have expressed concerns that the United States, facing war fatigue and a slackened economy, will cede its leadership role to China.

Ông Obama mô tả việc triển khai là nhằm đáp ứng với những mong muốn của các đồng minh dân chủ trong khu vực, từ Nhật Bản đến Ấn Độ. Một số đồng minh đã bày tỏ nỗi lo lắng rằng Hoa Kỳ, vì phải đối diện với sự mệt mỏi của chiến tranh và một nền kinh tế đình trệ, có thể nhường vai trò lãnh đạo của mình sang cho Trung Quốc.

The president said budget-cutting in Washington — and the inevitable squeeze on military spending — would not inhibit his ability to follow through. Defense cuts “will not — I repeat, will not — come at the expense of the Asia-Pacific,” he said.

Tổng thống nói rằng việc cắt giảm ngân sách ở Washington - và sức ép không thể tránh khỏi về chi tiêu quân sự - sẽ không hạn chế được khả năng của ông. Cắt giảm quốc phòng "sẽ không - tôi xin lặp lại - sẽ không đến bằng tổn phí của khu vực châu Á-Thái Bình Dương" ông tuyên bố.

Some analysts in China and elsewhere say they fear that the moves could backfire, risking a cold war-style standoff with China.

Một số nhà phân tích ở Trung Quốc và các nơi khác nói rằng họ lo sợ động thái này có thể bị phản tác dụng, đưa đến nguy cơ bế tắc kiểu chiến tranh lạnh với Trung Quốc.

“I don’t think they’re going to be very happy,” said Mark Valencia, a Hawaii-based senior researcher at the National Bureau of Asian Research, who said the new policy was months in the making. “I’m not optimistic in the long run as to how this is going to wind up.”

"Tôi không nghĩ rằng họ sẽ vui vẻ", ông Mark Valencia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á ở Hawaì nói, cho biết chính sách mới được đưa ra vài tháng, "Về lâu dài, tôi không lạc quan với việc điều này sẽ tác động đến thê nào".

The president is to fly north across the continent to Darwin, a frontier port and military outpost across the Timor Sea from Indonesia, which will be the center of operations for the coming deployment. The first 200 to 250 Marines will arrive next year, with forces rotating in and out and eventually building up to 2,500, the two leaders said.

Tổng thống sẽ bay ngang lục địa Úc để đến Darwin, một hải cảng quân sự tiền phương bên kia biển Timor từ Indonesia, sẽ là trung tâm hành động cho việc điều quân sắp tới. 200 đến 250 quân nhân thủy quân lục chiến đầu tiên sẽ được đưa đến vào năm tới, với các lực lượng đi và đến thay phiên để cuối cùng sẽ lên đến 2.500 quân nhân, hai nhà lãnh đạo cho biết.

The United States will not build new bases on the continent, but will use Australian facilities instead. Mr. Obama said that Marines would rotate through for joint training and exercises with Australians, and the American Air Force would have increased access to airfields in the nation’s Northern Territory.

Hoa Kỳ không xây dựng căn cứ mới trên lục địa, thay vì thế, sẽ sử dụng các cơ sở của Úc. Ông Obama nói rằng lực lượng Thủy quân lục chiến sẽ xoay chuyển thông qua việc liên kết huấn luyện và tập trận với quân nhân Úc, và Không quân Mỹ sẽ gia tăng các khả năng tiếp cận đến các sân bay trong vùng lãnh thổ phía Bắc của đất nước này.

“We’re going to be in a position to more effectively strengthen the security of both of our nations and this region,” he said.

"Chúng tôi sẽ ở được trong một vị trí có hiệu quả hơn dể tăng cường an ninh của cả hai quốc gia chúng ta và khu vực" ông nói.

The United States has had military bases and large forces in Japan and South Korea, in the north Pacific, since the end of World War II, but its presence in Southeast Asia was greatly diminished in the early 1990s with the closing of major bases in the Philippines, at Clark Field and Subic Bay. The new arrangement with Australia will restore a substantial American footprint near the South China Sea, a major commercial route — including for American exports — that has been roiled by China’s disputed claims of control.

Kể từ khi kết thúc Đệ Nhị thế chiến, Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự và các lực lượng lớn ở Nhật Bản và Nam Hàn phía bắc Thái Bình Dương, nhưng hiện diện của họ trong khu vực Đông Nam Á đã bị giảm bớt rất nhiều vào đầu những năm 1990 với việc đóng cửa các căn cứ quan trọng ở Philippines, tại Clark Field và Subic Bay. Việc bố trí mới với Australia sẽ khôi phục lại một dấu ấn đáng kể của Mỹ gần khu vực Biển Đông, một tuyến đường thương mại lớn - bao gồm cả các xuất khẩu của Mỹ - từng bị khuấy đục bởi những tuyên bố đòi kiểm soát của Trung Quốc.

The United States and other Pacific Rim nations are also negotiating to create a free-trade bloc, the Trans-Pacific Partnership, that would not initially include China, the world’s largest exporter and producer of manufactured goods.

Hoa Kỳ và các quốc gia ven Thái Bình Dương cũng đang đàm phán để tạo nên khối Quan hệ đối tác Xuyên Thái bình dương, một khối mâu dịch tự do, từ đầu đã không bao gồm Trung Quốc, một nước xuất khẩu, nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới.

The tentative trade agreement was a topic over the weekend in Honolulu, where Mr. Obama hosted the annual Asia-Pacific Economic Cooperation forum, and it will be discussed again later this week when he becomes the first American president to participate in the East Asia Summit meeting, on the Indonesian island of Bali.

Hiệp định thương mại dự kiến này là một chủ đề trong cuối tuần qua ở Honolulu, nơi ông Obama đã chủa tọa Diễn đàn Họp tác Kinh tế Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, và chủ đề này sẽ được thảo luận một lần nữa vào cuối tuần này khi ông là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, trên đảo Bali của Indonesia.

For China, the week’s developments could suggest both an economic and a military encirclement. Top leaders did not immediately comment on Mr. Obama’s speech, but Mr. Liu, the Foreign Ministry spokesman, emphasized that it was the United States, not China, seeking to use military power to influence events in Asia.

Đối với Trung Quốc, sự phát triển trong tuần này có thể cho thấy một cuộc bao vây cả về kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo hàng đầu không bình luận ngay về bài phát biểu của ông Obama, nhưng ông Liu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, đã nhấn mạnh rằng chính là Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc, đang tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để ảnh hưởng đến các sự kiện ở châu Á.

The Global Times, a state-run news organization known for its nationalist and bellicose commentaries, issued a stronger reaction in an editorial, saying that Australia should be cautious about allowing the United States to use bases there to “harm China” and that it risked getting “caught in the cross-fire.”

Toàn cầu Thời báo, một tổ chức truyền thông quốc doanh từng được biết đến với những bài bình luận có tính dân tộc và hiếu chiến, đã đưa ra một phản ứng mạnh mẽ hơn trong một bài xã luận, nói rằng Úc cần phải thận trọng về việc cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ ở đó để "gây tổn hại cho Trung Quốc" và rằng, Úc có nguy cơ bị "vướng kẹt giữa hai lằn đạn".

Analysts say that Chinese leaders have been caught off guard by what they view as an American campaign to stir up discontent in the region. China may have miscalculated in recent years by restating longstanding territorial claims that would give it broad sway over development rights in the South China Sea, they say. But they argue that Beijing has not sought to project military power far beyond its shores, and has repeatedly proposed to resolve territorial disputes through negotiations.

Các nhà phân tích nói rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mất cảnh giác bởi những gì họ từng xem chỉ như một chiến dịch nhằm khuấy động bất mãn trong khu vực của Mỹ. Họ nói rằng Trung Quốc có thể đã tính toán sai trong những năm gần đây qua việc tái khẳng định các tuyên bố lãnh thổ lâu đời, vốn sẽ mang lại cho họ một ảnh hưởng rộng rãi về quyền phát triển trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, họ lập luận rằng Bắc Kinh đã không tìm cách phóng tỏa sức mạnh quân sự của mình xa khỏi bờ biển, và đã nhiều lần đề nghị nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua thương lượng.

The United States portrays itself as responding to a new Chinese assertiveness in the region that has alarmed core American allies. Secretary of State Hillary Rodham Clinton wrote a recent article in Foreign Policy laying out an expansive case for American involvement in Asia, and Defense Secretary Leon E. Panetta characterized China’s military development as lacking transparency and criticized its assertiveness in the regional waters.

Hoa Kỳ tự miêu tả mình như một sự đáp ứng với tính sự quyết đoán mới của Trung Quốc trong khu vực khiến đã báo động đến các đồng minh cốt lõi của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton đã viết một bài báo gần đây trong tờ Foreign Policy trình bày một trường hợp mở rộng về sự tham gia của Mỹ ở châu Á, và Bộ trưởng Quốc phòng Leon E. Panetta đã đặc trưng sự phát triển quân sự của Trung Quốc là thiếu minh bạch và chỉ trích tính quyết đoán của họ trong các vùng biển trong khu vực.

Mr. Obama reached out to China even as he announced the new troop deployment. “The notion that we fear China is mistaken; the notion that we are looking to exclude China is mistaken,” he said.

Ngay cả khi công bố việc điều động quân đội, tổng thống Obama đã trải lòng ra với Trung Quốc, "Quan điểm cho rằng chúng tôi sợ hãi Trung Quốc là sai lầm, quan điểm cho rằng chúng tôi đang tìm cách loại trừ Trung Quốc là sai lầm" ông nói.

The president said that China would be welcomed into the new trade pact if Beijing was willing to meet the free-trade standards for membership. But such standards would require China to let its currency rise in value, to better protect foreign producers’ intellectual property rights and to limit or end subsidies to state-owned companies, all of which would require a major overhaul of China’s economic development strategy.

Tổng thống Obama nói rằng Trung Quốc sẽ được chào đón vào các hiệp ước thương mại mới nếu Bắc Kinh sẵn sàng đáp ứng với các tiêu chuẩn về tự do mậu dịch cho thành viên. Nhưng tiêu chuẩn này sẽ yêu cầu Trung Quốc phải tăng giá đồng tiền của họ, phải bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất nước ngoài và giới hạn hoặc chấm dứt trợ cấp cho các công ty quốc doanh, tất cả những điều này sẽ đòi hỏi một cuộc cải tổ quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Mr. Obama canceled two previous planned trips to Australia because of domestic demands; he recalled Wednesday at a state dinner that he had visited the country twice as a boy, when his mother was working in Indonesia on development programs.

Tổng thống Obama đã hủy bỏ hai chuyến từng định trước đến Úc vì các nhu cầu trong nước, ông nhắc lại tại bữa quốc yến rằng ông đã đến thăm đất nước hai lần khi còn là một cậu bé, lúc mẹ của ông làm việc tại Indonesia trong các chương trình phát triển.

This time, as president, Mr. Obama arrived at Parliament House to a 21-gun salute and, once inside, to the enthusiastic greeting of Australians crowding the galleries of the vast marble entrance hall.

Lần này, với tư cách là một tổng thống, ông Obama vào Tòa nhà Quốc hội giữa tiếng súng chào của 21 khẩu đại bác, và một khi vào bên trong, với lời chào mừng nồng nhiệt của những ngưòi Úc tràn ngập các phòng trưng bày của một sảnh đường rộng lớn bằng cẩm thạch.

The two countries have been allies for decades, and cooperated closely in World War II, when there were several dozen American air and naval bases and army camps in the country and Australian combat troops served under American command.

Hai nước đã từng là đồng minh trong nhiều thập kỷ, hợp tác chặt chẽ trong Thế chiến II, khi có vài chục căn cứ không, hải quân Mỹ cùng doanh trại quân đội trong nước (Úc) và các lực lượng chiến đấu Úc phục vụ dưới quyền chỉ huy của Mỹ.

Another purpose of Mr. Obama’s visit is to celebrate those ties. “The United States has no stronger ally,” Mr. Obama said.

Một mục đích của chuyến thăm của ông Obama là để kỷ niệm những mối quan hệ. "Hoa Kỳ không có đồng minh nào mạnh mẽ hơn", ông Obama nói.

Australians fought alongside Americans in every war of the 20th century, and more recently have served in Iraq and Afghanistan.

Úc đã chiến đấu bên cạnh người Mỹ trong mọi cuộc chiến tranh của thế kỷ 20, và gần đây đã phục vụ ở Iraq và Afghanistan.

The war in Afghanistan has become increasingly unpopular here, though, and most Australians want their troops to come home immediately.

Mặc dù cuộc chiến ở Afghanistan đã trở nên ngày càng không được lòng dân ở đây, vì hầu hết người Úc đều muốn quân nhân của mình trở về nước ngay lập tức.


Translated by Le Quoc Tuan

http://www.nytimes.com/2011/11/17/world/asia/obama-and-gillard-expand-us-australia-military-ties.html?pagewanted=2&_r=1

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn