MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 25, 2011

China Raises Poverty Line to Less Than $1 Per Day Trung Quốc nâng ngưỡng nghèo gần 1 đô la một ngày


China Raises Poverty Line to Less Than $1 Per Day

Trung Quốc nâng ngưỡng nghèo gần 1 đô la một ngày

WC

WC

Why are American jobs disappearing? Why are most of the mass-produced products that you find on Wal-Mart shelves “Made in China”?

The answer doesn’t exactly take an economist to figure out.

Vì sao việc làm của người Mỹ ngày càng ít đi? Vì sao hầu hết các sản phẩm sản xuất đại trà mà bạn thấy trên các kệ hàng Wal-Mart đều là hàng “Made in China”?

Không nhất thiết phải là một nhà kinh tế mới có thể tìm ra câu trả lời.

China is notorious for low wages, which is the reason many companies resort to sending work overseas. Despite the costs of shipping products from China, appallingly cheap wages allow the Chinese to produce inexpensive products for today’s bargain-hungry consumers.

Trung Quốc nổi tiếng vì mức lương thấp, một lý do khiến nhiều công ty chuyển việc làm của họ ra nước ngoài. Bất chấp chi phí vận chuyển hàng hóa ra khỏi nước này, mức lương thấp gần như không tưởng đã khiến cho người Trung Quốc sản xuất các mặt hàng giá rẻ cho các khách hàng ưa mặc cả ngày nay.

Recently, China decided to lend a “helping” hand to its poverty-stricken citizens by raising its poverty threshold, a move that made 100 million Chinese citizens qualify as “poor”, allowing them to receive assistance from the government.

Mới đây, Trung Quốc quyết định chìa bàn tay “giúp đỡ” ra cho các công dân đói ăn của nước này bằng cách nâng ngưỡng nghèo khổ, một hành động biến 100 triệu người nước này trở thành “người nghèo”, cho phép họ nhận sự hỗ trợ từ chính phủ.

While such a move may allow China propagandists to tout a growing China economy leading to economic improvements for her people, upon closer examination the reality paints a much different picture.

Một hành động như thế cho phép những người tuyên truyền ở Trung Quốc rêu rao về một nền kinh tế đang lên của nước này dẫn tới các cải thiện kinh tế cho người dân, trong khi xem xét cận cảnh hơn cho thấy thực tế lại là một bức tranh rất khác biệt.

Poverty in China

Previously, to qualify as poor, rural Chinese people could not earn more than 1196 yuan ($187) per year per person. That line has now been set at 2300 yuan ($361) per person each year. You read that right – each year.

Nghèo đói ở Trung Quốc

Trước kia, nếu thuộc diện nghèo, mỗi người dân nông thôn Trung Quốc không thể kiếm được nhiều hơn 1.196 Nhân dân tệ (187 USD) một năm. Con số đó giờ đây được định lại là 2.300 Nhân dân tệ mỗi năm. Bạn thấy đấy – mỗi năm.

While this is a “huge” increase of 92 percent allows pro-government propagandists to preach that Chinese wealth is being fairly distributed, it is still difficult to imagine living on such horrid wages in the U.S.

Mặc dù đây là một sự gia tăng “lớn” ở mức 92%, cho phép những người tuyên truyền ủng hộ chính phủ rao giảng rằng, sự giàu có của Trung Quốc đang được phân phối một cách công bằng, vẫn khó để mà tưởng tượng làm thế nào sống được với các mức lương thấp khủng khiếp như vậy ở Mỹ.

This means that there is no competition when it comes to setting minimum wages in China, when compared to the minimum wage in Western nations. When a Chinese citizen only needs to earn $361 in an entire year in order to “rise above” the set poverty line – the need to pay fair wages is not that pressing for companies in China.

Có nghĩa là, không có sự cạnh tranh khi định ra mức lương tối thiểu ở Trung Quốc, khi đem so với mức lương tối thiểu ở các nước phương Tây. Khi một công dân Trung Quốc chỉ cần kiếm được 361 USD trong cả một năm là đã “vượt qua” giới hạn nghèo đói thì nhu cầu phải trả lương công bằng không phải là một áp lực đối với các công ty ở nước này.

Wages in China

With that said, some areas of China have seen a steady wage increases over the last several years, including the wage of migrant workers. (4)

Tiền công ở Trung Quốc

Một số khu vực của Trung Quốc đã chứng kiến lương tăng đều trong vài năm qua, trong đó có lương của người lao động di cư.

While this would seem like good news, it is only good if workers are actually paid for the work they do. Even though it is illegal to withhold wages if a company has the means to pay, many companies in China are still refusing to do so. This is especially true if the workers are migrant workers who are viewed as less important than Chinese residents.

Tuy điều đó có vẻ là một tin vui nhưng nó chỉ là tin tốt lành nếu các công nhân thực sự được trả xứng với công việc họ làm. Ngay cả khi giữ lại lương là trái phép nếu một công ty có tiền để trả, các công ty ở Trung Quốc vẫn từ chối thực hiện điều này. Đặc biệt đúng nếu lao động là những người di cư, những người bị xem là kém quan trọng so với các cư dân thường trú.

Reduced bank lending during the recent economic downturn is also making it difficult for companies to continue operating, and when they close, they may sell off property at far below value to keep from having to pay back wages. (5)

Việc ngân hàng giảm cho vay trong thời kỳ suy giảm kinh tế mới đây cũng gây khó khăn khiến nhiều công ty không thể tiếp tục hoạt động, và khi họ đóng cửa, họ bán tài sản với giá rẻ mạt để khỏi phải trả lương.

Poverty Is Taking its Toll

Despite the government increase of the “poverty level”, very real poverty is taking its toll in China, where workers are not making enough to live off on. Many workers are even attempting suicide after working hard only to be refused payment. Workers who stand up and demand payment from their employers are often met with extreme violence

Nghèo đói đang tác động xấu

Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã nâng “mức nghèo”, chính cảnh nghèo khổ đang thực sự gây thiệt hại ở nước này, nơi người lao động không kiếm đủ để xoay sở cuộc sống. Nhiều nhân công thậm chí còn định tự tử vì làm việc quá vất vả nhưng lại bị nợ lương. Những ai đứng lên đòi chủ lao động thanh toán lương thường bị đối xử cực kỳ hung bạo.

In one case, a young man from Sichuan named Xiong Hanjiang asked the township labor bureau to intervene on his behalf. The factory where he had worked was indeed ordered to pay 3400 yuan, but they refused. The Bureau did nothing further to assist the worker.

Trường hợp một nam thanh niên có tên Xiong Hanjiang, quê ở Tứ Xuyên, đã đòi Sở Lao động thành phố can thiệp giúp anh ta. Nhà máy nơi anh ta làm việc được yêu cầu trả 3.400 Nhân dân tệ nhưng họ từ chối. Sở Lao động đã không làm gì hơn để giúp đỡ người công nhân này.

The young man and his family went to demand payment in person, and were beaten. The young man himself had his hamstrings cut, and is now paralyzed for life. Neither the township nor the municipal government did anything at all about the violent attack. (6)

Người thanh niên này cùng gia đình đã đích thân tới đòi lương nhưng đã bị đánh đập. Bản thân anh bị cắt đứt các gân và giờ đang trong tình trạng thập tử nhất sinh. Cả thành phố và chính quyền nơi đây đều nhắm mắt làm ngơ về vụ tấn công bạo lực này.

On the surface, if you listen to the public announcements and the government rhetoric, it may appear that improvements are being made for Chinese workers, but in reality, China still has a very long way to go.

Bề ngoài, nếu bạn nghe các tuyên bố chung và những ngôn từ khoa trương của chính phủ, có vẻ như người lao động Trung Quốc đang được hưởng nhiều sự cải thiện. Nhưng thực tế, Trung Quốc vẫn cả một chặng đường dài để đi tới đó.

Xiong Hanjiang's employer ordered workers to cut Xiong’s wrists and ankles. Authorities did nothing after receiving $460 in bribes.

Ảnh: Chủ của Xiong Hanjiang đã ra lệnh cho thuộc cấp cắt cổ tay và mắt cá chân của anh. Các nhà chức trách làm ngơ sau khi ăn đút lót 460 USD.

References:

(1) China Takes a Tough Line on Poverty

(2) China to raise poverty line to $1 per day

(3) 2011 Poverty Guidelines

(4) Chinese wages and the turning point in the Chinese economy

(5) Unpaid wages in China Can’t pay, won’t pay

(6) Wages in China



Translated by Trúc An

WC is an American citizen living and working in China. He brings TSW readers a wealth of knowledge and experience in international affairs, culture and business. WC has 33 post(s) at Top Secret Writers

Tác giả: WC là công dân Mỹ hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho các độc giả trang Top Secret Writers (Những người viết về vấn đề tối mật) nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và kinh doanh. Ông có 29 bài viết ở trang này.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn