MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, December 25, 2011

Open minds key to Sino-Vietnamese ties Nguyên tắc cơ bản rõ ràng cho quan hệ Việt-Trung



Open minds key to Sino-Vietnamese ties
Nguyên tắc cơ bản rõ ràng cho quan hệ Việt-Trung
Global Times | December 23, 2011

Chinese Vice President Xi Jinping ended his three-day visit to Vietnam on Wednesday. As the South China Sea issue has menaced the relationship between China and Vietnam, this visit is significant as it restores a sense of opportunity to bilateral relations.
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam ba ngày, vào ngày thứ Tư vừa qua. Khi vấn đề Nam Hải * vẫn còn đe dọa mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, chuyến công du này có tầm quan trọng trong việc khôi phục lại ý thức nắm bắt cơ hội cho quan hệ song phương.
Should the two countries attempt to resolve these problems with an open mind? Or should they let these issues undermine their mutual strategic support? China and Vietnam are facing a long-term test.
Hai nước sẽ nỗ lực giải quyết những vấn đề tồn tại trên tinh thần cởi mở? Hay sẽ để những vấn đề này hủy hoại sự hỗ trợ chiến lược lẫn nhau giữa hai nước? Trung Quốc và Việt Nam đang đối mặt với sự thử thách lâu dài.
The two obviously have differing strategic interests for their own development. But cooperation between them is more conducive to their respective strategic pursuit than arguing.
Hai quốc gia rõ ràng có những lợi ích chiến lược khác nhau, phục vụ cho sự phát triển của chính mình. Nhưng hợp tác giữa hai nước thì có lợi về mặt chiến lược cho từng nước hơn là tranh cãi.
What China and Vietnam need to do is let this principle dominate their relationship. Any disputes should be handled properly. Even if there is an obstacle, it should not evolve into a confrontation.
Những gì Trung Quốc và Việt Nam cần làm là để nguyên tắc này chi phối quan hệ hai nước. Bất cứ tranh chấp nào cũng nên được giải quyết một cách đúng đắn. Thậm chí nếu có trở ngại, cũng không nên phát triển thành đối đầu.
China has many strategic concerns that accompany its rise. It is not willing to come into confrontation with any country, including Vietnam.
Trung Quốc có nhiều mối quan tâm chiến lược gắn liền với sự phát triển của mình. Trung Quốc không muốn đối đầu với bất kỳ nước nào, kể cả Việt Nam.
It is unlikely that Vietnam sees China as its enemy over territory disputes. Top leaders from both countries visited each other when the South China Sea issue was becoming sensitive. It was a highlight in Asian diplomacy.
Khó có thể cho rằng Việt Nam xem Trung Quốc như kẻ thù trong tranh chấp lãnh thổ. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã viếng thăm lẫn nhau từ khi vấn đề Nam Hải trở nên nhạy cảm, và cũng là chủ đề nổi bật trong diễn biến ngoại giao ở khu vực Châu Á.
Both sides need to make a contribution to promote mutual strategic trust. Against the backdrop of the US returning to Asia, Vietnam may be inclined to provide a convenient opportunity for external powers to intervene in South China Sea disputes. Such a move would naturally be perceived by Chinese public and media as an unfriendly move.
Hai bên cần góp sức thúc đẩy sự tin cậy chiến lược với nhau. Dựa vào tình hình Mỹ đang trở lại Châu Á, Việt Nam có thể có khuynh hướng tạo cơ hội thuận lợi cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào những tranh chấp trên biển Nam Hải. Động thái như vậy sẽ làm dư luận và truyền thông Trung Quốc đương nhiên hiểu đó là hành động thù địch.
Vietnam should understand clearly that China has shown restraint when dealing with the South China Sea issue. This is because China values the peaceful environment around it, not because it has been compelled to do so by Vietnam.
Việt Nam nên hiểu rõ rằng Trung Quốc đã thể hiện sự kiềm chế khi giải quyết vấn đề Nam Hải. Đó là vì Trung Quốc coi trọng môi trường hòa bình xung quanh Nam Hải, chứ không phải Trung Quốc bị thúc ép phải làm vậy bởi Việt Nam.
China's diplomatic options for defending its South China Sea interests are restricted. It doesn't seek to threaten Vietnam's economic growth. Vietnam should follow the same principle given that the two countries share many growth opportunities.
Các lựa chọn ngoại giao nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại Nam Hải là có giới hạn. Trung Quốc không chủ trương đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam nên theo đuổi cùng một nguyên tắc này, theo đó hai nước cùng chia sẻ nhiều cơ hội phát triển.
Both China and Vietnam are socialist countries. They have both adopted similar reform and opening-up policies. China's rise will be beneficial for Vietnam. China would also like to see a developing and prosperous Vietnam.
Trung Quốc và Việt Nam cả hai đều là những nước xã hội chủ nghĩa. Cả hai đều thực hiện những cải cách và chính sách mở cửa giống nhau. Sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ có lợi cho Việt Nam. Trung Quốc cũng muốn nhìn thấy một Việt Nam phát triển và thịnh vượng.
Saying that the rise of China is a threat to Vietnam is completely illogical. Even if China is not as powerful as it should be, its national strength is still superior to that of Vietnam.
Hoàn toàn phi lý khi nói rằng sự vươn lên của Trung Quốc là nguy cơ đối với Việt Nam. Cho dù Trung Quốc không mạnh như mong muốn, thì sức mạnh dân tộc của Trung Quốc vẫn hơn hẳn Việt Nam.
The two countries should remain friendly. As the South China Sea issue is still very sensitive, they should take each other's public opinion into consideration or the losses may outweigh the gains. China and Vietnam should be committed to solving their problems peacefully. China should have more tolerance and Vietnam should have greater wisdom.
Hai nước nên duy trì quan hệ thân thiện. Vì vấn đề Nam Hải vẫn rất nhạy cảm, hai nước nên cân nhắc tác động dư luận lẫn nhau, nếu không thì thiệt hại, mất mát sẽ lớn hơn những lợi ích có được. Trung Quốc và Việt Nam cần cam kết giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Trung Quốc nên khoan dung hơn và Việt Nam cần khôn ngoan nhiều hơn.

Translated by Nguyễn Tâm
http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/689671/Open-minds-key-to-Sino-Vietnamese-ties.aspx

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn