MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, October 6, 2011

Assessing China’s Response to U.S. Reconnaissance Flights PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY TRINH SÁT CỦA KHÔNG QUÂN MỸ



Assessing China’s Response to U.S. Reconnaissance Flights
PHẢN ỨNG CỦA TRUNG QUỐC TRƯỚC CÁC CHUYẾN BAY TRINH SÁT CỦA KHÔNG QUÂN MỸ
Publication: China Brief Volume: 11 Issue: 16
September 2, 2011 03:04 PM
By: Kenneth Allen, Jana Allen
Tài liệu ngày 10/9 của viện “Jamestown Foundation” (Mỹ)
Kenneth Allen, Jana Allen
On June 29, 2011, for the first time in a decade, a People’s Liberation Army (PLA) Air Force (PLAAF) J-11 crossed the center line of the Taiwan Strait in an attempted intercept of a U.S. Air Force (USAF) U-2 reconnaissance aircraft conducting a monitoring mission in international airspace. In response, the Taiwan Air Force scrambled two F-16s and sent them to the area (Taipei Times, July 28; Jane’s Defence Weekly, July 27). Although Taiwan’s Ministry of Defense reportedly did not consider it a provocative act, the incident generated much discussion about Chinese intentions. An official at Taiwan’s Air Force Command later claimed the crossing was accidental (Central News Agency [Taiwan], August 22), but it remains beneficial to consider possible ramifications of similar activity in the future. U.S. reconnaissance flights are not uncommon, and aggressive intercepts on the part of China are not likely to convince the United States to reduce or stop them. On the contrary, they inadvertently could lead to another mid-air accident like the one that briefly derailed U.S.-China relations in 2001. Given the increasing number of civil aircraft flights through the Taiwan Strait, which exceeded 1.2 million flights in 2010, such intercepts threaten the safety, security, and economic prosperity of the Taiwan Strait and East Asia [1].
Ngày 29/6 lần đầu tiên trong một thập kỷ, máy bay J-11 của Lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) vượt qua đường trung tâm của eo biển Đài Loan nhằm thực hiện ý đồ ngăn chặn một máy bay trinh sát U-2 của Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không phận quốc tế. Để phản ứng, Lực lượng Không quân Đài Loan ra lệnh 2 máy bay chiến đấu F-16 đến khu vực. Mặc dù Bộ Quốc phòng Đài Loan không coi hành động đó là khiêu khích, nhưng sự kiện gây nên một cuộc tranh luận rộng rãi về ý đồ của Trung Quốc. Sau đó, một quan chức của Bộ Chỉ huy Không quân Đài Loan đánh giá, việc máy bay Trung Quốc vượt qua đường trung tâm ở eo biển Đài Loan là ngẫu nhiên nhưng vẫn phải xem xét và đề phòng hành động tương tự xảy ra trong tương lai. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ không có gì lạ và hành động đánh chặn của Trung Quốc không thể thuyết phục Mỹ giảm bớt hoặc chấm dứt những hoạt động như vậy. Ngược lại, chúng có thể dẫn đến sự kiện nữa giống như sự kiện đã từng xảy ra và ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong năm 2011. Thực tế, số lượng chuyến bay dân sự qua eo biển Đài Loan ngày càng tăng, năm 2010 có tới hơn 1,2 triệu chuyến bay, hành động ngăn chặn như vậy sẽ đe doạ vấn đề an toàn, an ninh và thịnh vượng kinh tế của eo biển Đài Loan cũng như của khu vực Đông Á.
Differing Views of International Waters and Airspace
Quan điểm khác nhau về hải phận và không phận quốc tế
The United States and China have repeatedly articulated key differences in their views of manned and unmanned aircraft flights conducted near China’s borders to conduct intelligence, surveillance, and reconnaissance (ISR). U.S. reconnaissance flights occur along China’s entire coast. As the Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff, Admiral Michael G. Mullen, noted during a press conference on July 25, the United States conducts these missions in international airspace, defined by the International Civil Aviation Organization (ICAO) as the airspace beyond 12 nautical miles of a country’s contiguous borders.
Mỹ và Trung Quốc thường có quan điểm khác biệt cơ bản về các chuyến bay không hoặc có người lái được tiến hành gần các khu vực biên giới của Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ tình báo, trinh sát và giám sát (ISR). Các chuyến bay trinh sát của Mỹ diễn ra dọc bờ biển của Trung Quốc. Như Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Michael G. Mullen, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 25/7, Mỹ tiến hành các nhiệm vụ này trên không phận quốc tế đã được Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) xác định bên ngoài 12 hải lý thuộc biên giới của một nước.
China does not accept the U.S. explanation that it has the legal authority to conduct ISR missions anywhere near its borders. Beijing sees these missions as an obstacle to military relations and an encroachment into China’s sovereign territory. At the same time, however, China has stepped up its own ISR capabilities in the East China Sea over the past few years. People’s Liberation Army Navy (PLAN) Y-8 surveillance aircraft and JH-7s have flown into Japan’s air defense identification zone (ADIZ) near the Senkaku/Diaoyu Islands. In response, Japanese F-15s have conducted numerous intercepts as they neared the ADIZ (The Telegraph [London], December 30, 2010).
Trung Quốc không chấp nhận lời giải thích của Mỹ rằng Không quân Mỹ có quyền thực hiện các nhiệm vụ ISR ở bất cứ đâu gần biên giới Trung Quốc. Bắc Kinh coi những nhiệm vụ này là một trở ngại cho các mối quan hệ quân sự và xâm phạm lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng tăng cường các khả năng ISR ở Biển Đông mấy năm qua. Các máy bay trinh sát Y-8 và JH-7 của Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã thâm nhập khu vực xác định phòng không của Nhật Bản (ADIZ) gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đối phó với Trung Quốc, các máy ba F-15 của Nhật Bản tiến hành ngăn chặn khi máy bay Trung Quốc đến gần ADIZ.
A Dangerous Game
Trò chơi nguy hiểm
The April 1, 2001 collision between a U.S. Navy (USN) EP-3 and a PLAN J-8 in the South China Sea clearly illustrates the potential for confrontation, not to mention loss of life, when something goes wrong during a seemingly routine mission. At the time, China noted that the United States was sending about 200 reconnaissance flights a year near China’s coast. The Pentagon responded that China was intercepting about one-third of those flights (Agence France Presse [AFP], April 16, 2001). According to the commander of the U.S. Pacific Command at the time, Admiral Dennis Blair, when conducting an intercept the Chinese aircraft typically “come up, take a look, report what they see and fly back.” However, in the months leading up to the collision, the intercepts were increasingly aggressive to the point the United States felt they were endangering the safety of Chinese and U.S. aircraft (BBC News, April 5, 2001). Neither country accepted responsibility for the collision, with each side blaming the other.
Ngày 1/4/2001, vụ đụng độ giữa một máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ (USN) và một máy bay J-8 của PLAN trên biển phía Nam Trung Quốc rõ ràng cho thấy cuộc đối đầu giữa hai nước rất có thể xảy ra khi có sự hiểu lầm trong thời gian diễn ra nhiệm vụ thường xuyên như vậy. Tại thời điểm đó, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã thực hiện 200 chuyến bay trinh sát mỗi năm gần bờ biển Trung Quốc. Ngược lại, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã ngăn chặn khoảng 1/3 các chuyến bay như vậy. Cũng thời điểm đó, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Dennis Blair, cho biết khi tiến hành ngăn chặn, máy bay Trung Quốc thường tiếp cận, quan sát, báo cáo những gì họ thấy và quay trở về đất liền. Nhưng những tháng trước khi xảy ra đụng độ, hành động ngăn chặn của máy bay Trung Quốc ngày càng trở nên táo bạo tới mức khiến Mỹ cảm thấy những hành động đó đang đe doạ sự an toàn của máy bay Mỹ và Trung Quốc. Hai nước không thừa nhận trách nhiệm gây nên cuộc đụng độ và đổ lỗi cho nhau.
At the time of the collision, President Bush stated “Reconnaissance flights are a part of a comprehensive national security strategy that helps maintain peace and stability in our world” (Los Angeles Times, April 13, 2001). In response, China’s Foreign Ministry spokesman stated “Such flights ‘constitute a grave threat to China’s security’ and China has the right to protect its national sovereignty. Therefore, interceptions are ‘necessary and very reasonable’ and in line with international practice” (People’s Daily, May 8, 2001).
Ở thời điểm đụng độ, Tổng thống Bush tuyên bố: “Các chuyến bay trinh sát là một phần của chiến lược an ninh quốc gia toàn diện nhằm giúp duy trì hoà bình và ổn định trên thế giới”. Ngược lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Những chuyến bay như vậy tạo nên mối đe doạ chết người cho an ninh của Trung Quốc” và Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình. Do đó hành động ngăn chặn là cần thiết, rất hợp lý và phù hợp với thực tiễn quốc tế (Nhân dân nhật báo, 8/5/2001).
According to an American assigned to the U.S. Embassy in 2001, “The Chinese government views U.S. reconnaissance missions along China’s coast as evidence that the United States sees China as an enemy, or something other than a normal, friendly country.” He also stated that Beijing’s protests ignore their lack of military transparency, military threats aimed at Taiwan, and China’s own reconnaissance operations in the region [2]. China allowed the EP-3 crewmembers to return home on April 11, and the United States resumed reconnaissance flights in May (CNN, May 15, 2001).
Theo một người Mỹ làm viieecj cho Đại sứ quán Mỹ, vào năm 2001 giao "Chính phủ Trung Quốc xem các nhiệm vụ do thám của Mỹ dọc theo bờ biển Trung Quốc là bằng chứng rằng Mỹ coi Trung Quốc như kẻ thù, hoặc một cái đó khác hơn so với một đất nước bình thường thân thiện." Ông cũng tuyên bố rằng các phản đối của Bắc Kinh không đè cập đến sự thiếu minh bạch quân sự của họ, mối đe dọa quân sự nhằm vào Đài Loan, các hoạt động do thám của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc cho phép phi hành đoàn EP-3 trở về nhà vào ngày 11 Tháng Tư, Hoa Kỳ nối lại các chuyến bay do thám tháng năm (CNN, 15 tháng 5 năm 2001).
Although no similar incidents have been reported since 2001, reconnaissance flights remain a consistent topic of conversation between senior military leaders. When Admiral Mullen visited China in July 2011, the PLA’s Chief of the General Staff, General Chen Bingde, stated during a joint press conference that recent U.S. military reconnaissance aircraft have flown to within only 16 nautical miles of China’s coast, which is close to China’s territorial waters. Furthermore, he stated that it is not necessary for the United States to conduct such surveillance, as it will hinder overall bilateral relations. As such, the United States should reduce and stop such reconnaissance activity (China News, July 11). In a press conference on July 25, Admiral Mullen responded that the United States will not be deterred from flying in international space near China (JCS.mil, July 25).
Mặc dù không sự kiện tương tự nào xảy ra từ năm 2001, nhưng các chuyến bay trinh sát vẫn là chủ đề nổi cộm trong các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao. Khi Đô đốc Mullen đến thăm Trung Quốc tháng 7/2011, Tổng Tham mưu trưởng PLA, Tướng Trần Bính Đức, thông báo trước một cuộc họp báo chung rằng máy bay trinh sát của quân đội Mỹ bay cách bờ biển Trung Quốc 16 hải lý, gần các khu vực lãnh thổ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, ông cho rằng Mỹ không cần tiến hành các chuyến bay trinh sát như vậy, bởi vì hành động đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ song phương. Do đó, Mỹ nên giảm và chấm dứt các hoạt động trinh sát trên biển. Tại cuộc họp báo ngày 25/7, Đô đốc Mullen khẳng định các hoạt động của không quân Mỹ sẽ không bị cản trở trên không phận quốc tế gần Trung Quốc (JCS.mil, July 25).
Airborne Reconnaissance Missions: Nothing New
Do thám trên không: Không mới mẻ gì
The United States and Taiwan have a long history of reconnaissance activity over and near China [3]. Since the early 1950s, the USN and USAF operated several types of aircraft near Chinese territory to collect radar and other electronic signals, to intercept communications and to collect aerial debris from nuclear tests.
Từ lâu, Mỹ và Đài Loan có lịch sử hoạt động trinh sát trên không phận biển gần Trung Quốc. Từ đầu thập kỷ 1950, Lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ đã sử dụng một số máy bay hoạt động gần lãnh thổ Trung Quốc để thu thập các tín hiệu rađa và điện tử khác, chặn thu thông tin liên lạc và thu thập các mảnh vỡ trên không từ các vụ thử hạt nhân.
From 1959 to 1967 the Nationalists flew 100 CIA-sponsored U-2 reconnaissance flights over China [4]. From 1963 to 1967, the PLAAF shot down five of the Nationalist-flown U-2s over the Chinese mainland [5]. During the Vietnam conflict, China also shot down several U.S. reconnaissance aircraft near or over its southern border [6].
Từ năm 1959 đến năm 1967, Mỹ tiến hành 100 chuyến bay trinh sát U-2 được CIA tài trợ gần lãnh thổ Trung Quốc. Từ năm 1963 đến năm 1967, PLAAF bắn rơi 5 máy bay U-2 hoạt động trên không phận của Trung Quốc. Trong Chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc cũng bắn rơi một số máy bay trinh sát Mỹ hoạt động gần hoặc trên biên giới phía Nam Trung Quốc.
Although Sino-U.S. relations improved during the 1980s, the United States continued flying various missions along China’s borders. Following the rise in tensions between China and Taiwan in 1995 and 1996, the United States increased its flights around China’s coastal periphery.
Mặc dù quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã cải thiện trong thập kỷ 1980, nhưng Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều chuyến bay trinh sát khác nhau dọc biên giới Trung Quốc. Sau khi căng thẳng nổi lên giữa Trung Quốc và Đài Loan trong năm 1995-1996, Mỹ càng tăng cường các chuyến bay dọc bờ biển Trung Quốc.
Flight Activity over the Taiwan Strait
Các hoạt động bay trên eo biển Đài Loan
Until 1996, the Taiwan Air Force (TAF) basically owned the skies over the Strait, but it still observed the center line, which, in fact, is closer to the mainland coast than to Taiwan. Although the PLAAF routinely reacted to TAF flights over the Strait, the PLAAF’s aircraft flew parallel to the TAF’s aircraft but remained above the mainland coast, not venturing even into the internationally recognized portion of China’s airspace over the Strait [7]. Not until 1996, when Beijing reacted to Taiwan’s first presidential election, did the PLAAF fly its first flights out over the Strait. The PLAAF did not conduct its first flights to the center line until Beijing reacted to President Lee Teng-hui’s “two states” comments in July 1999 (Federal News Service, August 3, 1999).
Cho đến năm 1996, Lực lượng Không quân Đài Loan (TAF) cơ bản quản lý bầu trời eo biển Đài Loan nhưng vẫn giám sát tuyến trung tâm gần bờ biển lục địa hơn Đài Loan. Mặc dù PLAAF thường chống lại các chuyến bay của TAF trên vùng trời eo biển và các máy bay của PLAAF bay song song với máy bay của TAF nhưng vẫn trên không phận bờ biển lục địa mà không tiến vào khu vực không phận Trung Quốc ở eo biển đã được quốc tế công nhận. PLAAF vẫn chưa tiến hành các chuyến bay đầu tiên trên không phận eo biển khi Bắc Kinh phản đối tuyên bố “hai nhà nước” của Tổng thống Lý Đăng Huy tháng 7/1999. (Cục Thông tin Liên bang, August 3, 1999).
In November 1998, a TAF Mirage group commander confirmed that there was a tacit agreement between the two air forces that “we leave when you come, and we come when you leave” (Taipei Tzu-Li Wan-Pao, November 26, 1998).
Tháng 11 năm 1998, chỉ huy nhóm TAF Mirage khẳng định rằng có một thỏa thuận ngầm giữa hai lực lượng không quân rằng "chúng tôi đi khi vị đến, và chúng tôi đến khi vị đi" (Đài Bắc Tử-Li Wan-Pao, ngày 26 tháng 11 năm 1998).
Over the past decade, the PLAAF has increased its flights to the center line, such that they are now considered “routine.” For example, Taiwan’s 2006 National Defense Report reported the number of PLAAF flights in the Strait from 1998 (400) through 2005 (1,700). Unfortunately, the figure does not have data for the number of TAF flights, nor have subsequent reports provided any updated data.
Nhưng trong thập kỷ qua, PLAAF đã tăng cường các chuyến bay sát đường trung tâm và hiện nay các chuyến bay đó được thực hiện thường quy. Ví dụ, Báo cáo Quốc phòng Đài Loan năm 2006 nêu số lượng các chuyến bay của PLAAF ở eo biển từ năm 1998 (400) đến 2005 (1700). Thật không may, con số này không có dữ liệu về số lượng các chuyến bay của không quân Đài Loan, những báo cáo tiếp theo cũng không cung cấp bất kỳ dữ liệu cập nhật nào
Military aircraft flights make up only a small portion of the air traffic over the Strait. Civil aircraft flights have increased exponentially since direct charter flights across the Strait began in 2003. New agreements signed in 2007 increased the number of weekly flights from Taiwan to various locations in China to 370, and, in 2011, they increased again to 558 (China Post, July 26). Together with international air traffic, the number of civil aircraft flights through the Strait exceeded 1.2 million in 2010. This is a stark increase from the 400,000 total flights of 1999, and is a significant amount of traffic given the 100-mile width of the Strait (China News Agency, August 10, 1999).
Các chuyến bay quân sự chỉ chiếm phần nhỏ trên không phận eo biển. Các bay dân sự tăng mạnh qua eo biển giữa lục địa và Đài Loan bắt đầu năm 2003. Các thoả thuận mới được hai bên ký năm 2007 cho phép tăng số chuyến bay dân sự hàng đầu từ Đài Loan đến các địa điểm khác nhau ở Trung Quốc tới 370 chuyến và năm 2011 tăng lên 558 chuyến. (China Post, July 26). Cùng với giao thông hàng không quốc tế, số lượng các chuyến bay của máy bay dân sự đi qua eo biển vượt quá 1,2 triệu trong năm 2010. Đây là một sự gia tăng rõ rệt từ tổng cộng 400.000 chuyến bay năm 1999, một con đáng kể lưu lượng chuyến bay khi xét chiều rộng 100 dặm của eo biển này (Tân Hoa xã, ngày 10 tháng 8 1999).
Although no PLAAF aircraft have reportedly crossed the center line between the EP-3/J-8 collision in 2001 and the June 29 incident, Beijing and Taipei previously have traded accusations about each other’s fighters approaching the line. These accusations typically coincide with significant or controversial political events in Taiwan, such as comments or activities by Taiwan’s presidents Lee Teng-hui and Chen Shui-bian. In the past, both sides have apparently provided information officially and unofficially to the media to escalate the situation and influence public opinion. One apparent reason such activity is not provided to the press on a regular basis is that, if reported too often, it becomes routine and the public might lose interest. By publicizing certain situations, Taipei hopes to move U.S. and regional perceptions against China. Beijing, on the other hand, wants to keep pressure on Taiwan from moving toward independence. Equally important, Beijing also wants to pressure the United States to discontinue foreign military sales to Taiwan.
Mặc dù không máy bay nào của PLAAF vượt qua đường trung tâm từ khi xảy ra vụ xung đột EP-3/J-8 và sự kiện ngày 29/6/2011, nhưng Bắc Kinh và Đài Bắc thường tố cáo lẫn nhau là tiến sát đường trung tâm. Những lời tố cáo này xuất hiện khi Đài Loan có các sự kiện chính trị gây tranh cãi như: những tuyên bố hoặc hành động của các tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển. Trong quá khứ, rõ ràng hai bên đã cung cấp thông tin chính thức hoặc không chính thức cho các phương tiện truyền thông để làm leo thang tình hình và gây ảnh hưởng dư luận công chúng. Một lý do rõ ràng cho các hoạt động như vậy không được cung cấp cho báo chí một cách thường xuyên, nếu được báo cáo quá thường xuyên, nó sẽ trở thành thói quen và công chúng có thể bị mất sự quan tâm. Bằng cách công bố công khai tình hình, Đài Bắc hy vọng Mỹ và các nước khu vực sẽ tăng cường chống Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh muốn duy trì sức ép để Đài Loan từ bỏ ý đồ độc lập và muốn ép Mỹ không tiếp tục bán các loại vũ khí quân sự cho Đài Loan.
The June 29, 2011 Incident
Sự cố 29 tháng sáu
The U-2 flight on June 29 was nothing out of the ordinary to warrant the change in Chinese response. According to Taiwanese military sources, the incident occurred while the U-2 was flying a mission along China’s coast that began at the USAF’s Osan Air Base in South Korea, passed south through the Taiwan Strait, and then flew back north to the USAF’s Kadena Air Base in the Japanese prefecture of Okinawa. The USAF reportedly informed Taiwan’s military in advance of the monitoring mission, whose route passed through Taiwan’s ADIZ (United Daily News, July 25). A spokesman for the U.S. Pacific Command confirmed that the U-2 was on a routine mission in the East China Sea, and that these types of missions in general are conducted in international airspace. Although the U-2’s altitude was not identified, they normally fly at 70,000 feet (Jane’s Defence Weekly, July 27).
Ngày 29/6, chuyến bay U-2 thực hiện nhiệm vụ thông thường, nhưng cho thấy có sự thay đổi về phản ứng của Trung Quốc. Theo các nguồn quân sự Đài Loan, sự kiện xảy ra khi máy bay U-2 của Mỹ đang bay dọc bờ biển Trung Quốc, bắt đầu từ căn cứ không quân Osan của USAF tại Hàn Quốc, bay qua phía Nam đến eo biển Đài Loan, sau đó trở về phía Bắc đến căn cứ không quân Kadena của USAF tại khu vực Okinawa, Nhật Bản. USAF đã thông báo trước cho quân đội Đài Loan nhiệm vụ giám sát và bay qua ADIZ của Đài Loan (United Daily News, July 25). Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ khẳng định máy bay U-2 đang tiến hành nhiệm vụ thường xuyên ở biển phía Đông Trung Quốc và nhiệm vụ này được tiến hành trên không phận quốc tế. Mặc dù độ cao của máy bay U-2 không được công bố, nhưng thông thường ở độ cao 70.000 feet. (Jane’s Defence Weekly, July 27).
According to Taiwan’s Ministry of Defense, two PLAAF aircraft shadowed the U-2 in international airspace over the Strait (Jane’s Defence Weekly, July 27). When one of the Chinese aircraft crossed the center line, the TAF scrambled two F-16s in response. As the F-16s approached the center line, the Chinese aircraft departed. The Ministry of Defense stated it did not consider the incident as provocative (AFP, July 25). According to one news report, officials reported that the U-2 aborted its flight upon being alerted to the J-11 interceptors (Washington Times, July 25).
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, hai máy bay của PLAAF đã bao vây máy bay của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tâm, do đó TAF ra lệnh 2 máy bay F-16 cất cánh để đối phó. Khi các máy bay F-16 tiến sát đường trung tâm, chiếc máy bay của Trung Quốc bay về lục địa. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ không nghĩ đây là hành động khiêu khích của Trung Quốc. Nhưng theo các quan chức Đài Loan, máy bay U-2 đã từ bỏ chuyến bay sau khi được thông báo các máy bay đánh chặn J-11 của Trung Quốc bám sát.
During the July 25 press conference, Admiral Mullen indicated that in addition to not being deterred from flying in international airspace near China, U.S. reconnaissance flights are important, so the United States should be careful about how it flies them and China should be careful about how it intercepts them.
Trong cuộc họp báo ngày 25/7, Đô đốc Mullen tuyên bố các chuyến bay trinh sát của Mỹ rất quan trọng, do đó Mỹ sẽ thận trọng hơn và Trung Quốc cũng nên thận trọng trong việc ngăn chặn các chuyến bay để không xảy ra điều đáng tiếc trong tương lai.
On July 27, China Daily stated it is the U.S. military’s dangerous war games around China’s air and maritime territory that triggered China’s legitimate response. Furthermore, the onus is on the United States to avoid such provocations, which can and will cause grave damage to relations between the two countries. Finally, China welcomes the U.S. military presence in the Asia-Pacific region for its constructive role in maintaining regional stability, but will not compromise on issues relating to its territorial integrity.
Ngày 27/7, Nhật báo Trung Quốc nhấn mạnh chính trò chơi chiến tranh nguy hiểm của quân đội Mỹ xung quanh lãnh thổ biển và không phận của Trung Quốc đã gây nên phản ứng của Trung Quốc. Hơn nữa, Mỹ phải tránh những hành động khiêu khích như vậy để không ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa hai nước. Cuối cùng, Trung Quốc hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm thực hiện vai trò xây dựng trong việc duy trì ổn định khu vực, nhưng sẽ không chấp nhận tất cả các vấn đề liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.
Conclusions
Kết luận
Whether the PLAAF aircraft intentionally crossed the center line on June 29 or not, the incident definitely received media attention. How the PLAAF and Naval Aviation respond to future reconnaissance flights will answer any questions about Beijing’s intent and motivation.
Nhưng liệu máy bay của PLAAF có ý định vượt qua đường trung tâm ngày 29/7 hay không? Chắc chắn sự kiện này sẽ thu hút sự chú ý của dư luận. Việc PLAAF và Không quân của Hải quân Trung Quốc đối phó ra sao với các chuyến bay trinh sát của Mỹ trong tương lai sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào về ý đồ và động cơ của Bắc Kinh.
The United States and Taiwan have a long history of conducting reconnaissance flights near China’s borders, and the United States is not likely to cease these flights in the near future. Although China does not approve, Beijing should exercise restraint when conveying that disapproval. While conducting aggressive intercepts and espousing hard-line rhetoric may play well at home, these actions do little to reassure the United States and the rest of Asia of China’s peaceful intentions in the region or that further reconnaissance missions are unnecessary, especially as China’s military continues to remain opaque about its weapons acquisitions and training.
Do Mỹ và Đài Loan có lịch sử tiến hành các chuyến bay trinh sát gần biên giới Trung Quốc từ lâu, nên Mỹ không thể chấm dứt các chuyến bay tương tự trong tương lai. Trái lại, mặc dù Bắc Kinh không chấp nhận, nhưng họ nên hành động hạn chế khi thể hiện thái độ không chấp nhận đó. Trong khi việc tiến hành ngăn chặn tích cực trao đổi lời lẽ cứng rắn có thể có tác dụng ở trong nước, những hành động này làm ít có tác dụng trấn an Hoa Kỳ phần còn lại của châu Á về ý định hòa bình của Trung Quốc trong khu vực hoặc nhiệm vụ trinh sát tiếp tục không cần thiết, đặc biệt là quân đội của Trung Quốc vẫn tiếp tục giấu giếm về trang bị vũ khí và huấn luyện.
As the number of civil aircraft flights increases through the Strait, the possibility of an inadvertent mid-air accident occurring when military fighters react to each other at the center line also increases. In order to avoid any miscalculation, and to ensure the safety of all aircraft transiting the Strait, the United States, China and Taiwan must be careful about how they conduct their military missions in the Strait.
Khi số lượng các chuyến bay dân sự qua eo biển ngày càng tăng, khả năng sự kiện tương tự có thể xảy ra vì các máy bay chiến đấu quân sự phản ứng lẫn nhau tại đường trung tâm cũng sẽ tăng. Do vậy, để tránh những toan tính sai lầm và bảo đảm an toàn cho tất cả các chuyến bay qua eo biển Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan phải thận trọng trong việc tiến hành các nhiệm vụ quân sự của họ ở eo biển này./.
Notes
According to correspondence in July 2001 with the Taipei Economic and Cultural Representative Office (TECRO) in Washington, DC, a total of 1,205,529 civil aircraft transited the Taiwan Strait in 2010.
Chú thích

Theo
thông tin trong tháng 7 năm 2001 của Văn phòng đại diện kinh tế và văn hóa Đài Bắc (TECRO) tại Washington, DC, tổng số 1.205.529 máy bay dân sự quá cảnh eo biển Đài Loan trong năm 2010.
John Keefe, “Anatomy of the EP-3 Incident, April 2001,” The CNA Corporation, January 2002.
John Keefe, "Giải phẫu sự cố EP-3, tháng 4 năm 2001, Tổ hợp công ty CNA, tháng 1 năm 2002.
For a more detailed account, see Kenneth W. Allen, “Air Force Deterrence and Escalation Calculations for a Taiwan Strait Conflict: China, Taiwan, and the United States,” in Michael D. Swaine, Andrew N.D. Yang, and Evan S. Medeiros, eds., Assessing the Threat: The Chinese Military and Taiwan’s Security, Washington, DC, 2007, pp. 153–184.
Để có tường trình chi tiết hơn, xem Kenneth W. Allen, "Ngăn chặn lực lượng không quân tính toán khả năng leo thang xung đột tại Eo biển Đài Loan: Trung Quốc, Đài Loan, và Hoa Kỳ," Michael D. Swaine, Andrew ND Yang, và Evan S. Medeiros, biên tập, Đánh giá mối đe dọa: quân đội Trung Quốc và an ninh của Đài Loan, Washington, DC, 2007, trang 153-184.
Luo Xionghuai, Zhongguo kongjun jishi [Chronicle of China’s Air Force], Beijing: Central Compilation & Translation Press, February 2006, Chapter 14, pp. 271–298.
Luo Xionghuai, Zhongguo kongjun jishi [Biên niên Lực lượng Không quân Trung Quốc, Bắc Kinh: Trung Soạn thảo & Báo chí Dịch, tháng 2 năm 2006, Chương 14, trang 271-298.
Hua Qiang, Xi Jirong, Meng Qinglong, eds., Zhongguo kongjun bainian shi [China’s Air Force: One Hundred Years of History], Shanghai: People’s Press, January 2006, p. 228.
Hua Qiang, Xi Jirong, Meng Qinglong, Zhongguo kongjun bainian shi. Lực lượng Không quân Trung Quốc: Một trăm năm lịch sử, Thượng Hải: Báo chí nhân dân, tháng 1 năm 2006, tr. 228.
Until the late 1990s, the PLAAF did not fly over water anywhere along China’s coast. That mission was the responsibility of PLA Naval Aviation. Today, PLAAF aircraft fly over water in each of the PLA Navy’s three fleet areas of operation.
Trước những năm 1990, PLAAF đã không có các chuyến bay trên mặt nước bất cứ nơi nào dọc theo bờ biển của Trung Quốc. Đó là nhiệm vụ trách nhiệm của không quân thuộc Hải quân PLA. Ngày nay, máy bay của PLAAF bay trên mặt nước trong từng khu vực hạm đội của Hải quân Trung Quốc hoạt động.









America says it plans to continue reconnaissance missions near China. This comes after two Chinese fighter jets intercepted a U-2 spy plane over Taiwan, which China claims as its territory.
Mỹ cho biết họ có kế hoạch để tiếp tục nhiệm vụ trinh sát gần Trung Quốc. Điều này đưa ra sau khi hai máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn một chiếc máy bay U-2 gián điệp trên không phận Đài Loan, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình.
Beijing has warned that the move could damage relations with Washington. China is demanding respect for its territorial sovereignty, while the U.S. maintains the air and sea should be open for any country to navigate.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng hành động này có thể gây tổn hại quan hệ với Washington. Trung Quốc đang đòi hỏi Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của mình, trong khi Mỹ vẫn một mực rằng vùng trời và vùng biển nên để mở để bất kỳ nước nào cũng được đi lại.
It's all part of the superpowers competition for energy routes - so says Conn Hallinan from the American-based Foreign Policy in Focus think tank.
Đó là một phần của cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường về các tuyến đường năng lượng - Conn Hallinan từ nhóm tư vấn về Chính sách tiêu điểm của Ngoại giao Mỹ cho biết.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn