MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 2, 2011

Beating the South China Sea Phoenix - Đánh bại Phượng Hoàng Biển Đông


Beating the South China Sea Phoenix
By Mark Valencia
July 29, 2011
Đánh bại Phượng Hoàng Biển Đông
Mark Valencia
Ngày 29-7-2011

The guidelines agreed at the ASEAN Regional Forum are a good start in resolving the territorial row between China and Southeast Asian nations.
Bản hướng dẫn mà các bên tại Diễn đàn Khu vực ASEAN đều tán thành là sự khởi đầu tốt đẹp cho việc giải quyết tranh cãi về chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Last week, with the world watching, a sense of optimism wafted out of the Bali ASEAN Regional Forum meetings.The Association of Southeast Asian Nations and China agreed on ‘guidelines’ for implementing their previously agreed 2002 Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea (DOC). Some players, including China, hailed this as a breakthrough. But others agreed with US Secretary of State Hillary Clinton who said: ‘It was an important first step but only a first step’ and that ASEAN and China should move quickly – even urgently – to an actual code of conduct.
Tuần qua, trước sự chứng kiến của thế giới, một cảm xúc lạc quan đã phảng phất trong các cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Bali. Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã nhất trí về “bản hướng dẫn” thực thi Tuyên bố chung 2002 về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà trước kia họ từng tán thành. Một số thành viên, kể cả Trung Quốc, ca ngợi sự kiện này như thể đó là một bước đột phá. Nhưng các bên khác thì đồng ý với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng: “Đây là một bước quan trọng, nhưng chỉ là bước đầu tiên”, ASEAN và Trung Quốc nên hành động nhanh hơn – thậm chí là khẩn cấp hơn – để đạt được một bộ quy tắc ứng xử thật sự.
It’s true that the guidelines reveal more by what they don’t say than what they do. Indeed, they lack specifics, timelines and enforceability. They don’t specify what is in dispute and the practical focus is on non-traditional security issues like environmental protection, marine science and transnational crime. Obviously, agreement was difficult to achieve; hence the generalities, ambiguities, emphasis on confidence building and lacunae.
Đúng là bản hướng dẫn đã hé lộ nhiều điều từ những gì nó không nói ra hơn là từ những gì nó nói ra. Quả thật, nó thiếu các quy định cụ thể, thiếu thời gian biểu và thiếu tính bắt buộc thi hành. Nó không cụ thể hóa nội dung tranh chấp giữa các bên, và tâm điểm mà nó hướng tới trên thực tế là các vấn đề an ninh phi truyền thống như bảo vệ môi trường, khoa học hàng hải và tội phạm xuyên quốc gia. Rõ ràng rất khó đạt được thỏa thuận; do vậy nó chung chung, mơ hồ, nhấn mạnh vào việc xây dựng niềm tin, và còn nhiều lỗ hổng.
Expectations were unreasonably high, and so from this standpoint criticism is easy. Still, the negotiating process leading up to this unfairly – or at least prematurely – maligned outcome revealed ASEAN and the claimants’ behaviour at their best. There was a lot at stake – ASEAN and China needed to show that they could manage regional disputes more or less by themselves. And they also needed to reassure the world that the South China Sea is safe for commerce. In short, the capability, credibility and relevance of ASEAN security forums were at risk. Also at risk was the long-term hope of a Pax Asia-Pacifica replacing the present Pax Americana.
Kỳ vọng cao một cách phi lý, và vì thế đứng từ góc độ ấy, bản hướng dẫn rất dễ bị phê phán. Tuy vậy, quá trình đàm phán để dẫn đến cái kết cục không công bằng – hay ít nhất cũng quá vội vã này – cho thấy một cách rõ ràng nhất cách ứng xử của ASEAN và các nước có yêu sách chủ quyền. Có rất nhiều điều còn cần đánh dấu hỏi: ASEAN và Trung Quốc cần chứng tỏ rằng họ có thể ít nhiều tự mình xử lý tranh chấp trong khu vực. Và họ cũng cần đảm bảo với thế giới một lần nữa rằng biển Hoa Nam là nơi an toàn đối với mậu dịch quốc tế. Tóm lại, khả năng, độ tín nhiệm, và tính chính đáng của các diễn đàn an ninh ASEAN đang bị nghi ngờ. Người ta cũng hồ nghi về niềm hy vọng trong dài hạn về hòa bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thay thế cho nền Hòa bình kiểu Mỹ hiện nay.
Behind the scenes negotiations led by current ASEAN chair Indonesia made considerable progress – a credit to the skills of the diplomats involved. Indeed, Indonesia demonstrated that it can lead – not only to resolve regional disputes, but also Southeast Asia as a whole. ASEAN made a major compromise by agreeing to drop a clause that would mandate that it form an ASEAN position before dealing with China on South China Sea issues. This gesture was important to convince China that the other claimants (Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam) aren’t using ASEAN to ‘gang up’ on it.
Bên trong hậu trường, các cuộc đàm phán do chủ tịch đương nhiệm của ASEAN là Indonesia chủ trì đều đạt được tiến bộ đáng kể, ghi điểm cho kỹ năng của các nhà ngoại giao tham gia vào đó. Quả thật, Indonesia đã thể hiện rằng họ có thể lãnh đạo – không chỉ giải quyết các tranh chấp khu vực, mà còn lãnh đạo toàn thể Đông Nam Á. ASEAN đã nhân nhượng một bước lớn khi họ đồng ý bỏ đi một điều khoản quy định việc xây dựng lập trường chung của ASEAN trước khi giải quyết vấn đề biển Hoa Nam với Trung Quốc. Động thái này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thuyết phục Trung Quốc tin rằng các nước có yêu sách chủ quyền khác (Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam) sẽ không sử dụng ASEAN để “tập hợp nhau lại”.
China also deserves considerable credit. It had long resisted the draft guidelines and made a major compromise by agreeing to them. Perhaps it saw the writing on the wall and feared that the disputes were pushing ASEAN toward the United States. Whatever the impetus, China succeeded by its rhetoric and behaviour in reducing tension, at least for the time being.
Trung Quốc cũng rất xứng đáng được khen ngợi. Từ lâu họ đã phản đối bản dự thảo hướng dẫn, và lần này đã nhượng bộ rất lớn khi tán thành nó. Có lẽ họ đã nhìn thấy điềm gở nào đó, và họ sợ tranh chấp sẽ đẩy ASEAN về phía Mỹ. Cho dù động cơ có là gì đi nữa, Trung Quốc cũng đã thành công với cách phát biểu và ứng xử làm giảm căng thẳng, ít nhất là vào lúc này.
Vietnam’s political courage and assertiveness were also on full display – challenging China at every turn, tit for tat. And the Philippines also demonstrated political courage. But, more important, it demonstrated that international law can help make relations more equal and give pause to powerful nations. Together, with the involvement of the United States, China was put on the political defensive.
Sự can đảm về chính trị và thái độ quả quyết của Việt Nam cũng được thể hiện hết cỡ – thách thức Trung Quốc từng tí một, ăn miếng trả miếng. Và Philippines cũng bộc lộ sự can đảm chính trị. Nhưng, quan trọng hơn thế là họ cho thấy rằng luật quốc tế có thể góp phần làm cho quan hệ giữa các nước trở nên công bằng hơn, chặn bước những siêu cường. Cùng nhau, với sự tham gia của Liên Hợp Quốc, họ đặt Trung Quốc vào thế phải tự vệ chính trị.
Over the last year, a series of aggressive incidents involving Chinese patrol boats followed by soothing official statements had left many puzzled and concerned about a ‘bullying’ China. The incidents involved cutting of seismometer cables towed by a Vietnamese sanctioned survey vessel operating on Vietnam’s claimed continental shelf, and harassment of a Philippine sanctioned survey vessel, as well as numerous alleged ‘intrusions’ in the Reed Bank area claimed by the Philippines as part of its EEZ. Worse, China responded to frenetic protests from Vietnam and the Philippines by warning that any exploration in the Spratly area without its consent is a violation of its jurisdiction and sovereignty. This real time link between its stark and sweeping position and its enforcement sent a chill down the spines of ASEAN claimants and drew US attention. The United States, having confronted China and cleverly conflated the disputes with its concerns regarding ‘freedom of navigation’ via Clinton’s speech at the ARF meeting in Hanoi in July 2010, was only too happy to help, at least verbally and with signals militaries understand.
Suốt năm qua, một loạt vụ gây hấn liên quan đến tàu tuần tra Trung Quốc, cùng những phát biểu chính thức rất ôn hòa sau đó, đã gây phức tạp và lo ngại về một nước Trung Hoa “kẻ bắt nạt”. Đó là vụ cắt cáp khảo sát địa chấn của một tàu khảo sát thừa lệnh của Việt Nam, hoạt động trên vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố là thềm lục địa của mình; và vụ quấy rối một tàu khảo sát thừa lệnh Philippines; cũng như vô số những lần Trung Quốc bị buộc tội “xâm nhập” vào khu Bãi Cỏ Rong mà Philippines đã tuyên bố là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tồi tệ hơn, Trung Quốc phản ứng lại trước những cuộc biểu tình sôi sục ở Việt Nam và Philippines bằng việc cảnh báo rằng bất kỳ cuộc thăm dò khảo sát nào trên khu vực quần đảo Trường Sa mà không được sự chấp thuận của Trung Quốc thì đều là vi phạm quyền tài phán và chủ quyền Trung Quốc. Giữa lập trường trần trụi và bao trùm của Trung Quốc với việc thực thi nó có một mối liên hệ đồng thời, và điều ấy làm cho các nước có yêu sách chủ quyền ở ASEAN ớn lạnh xương sống. Điều ấy cũng thu hút sự chú ý của Mỹ. Hoa Kỳ đã từng đối đầu Trung Quốc và đã khôn ngoan tóm gọn toàn bộ cuộc tranh chấp và những nỗi lo ngại về nó thành vấn đề “tự do hàng hải”, thông qua bài diễn văn của bà Clinton tại hội nghị ARF tháng 7 năm ngoái ở Hà Nội. Hoa Kỳ chỉ tỏ ý là họ rất vui được giúp đỡ, ít nhất là bằng lời nói và bằng những tín hiệu mà chỉ giới quân sự hiểu.
Vietnam responded to China’s actions in kind with vitriolic rhetoric and military exercises matching those of China. The Philippines also broke all of China’s ‘rules.’ It internationalized the issue by appealing to both the United Nations and the United States for help. It publicized the issue, revealing details of the negotiations. And it challenged China’s nine-dashed line claim by suggesting the jurisdictional issue be decided by the arbitration process provided by the 1982 Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) which they have both ratified.
Việt Nam phản ứng trước những hành động của Trung Quốc bằng những lời lẽ chua cay và các cuộc tập trận đáp lại các cuộc tập trận của Trung Quốc. Philippines cũng đã bẻ gãy các “luật lệ” của Trung Quốc. Họ quốc tế hóa vấn đề, kêu gọi cả Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ tham gia giúp đỡ. Họ công khai hóa vấn đề, hé lộ nhiều chi tiết về các cuộc đàm phán. Và họ thách thức yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc với việc đề xuất rằng vấn đề quyền tài phán phải được quyết định thông qua một tiến trình phân xử của trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều ước mà cả hai bên đều đã phê chuẩn.
This past year was supposed to have seen negotiations to transform the DOC into an official, legally binding, enforceable code. But leading up to the summits, the situation looked likely to get worse before it got better. Still planned are more Vietnamese and Philippine-sanctioned surveys by Western oil companies and even exploratory drilling in areas claimed by China. Clinton has warned that the unresolved issues threaten peace and stability in Southeast Asia.
Năm vừa qua cũng được coi là đã có những cuộc đàm phán nhằm biến DOC thành một bộ quy tắc chính thức, có tính ràng buộc về mặt pháp lý và có thể thực thi. Nhưng trong thời gian tiến tới các cuộc họp thượng đỉnh, tình hình có vẻ chắc chắn sẽ xấu đi, trước khi có tiến triển nào. Các công ty dầu phương Tây vẫn lên kế hoạch cho nhiều cuộc khảo sát hơn nữa, được sự đồng ý của Việt Nam và Philippines, thậm chí họ có kế hoạch khoan thăm dò tại các khu vực Trung Quốc đã ra yêu sách đòi chủ quyền. Clinton cảnh báo rằng các vấn đề không được giải quyết sẽ đe dọa hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.
Given this context, and the rise in political tension, the positive outcome of the forum promotes hope. There is movement in the right direction – even if it is small and fragile. Of course, it’s only one step of many necessary to truly put these Phoenix-like disputes to rest. But the alternative is too messy and miserable to contemplate. Although the interim product may be imperfect and incomplete, this crisis brought out the best in many of the countries involved. That bodes well both for the eventual settlement of the disputes, and for Asia’s future.
Trong bối cảnh này và trong lúc căng thẳng chính trị gia tăng, kết quả tích cực của diễn đàn đã làm người ta thấy hy vọng. Đang có sự dịch chuyển theo đúng hướng – cho dù là sự thay đổi đó nhỏ bé và mong manh. Tất nhiên, đó chỉ là một trong rất nhiều bước cần thiết để có thể thật sự dẹp yên các tranh chấp kiểu chim Phượng Hoàng này. Nhưng các kịch bản thay thế thì quá rắc rối và sẽ thật mệt nếu phải dự đoán. Mặc dù sản phẩm hiện thời có thể không hoàn hảo và chưa được hoàn thành, nhưng cuộc khủng hoảng đã mang lại cho nhiều nước liên quan những điều tốt đẹp nhất. Điều đó báo trước những tín hiệu lạc quan trong việc giải quyết tranh chấp, cũng như tín hiệu lạc quan trong tương lai của châu Á.
Mark Valencia is a Senior Research Associate with the National Bureau of Asian Research.
Mark Valencia là chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Văn phòng nghiên cứu Quốc gia về châu Á.

Người dịch: Đan Thanh


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn