MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, February 17, 2022

心灵不自由 创新无从谈起 KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ KHÔNG THỂ CÓ SÁNG TẠO

 

心灵不自由 创新无从谈起

KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ KHÔNG THỂ CÓ SÁNG TẠO




张维迎

中国经济人论坛

20170704

Trương Duy Nghênh

Diễn đàn Kinh tế Trung Quốc

04/07/2017

本文作者介绍:张维迎 - 原北京大学光华管理学院院长,经济学教授;北京大学网络经济研究中心主任。

Giới thiệu về tác giả của bài viết này: Trương Duy Nghênh - Nguyên Hiệu trưởng Trường Quản lý Quảng Hoa Đại học Bắc Kinh, Giáo sư Kinh tế; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Mạng Đại học Bắc Kinh.

 

中国体制的基本特点是限制人的自由,扼杀人的创造性,扼杀企业家精神。中国人最具创造力的时代是春秋战国时期和宋代,这不是偶然的。这两个时代也是中国人最自由的时代。

 

Các đặc điểm cơ bản của hệ thống Trung Quốc là nó hạn chế quyền tự do của con người, kìm hãm sự sáng tạo của con người và kìm hãm tinh thần kinh doanh. Không phải ngẫu nhiên mà các thời đại sáng tạo nhất của người Trung Quốc là thời Xuân Thu và nhà Tống. Hai thời đại này cũng là thời đại tự do nhất của người Trung Quốc.


同学们好!首先祝贺大家毕业!

北大人是一种光环,也是意味着责任,特别是对我们这个苦难深重、饱受蹂躏的民族的责任。

 

Chào các bạn sinh viên! Trước tiên tôi xin chúc mừng các bạn đã tốt nghiệp!

Danh xưng “Người Bắc Đại” [người tốt nghiệp trường ĐH Bắc Kinh] là một vầng hào quang, cũng có nghĩa là trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm đối với dân tộc chịu bao khổ cực, chịu đủ mọi vùi dập của chúng ta.

 

中华文明是世界最古老的文明之一,并且是唯一延续至今的古老文明。古代中国有过辉煌的发明创造,为人类进步做出了重要贡献。但在过去500年,中国在发明创造方面乏善可陈。让我用数字说明这一点。

 

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, đồng thời cũng là nền văn minh cổ xưa duy nhất được giữ gìn cho tới ngày nay. Trung Quốc thời cổ từng có thành tựu phát minh sáng tạo vẻ vang, có đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nhân loại. Nhưng trong 500 năm qua, về mặt phát minh sáng tạo thì Trung Quốc không có gì nổi trội đáng nói. Chúng ta hãy dùng con số để nói rõ điểm này.

 

根据英国科学博物馆的学者Jack Challoner的统计,从旧石器时代(250万年前)到公元2008年之间产生了1001项改变世界的重大发明,其中中国有30项,占3%。这30项全部出现在1500年之前,占1500年前全球163项重大发明的18.4%,其中最后一项是1498年发明的牙刷,这也是明代唯一的一项重大发明。在1500年之后500多年全世界838项重大发明中,没有一项来自中国。

 

Theo thống kê của học giả Jack Challoner ở Viện Bảo tàng Khoa học Anh Quốc, trong thời gian từ thời kỳ đồ đá cũ (2,5 triệu năm trước) cho đến năm 2008, đã có 1001 phát minh lớn làm thay đổi thế giới, trong đó Trung Quốc có 30 phát minh, chiếm 3%. Toàn bộ 30 phát minh này đều xuất hiện trước năm 1500, chiếm 18,4% trong số 163 phát minh lớn trên toàn cầu trước năm 1500. Trong đó, phát minh cuối cùng là bàn chải đánh răng xuất hiện năm 1498, đây cũng là phát minh lớn duy nhất đời nhà Minh. Trong hơn 500 năm sau năm 1500, toàn thế giới có 838 phát minh, trong đó không có phát minh nào đến từ Trung Quốc.

 

经济增长源自新产品、新技术、新产业的不断出现。传统的社会只有农业、冶金、陶瓷、手工艺等几个行业,其中农业占据绝对主导地位。现在我们有多少个行业?按照国际多层分类标准,仅出口产品,两位数编码的行业有97个,4位数编码的行业有1222个,6位数编码的行业有5053个,而且还在不断增加。这些新的行业全是过去300年里创造的,每一件新产品都可以追溯到它的起源。在这些众多的新产业和新产品中,没有一个新行业或重要产品是中国人发明的!

 

 

Kinh tế tăng trưởng bắt nguồn từ sự xuất hiện không ngừng các sản phẩm mới, công nghệ mới, ngành nghề mới. Xã hội truyền thống chỉ có vài ngành nghề như nông nghiệp, luyện kim, gốm sứ, thủ công nghệ, trong đó nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo tuyệt đối. Hiện nay chúng ta có bao nhiêu ngành nghề? Xét theo tiêu chuẩn phân loại đa tầng quốc tế, chỉ riêng về sản phẩm xuất khẩu, số ngành được mã hóa bằng mã 2 chữ số có 97 ngành, mã 4 chữ số có 1222 ngành, mã 6 chữ số có 5053 ngành, và vẫn không ngừng tăng thêm. Toàn bộ các ngành mới này đều được sáng tạo trong 300 năm qua, đều có thể tra cứu được nguồn gốc của mỗi sản phẩm mới này. Trong số rất nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới này không một ngành nghề mới hoặc sản phẩm quan trọng mới nào do người Trung Quốc phát minh cả!

 

以汽车产业为例。汽车产业是1880年代中期由德国人卡尔·本茨、戴姆勒和迈巴赫等人创造的,之后经历一系列的技术进步,仅从19001981年间,就有600多项重要创新(Albernathy Clark and kantrow 1984))。

Lấy ngành sản xuất xe hơi làm ví dụ. Ngành này được những người Đức như Karl Benz, Daimler và Maybach sáng lập vào khoảng giữa thập niên 1880, sau đó trải qua hàng loạt tiến bộ kỹ thuật, chỉ từ năm 1900 đến 1981 đã có hơn 600 sáng tạo đổi mới quan trọng (theo sách Industrial Renaissance của Albernathy, Clark và Kantrow, 1984).

 

中国现在是第一汽车生产大国,但如果你写一部汽车产业的技术进步史,榜上有名有姓的发明家数以千计,里边有德国人、法国人、英国人、意大利人、美国人、比利时人,瑞典人、瑞士人、日本人,但不会有中国人!

 

Trung Quốc hiện nay là nước sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, nhưng nếu bạn viết một bộ lịch sử tiến bộ công nghệ của ngành chế tạo xe hơi, thì trong bảng những nhân vật được vinh danh sẽ có hàng nghìn nhà phát minh tên tuổi, trong đó có người Đức, người Pháp, người Anh, người Ý, người Mỹ, người Bỉ, người Thụy Điển, người Thụy Sĩ, người Nhật, nhưng sẽ không có người Trung Quốc!

 

即使像冶金、陶瓷、纺织等这些在17世纪之前中国曾经领先的传统行业,过去三百年里的重大发明创造,没有一项是我们中国人做出的。

 

Ngay cả trong những ngành nghề truyền thống mà Trung Quốc từng dẫn đầu từ trước thế kỷ XVII như luyện kim, gốm sứ, dệt may, những phát minh sáng tạo lớn xuất hiện trong 300 năm qua không có cái nào do người Trung Quốc làm ra.

 

我要特别强调一下公元1500年之前和1500年之后的不同。1500年之前,全球分割成不同的区域,各区域之间基本处于封闭状态,一项新技术在一个地方出现,对其他地方的影响微乎其微,对人类整体的贡献非常有限。

Tôi cần đặc biệt nhấn mạnh sự khác nhau của thời gian trước và sau năm 1500. Trước năm 1500, thế giới chia thành những khu vực khác nhau, các khu vực này về cơ bản đều ở tình trạng khép kín với nhau, một kỹ thuật mới xuất hiện ở một nơi nào đó thì có ảnh hưởng rất nhỏ tới các nơi khác, và cống hiến của nó đối với toàn nhân loại rất hạn chế.

 

比如说,东汉的蔡伦于公元105年发明了造纸,但中国的造纸技术到公元751年后才传到伊斯兰世界,又过了三四百年才传到西欧。我上小学的时候,练字还得用土盘,用不起纸。

Ví dụ năm 105, ông Thái Luân [Cai Lun] thời Đông Hán phát minh ra kỹ thuật làm giấy, nhưng đến sau năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy của Trung Quốc mới truyền tới thế giới các nước theo đạo Islam [Hồi giáo], lại qua 300 – 400 năm nữa mới truyền tới Tây Âu. Hồi tôi học tiểu học, khi luyện viết chữ còn phải viết trên bàn đất sét mà không viết trên giấy.

 

1500年之后,全球开始一体化,不仅技术发明的速度加快,技术扩散的速度变得更快,一项新技术一旦在一个地方出现,很快就会被其他地方引进,对人类整体的进步发生重大影响。比如,德国人于1886年发明了汽车,15年之后,法国成为世界第一汽车生产国,又过了15年,美国取代法国成为第一汽车生产大国,到1930年,美国汽车普及率已达到60%

Nhưng sau năm 1500, toàn thế giới bắt đầu quá trình nhất thể hóa, chẳng những tốc độ phát minh kỹ thuật đã tăng nhanh, mà tốc độ truyền bá kỹ thuật cũng tăng lên, khi một kỹ thuật mới xuất hiện ở nơi này, nó sẽ nhanh chóng du nhập vào nơi khác, và sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhân loại. Ví dụ năm 1886 người Đức phát minh ra xe hơi, 15 năm sau, Pháp trở thành nước đứng đầu sản xuất xe hơi, lại qua 15 năm nữa, nước Mỹ thay Pháp trở thành cường quốc số một về sản xuất xe hơi. Đến năm 1930, tỷ lệ phổ cập xe hơi ở Mỹ đã lên đến 60%.

 

因此,1500年之后,创新才真正有了国家间的可比性,谁优谁劣一目了然!中国在过去500年没有做出一项可以载入史册的发明创造,意味着我们对人类进步的贡献几乎为零!比我们的祖先差远了!

 

Vì thế sau năm 1500 mới thực sự có thể so sánh được trình độ sáng tạo đổi mới giữa các nước, ai giỏi ai kém rõ rành rành! Trung Quốc trong 500 năm gần đây không làm ra được một phát minh sáng tạo mới nào đáng ghi vào sử sách, điều đó có nghĩa là cống hiến của chúng ta cho sự tiến bộ của nhân loại gần như bắng số không! Kém xa tổ tiên ta!

 

我还要强调一下人口规模问题,国家规模有大有小,国家之间简单比较谁的发明创造多,容易产生误导。

Tôi còn muốn nhấn mạnh vấn đề quy mô số dân. Các nước có quy mô lớn hoặc nhỏ, nếu chỉ so sánh đơn giản giữa các nước với nhau về số lượng phát minh sáng tạo, xem ai nhiều ai ít thì sẽ dễ làm cho mọi người hiểu nhầm.

 

理论上讲,给定其他条件,一个国家的人口规模越大,创新越多,技术进步越快。并且,创新之比与人口之比是指数关系,不是简单的等比例关系。原因有二:第一,知识在生产上具有重要规模经济和外溢效应;第二,知识在使用方面不具有排他性。

Nói về lý luận, dưới những điều kiện khác đã cho, một nước càng đông dân thì sáng tạo đổi mới sẽ càng nhiều, tiến bộ kỹ thuật sẽ càng nhanh. Hơn nữa, tỷ lệ sáng tạo đổi mới và tỷ lệ dân số có mối quan hệ số mũ [lũy thừa] với nhau, không phải đơn giản là mối quan hệ tỷ lệ đồng đẳng. Ở đây có hai nguyên nhân: thứ nhất, về mặt sản xuất, tri thức có hiệu ứng kinh tế và hiệu ứng lan tràn quan trọng; thứ hai, về mặt sử dụng, tri thức không có tính loại trừ các sự vật khác.

 

10多年前,美国物理学家Geoffrey West等人发现,在城市生活中,人类的发明创造与人口的关系遵循正5/4指数缩放规则: 如果一个城市的人口是另一个城市的10倍,那么,发明创造总量是后者的10的四分之五次方,即17.8倍。

 

Hơn 10 năm trước, nhà vật lý người Mỹ Geoffrey West phát hiện: trong đời sống đô thị, mối quan hệ giữa số lượng phát minh sáng tạo của con người với số lượng dân thì tuân theo quy luật lũy thừa với số mũ dương 5/4: Nếu đô thị A có số dân đông gấp 10 đô thị B thì tổng lượng phát minh sáng tạo của A sẽ bằng 10 lũy thừa 5/4 [tức101,25] tổng lượng phát minh sáng tạo của B, tức 17,8 lần.

 

以此来看,中国对世界发明创新的贡献与中国的人口规模太不成比例。中国人口是美国人口的4倍,日本的10倍,英国的20倍,瑞士的165倍。按照知识创造的指数缩放法则,中国的发明创造应该是美国的5.6倍,日本的17.8倍,英国的42.3倍,瑞士的591倍。

Qua đó có thể thấy, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc cho thế giới quá ư không tỷ lệ với quy mô số dân của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc gấp 4 lần dân số Mỹ, 10 lần Nhật, 20 lần Anh Quốc, 165 lần Thụy Sĩ. Xét theo quy luật lũy thừa về sáng tạo tri thức nói trên, lẽ ra số lượng phát minh sáng tạo của Trung Quốc phải bằng 5,6 lần số lượng phát minh sáng tạo của Mỹ, 17,8 lần của Nhật, 42,3 lần của Anh và 591 lần của Thụy Sĩ.

 

但实际情况是,近代500年里,中国在发明创新方面对世界的贡献几乎为零,不要说与美国、英国比,我们甚至连瑞士的一个零头也达不到。瑞士人发明了手术钳,电子助听器,安全带,整形技术,液晶显示器,等等。

Nhưng tình hình thực tế là trong 500 năm gần đây, cống hiến về mặt phát minh sáng tạo của Trung Quốc gần như bằng số không. Chưa cần so sánh với Mỹ, Anh, mà chúng ta cũng chưa đạt được ngay cả con số lẻ của Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ phát minh ra kìm phẫu thuật, máy trợ thính điện tử, dây an toàn, công nghệ chỉnh hình, màn hình tinh thể lỏng v.v…

 

中国人民银行印刷人民币使用的防伪油墨是瑞士的技术,中国生产的面粉有60%-70%是由瑞士布勒公司的机器加工的。

 

Công nghệ mực chống giả được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dùng để in đồng Nhân dân tệ là công nghệ của Thụy Sĩ, 60% -70% lượng bột mỳ của Trung Quốc được chế biến bằng máy móc của công ty Bühler (Thụy Sĩ).

 

问题出在哪里?难道是中国人基因有问题吗?显然不是!否, 我们就没有办法解释古代中国的辉煌。

Nguyên nhân do đâu vậy? Lẽ nào do gene của người Trung Quốc có vấn đề? Hiển nhiên không phải thế! Nếu không, chúng ta chẳng có cách nào giải thích được vì sao nền văn minh Trung Quốc cổ đại lại rực rỡ như thế.

 

 

问题显然出在我们的体制和制度。创造力依赖于自由!思想的自由和行动的自由。中国体制的基本特点是限制人的自由,扼杀人的创造性,扼杀企业家精神。中国人最具创造力的时代是春秋战国时期和宋代,这不是偶然的。这两个时代也是中国人最自由的时代。

 

Hiển nhiên đó là do thể chế và chế độ của Trung Quốc. Sức sáng tạo dựa vào tự do! Sự tự do về tư tưởng và tự do về hành động. Đặc điểm cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính sáng tạo, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại người Trung Quốc có sức sáng tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Hai thời đại này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất.

 

 

公元1500年之前,西方不亮,东方昏暗。公元1500年之后,西方一些国家经过宗教改革和启蒙运动,逐步走向自由和法治,我们却原地踏步,甚至反其道而行之。

 

Trước năm 1500, phương Tây không sáng sủa, phương Đông tối tăm. Sau năm 1500, một số nước phương Tây trải qua tiến trình cải cách tôn giáo và phong trào Khai sáng đã dần dần tiến tới tự do và pháp trị, còn chúng ta lại giẫm chân tại chỗ, thậm chí đi ngược đường với họ.

 

我必须强调,自由是一个不可分割的整体,当心灵不自由的时候,行动不可能自由;当言论不自由的时候,思想不可能自由。只有自由,才有创造。让我用一个例子来说明这一点。

 

Tôi cần phải nhấn mạnh, tự do là một chỉnh thể không thể chia cắt, khi tư tưởng không tự do thì hành động không thể tự do; khi ngôn luận không được tự do thì tư tưởng không thể tự do. Chỉ có tự do thì mới có sáng tạo. Tôi xin lấy một ví dụ để nói rõ điểm này.

 

今天,饭前便后洗手已成习惯。但是,1847年,匈牙利内科医生伊格纳兹·塞麦尔维斯(Ignaz Semmelweis)提出医生和护士在接触产妇前需要洗手的时候,他冒犯了同行,并因此丢掉了工作,在一个精神病院死去,终年47岁。

 

Ngày nay việc rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện đã trở thành thói quen của mọi người. Thế nhưng năm 1847, khi thầy thuốc nội khoa người Hungari Ignaz Semmelweis đề xuất thầy thuốc và y tá phải rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ, ông đã xúc phạm các đồng nghiệp, vì thế mà bị mất việc và chết trong một nhà thương điên lúc 47 tuổi.

 

伊格纳兹·塞麦尔维斯的观点基于他对产褥热的观察,当时他所在的医院有两个产房,一个服务于富人,由专业医生和护士精心照料,这些医生不断在接生和解剖尸体之间转换工作;另一个服务于穷人,由接生婆负责。他发现,富人得产褥热的比例是穷人的三倍。他认为,原因是医生不洗手。但他的看法与当时流行的医学理论相矛盾,他也不能对自己的发现给出科学证明。

 

Quan điểm của Ignaz Semmelweis dựa trên sự quan sát về sốt hậu sản. Hồi ấy bệnh viện của ông có hai phòng đẻ, một phòng phục vụ người giàu, do các thầy thuốc và y tá chuyên ngành chăm sóc chu đáo, những thầy thuốc này luôn thay đổi công việc giữa đỡ đẻ và mổ xác; một phòng đẻ khác là để phục vụ người nghèo, do các bà đỡ phụ trách. Semmelweis phát hiện tỷ lệ người giàu bị sốt hậu sản cao gấp 3 lần người nghèo. Ông cho rằng nguyên nhân là do thầy thuốc không rửa tay trước khi tiếp xúc với sản phụ. Nhưng quan điểm ấy của ông lại mâu thuẫn với lý luận khoa học đang thịnh hành thời đó, ngoài ra ông cũng không đưa ra được các chứng minh khoa học để thuyết minh cho phát hiện của mình.

 

人类的卫生习惯是怎么改变的?这与印刷机的发明有关。

1440年代,德国企业家约翰内斯·古腾堡发明了活字印刷机。印刷机使得书籍和阅读普及开来,许多人突然发现,他们原来是远视眼,由此对眼镜的需求出现了爆发式的增长。在印刷机发明一百年后,欧洲出现了数千家眼镜制造商,并由此掀起一场光学技术的革命。

 

Vậy thói quen vệ sinh của nhân loại đã thay đổi như thế nào? Việc này liên quan tới phát minh ra máy in.

Thập niên năm 1440, doanh nhân Đức Johannes Gutenberg phát minh ra máy in sắp chữ bằng những con chữ rời. Nhờ có loại máy in này mà số lượng ấn phẩm tăng lên cực nhiều, việc đọc sách trở nên phổ biến, nhiều người bỗng phát hiện mắt họ vốn là bị “viễn thị” [?], thế là xuất hiện nhu cầu tăng bùng nổ về kính mắt. 100 năm sau khi phát minh máy in, tại châu Âu xuất hiện hàng nghìn nhà sản xuất kính mắt, và do đó dấy lên cuộc cách mạng về kỹ thuật quang học.

 

1590年,荷兰眼镜制造商JANSSEN父子把几个镜片累在一起放一个圆筒里,发现透过玻璃所观察的物件被放大,由此发明了显微镜。英国科学家Robert Hook用显微镜发现了细胞,引起了科学和医学一场革命。

Năm 1590, cha con doanh nhân sản xuất kính mắt Janssen (Hà Lan) lắp vài mắt kính vào trong một cái ống và họ phát hiện những vật thể quan sát thấy qua những lớp kính này được phóng to lên, từ đó mà phát minh ra kính hiển vi. Nhà khoa học người Anh Robert Hook đã dùng kính hiển vi phát hiện ra tế bào, từ đó dẫn đến một cuộc cách mạng khoa học và y học.

 

但最初的显微镜分辨率并不高,直到1870年代,德国镜片制造商 Carl Zeiss生产出了新的显微镜,它是基于精确的数学公式构造的。正是借助这种显微镜,德国医生罗伯特·科赫等人发现了肉眼看不见的微生物细菌,证明当年匈牙利医生塞麦尔维斯的观点是正确的,由此创立了微生物理论和细菌学。正是微生物学和细菌学的创立,逐步改变人类的卫生习惯,并由此导致人类预期寿命的大幅度延长。

 

Nhưng kính hiển vi thời kỳ đầu chưa có độ phân giải cao, cho đến thập niên 1870, nhà chế tạo kính mắt Carl Zeiss người Đức sản xuất ra loại kính hiển vi kiểu mới có cấu tạo dựa trên công thức toán học chính xác. Chính là nhờ vào loại kính hiển vi này, bác sĩ người Đức Robert Koch và một số người khác đã phát hiện ra những con virus mà mắt người không nhìn thấy, qua đấy chứng minh quan điểm của bác sĩ người Hungari Ignaz Semmelweis là đúng đắn, và từ đó sáng lập ra lý thuyết vi sinh vật và vi khuẩn học. Nhờ sự ra đời hai khoa học này mà mọi người đã dần dần thay đổi thói quen vệ sinh, và tuổi thọ của loài người cũng được kéo dài với biên độ lớn.

 

我们可以设想一下:如果当初古腾堡的印刷机被禁止使用,或者只被允许印刷教会和行政当局审查过的读物,那么,阅读就不会普及开来,对眼镜的需求就不会那么大,显微镜和望远镜就不会被发明出来,微生物学就不会创立,我们不可能喝上消毒牛奶,人类的预期寿命也不会从30多岁增加到70多岁,更不要幻想探索宇宙空间了。

 

Chúng ta có thể giả thiết: nếu lúc đầu máy in Gutenberg bị cấm sử dụng, hoặc chỉ được phép in các ấn phẩm đã bị Giáo hội và chính quyền kiểm duyệt, thế thì việc đọc sách báo sẽ không được phổ cập, nhu cầu về kính mắt cũng sẽ không lớn như thế, kính hiển vi và kính viễn vọng cũng sẽ không được phát minh, khoa học vi sinh vật cũng không xuất hiện, chúng ta không được uống sữa bò thanh trùng, tuổi thọ dự tính của loài người cũng sẽ không tăng từ hơn 30 lên tới hơn 70 tuổi, càng không thể nào mơ tưởng đến chuyện thám hiểm không gian vũ trụ.

 

过去三十多年,中国经济取得了举世瞩目的成就。这一成就是建立在西方世界过去300年发明创造所积累的技术的基础上,支撑中国经济高速增长的每一项重要技术和产品,都是别人发明的,不是我们自己发明的。我们只是套利者,不是创新者,我们只是在别人建造的大厦上搭建了一个小阁楼,我们没有狂妄自大的理由!

Trong hơn 30 năm qua, kinh tế Trung Quốc giành được những thành tựu cả thế giới quan tâm dõi theo. Những thành tựu ấy được xây dựng trên cơ sở khoa học kỹ thuật mà thế giới phương Tây tích lũy được trong 300 năm phát minh sáng tạo. Mỗi một kỹ thuật và sản phẩm quan trọng giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh đều do phương Tây phát minh chứ không phải do chúng ta phát minh. Chúng ta chỉ là kẻ ăn theo chứ không phải là kẻ sáng tạo đổi mới. Chúng ta chỉ dựng một chái nhỏ trên tòa nhà lớn do người khác xây dựng. Chúng ta không có lý do để ngông cuồng tự cao tự đại!

 

牛顿花了30年的时间发现了万有引力,我花了三个月的时间搞明白了万有引力定律,如果我宣称自己用三个月的时间走过了牛顿30年的道路,你们一定觉得可笑。如果我再反过来嘲笑牛顿,那只能说明我太无知!

Newton bỏ ra 30 năm để phát hiện lực vạn vật hấp dẫn, tôi mất 3 tháng để làm rõ định luật vạn vật hấp dẫn. Nếu tôi nói mình dùng thời gian 3 tháng để đi hết con đường 30 năm của Newton thì nhất định các bạn sẽ cảm thấy nực cười. Ngược lại, nếu tôi quay sang chê cười Newton, thế thì chỉ có thể cho thấy tôi quá vô tri!

 

我们常说中国用世界7%的可耕地养活了世界20%的人口,但我们需要问一问:中国何以做到这一点?简单地说,就是大量使用化肥。中国人食物中大约一半的氮来自无机化肥。如果不使用化肥,一半的中国人会饿死。

 

Chúng ta thường nói Trung Quốc dùng 7% diện tích đất có thể trồng trọt để nuôi sống 20% số dân thế giới, nhưng chúng ta cần hỏi lại: Trung Quốc dùng cách nào để có thể làm được việc đó? Nói đơn giản, đó là sử dụng nhiều phân hóa học. Quá nửa lượng đạm trong thực phẩm người Trung Quốc ăn là đến từ phân bón hóa học vô cơ [phân đạm]. Nếu không sử dụng phân hóa học thì một nửa số dân Trung Quốc sẽ chết đói.

 

氮肥的生产技术是那来的呢?是100多年前,德国科学家弗里茨·哈伯和BASF公司的工程师卡尔·博什发明的,不是我们自己发明的。1972年尼克松访问中国后,中国与美国做的第一单生意,就是订购13套当时世界上规模最大、最现代化的合成氨尿素生产设备,其中8套来自美国的KELLOGG公司。

 

Kỹ thuật sản xuất phân đạm đến từ đâu? Kỹ thuật này do nhà khoa học người Đức Fritz Habe và kỹ sư Carl Bosch của công ty BASF phát minh ra cách đây hơn 100 năm, chứ không phải do chúng ta phát minh. Năm 1972, sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon, Trung Quốc đã làm thương vụ đầu tiên với Mỹ: mua 13 hệ thống thiết bị sản xuất chất Ure tổng hợp quy mô lớn nhất, hiện đại nhất thế giới hồi ấy, trong đó có 8 hệ thống thiết bị của công ty Mỹ Kellogg.

 

再过五十年、一百年重写世界发明创新史,中国能否改变过去500年史上的空白?答案很大程度上依赖于我们能否持续提升中国人享有的自由。因为,只有自由,才能使中国人的企业家精神和创造力得到充分发挥,使中国变成一个创新型国家。

 

Sau đây 50 năm, 100 năm nữa, khi viết lại lịch sử phát minh của thế giới, phải chăng Trung Quốc có thể thay đổi được tình trạng từng không có tên trong bộ sử đó? Trên mức độ rất lớn, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu chúng ta có thể nâng cao một cách bền vững mức độ tự do mà người Trung Quốc được hưởng hay không. Bởi lẽ chỉ có tự do thì mới có thể làm cho tinh thần doanh nhân và sức sáng tạo của người Trung Quốc được phát huy đầy đủ, làm cho nước ta trở thành một quốc gia thuộc loại hình sáng tạo đổi mới.

 

因此,推动和捍卫自由,是每一个关心中国命运的人的责任,更是每个北大人的使命!不捍卫自由,就配不上北大人的称号!

 

Vì thế đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi một người quan tâm tới vận mệnh của Trung Quốc, lại càng là sứ mệnh của người Đại học Bắc Kinh! Không bảo vệ tự do thì không xứng với danh hiệu “người Bắc Đại”!

 

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

http://finance.sina.com.cn/zl/china/2017-07-04/zl-ifyhrxsk1679195.shtml

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn