MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, February 16, 2022

TRIBUTE TO THICH NHAT HANH BY THE US EMBASSY, VIETNAM LỜI TƯỞNG NIỆM THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH CỦA SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM.

 

TRIBUTE TO THICH NHAT HANH BY THE US EMBASSY, VIETNAM

LỜI TƯỞNG NIỆM THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH CỦA SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAM.




This tribute was delivered by Thomas Lyons, a diplomat and First Secretary from the U.S. Embassy in Hanoi, at Tu Hieu Temple, Jan 28, 2022.

 

Lời phân ưu này do Thomas Lyons, nhà ngoại giao và Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, đọc tại chùa Từ Hiếu, ngày 28 tháng 1 năm 2022.

Good evening, and thank you for inviting me here and allowing me the honor and privilege of sharing in the memorial service for the Venerable Thich Nhat Hanh.

Xin kính chào và cảm ơn các vị đã mời tôi đến đây và cho tôi niềm vinh dự và đặc ân được chia sẻ đôi điều trong lễ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

On behalf of the United States Mission in Vietnam, the American people, I would like to offer my sincere condolences to the Plum Village Communities and Tu Hieu Temple, all the disciples, and all of the followers of Master Thich Nhat Hanh on the event of his passing.  It is a truly sad occasion, but I am humbled by the opportunity to come and pay my respects on behalf of my government and my fellow citizens. 

 

Thay mặt cho Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam và người dân Hoa Kỳ, tôi xin được gửi lời chia buồn chân thành tới các Cộng đồng Làng Mai và chùa Từ Hiếu, tất cả các đệ tử và tín đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước sự ra đi của Thầy. Đây quả thực là một thời khắc đau buồn, nhưng cho phép tôi được kính cẩn nhân dịp này thay mặt chính phủ và người dân Hoa Kỳ, đến đây bày tỏ lòng thành kính.

 

Thay’s passing will be mourned throughout the world, but his passing will be especially felt in the United States, where throughout his life, Thay had a great impact, touching lives with his teachings and forging close ties with political and religious leaders for more than sixty years.  Thich Nhat Hanh met with many U.S. officials during his life, including our former Ambassador to Vietnam and current Assistant Secretary for East Asia and The Pacific, Daniel Kritenbrink; Senator Patrick Leahy, former Secretary of Defense Robert McNamara, and others. 

 

Sự viên tịch của Thầy sẽ được khóc thương trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi suốt cả cuộc đời mình, Thầy đã có ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến cuộc sống của nhiều người với những lời dạy của mình và thúc đẩy sự gắn kết với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo hơn sáu mươi năm qua. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gặp gỡ rất nhiều viên chức Hoa Kỳ trong cuộc đời mình, bao gồm cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nay là Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, và nhiều người khác.

 

In all these interactions Thay was a fearless advocate for peace and compassionate social action.  He leaves behind in the United States a strong and respected legacy of non-violent activism and spiritual engagement, including three U.S.-based monasteries in the Plum Village tradition, located in New York, California, and Mississippi. 

Trong tất cả những cuộc gặp gỡ này, Thầy luôn là một người ủng hộ can trường cho hòa bình và hoạt động bác ái. Thầy đã để lại một di sản mạnh mẽ và đáng kính về đấu tranh bất bao động và tôn giáo dấn thân ở Hoa Kỳ, bao gồm ba tu viện theo pháp môn Làng Mai ở New York, California, và Missisippi Hoa Kỳ.

Thay’s message of peace also played an instrumental role in bringing about personal healing for thousands of veterans of the violent war between America and Vietnam who suffered PTSD and mental stress, and in bringing reconciliation between our two nations – a reconciliation that just last year marked the milestone of 25 years of formal diplomatic ties.  Finally, Thay was also one of the first people to bring to America the gift of the Zen practices of mindfulness, which have since become ubiquitous in the fields of healthcare, psychology, and education; and in the daily lives of thousands of Americans.

 

Thông điệp hòa bình của Thầy cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành cho hàng nghìn cựu chiến binh của cuộc chiến tranh khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, những người phải chịu đựng chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn và căng thẳng tinh thần, và trong việc mang lại sự hòa giải giải giữa hai dân tộc mà năm vừa rồi đã đánh dấu 25 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Cuối cùng, Thầy cũng là một trong những người đầu tiên tặng cho Hoa Kỳ món quà của thực hành thiền chánh niệm, khái niệm này đã trở nên phổ cập trong các lĩnh vực y tế, tâm lý học, giáo dục, và trong cuộc sống hàng ngày của hàng nghìn người dân Mỹ.

 

Thich Nhat Hanh will be most remembered for his tireless championing of religious freedom, human rights, non-violence, and his message of mindfulness in daily life.  Although Thay’s influence spread well beyond the realm of religion, he leaves a legacy as one of the most influential religious leaders in recent history.  Thay is probably best remembered as a leading light in interfaith and inter-religious dialogue.  In his book, Living Buddha, Living Christ, Thay wrote that “Christians and Buddhists who are both living deeply into their contemplative lives do not think those in other traditions are going the wrong way.  Religious experience is a human experience.  It has to do with human consciousness, individual and collective.”  Through his extensive dialogue and relationships, people from all religions have learned much from one another.

 

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến nhiều nhất với sự đấu tranh không biết mệt mỏi cho tự do tôn giáo, nhân quyền, bất bạo động và thông điệp về chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù tầm ảnh hưởng của thầy vượt qua lĩnh vực tôn giáo, Thầy đã để lại một di sản với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại. Thầy có lẽ sẽ được nhớ đến nhiều nhất như là ánh sáng dẫn đường trong cuộc đối thoại liên tín ngưỡng, liên tôn giáo. Trong cuốn sách “Bụt trong ta, Chúa trong ta”, Thầy đã viết rằng “Những người theo đạo Ki-tô giáo và những người theo Phật giáo sống cuộc sống chiêm nghiệm sâu xa không nghĩ rằng những người theo các tôn giáo khác đang đi sai đường. Trải nghiệm tôn giáo là một trải nghiệm nhân bản. Trải nghiệm này liên quan đến ý thức của con người, cả trên phương diện cá nhân hay tập thể.” Thông qua những cuộc đối thoại và các mối quan hệ rộng mở của Thầy, mọi người từ tất cả các tôn giáo đã học hỏi rất nhiều từ nhau.

 

Thich Nhat Hanh’s compassion for interreligious harmony was probably most visible in his relationship with Dr. Martin Luther King.  At their first meeting in 1966, Thay recognized the Buddha nature in the Baptist minister, and told King he was a Bodhisattva.  In nominating Thich Nhat Hanh for a Nobel Prize, Dr. King reciprocated the honor, calling Thay “an apostle of peace and non-violence.” 

 

Lòng trắc ẩn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đối với sự hòa hợp tôn giáo có thể thấy rõ nhất trong mối kết giao của Thầy với Tiến sĩ Martin Luther King. Khi họ gặp gỡ nhau lần đầu tiên vào năm 1966 Thầy đã nhận thấy bản chất Phật trong con người của vị mục sư Tin Lành này, và nói với Martin Luther King rằng ông ấy là một vị Bồ Tát. Khi đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho giải thưởng Nobel, Tiến sĩ Martin Luther King đã đáp lại sự vinh dự đó, và gọi Thầy là “một tông đồ của hòa bình và bất bạo động”.

 

As I reflect on the totality of Master Thich’s life and influence, another title I believe describes Thay is “prophet.”  The term “prophet” in the biblical sense is not, as commonly misunderstood, one who predicts the future, but rather one who communicates with the Divine, and then proclaims that messages to other people.  Prophets speak with authority and proclaim truth.  But oftentimes, the truth they bear, while necessary, is uncomfortable.  And though Thay spoke the truth, and spoke it with utmost compassion, his words, like those of his brother Martin Luther King, were not always received in the compassionate spirit in which they were offered. 

 

Khi nhìn lại tổng thể cuộc đời và tầm ảnh hưởng của Thiền sư, tôi tin rằng còn có một danh hiệu khác để miêu tả Thầy, đó là “nhà tiên tri”. Theo kinh thánh, “tiên tri” không phải là một người có thể dự đoán được tương lai, như người ta thường hiểu sai, mà là một người có thể giao tiếp với Đức Chúa trời, và sau đó có thể rao giảng những thông điệp của Đức Chúa trời cho những người khác. Những đấng tiên tri có tiếng nói quyền năng và rao truyền sự thật. Nhưng đôi khi, sự thật mà họ mang lại, dù cần thiết, lại không hề dễ chịu. Và dù Thầy nói lên sự thật, và nói với lòng từ bi tột cùng, lời nói của Thầy, cũng giống như những lời của người anh em Martin Luther King, không phải lúc nào cũng được đón nhận với tinh thần bác ái như những gì lời nói này mang lại.

 

Thich Nhat Hanh thought deeply, pondering the eternal questions of life, existence, and meaning.  He caused us to ponder them too.  He invited us to consider the way of others.  Following in the footsteps of Jesus and Martin Luther King, Thay said, “to love our enemies, we must practice deep looking to understand him.  If we do, we accept him, and we love him.  At the moment we accept and love him, he ceases to be our enemy.” 

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh suy ngẫm sâu xa, nghiền ngẫm những câu hỏi đời đời về cuộc sống, sự hiện hữu và ý nghĩa. Thầy khiến chúng ta cũng phải suy ngẫm về những cầu hỏi này. Thầy mời gọi chúng ta cùng suy xét con đường của những người khác. Theo bước chân của chúa Giê-su và Martin Luther King, Thầy nói “để yêu thương kẻ thù của mình, chúng ta phải thực hành việc nhìn thật sâu để hiểu người đó. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ chấp nhận họ, và yêu thương họ. Tại thời điểm chúng ta chấp nhận yêu thương họ, họ sẽ không còn là kẻ thù của chúng ta.”

 

Our world today is filled with animosity.  Distrust.  Anger.  Vitrol.  This acrimony exists between people of different religions, between people of no religion and people of faith, between people with different political beliefs.  Between different nationalities, or even between people with different opinions about current events.

Thế giới ngày nay của chúng ta ngập tràn thù hận. Sự nghi kỵ. Sự giận dữ. Sự cay độc. Sự chua cay tồn tại giữa tín đồ của các tôn giáo khác nhau, giữa những người không theo đạo và những người theo đạo, giữa những người có quan điểm chính trị khác nhau. Giữa những người có quốc tịch khác nhau, hay thậm chí giữa những người có quan điểm khác nhau về các sự kiện gần đây.

 

But prophets like Thich Nhat Hanh tell us, all of us – people, institutions, and governments – to love one another.  To have compassion for our enemies.  To seek to understand them.  And ultimately, to love them.  And that is very hard for some people to hear.  It is even harder to do.  Rather than understand our enemy, we much prefer to fear them. 

 

Nhưng những đấng tiên tri như Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dạy chúng ta, tất cả chúng ta – những cá nhân, các tổ chức và các chính phủ - phải yêu thương lẫn nhau. Có lòng trắc ẩn với kẻ thù của mình. Cố gắng hiểu họ. Và cuối cùng, là yêu thương họ. Điều này rất khó nghe đối với một số người. Và để thực hiện thì còn khó khăn hơn. Thay vì hiểu kẻ thù của mình, chúng ta thường sợ họ.

 

Thich Nhat Hanh’s prophetic voice calls us to compassion.  To tolerance.  And to and understanding and acceptance of those with whom we disagree.  In a talk about life after death, Thay once noted that our lives are like candles.  Even as the candle grows shorter, we emanate light, heat, and energy.  That light, heat, and energy go out into the world, touching the lives of others – providing warmth, light to read by.  He said that even after our physical bodies are no longer here, our true self has been offered to the world, and that is our continuation.  That energy also returns to us, sometimes immediately, sometimes well after we are gone.  It is not only my wish, and my prayer, but my firm belief, that Thay’s message of compassion, non-violence, religious freedom, human rights, and the ability to live in love and peace with our neighbors, will continue to emanate throughout the world, and will return to us, and onward to future generations.

Thank you.

Tiếng nói tiên tri của Thiền sư Thích Nhất Hạnh kêu gọi chúng ta hướng đến sự từ bi. Đến lòng khoan dung. Và đến sự thấu hiểu và chấp nhận những người mà chúng ta có sự bất đồng. Trong một buổi nói chuyện về sự sống sau cái chết, Thầy đã từng nói cuộc sống của chúng ta giống như những ngọn nến. Kể cả khi ngọn nến dần ngắn đi, chúng ta tỏa ra ánh sáng, hơi ấm và năng lượng. Ánh sáng, hơi ấm và năng lượng đó lan tỏa thế giới, tác động đến cuộc sống của những người khác – bằng việc mang lại cho họ sự ấm áp và ánh sáng. Thầy đã nói rằng kể cả khi thân thể vật chất của chúng ta không còn, chân tâm của chúng ta đã được trao cho thế giới, và đó chính là sự tiếp tục của chúng ta. Năng lượng này cũng sẽ quay trở lại với chúng ta, đôi khi ngay lập tức, đôi khi rất lâu sau khi chúng ta đã rời xa. Đây không chỉ là ước muốn của tôi, lời cầu nguyện của tôi, mà còn là lòng tin vững chắc của tôi, rằng thông điệp về lòng trắc ẩn, bất bạo động, tự do tôn giáo, nhân quyền và khả năng cùng chung sống trong hòa bình và tình yêu thương với những người xung quanh sẽ tiếp tục lan tỏa khắp thế giới và sẽ quay lại với chúng ta, và được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Xin cảm ơn."

https://plumvillage.org/articles/tribute-to-thich-nhat-hanh-by-the-us-embassy-vietnam/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn