MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, February 18, 2020

WHY PHILOSOPHY IS SO IMPORTANT IN SCIENCE EDUCATION Tại sao triết học lại quan trọng đối với giáo dục khoa học

WHY PHILOSOPHY IS SO IMPORTANT IN SCIENCE EDUCATION

Tại sao triết học lại quan trọng đối với giáo dục khoa học


Subrena E Smith
Assistant professor in philosophy at the University of New Hampshire.
Edited by Pam Weintraub

Subrena E Smith
Trợ lý giáo sư triết học tại Đại học New Hampshire.
Biên tập:  Pam Weintraub
13 November, 2017
13/11/2017


Each semester, I teach courses on the philosophy of science to undergraduates at the University of New Hampshire. Most of the students take my courses to satisfy general education requirements, and most of them have never taken a philosophy class before.

Mỗi học kỳ, tôi dạy các khóa học về triết lý trong khoa học cho sinh viên tại Đại học New Hampshire. Hầu hết các sinh viên học khóa học của tôi để đáp ứng yêu cầu về các môn học đại cương và đa phần sinh viên chưa bao giờ học một lớp triết học nào trước đây.

On the first day of the semester, I try to give them an impression of what the philosophy of science is about. I begin by explaining to them that philosophy addresses issues that can’t be settled by facts alone, and that the philosophy of science is the application of this approach to the domain of science. After this, I explain some concepts that will be central to the course: induction, evidence, and method in scientific enquiry. I tell them that science proceeds by induction, the practices of drawing on past observations to make general claims about what has not yet been observed, but that philosophers see induction as inadequately justified, and therefore problematic for science. I then touch on the difficulty of deciding which evidence fits which hypothesis uniquely, and why getting this right is vital for any scientific research. I let them know that ‘the scientific method’ is not singular and straightforward, and that there are basic disputes about what scientific methodology should look like. Lastly, I stress that although these issues are ‘philosophical’, they nevertheless have real consequences for how science is done.

Vào ngày đầu tiên của học kỳ, tôi cố gắng tạo cho học viên ấn tượng: triết học khoa học là gì? Tôi bắt đầu bằng cách giải thích rằng triết học đề cập các vấn đề mà không thể giải quyết được chỉ bằng các sự kiện và triết học khoa học là ứng dụng phương hướng này vào lĩnh vực khoa học. Tiếp theo, tôi giải thích một số khái niệm sẽ là trọng tâm của môn học: suy diễn, bằng chứng và phương pháp nghiên cứu khoa học. Tôi nói với họ rằng khoa học tiến hành bằng suy diễn, thực hành tiếp cận những quan sát trong quá khứ để đưa ra những đoán định khái quát về những gì chưa được quan sát, nhưng các triết gia coi suy diễn là không hội đủ lý do chính đáng và do đó có vấn đề đối với khoa học. Sau đó, tôi đề cập đến những khó khăn trong việc quyết định bằng chứng nào phù hợp đặc biệt với giả thuyết nào và tại sao việc hiểu đúng điều này lại hệ trọng đối với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Tôi nói với sinh viên rằng “phương pháp khoa học” không phải chỉ có mộtkhông hề thẳng tuột mà luôn có những tranh cãi cốt yếu về việc phương pháp khoa học nên như thế nào là tốt. Cuối cùng, tôi nhấn mạnh rằng dù những vấn đề này mang tính “triết học”, nhưng chúng vẫn có những tác động thực sự đối với việc nên làm khoa học như thế nào.


At this point, I’m often asked questions such as: ‘What are your qualifications?’ ‘Which school did you attend?’ and ‘Are you a scientist?’

Tôi thường được hỏi những câu hỏi như: “Trình độ chuyên môn của cô là gì?” “Cô học trường nào?” và “Cô có phải là nhà khoa học không?”

Perhaps they ask these questions because, as a female philosopher of Jamaican extraction, I embody an unfamiliar cluster of identities, and they are curious about me. I’m sure that’s partly right, but I think that there’s more to it, because I’ve observed a similar pattern in a philosophy of science course taught by a more stereotypical professor. As a graduate student at Cornell University in New York, I served as a teaching assistant for a course on human nature and evolution. The professor who taught it made a very different physical impression than I do. He was white, male, bearded and in his 60s – the very image of academic authority. But students were skeptical of his views about science, because, as some said, disapprovingly: ‘He isn’t a scientist.’

Có lẽ họ hỏi những câu hỏi này bởi vì, là một nữ triết gia gốc Jamaica, tôi là nơi hội tụ các bản sắc lạ lẫm nên họ tò mò về tôi. Tôi chắc chắn rằng điều đó đúng một phần nhưng tôi nghĩ rằng có nhiều lý do khác nữa, bởi vì tôi đã quan sát một mẫu hình tương tự trong một học phần triết học khoa học được giảng dạy bởi một giáo sư mẫu mực hơn. Khi theo học cao học tại Đại học Cornell ở New York, tôi đã làm trợ lý giảng dạy trong một học phần về bản chất và sự tiến hóa của con người. Giáo sư giảng dạy môn học đó, về mặt thể chất, tạo một ấn tượng rất khác so với tôi. Người da trắng, nam giới, có râu quai nón và ở độ tuổi 60 – ông đích thị là hình ảnh của giới học thuật. Nhưng các sinh viên vẫn hoài nghi những quan điểm của ông về khoa học, bởi vì một số tỏ ý phản đối cho rằng: Ông ấy không phải là một nhà khoa học.

I think that these responses have to do with concerns about the value of philosophy compared with that of science. It is no wonder that some of my students are doubtful that philosophers have anything useful to say about science. They are aware that prominent scientists have stated publicly that philosophy is irrelevant to science, if not utterly worthless and anachronistic. They know that STEM (science, technology, engineering and mathematics) education is accorded vastly greater importance than anything that the humanities have to offer.

Tôi nghĩ rằng những phản ứng này có liên quan đến giá trị của triết học so với giá trị của khoa học. Không có gì lạ khi một số sinh viên nghi ngờ rằng các triết gia chẳng nói điều gì hữu ích về khoa học cả. Họ nhận thức rằng các nhà khoa học lỗi lạc đã tuyên bố công khai triết học chẳng lợi ích gì đối với khoa học, nếu không muốn nói là hoàn toàn vô giá trị và lỗi thời. Họ nghĩ rằng giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ nghệ và toán học) có tầm quan trọng lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì mà khoa học xã hội cung cấp.

Many of the young people who attend my classes think that philosophy is a fuzzy discipline that’s concerned only with matters of opinion, whereas science is in the business of discovering facts, delivering proofs, and disseminating objective truths. Furthermore, many of them believe that scientists can answer philosophical questions, but philosophers have no business weighing in on scientific ones.

Nhiều bạn trẻ tham gia lớp học của tôi nghĩ rằng triết học là một môn học rối rắm và chỉ quan tâm đến vấn đề quan điểm, trong khi công việc của khoa học là khám phá sự thật, đưa ra bằng chứng và phổ biến chân lý khách quan. Ngoài ra, nhiều người trong số họ tin rằng các nhà khoa học có thể trả lời các câu hỏi triết học, nhưng các nhà triết học thì mù tịt về các vấn đề khoa học.

Why do college students so often treat philosophy as wholly distinct from and subordinate to science? In my experience, four reasons stand out.

Tại sao sinh viên đại học thường coi triết học hoàn toàn tách biệt và thấp kém hơn khoa học? Theo kinh nghiệm của tôi, có bốn lý do nổi bật.
One has to do with a lack of historical awareness. College students tend to think that departmental divisions mirror sharp divisions in the world, and so they cannot appreciate that philosophy and science, as well as the purported divide between them, are dynamic human creations. Some of the subjects that are now labelled ‘science’ once fell under different headings. Physics, the most secure of the sciences, was once the purview of ‘natural philosophy’. And music was once at home in the faculty of mathematics. The scope of science has both narrowed and broadened, depending on the time and place and cultural contexts where it was practised.

Một lý do là họ thiếu nhận thức lịch sử. Sinh viên đại học có xu hướng nghĩ rằng sự phân chia các ngành khoa học phản ánh sự phân chia rõ ràng trong thế giới hiện thực, và vì vậy họ không thể nhận thức rõ ràng rằng triết học và khoa học, cũng như sự phân chia có mục đích giữa chúng, là những sáng tạo năng động của con người mà thôi. Một số môn học hiện được dán nhãn “khoa học” đã từng mang các tiêu đề khác nhau. Vật lý, ngành an toàn nhất trong các ngành khoa học, đã từng là phạm vi hoạt hộng của triết học tự nhiên. Và âm nhạc đã từng ở chung nhà với toán học. Phạm vi của khoa học vừa thu hẹp vừa mở rộng, tùy thuộc vào thời gian và địa điểm và bối cảnh văn hóa nơi nó được thực hành.

Another reason has to do with concrete results. Science solves real-world problems. It gives us technology: things that we can touch, see and use. It gives us vaccines, GMO crops, and painkillers. Philosophy doesn’t seem, to the students, to have any tangibles to show. But, to the contrary, philosophical tangibles are many: Albert Einstein’s philosophical thought experiments made Cassini possible. Aristotle’s logic is the basis for computer science, which gave us laptops and smart phones. And philosophers’ work on the mind-body problem set the stage for the emergence of neuropsychology and therefore brain-imaging technology. Philosophy has always been quietly at work in the background of science.

Một lý do khác có liên quan đến kết quả cụ thể. Khoa học giải quyết các vấn đề của thế giới thực. Nó cung cấp cho chúng ta công nghệ: những thứ mà chúng ta có thể sờ thấy, nhìn thấy và sử dụng. Nó cung cấp cho chúng ta vắc-xin, thực phẩm biến đổi gen và thuốc giảm đau. Triết học đối với các sinh viên có vẻ như không có chút hữu hình nào để thể hiện. Thế nhưng, trái ngược với điều đó, hữu hình của triết học rất nhiều: Các thực nghiêm suy tưởng triết học của Albert Einstein đã hiện thực hóa Cassini. Logic của Aristotle là nền tảng cho khoa học máy tính, mà đã cho chúng ta máy tính xách tay và điện thoại thông minh. Và công việc nghiên cứu của các triết gia về vấn đề tâm-thể (tâm trícơ thể) đã mở đường cho sự xuất hiện của khoa tâm lý học thần kinh và sau đó là công nghệ hình ảnh não. Triết học luôn luôn làm việc âm thầm đằng sau khoa học.

A third reason has to do with concerns about truth, objectivity and bias. Science, students insist, is purely objective, and anyone who challenges that view must be misguided. A person is not deemed to be objective if she approaches her research with a set of background assumptions. Instead, she’s ‘ideological’. But all of us are ‘biased’ and our biases fuel the creative work of science. This issue can be difficult to address, because a naive conception of objectivity is so ingrained in the popular image of what science is. To approach it, I invite students to look at something nearby without any presuppositions. I then ask them to tell me what they see. They pause… and then recognise that they can’t interpret their experiences without drawing on prior ideas. Once they notice this, the idea that it can be appropriate to ask questions about objectivity in science ceases to be so strange.

Một lý do thứ ba mối quan tâm về chân lý, tính khách quan và thiên vị. Khoa học, các sinh viên nhấn mạnh là thuần túy khách quan và bất cứ ai thách thức quan điểm đó sẽ phải lạc lối. Một người không được coi là khách quan nếu họ tiếp cận nghiên cứu của mình với một tập hợp các giả định nền. Thay vào đó, họ được coi là “duy ý chí”. Nhưng tất cả chúng ta đều thiên vị và sự thiên vị của chúng ta cung cấp nhiên liệu cho hoạt động sáng tạo khoa học. Vấn đề này có thể khó giải quyết, bởi vì một quan niệm ngây thơ về tính khách quan đã ăn sâu vào hình dung phổ biến về khoa học. Để tiếp cận nó, tôi mời các sinh viên nhìn vào một cái gì đó gần đó mà không có bất kỳ tiền giả định nào. Sau đó tôi yêu cầu họ nói với tôi những gì họ nhìn thấy. Họ ngập ngừngrồi sau đó nhận ra rằng họ không thể diễn giải những trải nghiệm của họ mà không dựa vào những ý tưởng trước. Một khi họ nhận thấy điều này, thì họ sẽ không còn lạ lẫm với ý tưởng cho rằng thật thích đáng khi chất vấn tính khách quan trong khoa học.

The fourth source of students’ discomfort comes from what they take science education to be. One gets the impression that they think of science as mainly itemising the things that exist – ‘the facts’ – and of science education as teaching them what these facts are. I don’t conform to these expectations. But as a philosopher, I am mainly concerned with how these facts get selected and interpreted, why some are regarded as more significant than others, the ways in which facts are infused with presuppositions, and so on.

Lý do thứ tư là sự khó chịu của sinh viên xuất phát từ những gì họ nhìn nhận về khoa học. Người ta có ấn tượng rằng họ nghĩ về khoa học, chủ yếu như việc chia thành những thứ tồn tại - “sự kiện” - và giáo dục khoa học như là dạy cho họ biết những sự kiện này là gì. Tôi không phù hợp với những kỳ vọng này. Nhưng với tư cách là một triết gia, tôi chủ yếu quan tâm đến cách thức lựa chọn và diễn giải những sự kiện này, tại sao một số được cho là quan trọng hơn một số khác, những cách thức mà theo đó sự kiện được hòa nhập với các giả định, v.v.

Students often respond to these concerns by stating impatiently that facts are facts. But to say that a thing is identical to itself is not to say anything interesting about it. What students mean to say by ‘facts are facts’ is that once we have ‘the facts’ there is no room for interpretation or disagreement.


Sinh viên thường đáp ứng với những quan ngại này bằng cách nói một cách thiếu kiên nhẫn rằng sự thật là sự thật. Nhưng nói rằng bất kỳ điều gì cũng đồng nhất với chính nó là không hề nói điều gì thú vị về nó cả. Điều sinh viên muốn ám chỉ khi nói sự thật là sự thật là một khi chúng ta có sự thật thì không còn có chỗ để giải hay bất đồng.

Why do they think this way? It’s not because this is the way that science is practised but rather, because this is how science is normally taught. There are a daunting number of facts and procedures that students must master if they are to become scientifically literate, and they have only a limited amount of time in which to learn them. Scientists must design their courses to keep up with rapidly expanding empirical knowledge, and they do not have the leisure of devoting hours of class-time to questions that they probably are not trained to address. The unintended consequence is that students often come away from their classes without being aware that philosophical questions are relevant to scientific theory and practice.

Tại sao sinh viên suy nghĩ theo cách này? Không phải vì đây là cách mà khoa học được thực hành mà đúng hơn, bởi vì đây là cách khoa học thường được dạy. Có một số lượng lớn các sự kiện và thủ tục mà sinh viên phải nắm vững nếu muốn trở thành người am tường khoa học và họ chỉ có một khoảng thời gian giới hạn để học chúng. Các nhà khoa học phải thiết kế các môn học của họ để theo kịp tri thức thực nghiệm đang bùng nổ nhanh chóng và họ không có thời gian trên lớp dành cho các câu hỏi mà có lẽ họ không được đào tạo để tiếp cận. Hậu quả không lường trước được là sinh viên thường rời khỏi lớp học mà không nhận thức được rằng các câu hỏi triết học có liên quan đến lý thuyết và thực hành khoa học.


But things don’t have to be this way. If the right educational platform is laid, philosophers like me will not have to work against the wind to convince our students that we have something important to say about science. For this we need assistance from our scientist colleagues, whom students see as the only legitimate purveyors of scientific knowledge. I propose an explicit division of labour. Our scientist colleagues should continue to teach the fundamentals of science, but they can help by making clear to their students that science brims with important conceptual, interpretative, methodological and ethical issues that philosophers are uniquely situated to address, and that far from being irrelevant to science, philosophical matters lie at its heart.



Nhưng mọi thứ không phải tuân theo cách thức này. Nếu nền tảng giáo dục phù hợp được đặt ra, những triết gia như tôi sẽ không phải đi ngược chiều gió để thuyết phục sinh viên rằng chúng tôi có điều quan trọng để nói về khoa học. Để làm điều này, chúng tôi cần sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp khoa học của chúng tôi, những người mà sinh viên coi là người cung cấp kiến thức khoa học chính đáng duy nhất. Tôi đề nghị một phân công lao động rõ ràng. Các đồng nghiệp khoa học của chúng tôi nên tiếp tục giảng dạy các nguyên cơ bản của khoa học, nhưng họ có thể giúp đỡ bằng cách nói rõ với các sinh viên của mình rằng khoa học có các vấn đề quan trọng về mặt khái niệm, diễn giải, phương pháp và đạo đức mà các nhà triết học được xếp đặt để giải quyết, và các vấn đề triết học không những có liên quan đến khoa học, mà còn nằm ở trung tâm của khoa học.


Translated by openedu.vn

Source: https://aeon.co/ideas/why-philosophy-is-so-important-in-science-education



2 comments:

  1. Use this diet hack to drop 2 lb of fat in just 8 hours

    At least 160000 women and men are using a simple and SECRET "water hack" to lose 1-2 lbs each night while they sleep.

    It's very simple and works all the time.

    Just follow these easy step:

    1) Go get a drinking glass and fill it with water half full

    2) Proceed to do this proven hack

    and you'll become 1-2 lbs lighter in the morning!

    ReplyDelete
  2. Hello everyone on here my name is Fumo Sadiku living in Malindi City Kenyan I want to tell a little more about a good hearten man called Benjamin Breil Lee working with Le_meridian funding service as loan officer, Mr Benjamin Breil Lee helped me get a loan of 37,115,225.00 Shillings on my trying time trying to get back on my feet to raise my business I know there are some of you here who are in financial difficulties to talk to Mr Benjamin on what's app 1-989-394-3740 Or email his company E-Mail lfdsloans@lemeridianfds.com also with his personal E-mail on lfdsloans@outlook.com I'm so glad for what he did for me and for his Bank accountant as well Accountant Hernandez Lucas Thank you very much for your work well done.

    ReplyDelete

your comment - ý kiến của bạn