MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, December 2, 2017

CAMBODIA’S IMPOSSIBLE DREAM: KOH TRAL Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia: Phú Quốc

CAMBODIA’S IMPOSSIBLE DREAM: KOH TRAL
Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia: Phú Quốc



History doesn’t appear to support claims by the Cambodian opposition to the Vietnamese island of Phu Quoc.

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

By Jeff Mudrick
The diplomat
June 17, 2014

Jeff Mudrick
The diplomat
17/6/2014
The popular Khmer view of Koh Tral – as reflected in the Khmer blogosphere, in popular song, and on YouTube travelogues – is that the island which Vietnamese know as Phu Quoc is historically Khmer, that Cambodia has never relinquished its territorial claim, that Koh Tral was unfairly awarded the Vietnamese in 1954 over Cambodian protest, and that because the maritime border used a 1939 French colonial administrative line never intended to reflect sovereignty (the “Brevie Line”) international law should dictate the island’s return to Cambodia.

Quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình rằng:
Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie”) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia.


This view and the quest by leading Khmer politicians to secure Phu Quoc for Cambodia appears rooted in myth. It reflects a misunderstanding of the history of the island and the Khmer’s connection to it, an exaggeration of Khmer leaders’ continuing commitment to the cause of Koh Tral, and a lack of appreciation of the legal hurdles involved in wresting the territory from Vietnam in courts of international law.

Quan điểm này cũng như quyết tâm của các chính trị gia Khmer hàng đầu nhằm giành lại Phú Quốc cho Campuchia có vẻ như dựa trên huyền thoại.
Nó phản ánh một sự hiểu lầm về lịch sử của hòn đảo và mối quan hệ của người Khmer với nó, một sự cường điệu hóa những cam kết liên tục của lãnh đạo Khmer vì sự nghiệp đấu tranh cho Koh Tral, và việc coi nhẹ các rào cản pháp lý liên quan đến việc đòi lại lãnh thổ này từ Việt Nam tại tòa án quốc tế.

It is a common refrain among Cambodia’s opposition movement, as currently embodied in the Cambodia National Rescue Party (CNRP), and particularly popular with party leader Sam Rainsy to “remember the sad fate of Kampuchea Krom,” or that chunk of southern Vietnam that was once part of the Khmer kingdom.

Đây là một điệp khúc phổ biến trong lực lượng đối lập Campuchia, mà đại diện là Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP), đặc biệt hay được dùng bởi lãnh đạo đảng Sam Rainsy để “ghi nhớ số phận đáng buồn của vùng đất Kampuchea Krom,” hay là phần phía Nam của Việt Nam xưa kia từng là một phần của vương quốc Khmer.

The prevailing admonition regarding Kampuchea Krom in general may reflect resignation, but such is not the case with Koh Tral. CNRP party leaders Kem Sokha and Sam Rainsy have committed themselves and their party to seek recovery of the island to Cambodia by legal means, citing international law as favoring such a return.

Những thông điệp chính liên quan đến Kampuchea Krom nói chung đều thể hiện thái độ chấp nhận từ bỏ (của Campuchia đối với vùng đất này), nhưng điều đó không đúng với Koh Tral.
Lãnh đạo đảng CNRP Kem Sokha và Sam Rainsy đã cam kết rằng họ và đảng của mình sẽ tìm cách đòi lại đảo này cho Campuchia bằng các phương tiện pháp lý, viện dẫn rằng luật pháp quốc tế ủng hộ một sự trao trả lại như vậy.

But both the historical record and the legal avenues that would have to be pursued to secure Koh Tral’s return to Cambodia differ quite substantially from the popular view.

Nhưng cả tài liệu lịch sử lẫn phương thức pháp lý cần theo đuổi để đòi lại Koh Tral cho Campuchia đều rất khác biệt với các quan điểm phổ biến nói trên.

A Khmer Island?
While Cambodia certainly laid early claim to the island, no one has offered compelling evidence that Khmers have ever had a substantial modern presence there, or that a Cambodian state exercised authority during a time of Khmer occupation. For many Khmers the case of Koh Tral is one of history imagined rather than remembered.

Một đảo của người Khmer?
Trong khi Campuchia chắc chắn đã từng sớm có yêu sách đối với Koh Tral, không ai đưa ra được bằng chứng thuyết phục rằng người Khmer đã từng hiện diện đáng kể ở đó trong thời kỳ hiện đại, hay một nhà nước Campuchia đã từng thực thi quyền lực trong thời gian người Khmer chiếm giữ hòn đảo này.

Artifacts in the Heritage Museum at Phu Quoc evidence human habitation going back 2,500 years, long before a Khmer nation existed. Pottery there from what the Vietnamese refer to as the Oc Eo period (1st -7th century AD) suggests at least a proto-Khmer presence on the island during a period preceding the establishment of the Angkorian empire.

Đối với nhiều người Khmer, chủ quyền đối với Koh Tral là một lịch sử được tưởng tượng ra hơn là được ghi nhớ.
Hiện vật tại Bảo tàng Di sản ở Phú Quốc chứng minh cho việc con người đã sinh sống ở đó cách đây 2.500 năm, rất lâu trước khi quốc gia Khmer tồn tại.
Đồ gốm tại Bảo tàng có từ thời mà người Việt Nam gọi là thời kỳ Óc Eo (thế kỷ 1-7) cho thấy ít nhất đã có sự hiện diện tiền Khmer trên đảo trong một thời kỳ trước khi đế chế Angkor được thành lập.

The earliest Cambodian references to Koh Tral are found in royal documents dated 1615, reflecting the allocation of the various governors’ authorities among the territories of the Khmer empire. We don’t know how many Khmer inhabitants the island may have had, nor do we know how the Khmer sovereign’s authority was reflected in the life of the hardy souls who may have been resident. It must be recalled that this was a chaotic period for the Cambodian state; no fewer than 15 kings occupied the throne during the 17th century.

Các trích dẫn sớm nhất của Campuchia về Koh Tral được tìm thấy trong các tài liệu hoàng gia năm 1615, phản ánh sự phân bổ quyền lực giữa các tổng đốc của các vùng lãnh thổ khác nhau thuộc vương quốc Khmer.
Chúng ta không biết đã có bao nhiêu dân Khmer sống trên đảo cũng như không biết thẩm quyền của các vị vua Khmer đã được phản ánh ra sao trong cuộc sống của những người dân cư trú trên đảo.
Cần phải nhắc lại rằng đây là một thời kỳ hỗn loạn của nhà nước Campuchia; ít nhất 15 vị vua đã thay nhau ngồi trên ngai vàng trong thế kỷ 17.

Around 1680, one of these kings granted Chinese merchant and explorer Mac Cuu the authority to settle and develop a large swath of unproductive Cambodian coast, a project that resulted in Mac Cuu’s establishing Ha Tien and six other villages as trading centers newly populated by fellow Chinese immigrants and Portuguese traders, including one village on Phu Quoc. With Vietnam and Cambodia besieged by Thai invaders in a struggle for regional dominance fought mostly on Cambodian soil, by 1714 Mac Cuu had changed allegiance and recognized the authority of the Vietnamese sovereign. In return Mac Cuu’s family gained the right to oversee his lands as a fiefdom, paying tribute to the Nguyen lords who ruled southern Vietnam.

Khoảng năm 1680, một trong những vị vua trên đã trao cho thương gia và nhà thám hiểm Trung Quốc Mạc Cửu quyền thiết lập và phát triển một vùng đất lớn dọc bờ biển không có nhiều nguồn lợi của Campuchia, mà kết quả là Mạc Cửu đã lập nên Hà Tiên và sáu làng khác thành những trung tâm buôn bán cho những người đồng hương Trung Quốc nhập cư và thương nhân Bồ Đào Nha đến ở, trong đó có một ngôi làng trên đảo Phú Quốc.
Tới năm 1714, trong khi Việt Nam và Campuchia đang bị những kẻ xâm lược Thái bao vây trong một cuộc chiến tranh giành sự thống trị khu vực diễn ra chủ yếu trên đất Campuchia, Mạc Cửu đã thay đổi lòng trung thành và công nhận thẩm quyền của các chúa Nguyễn của Việt Nam.

Nguyen protection notwithstanding the Thais completely destroyed and depopulated the Mac’s Ha Tien in 1717. (It would be sacked again in 1771.) Though not documented it would not be surprising if the same fate befell nearby Koh Tral for it was the Thai military’s standard practice until the end of the Thai-Vietnamese war in 1847 to destroy that which they could not occupy and haul off surviving inhabitants to Thailand or Thai-occupied Cambodian territory.

Đổi lại, gia tộc Mạc Cửu được quyền cai quản các vùng đất của mình như một thái ấp, và cống nạp cho các chúa Nguyễn đang cai trị miền Nam Việt Nam.
Dù có các chúa Nguyễn bảo hộ, vào năm 1717, người Thái đã phá hủy hoàn toàn Hà Tiên của họ Mạc và khiến dân số ở đây giảm xuống.
(Thị trấn này lại bị cướp phá một lần nữa vào năm 1771.) Mặc dù không được sử sách ghi lại, sẽ không ngạc nhiên nếu điều tương tự xảy ra với Koh Tral vì chính sách thông thường của quân đội Thái Lan cho đến khi chiến tranh Thái-Việt kết thúc vào năm 1847 là phá hủy những gì mà họ không thể chiếm giữ và ép những cư dâ n còn sống sót di cư đến Thái Lan hoặc lãnh thổ Campuchia bị Thái chiếm đóng.

Three reports from the island coming just before and just after the turn of the 19th century suggest that Phu Quoc had ceased to be a Khmer island. In the 1770s Pierre Pigneu de Behaine, seeking to expand missionary activities following the destruction of the mission at Ha Tien established a seminary for Vietnamese converts at Phu Quoc where he also gave refuge to future Emperor Gia Long. Descriptions of this mission make reference to the local Vietnamese population of the island but not the Khmer.

Ba báo cáo đến từ hòn đảo này ngay trước và sau thời điểm bước vào thế kỷ 19 cho thấy rằng Phú Quốc đã không còn là một hòn đảo Khmer nữa. Trong những năm 1770 Pierre Pigneu de Béhaine, trong khi tìm cách mở rộng các hoạt động truyền giáo sau khi tòa nhà của các nhà truyền giáo tại Hà Tiên bị phá hủy đã thành lập một chủng viện cho những người cải đạo Việt Nam tại Phú Quốc, nơi ông cũng che chở cho hoàng đế Gia Long tương lai. Các mô tả về tòa nhà này chỉ đề cập đến người Việt Nam bản địa trên đảo chứ không nói đến người Khmer.

An 1810 description of the coastal route from Vietnam to Thailand prepared by court officials to Gia Long describes Phu Quoc as having a local (Vietnamese) administrative office and military officers, with a dense population devoted to a range of economic activities.

Một bản tường trình về tuyến đường ven biển từ Việt Nam sang Thái Lan vào năm 1810 của các quan lại cho vua Gia Long mô tả Phú Quốc là có văn phòng hành chính địa phương và các sĩ quan quân đội (của người Việt), với dân số đông đúc tham gia vào hàng loạt các hoạt động kinh tế.
British East India envoy John Crawfurd’s 1821 embassy to Cochin China paints a colorful portrait of life among the fishermen and traders of Phu Quoc, but it is a life without a Khmer presence. Phu Quoc residents reported to Crawfurd that among four or five thousand occupants “aside from a few Hainanese sojourners the population of the island is 100% Cochin Chinese.” There is no mention by Crawfurd of Cambodian authority or interests on the island. Crawfurd’s 1828 map of the area is cited by some as evidence of Phu Quoc being part of Cambodia rather than Cochin China but in fact the map shows no territorial boundaries. The map contains the island’s name in Thai and Vietnamese but not in Khmer.

Đoạn dừng chân tại Nam Kỳ trong chuyến đi của phái viên John Crawfurd của Công ty Đông Ấn thuộc Anh đã vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về đời sống của các ngư dân và thương nhân Phú Quốc, một đời sống không có sự hiện diện của người Khmer. Đánh đuổi quân Khmer Đỏ tại Phú Quốc Đánh đuổi quân Khmer Đỏ tại Phú Quốc Cư dân Phú Quốc nói với Crawfurd rằng trong số bốn hay năm ngàn người cư ngụ “ngoại trừ một vài người Hải Nam đến lưu trú, dân số của hòn đảo này 100% là người Nam Kỳ.” Crawfurd không đề cập gì đến thẩm quyền hoặc lợi ích của Campuchia trên đảo. Bản đồ năm 1828 của Crawfurd về khu vực này được một số người dùng làm bằng chứng cho rằng Phú Quốc là một phần của Campuchia hơn là Nam Kỳ nhưng trên thực tế không có ranh giới lãnh thổ trên bản đồ này. Bản đồ này có ghi tên hòn đảo bằng tiếng Thái và tiếng Việt, nhưng không có tiếng Khmer.

Sydney-based attorney Bora Touch is the primary legal advocate working on behalf of Cambodian sovereignty for Koh Tral. His own version of history fixes 1789 as the end of Cambodian authority over Koh Tral. His writings speak not at all to the Khmer population of the island or to how Cambodian authority was earlier displayed.

Luật sư Bora Touch có văn phòng tại Sydney là cố vấn luật pháp chính đấu tranh cho chủ quyền của Campuchia đối với Koh Tral. Phiên bản riêng của ông về lịch sử xác định năm 1789 là năm đánh dấu thẩm quyền của Campuchia đối với Koh Tral kết thúc. Những bài viết của ông không đề cập gì về dân số Khmer trên đảo hay Campuchia đã thực thi chủ quyền như thế nào.

Vietnamese historian Nguyen Dinh Dau researched 19th century land transfers on Phu Quoc. He told BBC he found no evidence of a Khmer presence in these land transaction records.

Nhà sử học Việt Nam Nguyễn Đình Đầu đã nghiên cứu các giao dịch đất đai ở Phú Quốc trong thế kỷ 19. Ông nói với BBC rằng ông không tìm thấy bằng chứng về sự hiện diện của người Khmer trong các hồ sơ giao dịch đất đai.

At the time the French established their colony of Cochin China the island had a population of only about 1,000. The French brought new crops and plantations to the island but by the turn of the 20th century there were still just 5,000 inhabitants. Today, with new industry and tourism providing jobs for new arrivals, the population of Phu Quoc is 85,000. It is predominately Vietnamese (ethnic Kinh). The 1989 census found the Khmer population of the island to be approximately 300 (less than 1 percent of the total). Khmers on the island today estimate that approximately 200 Khmer families call Koh Tral home.

Vào thời điểm người Pháp thiết lập thuộc địa Nam Kỳ thì hòn đảo chỉ có dân số khoảng 1.000 người. Người Pháp mang các giống cây mới đến đảo nhưng đến đầu thế kỷ 20 vẫn mới chỉ có khoảng 5.000 cư dân ở đây. Hiện nay, nhờ có công nghiệp và du lịch cung cấp việc làm cho những người mới đến, dân số của Phú Quốc là 85.000 người, chủ yếu là người Việt (dân tộc Kinh). Cuộc tổng điều tra dân số vào năm 1989 cho thấy dân số Khmer trên đảo là khoảng 300 (chưa đến 1% dân số đảo). Người Khmer trên đảo ước tính hiện nay có khoảng 200 gia đình Khmer định cư ở đây.

Ambivalent Claims
A linchpin in the quest to regain Cambodian sovereignty is that Cambodia has never relinquished its claim of ownership of the territory. It is a commonly accepted belief, yet one that is contradicted by history. Koh Tral has been viewed as an exchangeable commodity since before the establishment of the Protectorate and there is substantial evidence that Cambodia gave up Koh Tral in the name of regional security decades ago.

Những yêu sách mâu thuẫn
Điểm cốt yếu trong nỗ lực đòi lại chủ quyền cho Campuchia là lập luận cho rằng Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách sở hữu phần lãnh thổ này. Đó là một niềm tin thường được mọi người chấp nhận nhưng lại mâu thuẫn với lịch sử. Binh lính Khmer Đỏ Binh lính Khmer Đỏ Koh Tral đã được xem như một món hàng trao đổi từ trước khi Chính phủ bảo hộ (của Pháp đối với Campuchia) được thành lập và có bằng chứng đáng kể cho thấy Campuchia đã từ bỏ Koh Tral với lý do vì an ninh khu vực từ nhiều thập kỷ trước.

The first indication that Koh Tral was viewed as expendable is given in King Ang Duong’s letter of 1853, in which he offered France the island (which Ang Duong did not control) in exchange for French protection. There was no response. Two years later the King in a second letter to Napoleon III urged the French not to accept transfer of the island from the Vietnamese who controlled it, but this would be the last expression of a claim by a Khmer sovereign on behalf of Koh Tral for one hundred years.

Chỉ dấu đầu tiên cho thấy Koh Tral được Campuchia xem là có thể từ bỏ được thể hiện trong lá thư của vua Ang Duong năm 1853 trong đó ông dâng cho Pháp hòn đảo này (tuy Ang Dương không kiểm soát nó) để đổi lấy sự bảo hộ của người Pháp. Không có phản ứng gì từ Pháp. Hai năm sau, trong lá thư thứ hai gửi Napoleon III, nhà vua này kêu gọi người Pháp không nhận chuyển giao hòn đảo từ người Việt Nam đang kiểm soát nó. Đó cũng là biểu hiện yêu sách cuối cùng của một vị vua Khmer đối với Koh Tral trong một trăm năm.

When in 1939 French officials felt obliged to publish the Brevie Line for administrative purposes, it was indicative that Cochin Chinese management of the island was a touchy matter for Cambodian colonial officers but did not suggest a royal conviction to press the Cambodian case with France.

Vào năm 1939, khi các quan chức Pháp thấy cần phải công bố đường Brevie vì mục đích quản lý hành chính, có chỉ dấu cho thấy việc Nam Kỳ quản lý hòn đảo này là một vấn đề nhạy cảm đối với các sĩ quan thuộc địa người Campuchia nhưng lại không cho thấy hoàng gia Campuchia lo lắng để đưa vấn đề này ra thúc đẩy với Pháp.

In 1954, King Sihanouk objected to the treaty by which independent Vietnam gained full control from the French authorities over Kampuchea Krom and Koh Tral. He noted that Cambodia reserved the right to bring the issue of the territories to the United Nations. However meritorious he and those who have followed him might have gauged Cambodia’s case to be, no head of state has chosen to act on that reserved right in the 60 years since independence.

Năm 1954, Quốc vương Sihanouk phản đối hiệp định (Geneva) trao cho nước Việt Nam độc lập quyền kiểm soát toàn bộ phần đất Kampuchea Krom và Koh Tral từ chính quyền Pháp. Ông tuyên bố rằng Campuchia bảo lưu quyền đưa vấn đề lãnh thổ này ra trước Liên Hợp Quốc. Cho dù ông và những người theo ông đánh giá khả năng thành công của Campuchia cao bao nhiêu đi nữa, không thấy có người đứng đầu nhà nước Campuchia nào lựa chọn thực thi quyền đã được bảo lưu này trong suốt 60 năm kể từ khi độc lập.

With a number of border issues remaining unresolved, Sihanouk in 1964 proposed to the Vietnamese a map aimed at settling those issues. As part of the compromise Cambodia offered to accept the colonial Brevie Line as the maritime boundary, thus abandoning its claim to Phu Quoc. The Vietnamese issued a unilateral declaration in 1967 that accepted the map’s proposals.

Do một số vấn đề biên giới còn lại chưa được giải quyết, vào năm 1964 Sihanouk đề nghị với (Nam) Việt Nam một bản đồ nhằm giải quyết những vấn đề này. Một phần của thỏa hiệp mà Campuchia đề xuất là việc Campuchia chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc. Năm 1967, (Nam) Việt Nam đã ra tuyên bố đơn phương chấp nhận các đề xuất liên quan tới bản đồ đó.

The parties never signed a treaty confirming the earlier agreement, however, and both soon changed their minds. In 1969 Sihanouk renewed his claim on Koh Tral as did the Lon Nol administration which followed. The Vietnamese hardened their position and backed off their previous acceptance of the Brevie Line seeking more generous sea lanes around the islands.
Tuy nhiên, hai bên đã không ký một hiệp ước xác nhận thỏa thuận trước đó và cả hai đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. Vào năm 1969, Sihanouk nêu lại yêu sách của mình đối với Koh Tral và chính quyền Lon Nol sau đó cũng vậy. Trong khi đó, Việt Nam cũng có lập trường cứng rắn hơn và rút lại việc chấp nhận đường Brevie trước đây nhằm mở rộng vùng lãnh hải xung quanh các đảo.

The Khmer Rouge, whose Democratic Kampuchea* was accepted by the United Nations as the legitimate government of Cambodia, fully accepted the Brevie Line in their talks with the Vietnamese (despite an ill fated 1975 island landing), though the parties again failed to reach agreement given expanded Vietnamese demands.

Khmer Đỏ, đảng mà nhà nước Kampuchea Dân chủ của nó được Liên Hiệp Quốc công nhận là chính phủ hợp pháp của Campuchia, đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975), dù các bên một lần nữa lại thất bại trong việc đạt được thỏa thuận vì đòi hỏi lớn hơn của phía Việt Nam.

Cambodia’s PRK government affirmed Vietnamese sovereignty over the island in their 1982 and 1985 border agreements with Vietnam. Bora Touch and others in the Cambodian opposition make compelling arguments that these treaties are null and void under the terms of the 1991 Paris Peace Agreement as they were signed while Cambodia was occupied by Vietnamese military forces.

Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hòn đảo trong các hiệp định biên giới với Việt Nam vào năm 1982 và 1985. Bora Touch và những người khác trong phe đối lập Campuchia đưa ra lập luận khá thuyết phục rằng các hiệp ước này bị vô hiệu theo các điều khoản của Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 vì chúng được ký kết trong lúc Campuchia bị lực lượng quân đội Việt Nam chiếm đóng.

Interestingly, though, the Sydney attorney in 2002 and 2004 letters to King Sihanouk assures him that in the event the 1982 and 1985 agreements were nullified the 1967 Vietnamese Declaration would be determinative, thus relinquishing any Cambodian claim to Koh Tral but retaining for Cambodia greater territorial waters. This part of the legal argument understandably doesn’t get play in the CNRP blogosphere, although Bora Touch’s letter is found on CNRP’s internet homepage.

Tuy nhiên, điều thú vị là vào năm 2002 và 2004, trong thư gửi cho vua Sihanouk, vị luật sư Sydney này đảm bảo rằng trong trường hợp các thỏa thuận năm 1982 và 1985 bị vô hiệu hóa thì Tuyên bố của Việt Nam năm 1967 sẽ vẫn mang tính quyết định, qua đó chấm dứt mọi yêu sách của Campuchia đối với Koh Tral nhưng giữ lại cho Campuchia vùng lãnh hải lớn hơn. Dễ hiểu là lập luận pháp lý này không được nêu ra trên các diễn đàn blog của đảng CNRP, mặc dù thư của Bora Touch được tìm thấy trên trang chủ internet của CNRP.


Irrespective of the status of the 1982/1985 treaties, in 1999 the Cambodian representative to the Vietnam-Cambodia Joint Border Commission affirmed the state’s acceptance of the Brevie Line and Vietnamese sovereignty over Phu Quoc, a position reported to and accepted by the National Assembly. Commenting prior to the national elections last year on CNRP claims regarding the island, Prime Minister Hun Sen reiterated that position.

Dù tính pháp lý của các hiệp ước 1982/1985 là thế nào đi chăng nữa thì trong năm 1999, đại diện Campuchia trong Ủy ban Liên hợp Biên giới Việt Nam – Campuchia khẳng định sự chấp nhận của nhà nước Campuchia về đường Brevie và chủ quyền của Việt Nam tại Phú Quốc. Nội dung này đã được báo cáo và được Quốc hội Campuchia chuẩn thuận. Bình luận về yêu sách của CNRP đối với Phú Quốc trước cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái (2013), Thủ tướng Hun Sen đã tái khẳng định lập trường nói trên.


A Quixotic Legal Strategy
Political advocates of Cambodian sovereignty argue that a CNRP government should bring Vietnam to the International Court of Justice (ICJ) over the issue of Koh Tral. This position betrays a misunderstanding of what the ICJ does. In settling territorial disputes the ICJ relies on the willingness of both parties to submit to ICJ jurisdiction and accept as final its judgment. Unless Cambodia demonstrates to the Vietnamese a willingness to go beyond political rhetoric with economic sanctions or a military confrontation there is nothing that might compel Vietnam to submit to ICJ authority on a matter it deems already resolved.

Một chiến lược pháp lý ảo tưởng
Những chính trị gia ủng hộ chủ quyền của Campuchia cho rằng nếu CNRP lên nắm quyền thì họ nên đưa Việt Nam ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) về vấn đề Koh Tral. Lập trường này thể hiện rõ một sự hiểu lầm về thẩm quyền của ICJ. Khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ, ICJ dựa trên việc hai bên cùng tự nguyện chấp nhận quyền tài phán của ICJ và chấp nhận phán quyết của ICJ như là phán quyết cuối cùng. Trừ khi Campuchia chứng minh cho người Việt Nam thấy họ sẵn sàng đi xa hơn những luận điệu chính trị bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc một cuộc đối đầu quân sự, thì không có gì có thể buộc Việt Nam phải chấp thuận thẩm quyền của ICJ về một vấn đề mà họ cho là đã được giải quyết.


Were Vietnam to submit to ICJ authority it is quite likely it would prevail. There is precedent in international law (see Island of Las Palmas, Netherlands v. United States) which establishes that a claim to sovereignty based solely upon discovery (we found it) and contiguity (it’s closer to our land) even with corroborating maps can fall before a counter-claim based on long-term display of sovereignty and effective occupation, both of which Vietnam can easily document. Would Mac Cuu’s temporary recognition of Khmer authority, if it could be clearly documented (the chronicles are inconsistent) be sufficient to evidence Cambodian sovereignty? Perhaps, but it is a tough case to argue on the merits made even more difficult by the lack of documentation.

Ngay cả nếu Việt Nam chấp thuận thẩm quyền của ICJ thì nhiều khả năng là họ sẽ thắng kiện. Đã có một tiền lệ trong luật pháp quốc tế (xem Đảo Las Palmas, Hà Lan v. Hoa Kỳ) trong đó phán quyết rằng một tuyên bố chủ quyền chỉ dựa vào sự phát hiện (chúng tôi tìm thấy nó) và tiếp giáp (nó gần hơn với đất của chúng tôi) ngay cả với các bản đồ bổ chứng vẫn có thể thất bại trước một yêu sách của đối phương dựa trên việc thực thi dài hạn chủ quyền và sự chiếm hữu hiệu quả. Việt Nam có tài liệu ghi lại cả hai yếu tố này. Liệu việc Mạc Cửu tạm thời công nhận chính quyền Khmer, nếu điều này được ghi chép rõ ràng (các biên niên sử hiện không thống nhất với nhau), thì có đủ để chứng minh chủ quyền của Campuchia không? Có thể là có, nhưng đó là một ca khó tranh luận về lý lẽ và càng trở nên khó khăn hơn do thiếu tài liệu.

Bora Touch argues that Cambodia’s best hope for Koh Tral is that the United Nations determines the island falls within its provisions for decolonization described in the 1960 Declaration on the Granting of Independence of Colonial Countries and Peoples. Kem Sokha and Sam Rainsy have both posited the case of Singapore as a comparable example of this process.

Bora Touch cho rằng hy vọng lớn nhất của Campuchia về Koh Tral là Liên Hiệp Quốc quyết định hòn đảo này được điều chỉnh bởi các điều khoản về phi thực dân hóa được mô tả trong bản Tuyên bố năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và nhân dân thuộc địa. Cả Kem Sokha và Sam Rainsy đều lấy trường hợp của Singapore làm một ví dụ tương tự của quá trình này.

There seems little chance of this happening. The colonial powers subject to the 1960 Declaration were specifically identified as the European powers who emerged from World War II with overseas territories which the UN viewed as deserving the right to self-determination. Vietnam is not identified as a colonial power, Phu Quoc is not a state, and as for the right to self-determination it is unlikely the 99.5 percent Vietnamese population of Phu Quoc would opt for allegiance to Cambodia. There is some legal precedent to suggest that self-determination might not always be the highest priority in all cases of decolonization. Still, it’s hard to imagine how Cambodia’s claim, given Cambodia’s lack of substantial interest in the island and clearly ambivalent position on sovereignty, could override Vietnam’s interest in maintaining its territorial integrity, something the UN established as a critical principle in examining cases of decolonization.

Ít có cơ hội để việc này xảy ra. Các cường quốc thực dân chịu chi phối của Tuyên bố năm 1960 đã được xác định cụ thể là các cường quốc châu Âu sau Thế chiến II với những lãnh thổ hải ngoại mà Liên Hợp Quốc xem là xứng đáng có quyền tự quyết. Việt Nam không được xác định là một cường quốc thực dân, và Phú Quốc không phải là một nhà nước. Liên quan đến quyền tự quyết thì chắc chắn 99,5 phần trăm dân số người Việt Nam tại Phú Quốc sẽ không lựa chọn Campuchia dù rằng đã có một số tiền lệ pháp lý cho thấy rằng quyền tự quyết không phải luôn là ưu tiên cao nhất trong tất cả các trường hợp phi thực dân hoá. Tuy nhiên, do Campuchia từng thể hiện không quan tâm tới các lợi ích đáng kể trên đảo và có thái độ mâu thuẫn về chủ quyền, thật khó có thể tưởng tượng được yêu sách của Campuchia lại có thể thắng được mong muốn rõ ràng của Việt Nam trong việc duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của mình, điều mà Liên Hợp Quốc đã xác định là một nguyên tắc quan trọng khi xem xét các trường hợp phi thực dân hoá.

Ultimately, the quest for Koh Tral can only be viewed as quixotic. Should the matter actually reach courts of international law Cambodia can only expect an unfavorable outcome sure to intensify feelings of victimization. It is hard to see this effort as being in the best interest of the Cambodian population at large rather than a cynical effort to mobilize popular opinion against Cambodia’s eastern neighbor for purely political gain.

Rốt cuộc, sự nghiệp đấu tranh vì Koh Tral (của Campuchia) chỉ có thể được xem là ảo tưởng. Nếu vấn đề thực sự được đưa ra các tòa án pháp lý quốc tế, Campuchia chỉ có thể mong đợi một kết quả không thuận lợi, điều chắc chắn sẽ làm tăng cảm xúc là nạn nhân của người dân Campuchia. Thật khó có thể thấy đây là nỗ lực vì lợi ích tốt nhất của mọi người dân Campuchia. Thay vào đó, nó là một nỗ lực đầy vụ lợi để huy động công luận chống lại nước láng giềng phía đông của Campuchia vì các lợi ích chính trị thuần túy.

*Corrected from the original “Democratic Republic of Kampuchea”.


https://thediplomat.com/2014/06/cambodias-impossible-dream-koh-tral/


Biên dịch: Thái Khánh Phương
Hiệu đính: Thái Khánh Phong

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn