|
THIS IS HOW A
SUPERPOWER COMMITS SUICIDE
|
ĐÂY LÀ CÁCH MỘT SIÊU
CƯỜNG TỰ SÁT
|
By Richard Javad
Heydarian
The WorldPost
Opinion
November 13, 2017
|
Richard Javad
Heydarian
The WorldPost
Opinion
13/11/2017
|
|
|
MANILA, Philippines — During President Donald Trump’s
first official Asia tour, the precipitous erosion of America’s decades-long
hegemony in the region has been painfully apparent.
|
Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống
Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều
thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng một cách đau đớn.
|
This is partially the structural byproduct of the rapid
rise of China, which has openly called for a 21st century new regional order
of “Asia for Asians.” Since 2013, the Asian powerhouse has rolled out an
alluring package of development initiatives, which could potentially redraw
the economic landscape of the region and beyond. With China emerging as the
world’s economic engine, it is proactively reclaiming its historical place in
the sun.
|
Đây có phần là một sản phẩm phụ mang tính cơ cấu từ sự
trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, quốc gia đã công khai kêu gọi một trật
tự khu vực mới của thế kỷ 21 “châu Á của người châu Á”. Từ năm 2013, cường
quốc châu Á này đã đưa ra một gói các sáng kiến phát triển hấp dẫn, có tiềm
năng sẽ vẽ lại cảnh quan kinh tế của khu vực và xa hơn nữa. Khi Trung Quốc
nổi lên thành một cỗ máy kinh tế của thế giới, nước này cũng chủ động đòi lại
vị trí lịch sử của nó dưới ánh mặt trời.
|
But it is also the byproduct of the tempestuous Trump
presidency’s devastating impact on American standing in Asia. Both allies and
rivals in the region have been perturbed by Trump’s “America first,”
neo-isolationist foreign policy. His midnight tirades on Twitter, constant
attacks on the liberal international order and push to dismantle the
Trans-Pacific Partnership trade agreement have collectively left America
isolated even from some of its closest allies.
|
Nhưng đây cũng là một phụ phẩm của tác động có tính chất
phá hoại vị thế của Hoa Kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ Tổng thống đầy giông bão
của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo động bởi
chính sách đối ngoại “tân-biệt lập” (neo-isolationist), gọi là “Nước Mỹ trên
hết” của ông Trump. Hàng loạt những lời đả kích lúc nửa đêm trên mạng
Twitter, những cuộc tấn công thường trực vào trật tự tự do quốc tế và sự hấp
tấp rút khỏi hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – gộp chung
lại đã làm cho Hoa Kỳ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.
|
As an official from one of America’s key partners in the
region put it to me earlier this year: “Is this how superpowers commit
suicide?” It appears the answer is yes.
|
Hồi đầu năm nay, một quan chức từ một đối tác quan trọng
của Mỹ nói với người viết bài này: ”Liệu có phải đây là cách một siêu cường
tự sát hay không?” Câu trả lời dường như là “Phải”.
|
While America continues to maintain a significant military
edge over its closest rivals, it’s gradually losing the main battle that is
defining this century: trade and investment. Meanwhile, China is busy shaping
the world in its own image with verve and vigor. In a surreal twist of
events, a communist regime has now emerged as the unlikely guardian of
globalization and multilateral diplomacy.
|
Trong khi Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một lợi thế quân sự
đáng kể so với các đối thủ bằng vai phải lứa của mình, nước Mỹ đang dần thất
bại trong trận đánh chủ yếu xác định nên thế kỷ này: thương mại và đầu tư.
Trong khi đó, Trung Quốc đang bận rộn định hình lại thế giới theo hình ảnh
của chính họ, với sức mạnh và sự hăng hái. Trong một vòng xoáy siêu thực các
biến cố, giờ đây đã xảy ra điều tưởng là không thể: một chế độ cộng sản lại
nổi lên thành người bảo vệ công cuộc toàn cầu hóa và ngoại giao đa phương.
|
Soft power
catastrophe
Since Trump’s ascent to power, America’s standing in the
world has experienced a virtual collapse. According to the Pew Research
Center, international confidence in American leadership has declined
significantly in the past year. This has been most acutely felt in the
Asia-Pacific region, the new center of gravity in global geopolitics.
|
Thảm họa quyền lực
mềm
Từ ngày ông Trump lên nắm quyền, vị thế của Hoa Kỳ trên
thế giới đã trải qua một tiến trình sụp đổ. Theo trung tâm nghiên cứu PEW,
niềm tin quốc tế vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã giảm sút đáng kể trong năm
qua. Điều này được cảm nhận rõ ràng nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
trọng tâm địa chính trị toàn cầu.
|
Among America’s Asian allies, such as South Korea and
Japan, confidence in the American president’s ability to make the right
judgment has dropped by as much as 71 percent and 54 percent, respectively.
In Indonesia, the world’s largest Muslim nation, it dropped by 41 percent.
This is nothing short of a disaster for American soft power.
|
Trong số các đồng minh châu Á của Hoa Kỳ, chẳng hạn như
Nam Hàn và Nhật Bản, niềm tin vào khả năng của Tổng thống Mỹ trong việc đưa
ra các phán đoán đúng đắn đã bị giảm 71% và 54%. Ở Indonesia, quốc gia Hồi
giáo lớn nhất, nó đã giảm tới 41%. Đây quả là một thảm họa cho quyền lực mềm
của Mỹ.
|
Despite his tough talk, Trump struggled to secure any
major concessions during his visit to China, which refused to budge on core
economic and geopolitical areas of disagreement, particularly over North
Korea and the South China Sea. Failing to impose his will on the host nation,
Trump even ended up giving Beijing “great credit” for its ability to take
“advantage of another country for the benefit of its own citizens.” Trump
blamed his predecessors for America’s ballooning trade imbalance with China.
|
Bất chấp những lời lẽ cứng rắn, ông Trump vẫn không giành
được sự nhượng bộ quan trọng nào trong chuyến công du Trung Quốc; Bắc Kinh
vẫn không mảy may lay động trong những lĩnh vực chủ yếu về kinh tế và địa
chính trị mà hai bên có sự bất đồng, đặc biệt là về Bắc Triều Tiên và Biển
Đông. Thất bại trong nỗ lực áp đặt ý chí của mình lên nước chủ nhà, ông Trump
thậm chí còn kết thúc bằng việc trao cho Bắc Kinh “niềm tin sâu sắc” vào khả
năng của nước này trong việc “lợi dụng một quốc gia khác vì lợi ích của các
công dân của mình”. Ông Trump đã đổ cho các Chính phủ trước ông trách nhiệm
gây ra mất cân bằng thương mại đang phình lên với Trung Quốc!
|
America was visibly isolated during the Asia Pacific
Economic Cooperation (APEC) summit in Vietnam. The host country is among 11
other nations, including Japan, Australia and Singapore, who feel betrayed by
Trump’s decision to withdraw from the TPP. Smaller Southeast Asian countries
saw the trade pact as an opportunity to gain better access to the American
market, while Japan and Australia viewed it as a crucial counterweight to
China’s rising influence in the region.
|
Hoa Kỳ rõ ràng bị cô lập tại hội nghị Hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam. Nước chủ nhà là một trong 11 quốc gia,
gồm cả Nhật Bản, Australia và Singapore, cảm thấy bị phản bội bởi quyết định
của ông Trump rút ra khỏi TPP. Các nước nhỏ ở Đông Nam Á xem hiệp định thương
mại này là cơ hội để có được quyền tiếp cận tốt hơn với thị trường Hoa Kỳ,
trong khi Nhật Bản và Australia coi nó là đối trọng hết sức thiết yếu để cân
bằng ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở khu vực.
|
American allies have repackaged and renamed the trade pact
in hopes of resuscitating it. After all, many Asian governments expended
considerable political capital to accede to the original TPP agreement amid
domestic protectionist opposition. This, however, essentially leaves
Washington with zero economic initiative on the table.
|
Các đồng minh của Hoa Kỳ đã điều chỉnh và đặt tên lại cho
hiệp định thương mại này với hy vọng sẽ làm cho nó hồi sinh. Dù sao, nhiều
Chính phủ châu Á đã chi tiêu rất nhiều vốn liếng chính trị để tán thành thỏa
thuận TPP nguyên thủy, bất chấp sự phản đối của cánh bảo hộ thị trường trong
nước. Tuy vậy, sự kiện này về cơ bản lại khiến cho Washington không còn sáng
kiến kinh tế nào để đem ra bàn thảo.
|
In short, allies have shown their willingness to move past
America and actively construct a post-American world, partly to expand
regional trade as well as to keep China’s rising influence in check. I spoke
with a veteran American trade negotiator who said it seems highly unlikely
that a post-Trump America will ever agree to join a retrofitted version of
the TPP, which aims to radically alter the economic configuration of its
member states. The U.S. Congress, by law and political tradition, will likely
not agree to ratify a free trade agreement unless American negotiators have
had a pivotal and sustained role in shaping its outcome. This means allies
will have to either forego American participation in the so-called “TPP 11”
down the road or, alternatively, effectively freeze negotiations until
Washington changes its mind. That’s a lot of wasted time and strategic opportunity.
|
Nói ngắn gọn, các đồng minh đã thể hiện sự sẵn sàng vượt
qua mặt Hoa Kỳ và tích cực xây dựng một trật tự thế giới thời hậu-Hoa Kỳ
(post-America), một phần để mở rộng thương mại khu vực cũng như để giữ cho
ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc trong tầm kiểm soát. Tôi đã nói chuyện với một nhà đàm
phán thương mại lão làng của Hoa Kỳ và người này cho rằng có rất ít khả năng
nước Mỹ thời hậu ông Trump (post-Trump America) sẽ đồng ý gia nhập hiệp định
TPP với phiên bản đã được điều chỉnh nhằm thay đổi căn bản cấu hình kinh tế
của các nước thành viên. Quốc hội Hoa Kỳ, theo luật và theo truyền thống
chính trị, sẽ không bao giờ đồng ý phê chuẩn một hiệp định thương mại mà các
nhà đàm phán Hoa Kỳ không giữ vai trò có tính chất bước ngoặt và liên tục
trong việc hình thành hiệp định ấy. Điều đó có nghĩa là, các đồng minh hoặc
sẽ phải quên đi sự tham gia của Hoa Kỳ vào cái gọi là “TPP 11” hoặc đóng băng
tất cả các cuộc đàm phán cho đến khi Washington thay đổi quyết định. Thật là
phí phạm thời gian và cơ hội chiến lược.
|
Pax Sinica
In contrast, Chinese President Xi Jinping, speaking at
APEC, described globalization as an “irreversible historical trend.” He
promoted a “multilateral trading regime and practice” to allow “developing
members to benefit more from international trade and investment.” The
statements echoed Xi’s high-profile speech at the World Economic Forum in
Davos earlier this year, where he effectively presented China as the vanguard
of the global economic order.
|
Nền hòa bình Trung
Quốc (Pax Sinica)
Trái ngược với Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
trong bài phát biểu tại APEC đã miêu tả toàn cầu hóa như “một xu thế lịch sử
không thể đảo ngược”. Ông ta khuyến khích một “cơ chế và thực tiễn thương mại
đa phương” nhằm giúp cho “các thành viên đang phát triển hưởng lợi nhiều hơn
từ thương mại và đầu tư quốc tế”. Những lời phát biểu này là tiếng vọng của
bài diễn văn nổi tiếng mà ông Tập đọc tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos,
Thụy Sĩ hồi đầu năm nay, trong đó ông chính thức đề cao Trung Quốc như là
người đi tiên phong của trật tự kinh tế toàn cầu.
|
Back then, Xi assailed those who were “blaming economic
globalization for the world’s problems.” The Chinese leader endorsed
globalization as a “big ocean that you cannot escape from,” while criticizing
protectionism as “locking oneself in a dark room.”
|
Hồi đó, ông Tập phê phán tất cả những ai “đổ trách nhiệm
cho toàn cầu hóa kinh tế về những vấn đề của thế giới”. Nhà lãnh đạo Trung
Quốc còn coi toàn cầu hóa là “một đại dương lớn mà bạn không thể thoát ra
khỏi được”, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ như là “tự soi gương trong
phòng tối”.
|
Those were not just empty words. China has forged ahead,
winning over the region and the world with an all-consuming sense of purpose.
Xi has helped established the Beijing-based Asian Infrastructure Investment
Bank and the Shanghai-based New Development Bank as alternatives to the U.S.-dominated
World Bank and International Monetary Fund, as well as the Japan-dominated
Asian Development Bank.
|
Đây không phải là những từ ngữ rỗng tuếch. Trung Quốc đang
tiến về phía trước, lôi kéo về phía mình cả khu vực và thế giới với một ý
thức sâu sắc về mục tiêu. Ông Tập đã giúp thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng
châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh và Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) đặt
trụ sở tại Thượng Hải như là những định chế thay thế cho Ngân hàng Thế giới
(WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) do Mỹ cầm trịch, lẫn Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) do Nhật Bản điều hành.
|
With the TPP in the doldrums, the Asia-Pacific region is
placing a bet on the China-backed Regional Comprehensive Economic Partnership
agreement. The RCEP is seen as a more inclusive and flexible alternative; it
places less stringent demands on its prospective member states and primarily
focuses on reducing trade barriers among major economic blocs in the region.
|
Với hiệp định TPP trong trạng thái đình trệ, khu vực châu
Á-Thái Bình Dương đang đặt cược vào hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu
vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) do Trung Quốc hậu
thuẫn. Hiệp định RCEP được cho là một sự thay thế linh hoạt hơn, bao trùm
hơn, không đặt ra nhiều yêu cầu gay gắt cho các nước thành viên tương lai mà
tập trung chủ yếu vào việc giảm các rào cản thương mại giữa các nền kinh tế
chủ chốt trong khu vực.
|
To be fair, the fate of China-led economic initiatives, as
well as that of RCEP, is far from assured. China’s record of investment
across the region has, so far, been mixed at best. Moreover, the promotion of
its autocratic model of development, coupled with its increasingly overt
interference in the affairs of neighboring states, could threaten fledgling
democracies in the region — not to mention China’s direct challenge to
international law and regional security via aggressive occupation of disputed
territories in the South China Sea, the world’s most important sea line of
communication. Clearly, Beijing seeks to buy the acquiescence of its smaller
neighbors through strategic deployment of its financial largesse.
|
Nói cho công bằng, còn lâu mới khẳng định được số phận của
những sáng kiến kinh tế do Trung Quốc dẫn dắt, cũng như số phận của hiệp định
RCEP. Cho đến nay, hồ sơ của Trung Quốc về đầu tư khắp khu vực gây ra những
kết quả lẫn lộn. Hơn thế nữa, công cuộc quảng bá một mô hình chuyên chế về
phát triển, cộng với sự can thiệp ngày càng trắng trợn vào công việc của các
quốc gia láng giềng, có thể đe dọa các nền dân chủ mới đâm chồi nẩy lộc trong
khu vực – chưa kể tới việc Trung Quốc trực tiếp thách thức luật pháp quốc tế
và an ninh khu vực bằng hành động hung hăng chiếm đóng các vùng lãnh thổ
tranh chấp trên Biển Đông, tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của thế giới.
Rõ ràng, Bắc Kinh tìm cách mua chuộc sự phục tùng của các nước láng giềng nhỏ
hơn thông qua việc phân bổ mang tính chiến lược các khoản hỗ trợ tài chính.
|
Yet, absent any tangible economic alternatives from
America and its allies, a growing number of regional states will have no
choice but to accept Beijing’s economic offensive. What is at stake isn’t
only American hegemony but also the autonomy of smaller states as well as the
survival of a rules-based order in Asia.
|
Nhưng, do Hoa Kỳ và các đồng minh không đưa ra được một
phương án kinh tế cụ thể để thay thế, ngày càng nhiều Chính phủ trong khu vực
sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cuộc tấn công kinh tế
của Bắc Kinh. Không chỉ quyền bá chủ của Mỹ mà cả quyền tự chủ của các nước
nhỏ hơn cũng như sự sống còn của một trật tự dựa trên luật pháp ở châu Á đang
rơi vào tình thế đầy may rủi!
|
|
Translated by Phạm Quang Hòa
|
|
|
|
|
|
|
Richard Javad
Heydarian is an author focused on Asian geopolitics. He previously taught
political science at De La Salle University and Ateneo De Manila University
and served as a policy advisor at the Philippine House of Representatives.
|
Richard Javad
Heydarian là một tác giả tập chuyên
viết về lĩnh vực địa chính trị châu Á. Trước đây
ông từng dạy khoa học chính trị tại Đại học De La Salle và đại học Ateneo de
manila và làm cố vấn chính sách tại Hạ viện Philippines.
|
|
|
https://www.washingtonpost.com/news/theworldpost/wp/2017/11/13/trump-china/?utm_term=.1b5f11ad84ee
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn