MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 4, 2017

THE METAMORPHOSIS OF ANDREI SAKHAROV SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA ANDREI SAKHAROV



THE METAMORPHOSIS OF ANDREI SAKHAROV

SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA ANDREI SAKHAROV

The inventor of the Soviet hydrogen bomb became an advocate of peace and human rights.
What led him to his fateful decision?

Nhà phát minh bom hydro của Liên Xô trở thành một nhà hoạt động vì hòa bình và nhân quyền. Điều gì đưa ông đến quyết định thay đổi số phận?

by Gennady Gorelik
March 1999
Gennady Gorelik
Tháng 3-1999

The cloud turned gray, quickly separated from the ground and swirled upward, shimmering with gleams of orange.... The shock wave blasted my ears and struck a sharp blow to my entire body; then there was a prolonged, ominous rumble that slowly died away after thirty seconds or so .... The cloud, which now filled half the sky, turned a sinister blue-black color.”
It was August 12, 1953, and Andrei Dmitrievich Sakharov had just become father of the Soviet hydrogen bomb.

Đám mây trở nên màu xám, nhanh chóng tách khỏi mặt đất và xoáy lên, lấp lánh ánh sáng màu cam.... Sóng xung kích làm nổ tung tai tôi và đánh mạnh vào toàn thân tôi; sau đó có một tiếng rung lên kéo dài, đáng sợ mà từ từ tắt sau ba mươi giây hoặc hơn .... Đám mây, mà bây giờ chiếm lấy một nửa bầu trời, biến một màu xanh-đen nham hiểm. "
Đó là ngày 12 tháng 8 năm 1953, và Andrei Dmitrievich Sakharov đã trở thành cha đẻ của của bom hydro Liên Xô.




Along with a few officials, he donned a dustproof jumpsuit and drove into the blast range. The car stopped beside an eagle that was trying to get off the
ground; its wings had been badly burned. “I have been told that thousands of birds are destroyed during every test,” Sakharov was later to write in his memoirs. “They take wing at the flash, but then fall to earth, burned and blinded.”

Cùng với một số quan chức, ông đã mặc một chiếc áo khoác chống bụi phóng xạ và lái xe vào khu vực thử vụ nổ. Chiếc xe dừng lại bên cạnh một con đại bàng đang cố gắng bay khỏi mặt đất; Đôi cánh của nó đã bị đốt cháy nặng. "Tôi đã được cho biết rằng hàng ngàn con chim bị tiêu diệt trong mỗi lần thử nghiệm," sau này Sakharov đã viết trong hồi ký của mình như thế. "Chúng vỗ cách cánh bay khi có ánh chớp, nhưng rồi lại rơi xuống đất, bị cháy và bị mù."

The innocent victims of nuclear testing were to become a deepening concern, and ultimately an obsession, for this extraordinary man. While he continued to design ever more efficient bombs, he also agonized over how many human lives the fallout from each blast would cost. Sakharov’s many fruitless attempts to stop unnecessary tests at last led to his realizing how little control he had over the weapons he had created.
.

Những nạn nhân vô tội của thử nghiệm hạt nhân đã trở thành một mối quan tâm ngày càng sâu sắc, và cuối cùng là một nỗi ám ảnh, đối với người đàn ông phi thường này. Trong khi ông tiếp tục thiết kế những quả bom mạnh mẽ hơn, ông cũng đau đớn vì biết bao sinh mệnh con người sẽ mất đi do bụi phóng xạ sau mỗi vụ nổ. Những nỗ lực không thành công của Sakharov trong việc ngăn chặn các cuộc thử nghiệm không cần thiết cuối cùng đã dẫn đến việc ông nhận ra rằng ông chẳng kiểm soát được bao nhiêu những vũ khí mà ông đã tạo ra.

Numerous tales have been invented to account for Sakharov’s transformation to an advocate for human rights
Nhiều câu chuyện đã được tạo dựng để giải thích cho sự chuyển biến của Sakharov thành một người ủng hộ nhân quyền.

After his death in 1989, the Russian state archives released many secret documents relating to his life and work, which are now to be found in the Sakharov Archives in Moscow. These papers, as well as Sakharov’s own writings, show that his metamorphosis derived directly from his involvement in the weapons project. For years, Sakharov genuinely believed that nuclear—and thermonuclear—weapons were vital to maintaining military parity with and preventing aggression by the U.S.

Sau khi ông mất vào năm 1989, hồ sơ lưu trữ của nhà nước Nga  tiết lộ nhiều văn bản bí mật về cuộc đời và công việc của ông, mà bây giờ có thể tìm thấy trong Hồ sơ Sakharov ở Moscova. Nhng tư liệu này, cũng như những bài viết của chính Sakharov, đã cho thấy rằng những biến chuyển của ông liên quan trực tiếp đến việc tham gia vào dự án phát triển vũ khí. Trong nhiều năm, Sakharov đã chân thành tin rằng, chính các vũ khí hạt nhân và - nhiệt hạch - có vai trò quyết định trong việc duy trì thế cân bằng quân sự và ngặn chặn sự bành trướng của Hoa Kỳ.



His transformation came not from a newfound morality but from his rather old-fashioned one, coupled with his accumulating experience with weapons and in the politics of weaponry.

Sự thay đổi của ông không xuất phát một đạo đức mới, mà từ một luân lý đã cũ kết hợp với những trải nghiệm về vũ khí và nền chính trị dựa vào vũ khí mà ông đã tích lũy được.

A Sugary Layered Roll

Chiếc bánh bọc đường
Sakharov was born in 1921 to a family of Moscow intelligentsia. His father was a teacher of physics and a writer of popular science books, as well as a humane and forthright man. After graduating from high school, Andrei enrolled in Moscow University in 1938.

Andrei Sakharov sinh năm 1921 trong một gia đình trí thức Moscova. Cha ông là một giáo viên vật lý và cũng là tác giả các sách phổ biến khoa học. một người nhân văn và cương trực. Sau khi tốt nghiệp trung học, Andrei vào học Đại học Moscova năm 1938.
When war broke out with Germany, his weak heart prevented him from being drafted. Graduating with honors in 1942, he refused to go on to higher studies: he wanted to contribute to the war effort. Accordingly, he became an engineer in a military ammunition plant in Ulyanovsk, where he invented a magnetic device to test the cores of the bullets that were being manufactured.

Khi chiến tranh với Đức nổ ra, vì yếu tim nên ông không thể gia nhập quân đội. Tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc năm 1942, Sakharov đã từ chối học lên cao hơn: ông muốn đóng góp sức mình cho cuộc chiến. Và Sakharov đã trở thành một kỹ sư trong nhà máy đạn dược ở Ulyanovsk, nơi ông sáng chế một thiết bị từ trường dùng để thử nghiệm các lõi đạn đang được sản xuất.


At the factory he met Klavdia Vikhireva, whom he married at the age of 22. In those years he also dreamed up and solved some small problems in physics, which found their way through his father to Igor Tamm, the leading theoretical physicist at the P. N. Lebedev Physical Institute in Moscow. In early 1945 Sakharov was officially invited to Moscow to conduct graduate studies under Tamm’s supervision.

Tại nhà máy này, ông đã gặp Klavdia Vikhireva và cưới bà năm 22 tuổi. Những năm này ông ôm ấp và đã giải quyết một số vấn đề vật lý nhỏ mà, thông qua cha ông, đã mở đường cho ông đến với Igor Tamm, nhà vật lý lý thuyết hàng đầu tại Viện Vật lý P. N. LebedevMoscova. Đầu năm 1945, Sakharov được chính thức mời đến Moscow để nghiên cứu sau đại học dưới sự hướng dẫn của Igor Tamm.

 Igor Tamm
One morning in August he saw in a newspaper that an atomic bomb had exploded over Hiroshima. He realized that “my fate and the fate of many others, perhaps of the entire world, had changed overnight.”

Một buổi sáng tháng Tám, ông đọc báo biết rằng một quả bom nguyên tử đã nổ tung bên trên thành phố Hiroshima. Ông nhận ra rằng "số phận của tôi và số phận của nhiều người khác, có lẽ của cả thế giới, đã thay đổi qua một đêm."

Sakharov was clearly very able as a scientist and soon came up with a theory of sound propagation in a bubbly liquid, of importance in detecting submarines with sonar. He also calculated how fusion, the merging of two nuclei into one, might be catalyzed by a light, electronlike particle known as a muon. (Atoms that contain muons in place of electrons are much smaller and therefore would require less compression to be fused.) An atomic bomb involves the fission of a heavy nucleus such as uranium 235 into two roughly equal parts, accompanied by the release of energy.

Sakharov rõ ràng là rất có khả năng lực nghiên cứu khoa học và sớm đưa ra một lý thuyết về truyền âm thanh trong một chất lỏng bọt khí, có tầm quan trọng trong việc phát hiện tàu ngầm bằng sonar. Ông cũng tính toán cách kết hợp của hai hạt nhân thành một, có thể được xúc tác bởi một hạt giống như điện tử, nhẹ, có tên gọi là muon. (Các nguyên tử có chứa hạt muon thay electron thì nhỏ hơn nhiều và do đó sẽ cần ít sức nén hơn để hợp nhất chúng.) Một quả bom nguyên tử đòi hỏi sự phân hạch của một hạt nhân nặng chẳng như urani 235 thành hai phần tương đối bằng nhau, kèm theo việc giải phóng năng lượng.



Exhilarated by pure physics, he twice declined invitations from senior officials to join the Soviet atomic project. But one day in 1948 Tamm announced that he and some selected associates, including Sakharov, had been assigned to investigate the possibility of a hydrogen bomb. This kind of bomb is based on the fusion of light nuclei, most commonly the two forms of hydrogen called deuterium and tritium, emitting greater amounts of energy than a fission bomb does.

Say mê vật lý lý thuyết, Sakharov đã hai lần từ chối lời mời tham gia chương trình vũ khí nguyên tử của Liên Xô. Nhưng một ngày vào năm 1948, Igor Tamm thông báo rằng ông và một số cộng sự được chọn, trong đó có Sakharov, sẽ lãnh nhiệm vụ nghiên cứu khả năng làm bom hydro. Loại bom này dựa trên sự kết hợp nhiệt hạch các hạt nhân nhẹ, mà phổ biến là hai đồng vị của hydro, deuterium và tritium, giải phóng một năng lượng lớn hơn rất nhiều so với bom phân hạch hạt nhân.

Yakov Zel'dovich

Yakov Zel’dovich, a brilliant physicist who headed theoretical research for the nuclear weapons program, handed Tamm a tentative design for the hydrogen bomb. Fusion requires two positively charged nuclei to be brought close enough, despite their mutual repulsion, to touch; such conditions can arise only from the tremendous energy generated by a preceding fission reaction. The idea was to use fission to ignite fusion—otherwise known as a thermonuclear reaction—at one end of a tube of deuterium and somehow make the fusion propagate through the tube. This plan for a “superbomb,” devised by American scientists, was given to Soviet intelligence authorities, most likely by physicist and spy Klaus Fuchs in 1945.

Yakov Zel'dovich, nhà vật lý xuất sắc dẫn đầu nhóm nghiên cứu lý thuyết của chương trình vũ khí hạt nhân đã trao cho Tamm một bản thiết kế thử của quả bom hydro. Tổng hợp nhiệt hạch đòi hỏi hai hạt nhân điện tích dương được đưa vào đủ gần để tiếp xúc nhau bất chấp chúng đẩy nhau. Trạng thái này chỉ có thể đạt được khi có một năng lượng đủ lớn được tạo ra bởi một phản ứng phân hạch trước đó. Đây chính là ý tưởng dùng phân hạch để khởi phát tổng hợp hạt nhân  - hay còn gọi cách khác là phản ứng nhiệt hạch - ở một đầu ống deuterium và bằng cách nào đó lan truyền tổng hợp hạt nhân trong toàn bộ ống. Thiết kế làm “siêu bomb” này được các nhà khoa học Mỹ nghĩ ra, nhưng có lẽ được nhà vật lý đồng thời là gián điệp Klaus Fuchs trao cho tình báo Liên Xô năm 1945.

Klaus Fuchs

Sakharov turned out to be exceedingly adept at the combination of theoretical physics and engineering that was required in making a hydrogen bomb. Despite his junior status, he soon proposed a radically different design, called the sloika, or “layered roll”: a spherical configuration with an atom bomb in the center, surrounded by shells of deuterium alternating with heavy elements such as natural uranium. The electrons released by the initial atomic explosion generated tremendous pressure within the uranium shell, forcing the fusion of deuterium. The Soviets called the process “sakharization”—literally, “sugaring” (the Russian sakhar translates to “sugar”). The fusion in turn released neutrons that enabled the fission of uranium.

Sakharov hóa ra cực kỳ thông thạo về kết hợp vật lý lý thuyết và kỹ thuật, hai thứ cần có trong việc chế tạo bomb. Bất chấp địa vị cấp dưới của mình, chẳng mấy chốc ông đệ trình một thiết kế hoàn toàn khác, gọi là sloika, hay bánh nhiều lớp: một cấu trúc hình cầu với một quả bom nguyên tử ở trung tâm, được bao bọc xung quanh bởi các vỏ deuterium xen kẽ với các nguyên tố nặng, chẳng hạn như urani tự nhiên. Các điện tử được giải phóng từ vụ nổ nguyên tử đầu tiên nó sẽ tạo ra áp suất và nhiệt độ cực kỳ cao bên trong lớp vỏ uranium cưỡng bức phản ứng nhiệt hạch của deuterium. Người Liên Xô đã gọi quá trình này là "sakhar-hóa" (nghĩa đen là đường hóa) - từ này theo đúng nghĩa đen là "sự bọc đường" (từ sakhar trong tiếng Nga nghĩa là "đường"). Phản ứng nhiệt hạch, tới lượt nó, sẽ giải phóng các neutron, tạo điều kiện cho phản ứng phân hạch uranium tiếp tục xảy ra.

The concept, enhanced by an idea from Vitaly Ginzburg—that lithium deuteride replace deuterium as a fuel—allowed the Soviet program to catch up with the American one. It was not until 1950 that American scientists realized that their superbomb design was a dud.

Mô hình này, được Vitaly Ginzburg bổ sung với ý tưởng dùng hợp chất lithium deuteride thay cho deuterium làm nhiên liệu, đã giúp chương trình hạt nhân Liên Xô đuổi kịp Mỹ. Mãi đến năm 1950, các nhà khoa học Mỹ mới nhận ra rằng thiết kế siêu bom của họ chỉ đồ giẻ rách.

But Stanislaw Ulam and Edward Teller of Los Alamos National Laboratory in New Mexico soon invented another design, and the thermonuclear arms race had taken off.

Nhưng Stanislaw Ulam và Edward Teller tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico đã sớm phát minh ra một thiết kế khác, và cuộc chạy đua vũ trang nhiệt hạch đã cất cánh.


Although Sakharov was fascinated with the physics of fusion, his zeal in pursuing the bomb derived also from patriotism. He believed in concepts such as “strategic parity” and “nuclear deterrence,” which suggested that nuclear war was impossible.
Mặc dù Sakharov rất thích thú với vật lý nhiệt hạch nhưng nhiệt tình chế tạo bom của ông cũng xuất phát từ lòng yêu nước. Ông tin tưởng các khái niệm như "cân bằng chiến lược" hay "ngăn chặn bằng hạt nhân" cho thấy chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra.

His emotional investment in the project was immense: “The monstrous destructive force, the scale of our enterprise and the price paid for it by our poor, hungry, war-torn country ... all these things inflamed our sense of drama and inspired us to make a maximum effort so that the sacrifices—which we accepted as inevitable—would not be in vain.
We were possessed by a true war psychology.” Yet when Sakharov received an invitation to join the Communist Party, he refused because of its past crimes. He had no choice, however, when in March 1950 he and Tamm were assigned exclusively to bomb work at a secret city where weapons designers lived and worked. Sakharov learned that this military facility had been built by prison labor in the old monastery town of Sarov, situated about 500 kilometers from Moscow. The entire city was surrounded by rows of barbed wire and erased from all maps. It was known to insiders by various code names, at the time Arzamas-16.

Sự đầu tư tình cảm của ông vào dự án là rất lớn: "Sức tàn phá khủng khiếp, quy mô doanh nghiệp của chúng tôi và mức giá phải trả đối với đất nước nghèo, đói, bị chiến tranh tàn phá của chúng tôi... tất cả những điều này nung nóng cảm giác của chúng tôi, cổ vũ chúng tôi nỗ lực hết mình để những hy sinh - mà chúng tôi chấp nhận là không thể tránh khỏi - sẽ không vô ích.
Chúng tôi bị ám ảnh bởi một tâm lý chiến tranh thực sự." Tuy nhiên, khi Sakharov nhận được lời mời gia nhập Đảng Cộng sản, ông đã từ chối vì các tội ác của nó trong quá khứ. Dù vậy, ông không có sự lựa chọn nào khác khi vào tháng 3 năm 1950, Sakharov và Tamm được giao nhiệm vụ chuyên tâm chế tạo bom ở một thành phố bí mật, nơi các chuyên gia thiết kế vũ khí sống và làm việc. Sakharov đã biết được rằng, cơ sở quân sự này được xây dựng bởi sức  lao động của tù nhân trong thị trấn tu viện cổ Sarov, cách Moscova 500km. Toàn bộ thành phố được bao quanh bởi nhiều hàng rào dây thép gai và bị xóa tên trên tất cả các bản đồ. Chỉ những người bên trong mới biết các tên mật mã của nó, mà vào thời giani ấy là Arzamas-16.




In a Secret City
Zel’dovich was already at Arzamas-16. The physicists spent much of the day ironing out details of bomb design. Nevertheless, Sakharov found time to conceive an idea for confining a plasma, gas so hot that electrons have been stripped from the atoms, leaving bare nuclei. The plasma would destroy any material walls but could be confined and even induced to fuse by means of magnetic fields. This principle, the basis of the tokamak reactor, is still the most promising design for producing energy from sustained fusion.

Ở Thành phố Bí mật
Zel'dovich cũng đã có mặt ở Arzamas-16. Các nhà vật lý đã dành phần lớn thời gian trong ngày để chỉnh sửa các chi tiết của thiết kế bom. Tuy nhiên, Sakharov cũng vẫn tìm ra thời gian để nghĩ ra một ý tưởng rất hay về sự giam cầm plasma, khí này nóng tới mức các electron được tách ra khỏi nguyên tử, để lại hạt nhân trơ trụi. Plasma này sẽ tiêu hủy bất kỳ thành vỏ làm bằng vật liệu gì, nhưng nó thể bị bắtthậm chí bị kích thích để hợp nhất bởi từ trường. Nguyên tắc này, cơ sở của lò phản ứng tokamak, vẫn là thiết kế hứa hẹn nhất để sản xuất năng lượng từ phản ứng nhiệt hạch có điều khiển



(“Tokamak” is derived from the Russian phrase for a doughnut-shaped chamber with a magnetic coil.)
("Tokamak" bắt nguồn từ cụm từ Nga chỉ một buồng hình bánh doughnut có cuộn từ).

In November 1952 the U.S. had detonated a thermonuclear device. And by August 1953 Soviet scientists were ready to test the sloika. At the last minute, however, Viktor Gavrilov, a physicist trained as a meteorologist, pointed out that the radioactive fallout from the explosion would spread far beyond the test site and affect neighboring populations. Somehow no one had thought of this problem. Using an American manual on the effects of test explosions, the physicists quickly worked out the fallout pattern and realized that thousands of people would have to be moved. The recommendation was followed (although, as one official informed an anxious Sakharov, such maneuvers typically cause 20 or 30 deaths).

Tháng 11 năm 1952, Hoa Kỳ đã cho nổ một thiết bị nhiệt hạch. Nhưng mãi đến tháng 8 năm 1953, các nhà khoa học Xô Viết mới sẵn sàng để thử nghiệm sloika. Tuy nhiên, vào phút chót, Viktor Gavrilov, một nhà vật lý học được đào tạo làm nhà khí tượng học, đã chỉ ra rằng bụi phóng xạ từ vụ nổ sẽ lan rộng ra khỏi vùng thử nghiệm và ảnh hưởng đến các quần thể lân cận. Chẳng hiểu sao, không ai nghĩ đến vấn đề này. Sử dụng một tài liệu hướng dẫn của Mỹ về ảnh hưởng của các vụ nổ thủ nghiệm, các nhà vật lý đã nhanh chóng tìm ra mô hình bụi phóng xạ và nhận ra rằng hàng ngàn người sẽ phải di chuyển. Khuyến nghị đã được theo tuân thủ (mặc dù, như một viên chức đã thông báo cho Sakharov đang lo lắng, những diễn tập như vậy thường gây ra 20-30 tử vong).

The sloika was successfully tested, yielding an energy about 20 times that of the Hiroshima bomb. In a few months Sakharov was elected a member of the Soviet Academy of Sciences—at 32 its youngest physicist ever. He also received the Stalin Prize and was decorated with the title Hero of Socialist Labor. The Soviet leadership had great hopes for Sakharov: not only was he brilliant, he was also non-Jewish (unlike Zel’dovich and Ginzburg) and politically clean (unlike Tamm).
The sloika was, however, limited in scope—its yield could not be increased indefinitely—and soon Sakharov and Zel’dovich came up with a new design.

Sloika đã được thử nghiệm thành công, nó sinh ra năng lượng gấp 20 lần quả bom Hiroshima. Một vài tháng sau Sakharov được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô - khi ấy ông mới 32 tuổi, là nhà vật lý trẻ nhất Viện. Ông cũng được nhận giải thưởng Stalin và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa. Lãnh đạo Xô Viết đã đặt hy vọng lớn vào Sakharov - không chỉ vì ông tài năng mà còn vì ông không phải là người Do Thái (khác với Zel'dovich và Ginzburg) và sạch sẽ về chính trị (không như Tamm).
Tuy nhiên, sloika bị giới hạn về quy mô - công suất của nó không thể tăng lên vô hạn - và chẳng mấy chốc Sakharov và Zel'dovich đã nghĩ ra một thiết kế mới.



The idea was to use the radiation (photons) generated by an initial atomic explosion to compress a tube, thereby igniting fusion within it. The design, similar to the Ulam-Teller one, had potentially unlimited yield because the length of the tube could be increased as required.

Ý tưởng là sử dụng bức xạ (photon) được tạo ra bởi một vụ nổ nguyên tử ban đầu để nén một ống, bằng cách đó châm ngòi cho phản ứng nhiệt hạch bên trong nó. Thiết kế này, tương tự như của Ulam-Teller, có công suất không giới hạn bởi vì chiều dài của ống có thể tăng lên tùy ý.
Life at Arzamas-16 was unusual in more than one way. The researchers discussed politics quite freely. Moreover, they had access to Western journals, including the Bulletin of the Atomic Scientists, which concerned itself mainly with the social dimensions of nuclear energy and demonstrated how scientists on the other side of the Iron Curtain sought to influence public affairs. One inspiring figure was Leo Szilard, who had discovered the “chain reaction” that makes atomic bombs possible but who turned into a vocal critic of nuclear weapons. Sakharov was also aware of the political writings of Albert Einstein, Niels Bohr and Albert Schweitzer, who doubtless influenced him as well.

Cuộc sống ở Arzamas-16 khác thường về nhiều phương diện. Các nhà nghiên cứu được tiếp cận với các tạp chí phương Tây, trong đó có cả Bản tin dành cho các Nhà khoa học Nguyên tử, mà quan tâm chủ yếu tới bình diện xã hội của năng lượng nguyên tử và cho thấy cách các nhà khoa học ở bên khia bức màn sắt tìm cách ảnh hưởng công chúng như thế nào. Một nhân vật gây càm hứng cho mọi người là Leo Szilard, người khám phá ra “phản ứng dây chuyền” giúp hiện thực hóa việc chế bom nguyên tử, đã chuyển sang vận động chống vũ khí hạt nhân. Sakharov cũng có ý thức về các bài viết chính trị của Albert Einstein, Niels Bohr và Albert Schweitzer, rõ ràng là những người này cũng ảnh hưởng đến ông.

A memo written by the administrative director of Arzamas-16 in 1955 noted that although Sakharov was an able scientist, he had substantial defects in the realm of politics. He had, for instance, declined an offer to be elected to the Council of People’s Deputies, a legislative body at Arzamas. The “defects” were to get worse.

Một hồi ức được viết năm 1955 bởi giám đốc điều hành Arzamas-16 đã lưu ý rằng: mặc dù Sakharov là một nhà khoa học có tài nhưng ông có thiếu sót lớn trong lĩnh vực chính trị. Chẳng hạn như ông đã khước từ đề cử làm đại biểu Hội đồng Nhân dân, một thực thể lập pháp ở Arzamas. Những "thiếu sót" này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

In November 1955 the Soviets tested the unlimited hydrogen bomb. This time the shock wave from the blast collapsed a distant trench, killing a soldier, and crumbled a building, killing a toddler. These events weighed heavily on Sakharov. When asked to propose a toast at the celebratory banquet that night, he announced, “May all our devices explode as successfully as today’s, but always over test sites and never over cities.” Marshal Mitrofan Nedelin replied with an obscene joke, whose point was that scientists should just make the bombs and let military men decide where they should explode. It was designed to put Sakharov in his place.

Tháng 11 năm 1955, Liên Xô thử nghiệm quả bom hydro không giới hạn. Lần này, sóng xung kích từ vụ nổ đã làm đổ một đường hào ở xa, làm chết một người lính, thổi bay một tòa nhà và giết chết một đứa trẻ mới chập chững biết đi. Khi được đề nghị nâng cốc tại bữa tiệc ăn mừng đêm đó, ông tuyên bố: "Hãy để tất cả các thiết bị của chúng ta nổ thành công như hôm nay, nhưng luôn luôn trên các khu vực thử nghiệm chứ không bao giờ ở trên các thành phố."Nguyên soái Mitrofan Nedelin trả lời bằng một câu nói đùa tục tĩu, rằng các nhà khoa học chỉ nên làm ra bom và để cho những người làm quân sự quyết định nơi cho nổ. Nó được đưa ra để đặt Sakharov v lại vị trí của mình.

As variations of the basic thermonuclear devices continued to be tested, Sakharov became increasingly concerned about the unidentifiable victims of each blast. He taught himself enough genetics to calculate how many persons worldwide would be affected by cancers and other mutations as a result of nuclear testing.

Khi các biến thể của các thiết bị nhiệt hạch cơ bản tiếp tục được thủ nghiệm, Sakharov ngày càng trở nên quan tâm đến các nạn nhân không xác định được của mỗi vụ nổ. Ông đã tự học di truyền học đủ để tính toán có bao nhiêu người trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi các bệnh ung thư và các đột biến khác do thử nghiệm hạt nhân.
In 1957 the U.S. press reported the development of a “clean bomb,” a fusion bomb that used almost no fissionable material and seemingly produced no radioactive fallout. Sakharov found, however, on the basis of available biological data that a one-megaton (equivalent to a million tons of TNT) clean bomb would result in 6,600 deaths worldwide over a period of 8,000 years because of the proliferation of radioactive carbon 14 (produced when neutrons from the explosion interacted with atmospheric nitrogen). He published his results in 1958 in the Soviet journal Atomic Energy, concluding that the atmospheric testing of any hydrogen bomb—“clean” or not—is harmful to humans.

Năm 1957, báo chí Hoa Kỳ thông báo về sự phát triển một loại "bom sạch", một loại bom nhiệt hạch hầu như không sử dụng vật liệu phân hạch và dường như không tạo ra bụi phóng xạ. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu sinh học có sẵn, Sakharov đã phát hiện rằng, một quả bom sạch loại 1 megaton (tương đương 1 triệu tấn TNT) có thể gây ra 6600 tử vong trên toàn thế giới trong thời gian 8000 năm vì sự sinh ra đồng vị phóng xạ carbon 14 (được tạo ra khi neutron từ vụ nổ tương tác với nitơ khí quyển). Ông đã công bố kết quả này năm 1958 trên tạp chí Năng lượng Nguyên tử của Liên Xô và kết luận rằng bất cứ sự thử nghiệm bom hydro nào trong khí quyển - cho dù đó đó là bom "sạch" hay không - thì đều có hại cho loài người.

The Chips Fly
Soviet premier Nikita S. Khrushchev himself endorsed the publication of this article. It suited his purposes: in March of 1958 he had suddenly announced a unilateral cessation of nuclear tests. Sakharov was not, however, playing political games. His figures revealed, as he saw it, that “to the suffering and death already existing in the world there would be added hundreds of thousands of additional victims, including people living in neutral countries as well as in future generations.” He was also troubled that “this crime is committed with complete impunity, since it is impossible to prove that a particular death was caused by radiation.”

Chống thử nghiệm
Chính Nikita S. Khrushchev, người đứng đầu Liên Xô khi ấy cũng đã tán thành xuất bản bài báo này. Vào tháng 3 năm 1958, Khrushchev đã đột nhiên tuyên bố đơn phương ngừng các vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, Sakharov đã không tham gia vào các trò chơi chính trị. Số liệu của ông, như ông nhận định, cho thấy rằng "bổ sung vào khổ đau và chết chóc đã hiện diện trên thế giới này scòn có thêm hàng trăm ngàn nạn nhân nữa, bao gồm những người sống ở những nước trung lập cũng như những thế hệ tương lai. Ông cũng khổ tâm rằng: “tội ác này lại không thể bị trừng phạt, bởi vì không thể chứng minh được rằng, một cái chết nào đó được gây ra bởi bức xạ hạt nhân".



In the same year Teller published a book, Our Nuclear Future, laying out the majority view of both American and Soviet hydrogen-bomb experts—who did not share Sakharov’s concern. Teller estimated the radiation dose from testing as roughly 100th of that from other sources (such as cosmic rays and medical x-ray examinations). He also noted that radiation from testing reduced life expectancy by about two days, whereas a pack of cigarettes a day or a sedentary job reduced it by 1,000 times more. “It has been claimed,” he concluded, “that it is wrong to endanger any human life. Is it not more realistic and in fact more in keeping with the ideals of humanitarianism to strive toward a better life for all mankind?” To Sakharov, that statement sounded a lot like the Soviet slogan “when you chop wood, chips fly.” He felt personally responsible for any deaths from the fallout of testing.

Cùng năm đó, Teller xuất bản cuốn sách "Tương lai hạt nhân của chúng ta", trình bày quan điểm đa số của các chuyên gia về bomb hydro của Mỹ và Liên Xô - những người này không chia sẻ mối quan ngại của Sakharov. Teller ước lượng liều bức xạ từ thử nghiệm hạt nhân bằng khoảng một phần 100 so với các nguồn khác (như tia vũ trụ và chụp X quang y học). Ông cũng lưu ý rằng bức xạ từ việc thử nghiệm làm giảm tuổi thọ khoảng hai ngày, trong khi hút một gói thuốc lá mỗi ngày hoặc làm công việc thiếu vận động làm giảm tuổi thọ gấp 1.000 lần. "Phải thấy rằng," ông kết luận, "thật sai lầm khi gây nguy hiểm cho cuộc sống của bất kỳ con người nào. Có phải việc giữ vững những lý tưởng của chủ nghĩa nhân đạo nhằm phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân loại là không thực tế và không đúng đắn hơn sao?" Đối với Sakharov, tuyên bố đó nghe giống như khẩu hiệu Xô viết "khi bạn chặt gỗ, mảnh vụn văng ra.” Ông cảm thấy cá nhân ông phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cái chết nào từ phóng xạ của vụ thử nghiệm.

Meanwhile the U.S. and Britain continued testing, and after six months, a furious Khrushchev ordered that testing be resumed. Deeply concerned—because of the deaths he was convinced would ensue—Sakharov persuaded Igor Kurchatov, the scientific head of the atomic project, to visit Khrushchev and explain how computers, limited experiments and other kinds of modeling could make testing unnecessary. Khrushchev did not agree, nor did he welcome the advice. Sakharov repeated his efforts in 1961, when after a de facto moratorium the premier again announced new tests. Khrushchev angrily told him to leave politics to those who understood it.

Trong khi đó, Mỹ và Anh vẫn tiếp tục các vụ thử hạt nhân, và sau 6 tháng, Khrushchev đã ra lệnh nối lại các vụ thử hạt nhân. Quan ngại sâu sắc – vì những cái chết mà ông tin sẽ xảy ra – Sakharov đã thuyết phục Igor Kurchatov, nhà khoa học đứng đầu chương trình hạt nhân đến giải thích với Khrushchev rằng, việc sử dụng máy tính, các thực nghiệm hạn chế hoặc một số thức khác cũng có thể khiến việc thử nghiệm không còn cần thiết nữa. Khrushchev đã không đồng ý cũng không nghe theo lời khuyên đó. Sakharov vẫn lập lại những nỗ lực của ông vào năm 1961, khi sau một thời gian cấm thử trên thực tế, nhà lãnh đạo tối cao lại tuyên bố những vụ thử hạt nhân mới. Khrushchev đã giận giữ bảo Sakharov hãy để việc chính trị lại cho những người hiểu nó.


Igor Kurchatov

In 1962 Sakharov learned that tests of two very similar designs of hydrogen bombs were going to be carried out. He tried his best to stop the duplicate test. He pulled all the strings he could, pleaded with Khrushchev, enraged his colleagues and bosses—all to no avail. When the second bomb was exploded, he put his face down on his desk and wept.

Năm 1962, Sakharov biết được rằng việc thử nghiệm đồng thời hai thiết kế bom hydro tương tự nhau sắp được thực hiện. Ông đã cố gắng hết sức để ngăn chặn vụ thử kép này. Ông đã tận dụng mọi mối quan hệ mà ông có, cầu xin Khrushchev và giận dữ với các đồng nghiệp và cả cấp trên - tất cả đều vô hiệu. Khi quả bom thứ hai được cho nổ, Sakharov đã gục mặt xuống bàn và khóc nức nở.

To his surprise, however, he was soon able to solve the larger problem. In 1963 his suggestion of a ban on the most harmful —atmospheric — testing was well received by the authorities and resulted in the signing of the Limited Test Ban Treaty in Moscow that same year. Sakharov was justifiably proud of his contribution. After atmospheric testing was stopped, its harmful effects ceased to worry him.

Tuy nhiên, ông lấy làm ngạc nhiên vì chẳng mấy chốc ông đã có thể giải quyết được một vấn đề lớn hơn. Vào năm 1963, đề xuất của ông về cấm thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển đã được nhà cầm quyền chấp thuận và dẫn tới việc ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân hạn chế Moscow vào năm đó.  Sakharov đã tự hào một cách chính đáng về đóng góp của mình. Sau khi thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển bị ngưng, tác hại của nó không còn khiến ông lo lắng nữa.

Sakharov’s many fruitless attempts to stop unnecessary tests at last led to his realizing how little control he had over the weapons he had created. His concerns, however, had induced him to take two major steps: from science to the sphere of morals and finally to politics. The bomb program did not really need him anymore, but Sakharov was starting to feel that his presence would be essential to his retaining influence over the politics of weapons.

Những nỗ lực không thành công của Sakharov trong việc ngăn chặn các cuộc thử hạt nhân không cần thiết cuối cùng đã dẫn đến việc ông nhận ra rằng ông chẳng thể kiểm soát được chút những thứ vũ khí mà ông đã tạo ra. Tuy nhiên, mối quan ngại của ông đã khiến ông phải thực hiện hai biện pháp chính: từ khoa học đến lĩnh vực đạo đức và cuối cùng là chính trị. Chương trình bom hạt nhân đã thực sự không cần ông nữa, nhưng Sakharov đã bắt đầu cảm thấy rằng sự có mặt của ôngrất quan trọng để duy trì ảnh hưởng của mình đối với chính trị dựa vào vũ khí.

In these years Sakharov also found time to return to his first love, pure science. A problem that continues to plague scientists is the excess of matter over antimatter in the universe [see “The Asymmetry between Matter and Antimatter,” by Helen R. Quinn and Michael S. Witherell; Scientific American, October 1998]. He laid out the conditions that could allow such an imbalance to arise, his most important contribution in theoretical physics. Vladimir Kartsev, a young physicist who asked Sakharov to write a preface for his popular science book, recalls that he looked very happy, full of creative energy and ideas about physics.

Trong những năm này, Sakharov cũng đã có thời gian để quay lại với tình yêu đầu tiên của ông, đó là khoa học thuần túy. Một vấn đề vẫn tiếp tục gây đâu đầu cho các nhà khoa học là sự dư thừa của vật chất so với phản vật chất trong vũ trụ [xem "Sự bất đối xứng giữa Vật chất và and Phản vật chất" của Helen R. Quinn và Michael S. Witherell; Khoa học nước Mỹ, tháng 10 năm 1998]. Ông đã đưa ra các điều kiện cho phép sự mất cân bằng này nảy sinh, đây là đóng góp quan trọng nhất của ông trong vật lý lý thuyết. Vladimir Kartsev, một nhà vật lý trẻ, người đã xin Sakharov viết lời giới thiệu cho cuốn sách phổ biến khoa học của ông, nhớ lại rằng ông trông rất hạnh phúc, đầy sức sáng tạo và các ý tưởng về vật lý.

In 1966 Sakharov signed a collective letter to Soviet leaders against an ominous tendency to rehabilitate Stalin. Most tellingly, in December of that year he accepted an anonymous invitation to participate in a silent demonstration in support of human rights. But when he wrote to the Soviet government in support of dissidents, his salary was slashed, and he lost one of his administrative positions. The events, however, put him in increasing and ultimately fateful contact with activists in Moscow.

Năm 1966, Sakharov ký một lá thư tập thể gởi các nhà lãnh đạo Liên Xô chống lại một khuynh hướng đáng sợ khôi phục lại Stalin. Đáng kể nhất, vào tháng 12 năm đó, ông chấp nhận một lời mời vô danh để tham gia một cuộc biểu tình im lặng để ủng hộ nhân quyền. Nhưng khi ông viết thư cho chính phủ Xô viết để ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến, mức lương của ông bị cắt giảm, và ông mất các chức vụ quản lý. Tuy nhiên, các sự kiện này đã khiến ông tiếp xúc ngày càng nhiều và hết sức nguy hiểm với các nhà hoạt động tại Moscova.

Sakharov’s worldview was becoming increasingly radical, and it demanded an outlet. In July 1967 he sent via secret mail a letter to the government. He argued that a moratorium proposed by the U.S. on antiballistic-missile systems was to the benefit of the Soviet Union, because an arms race in this new technology would make a nuclear war much more probable. This nine-page memo, with two technical appendices, is now to be found in the Sakharov Archives.

Thế giới quan của Sakharov ngày càng trở nên cấp tiến, và nó đòi hỏi một lối thoát. Vào tháng 7 năm 1967, ông đã gửi thư bí mật tới chính phủ. Ông lập luận rằng lệnh ngừng thử nghiệm của Mỹ đối với hệ thống chống tên lửa đạn đạo là có lợi cho Liên bang Xô viết, bởi vì cuộc chạy đua vũ trang trong lĩnh vực công nghệ mới này sẽ làm cho cuộc chiến tranh hạt nhân có thể dễ xảy ra hơn. Bản ghi nhớ chín trang này, với hai phụ lục kỹ thuật, bây giờ được tìm thấy trong Hồ sơ lưu trữ Sakharov.

Among other things, the letter sought permission for publishing an accompanying 10-page manuscript in a Soviet newspaper to help “American scientists to curb their hawks.” The article’s style shows that Sakharov still considered himself a technical expert devoted to the “essential interests of Soviet policy.”
Nevertheless, permission was refused. The rejection was yet another confirmation to the physicist that those who mattered were oblivious to the danger to which they were subjecting the world.

Với những thứ khác, bức thư xin phép xuất bản kèm theo một bản thảo 10 trang trên một tờ báo Xô viết để giúp "các nhà khoa học Mỹ kiềm chế con những con diều hâu của họ". Phong cách của bài báo cho thấy rằng Sakharov vẫn coi mình là một chuyên gia kỹ thuật phục vụ cho "lợi ích cốt lõi của Chính sách Xô viết."
Tuy nhiên, sự xin phép đã bị từ chối. Sự khước từ này đối với nhà vật lý là một lời xác nhận rằng những người có liên quan đã không màng đến mối nguy hiểm mà họ đang bắt cả thế giới phải hứng chịu.

Early in 1968 Sakharov started working on a massive essay, entitled “Reflections on Progress, Peaceful Coexistence and Intellectual Freedom.” He made no effort to hide this manuscript—the secretary at Arzamas-16 retyped it, automatically handing a copy to the KGB. (This carbon copy is now in the president’s archives in Moscow.) The article described the grave danger of thermonuclear war and went on to discuss other issues, such as pollution of the environment, overpopulation and the cold war. It argued that intellectual freedom—and more generally, human rights—is the only true basis for international security and called for the convergence of socialism and capitalism toward a system that combined the best aspects of both.

Đầu năm 1968, Sakharov bắt đầu viết một bài luận rất dài có tiêu đề: "Những Suy nghĩ về Tiến bộ, Chung sống Hòa bình và Tự do trí tuệ". Ông không giấu bản thảo này - một thư ký ở Arzamas-16 đã đánh máy lại bài viết này và gửi một bản sao cho KGB. (bản sao này hiện đang nằm trong Lưu trữ tư liệu của tổng thống ở Moscova). Bài luận mô tả mối nguy hiểm nghiêm trọng của chiến tranh nhiệt hạch, và còn bản luận về những nguy cơ khác như sự ô nhiễm môi trường, sự gia tăng dân số quá mức và chiến tranh lạnh. Sakharov lập luận rằng, sự tự do trí tuệ - và rộng hơn, là quyền con người là cơ sở đúng đắn duy nhất cho an ninh quốc tế và kêu gọi hợp nhất chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản để hương tới một hệ thống kết hợp những ưu điểm của cả hai.



The Die Is Cast
By the end of April Sakharov had released to the samizdat, or underground press, this radical essay. In June he sent it to Leonid I. Brezhnev (who had already seen it, courtesy of the KGB), and in July its contents were described by the British Broadcasting Corporation and published in the New York Times. Sakharov recalled listening to the BBC broadcast with profound satisfaction: “The die was cast.”

Cái gì phải đến sẽ đến
Vào cuối tháng 4, Sakharov đã gởi bài tiểu luận cấp tiến này cho samizdat, một nhà xuất bản chui. Vào tháng sáu, ông đã gửi nó cho Leonid I. Brezhnev (người đã từng nhìn thấy nó, trong tài liệu của KGB), và vào tháng Bảy nội dung của nó đã được BBC của Anh mô tả và được công bố trên tờ New York Times. Sakharov nhớ lại rằng đã nghe đài BBC phát sóng với sự hài lòng sâu sắc: "Cái gì phải đến sẽ đến"

Sakharov was ordered to stay in Moscow and restricted from visiting Arzamas-16. He had spent 18 years of his life in the secret city. He was not, however, fired from the bomb project until the next year: deciding the fate of a Hero of Socialist Labor three times over, who, moreover, knows the nation’s most sensitive secrets, can be tricky. Shortly after, his wife died of cancer, leaving him with three children, the youngest aged only 11. Grief-stricken, Sakharov donated all his savings to a cancer hospital and the Soviet Red Cross.

Sakharov đã bị buộc phải lại Moscow và không được quay lại Arzamas-16. Ông đã sống 18 năm trong thành phố bí mật này. Tuy nhiên, phải đến năm sau ông mới bị loại ra khỏi chương trình bom hạt nhân. Sakharov ba lần Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa, ngoài ra, là người nắm những bí mật nhạy cảm nhất của quốc gia, nên phải đối xử với ông rất khôn khéo. Một thời gian ngắn sau đó, vợ ông  mất vì ung thư, để lại cho ông ba đứa trẻ, đứa nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Kiệt sức vì đau khổ, Sakharov đã hiến tặng toàn bộ số tiền tiết kiệm của ông cho một bệnh viện ung thư và hội Chữ thập Đỏ Liên Xô.

For Sakharov, a lifetime had ended, and another was about to begin. He had 20 years of life left. He was to meet Elena Bonner, the friend and love of his life, to be awarded the Nobel Prize in Peace in 1975, to pass seven years in exile at Gorki and, unbelievably, to spend his last seven months as an elected member of the Soviet parliament.

Với Sakharov, một cuộc đời đã chấm hết, và một cuộc đời khác sắp bắt đầu. Ông gặp Elena Bonner, người bạn và cũng là tình yêu của cuộc đời ông, được trao giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1975, trải qua bảy năm tha hương ở thành phố Gorki và thật khó tin là ông đã dành bảy tháng cuối đời minh để hoạt động như một đại biểu quốc hội Xô Viết.



Perhaps the best person to explain Sakharov is Sakharov. “If I feel myself free,” he once mused, “it is specifically because I am guided to action by my concrete moral evaluation, and I don’t think I am bound by anything else.” He always did exactly what he believed in, led by a clear, unwavering inner morality. In the 1970s one of his colleagues, Vladimir Ritus, asked him why he had taken the steps he did,
thereby putting himself in such grave danger. Sakharov’s reply was, “If not me, who?”

It was not that he considered himself chosen in any way. He simply knew that fate, and his work on the hydrogen bomb, had uniquely placed him to make choices. And he felt compelled to make them.

Có lẽ người giải thích về Sakharov đúng nhất chính là Sakharov. "Nếu tôi cảm thấy mình tự do,” có lần ông suy tư, “thì đó rõ ràng là vì tôi được chỉ dẫn hành động bởi sự cân nhắc đạo đức cụ thể, và tôi không nghĩ là tôi bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì khác". Ông luôn thực hiện đúng những gì mà ông tin tưởng, được dẫn dắt bởi một hệ thống đạo lý nội tại vững vàng và trong sáng. Khi một đồng nghiệp của hỏi ông tại sao ông lại làm những việc như vậy, Sakharov đã trả lời: "Nếu không phải tôi thì ai đây?"
Không phải là ông tự coi mình được chọn theo một cách nào nào đó. Ông đơn giản chỉ biết rằng số phận, và công việc chế bạo bom hydro, đã chỉ cho ông phải lựa chọn điều gì. Và ông cảm thấy bắt buộc phải thực hiện những lựa chọn đó.




GENNADY GORELIK

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn