|
|
The Tyranny of the
Majority
|
Sự chuyên chế của đa
số
|
By James Traub
Foreign
Policy
June 21,
2013
|
James Traub
Foreign
Policy
21/6/2013
|
It’s been quite a week for the abuse of democratic
principles by putatively democratic leaders. Turkish prime minister Recep
Tayyip Erdogan used riot police to clear Istanbul’s Taksim Square of peaceful
demonstrators, whom he has denounced as "a few looters" and "a
few bums." Egypt’s upper house passed a law restricting the operation of
non-government organizations which Egyptian civil society groups assert
"lays the foundation for a new police state" by the democratically
elected President Mohamed Morsy. Hundreds of thousands of Brazilians have
taken to the streets to protest practically everything — though there the
government has professed bafflement rather than outrage.
|
Đã gần một tuần lễ xảy ra nạn lạm dụng các nguyên tắc dân
chủ bởi các nhà lãnh đạo thường được cho là dân chủ. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan đã sử dụng cảnh sát chống bạo động để giải tán những
người biểu tình ôn hòa tại Quảng Trường Taksim của Istanbul, những người bị
ông ta lên án là “một số kẻ cướp phá” và “một vài kẻ ăn bám”. Thượng viện Ai
Cập đã thông qua một đạo luật hạn chế sự hoạt động của các tổ chức phi chính
phủ, khiến cho các nhóm xã hội dân sự Ai Cập khẳng định nó “đặt nền tảng cho
một nhà nước cảnh sát mới” dưới quyền của Tổng thống Mohamed Morsy, người
được bầu lên một cách dân chủ. Hàng trăm ngàn người Brazil đã xuống đường để
phản đối gần như mọi thứ – nhưng chính phủ lại tỏ ra bối rối hơn là giận dữ.
|
What the events in Egypt and Turkey have in common is a
particular kind of perversion of democracy — electoral authoritarianism. Both
Erdogan and Morsy treat their followers — who probably do not in either case
constitute an absolute majority of the country — as "the people" in
whose name they rule, while treating their opponents as enemies, flotsam,
non-citizens beholden to foreign ideas or foreign sponsors. And they are hardly
alone. Russia’s Vladimir Putin has installed a dictatorship on behalf of his
nationalistic electoral base, as did Venezuela’s Hugo Chávez before his
death. The difference is that no one mistakes Russia or Venezuela for
democracies; the tumult in Turkey and Egypt threatens something precious, or
at least hopeful.
|
Điểm chung của những sự kiện diễn ra tại Ai Cập và Thổ Nhĩ
Kỳ là cách bóp méo đặc biệt về nền dân chủ: chủ nghĩa độc đoán thông qua bầu
cử. Cả Erdogan và Morsy đối xử với những người đi theo đảng của họ – những kẻ
trong mọi trường hợp có lẽ không tạo thành đa số tuyệt đối của đất nước – như
là “nhân dân” để nhân danh ấy mà nắm quyền cai trị, trong khi đối xử với đối
thủ của họ như những kẻ thù, những kẻ tạp nham, những kẻ không có quyền công
dân sống dựa vào các ý tưởng nước ngoài hoặc tài trợ từ nước ngoài. Nhưng họ
hầu như không bao giờ đơn độc. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thiết lập một
chế độ độc tài trên cơ sở chủ nghĩa quốc quyền thông qua bầu cử, giống như
Hugo Chávez của Venezuela trước khi chết. Điểm khác biệt là không ai ngộ nhận
rằng nước Nga hay Venezuela là các nền dân chủ; còn sự hỗn loạn ở Thổ Nhĩ Kỳ
và Ai Cập đang đe dọa một điều gì đó đáng quý, hoặc ít nhất là đáng hy vọng.
|
Neither Erdogan nor Morsy have gone remotely as far as
Putin or Chávez, though Morsy came close when he issued an edict last
November exempting his own decisions from judicial review, and thus
temporarily combining all executive, legislative, and judicial power in his
own hands. (He was forced to backtrack the following month.) But both men seem sincerely persuaded that
they, and they alone, incarnate the will of the people. "[They say]
Tayyip Erdogan is a dictator," the Turkish prime minister said of
himself in the third person in a televised speech. "If they call one who
serves the people a dictator, I cannot say anything." Playing with
populist fire — but very adroitly — Erdogan provoked pro-regime
demonstrations even bigger than the ones in Taksim Square where opponents
assailed him as a budding autocrat.
|
Cả Erdogan và Morsy đều không đi xa như Putin hay Chávez,
mặc dù Morsy đã gần vươn tới khi ông ta ban hành một sắc lệnh bãi bỏ việc xét
lại các quyết định của ông ta về mặt pháp lý vào cuối tháng 11, và theo đó
tạm thời thâu tóm mọi quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp vào trong tay ông
ta. (Ông ta bị buộc phải rút lui vào tháng sau đó.) Tuy nhiên, cả hai đều có vẻ thực sự tin chắc rằng
bản thân họ, và chỉ có họ, là
hiện than của ý chí nhân dân. “[Bọn họ nói rằng] Tayyip Erdogan
là một kẻ độc tài”, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói về bản thân ông ta ở ngôi thứ ba
trong một bài phát biểu trên truyền hình. “Nếu họ gọi người phục vụ nhân dân
là kẻ độc tài, thì tôi không còn biết nói bất cứ điều gì nữa.” Đùa giỡn với
ngọn lửa của chủ nghĩa dân túy – nhưng rất khéo léo – ông Erdogan đã kích
động các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ với quy mô thậm chí còn lớn hơn các
cuộc biểu tình ở Quảng trường Taksim, nơi các đối thủ chỉ trích ông ta là một
kẻ chuyên quyền mới xuất hiện.
|
Erdogan and Morsy, Chávez and Putin — all are megalomaniacs
who cannot or will not distinguish between "the people’s will" and
their own. But this is also a disease of young democracies, where the stakes
are so high that both ruler and opposition often see compromise as a betrayal
of the national interest. This was true even in the first decades of the
American republic. John Adams’s rivals accused him of trying to restore
monarchic rule; and when Adams’s son, John Quincy Adams, served as president,
both his great rival, Andrew Jackson, and Vice President John C. Calhoun
insisted that he was planning to subvert the Constitution and impose
dictatorial rule. Adams and his allies were convinced with almost equal
certainty that Jackson, if elected, would destroy the Union. The concept of
legitimate difference of opinion was very slow to take hold.
|
Erdogan và Morsy, Chavez và Putin – đều là những kẻ mắc
chứng hoang tưởng tự đại, những kẻ không thể hoặc không muốn phân biệt giữa
“ý chí của nhân dân” với ý chí của bản thân họ. Nhưng đây cũng là một căn
bệnh của các nền dân chủ non yếu, khi các quyền lợi còn quan trọng đến mức cả
phe lãnh đạo cũng như phe đối lập thường cho rằng thỏa hiệp là phản bội lại
lợi ích quốc gia. Điều này cũng đúng ngay cả trong những thập kỷ đầu tiên của
nền cộng hòa Mỹ. Các đối thủ của ông John Adams buộc tội ông ta tìm cách khôi
phục lại chế độ quân chủ, rồi đến khi con trai của Adams, ông John Quincy
Adams, giữ chức vụ Tổng thống, cả hai đối thủ lớn là Andrew Jackson cùng Phó
Tổng thống John C. Calhoun khẳng định rằng ông này đang lập kế hoạch lật đổ
Hiến pháp đồng thời áp đặt chế độ độc tài. Ở mức tương đương, ông Adams cùng
các đồng minh của ông ta cũng tin chắc rằng nếu Jackson được bầu, ông ta sẽ
phá hủy Liên minh. Khái niệm về sự khác biệt chính đáng giữa các quan điểm đã
hình thành rất chậm.
|
Nations lucky enough to have a Nelson Mandela or a George
Washington receive a lasting lesson in the democratic uses of power. And
when, as in Eastern Europe after the fall of the Berlin Wall, democracies
emerge from a series of bargains between reformers and the ruling elite,
everyone gets the chance to learn the arts of compromise. But when power must be seized through
revolutionary action, as in Egypt and elsewhere in the Arab world, the one rule people know is that the
winner takes all. How, then, do leaders learn to represent a whole people
rather than just the faction that elected them?
|
Các quốc gia may mắn có được một Nelson Mandela hay George
Washington nhận được một bài học lâu dài trong cách sử dụng quyền lực dân
chủ. Còn khi nào các nền dân chủ nổi lên từ một loạt các cuộc thương lượng
giữa phe cải cách và phe thống trị, như ở Đông Âu sau sự sụp đổ của bức tường
Berlin, tất cả mọi người đều có cơ hội để học hỏi nghệ thuật của sự thỏa
hiệp. Nhưng khi quyền lực bị thâu tóm
bằng cách mạng, như ở Ai Cập và những nơi khác trong thế giới Ả Rập, có một quy tắc mà ai cũng biết, đó là kẻ thắng cuộc sẽ vơ cả.
Bởi vậy, làm thế nào để các nhà lãnh đạo học cách đại diện cho cả một dân tộc
thay vì chỉ cho bè phái của những người đã bỏ phiếu cho họ?
|
They don’t, naturally — but voters can teach them a
lesson. Serbs united in 2000 to defeat the authoritarian populist Slobodan
Milosevic, who had forged a political majority out of virulent nationalism.
But this requires a united and purposeful opposition, which cannot be said
either of Turkey’s old-line pro-Ataturk Republican People’s Party or the
deeply fragmented opposition to Egypt’s ruling Muslim Brotherhood. It’s not
just the ruling party, but the entire political culture, of new democracies
which often enables electoral authoritarianism.
|
Họ sẽ không biết, đương nhiên – nhưng cử tri có thể dạy
cho họ một bài học. Người Serbia đoàn kết lại vào năm 2000 để đánh bại nhà
độc tài theo đuổi chủ nghĩa dân túy Slobodan Milosevic, kẻ đã bịa đặt đa số
phiếu chính trị trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc nguy hiểm. Nhưng điều này
đòi hỏi phải có một phe đối lập đoàn kết và có kế hoạch, điều không thể tìm
thấy trong Đảng Cộng hòa Nhân dân theo đường lối Ataturk cũ của Thổ Nhĩ Kỳ
hoặc phe đối lập bị chia rẽ sâu sắc trước nhóm Anh em Hồi Giáo cầm quyền tại Ai
Cập. Nhưng không chỉ có đảng cầm quyền, mà còn là toàn bộ nền văn hóa chính
trị của các nền dân chủ mới thường giao quyền cho chủ nghĩa độc đoán thông
qua bầu cử.
|
Culture matters; and so do rules. In Patterns of
Democracy, political scientist Arend Lijphart argues that democratic
governments come in two basic models: majoritarian, like the British, with
strong single-party cabinets dominating decision-making, or
"consensual," with power exercised through coalitions. Lijphart
observes that while in homogeneous societies all citizens can feel reasonably
represented in a majoritarian system, the same model in nations deeply
divided by class or identity "spells majoritarian dictatorship and civil
strife." He argues for electoral rules which guarantee a measure of
proportional representation, coalition governments, an empowered and truly
bicameral legislature, decentralization. Lijphart claims that the consensual model maximizes democratic
legitimacy without sacrificing effectiveness.
|
Văn hóa có ý nghĩa quan trọng, và các quy tắc cũng vậy.
Trong cuốn Các Mô hình Dân chủ, nhà khoa học chính trị Arend Lijphart lập
luận rằng các thể chế dân chủ hình thành hai mô hình cơ bản: mô hình chủ
trương đa số quyết định, như người Anh với nội các chính phủ độc đảng chiếm quyền
quyết định, hoặc “mô hình đồng thuận” để quyền lực được thực hiện thông qua
các liên minh. Lijphart quan sát thấy rằng trong các xã hội đồng nhất, mọi
công dân đều có thể cảm thấy được đại diện một cách hợp lý trong một hệ thống
theo mô hình đa số quyết định, trong khi cũng mô hình này ở các quốc gia bị
chia rẽ sâu sắc bởi giai cấp hay bản sắc báo hiệu sự xuất hiện của “chủ nghĩa
độc tài bởi đa số quyết định và xung đột dân sự.” Ông ta ủng hộ cho các quy
tắc bầu cử đảm bảo cách đo tỷ lệ đại diện, các chính phủ liên minh, cơ chế
lập pháp lưỡng viện có thẩm quyền, sự phân quyền chính trị. Lijphart tuyên bố
rằng mô hình đồng thuận tối đa hóa
tính hợp pháp dân chủ mà vẫn giữ hiệu quả.
|
Electoral rules help explain the difference between the
way Turkey and Brazil, two dynamic young democracies, have reacted to mass
street protest. While Erdogan has demonized his foes, President Dilma
Rousseff of Brazil has praised protestors for waking the country to its
shortcomings. Brazil, too, faces a crisis, but not a crisis of
representation, as Turkey does. Larry Diamond, a leading democracy scholar at
Stanford, points out that both Rousseff and her Erdogan-like predecessor,
Luiz Inacio "Lula" da Silva, had to do far more political
bargaining than Erdogan because they rule through coalitions while Erdogan
controls a parliamentary majority. And the reason for this, in turn, is that
Turkish law excludes parties from parliament which do not win more than 10
percent of the national vote. The Turkish system enables Erdogan’s worst
impulses. Working with rival parties might force him to learn a few hard
lessons.
|
Các quy tắc bầu cử giúp giải thích sự khác biệt giữa cách
phản ứng của hai nền dân chủ trẻ năng động là Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil trước hàng
loạt các cuộc biểu tình đường phố. Trong khi Erdogan đã biến kẻ thù của mình
thành quỷ, thì nữ Tổng thống Dilma Rousseff của Brazil ca ngợi những người
biểu tình vì đã đánh thức quốc gia chú ý đến những thiếu sót. Brazil cũng
đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng, nhưng không phải là một cuộc
khủng hoảng về quyền đại diện như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Larry Diamond, một học giả
hàng đầu về dân chủ tại Đại học Standford, chỉ ra rằng cả Rousseff và người
tiền nhiệm giống Erdogan của bà ta, ông Luiz Inacio “Lula” da Silva, đã phải
thương lượng về chính trị nhiều hơn so với ông Erdogan bởi họ lãnh đạo dựa
trên các liên minh trong khi ông Erdogan kiểm soát đa số trong nghị viện. Đến
lượt lý do cho điều này là vì luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ các đảng phái
không giành được nhiều hơn 10% số phiếu phổ thông ra khỏi nghị viện. Hệ thống
của Thổ Nhĩ Kỳ tạo điều kiện cho sự bốc đồng tồi tệ nhất của Erdogan. Cộng
tác với các đối thủ có thể buộc ông ta phải nhận ra một vài bài học đắt giá.
|
Democracies become
consolidated through some combination of good rules and good habits — constitutions and culture. But
they often fail before they reach that point, and a whole subset of the
academic literature anatomizes cases of backsliding. (Mali would be the most
recent example.) It’s hardly impossible to imagine a scenario in Egypt in
which the army re-takes command after the non-stop conflict between Morsy,
the secular opposition, and the judiciary provokes even more chaos, violence,
and economic paralysis than it already has. In effect, everyone’s high-handed
behavior licenses everyone else’s high-handed behavior, democracy fails and
Egypt’s returns to a new version of the status quo ante — as Pakistan, for
example, has done several times.
|
Nền dân chủ được
củng cố qua sự kết hợp giữa những quy tắc tốt đẹp và những thói quen tốt lành – giữa hiến pháp và văn hóa.
Nhưng chúng thường thất bại trước khi đạt được điều đó, và cả một tập hợp con
gồm các tài liệu học thuật phân tích những trường hợp bị thụt lùi. (Mali là
ví dụ gần đây nhất.) Gần như không thể hình dung được một kịch bản xảy ra ở
Ai Cập, theo đó việc quân đội giành lại quyền chỉ huy sau những cuộc xung đột
không ngừng giữa ông Morsy, phe đối lập thế tục, và giới tư pháp lại kích
động nhiều hỗn loạn, bạo lực, cũng như làm tê liệt nền kinh tế hơn nữa so với
những gì đã diễn ra. Trên thực tế, hành vi độc đoán của kẻ này tạo ra hành vi
độc đoán của kẻ khác, nền dân chủ thất bại và Ai Cập quay trở lại một dạng
mới của hiện trạng trước đó – như Pakistan là một ví dụ đã trải qua nhiều
lần.
|
But that’s not the likeliest scenario in Egypt, and
certainly not in Turkey. The era in which citizens will accept a return to
autocracy, much less clamor for it, is drawing to a close. What we really see
in the mass demonstrations in Egypt, Turkey, Brazil and elsewhere is an
unwillingness to accept an implicit compact in which democratic citizenship
is limited to voting — and a paralyzed political class which does not know
how to respond to these demands. "Every four years we hold elections and
this nation makes it choice," Erdogan lectured his people. Wrong.
Electoral authoritarianism won’t work the way it used to because too many
people won’t accept that transaction. The dictatorship of the majority, or
the hypothetical majority, will continue in a few places, like Russia. But
its days are numbered in Venezuela, and I can’t see it happening in Turkey.
|
Nhưng đó không phải là kịch bản có khả năng xảy ra cao
nhất đối với Ai Cập, và chắc chắn cũng không phải cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thời đại mà
người dân chấp nhận, càng không nói đến chuyện đòi hỏi, quay trở lại chế độ
chuyên chế đang sắp kết thúc. Những gì chúng ta thực sự nhìn thấy trong các
cuộc biểu tình quần chúng ở Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, cũng như ở các nơi
khác là một thái độ không chấp nhận một thỏa thuận ngầm rằng quyền công dân
trong nền dân chủ bị giới hạn trong quyền bỏ phiếu – bên cạnh một tầng lớp
chính trị bị tê liệt vì không biết làm thế nào để đáp ứng lại những yêu cầu
này. “Cứ bốn năm một lần, chúng tôi lại tổ chức bầu cử và quốc gia này tự đưa
ra lựa chọn cho nó,” ông Erdogan giảng giải cho người dân của mình như vậy.
Đó là sai lầm. Chủ nghĩa độc đoán thông qua bầu cử sẽ không hoạt động theo
cách đã từng được tiến hành trước kia bởi vì có quá nhiều người sẽ không chấp
nhận nó. Chế độ độc tài của đa số, hoặc của đa số giả định, sẽ tiếp tục tồn
tại ở một vài nơi, như ở nước Nga. Nhưng những ngày tháng của nó đang được
đếm ở Venezuela, trong khi tôi không thấy nó diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
|
The real problem is that unresponsive democracies will
provoke more protest, which will provoke more reaction, and the sense of
hopefulness and common purpose in nations like Brazil and Turkey will give
way to rancor and division, leading to a drop in investment and productivity,
and thus more rancor and division. In the Arab world, only Tunisia seems to
be bridging the divides among groups to forge a workable new order; Egypt and
Libya are heading for different forms of democratic dysfunction. These
countries need time to learn new habits, and to devise better rules. The
political thinker Samuel Huntington observed that democracy in the United
States wasn’t fully consolidated until the Republican Adams lost to the
Democrat Jackson, after which the Jacksonians in turn gave way to the Whigs. Change of regime is tonic for a
democracy. And that, we hope, is where Erdogan and Morsy will prove that
they are not Putin or Chávez.
|
Vấn đề thực sự ở chỗ là các nền dân chủ không sẵn sàng đáp
ứng sẽ gây ra nhiều cuộc biểu tình phản đối hơn, dẫn đến việc kích động nhiều
hành động phản ứng lại, khiến cho niềm hy vọng và mục tiêu chung ở các quốc
gia như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhường chỗ cho hận thù và chia rẽ, gây sụt
giảm đầu tư và năng suất lao động, bởi vậy lại càng gây ra nhiều hận thù và
chia rẽ. Trong thế giới Ả Rập, dường như chỉ có Tunisia đang thu hẹp sự chia
rẽ giữa các nhóm để tạo nên một trật tự khả thi mới; Ai Cập và Libya đang
tiến đến những hình thái dân chủ rối loạn chức năng khác nhau. Các quốc gia
này cần thời gian để rèn luyện những thói quen mới, đồng thời tạo ra những
quy tắc tốt hơn. Nhà tư tưởng chính trị Samuel Huntington đã quan sát thấy
rằng nền dân chủ tại Hoa Kỳ đã không hoàn toàn được củng cố cho đến khi phe
Cộng hòa của ông Adams bị thua trước phe Dân chủ của Jackson, để sau đó những
người theo chủ trương của Jackson lần lượt nhường chỗ cho phe Whigs. Thay đổi chế độ là thuốc bổ cho một nền
dân chủ. Bởi vậy, chúng tôi hy vọng ông Erdogan cũng như ông Morsy sẽ
chứng tỏ rằng họ không phải là Putin hay Chávez.
|
James Traub is a
fellow at the Center on International Cooperation. "Terms of
Engagement," his column for ForeignPolicy.com, runs weekly. Twitter:
@JamesTraub1
|
* James Traub là một
thành viên của Trung tâm Hợp tác Quốc tế. Mục “Điều khoản Cam kết” của ông
trong tờ báo ForeignPolicy.com được cập nhật hàng tuần. Theo dõi ông trên
Twitter: @JamesTraub1.
|
Translated
by Mai Xương Ngọc
|
|
http://foreignpolicy.com/2013/06/21/the-tyranny-of-the-majority/
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, May 9, 2017
The Tyranny of the Majority Sự chuyên chế của đa số
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn