CHINA'S FAKE ISLANDS IN THE
SOUTH CHINA SEA: WHAT SHOULD AMERICA DO?
|
Mỹ nên làm gì với
những hòn đảo giả mạo của Trung Quốc ở Biển Đông?
|
|
James Kraska
National Interest
15-Sept-2015
|
James Kraska
National Interest
15-09-2015
|
While China conducts innocent passage around real U.S.
islands of Alaska, the U.S. is apparently unable to do so around China’s fake
islands in the South China Sea. The transit by Chinese warships in innocent
passage through the territorial sea of Attu Island in the Aleutian chain has
added an additional wrinkle to U.S. policy in the South China Sea.
|
Trong khi Trung Quốc đi lại một cách vô hại quanh các đảo
thật của Mỹ ở Alaska, Mỹ rõ ràng không thể làm như vậy xung quanh các đảo giả
của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự qua lại vô hại của tàu chiến Trung Quốc xuyên
qua lãnh hải của đảo Attu, trong dãy đảo Aleutian, đã cộng thêm một vết hằn
nữa cho chính sách ở Biển Đông của Mỹ.
|
On May 12, the Wall Street Journal reported that Secretary
of Defense Ash Carter had asked his staff to “look at options” for exercising
the rights and freedom of navigation and overflight in the EEZ, to include
flying maritime patrol aircraft over China’s new artificial islands in the
region, and sending U.S. warships to within 12 nautical miles of them. Later
that month, a P-8 surveillance aircraft with a CNN crew on board, was
repeatedly warned to “go away quickly” from Fiery Cross Reef, even as it flew
beyond 12 nm from the feature. Fiery Cross Reef is a Chinese-occupied
outcropping that has been fortified by a massive 2.7 million square meter
land reclamation into an artificial island with a 3,110-meter airstrip and
harbor works capable of servicing large warships.
|
Vào ngày 12 tháng 5, báo Wall Street Journal tường thuật rằng
Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu các thuộc cấp “xem xét các lựa
chọn” để thực hiện quyền và tự do hàng hải và hàng không trong vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ), gồm bay máy bay tuần tra hàng hải bên trên các đảo nhân tạo
mới của Trung Quốc trong khu vực, và gửi các tàu chiến của Mỹ tới bên trong
khu vực 12 hải lý của các đảo đó. Cuối tháng đó, một máy bay do thám P-8 mang
theo một đội phóng viên của CNN, đã bị cảnh cáo liên tục từ đá Chữ Thập phải
“rời khỏi ngay lập tức”, ngay cả khi họ đã bay ở ngoài khu vực 12 hải lý của
bãi đá. Đá Chữ Thập là một hòn đá nhô lên giữa biển do Trung Quốc chiếm đóng,
đã được củng cố bằng một diện tích đất bồi đắp rộng 2,7 triệu mét vuông để
trở thành một hòn đảo nhân tạo với một đường băng dài 3.110 mét và bến cảng,
có khả năng phục vụ các tàu chiến lớn.
|
Warships and commercial vessels of all nations are
entitled to conduct transit in innocent passage in the territorial sea of a
rock or island of a coastal state, although aircraft do not enjoy such a
right. Ironically, the website POLITICO reported on July 31 that the White
House blocked plans by Admiral Harry Harris, Commander, U.S. Pacific Command,
to send warships within 12 nm of China’s artificial islands – features that
may not even qualify for a territorial sea. By blocking such transits,
military officials apparently suggest that the White House tacitly accepts
China’s unlawful claim to control shipping around its occupied features in
the South China Sea. Senator John McCain complained that the United States
was making a “dangerous mistake” by granting de facto recognition of China’s
man-made “sovereignty” claims.
|
Tàu chiến và tàu thương mại của tất cả các nước có quyền
qua lại một cách vô hại trong lãnh hải của một tảng đá hay đảo của một quốc
gia ven biển, trong khi máy bay không được hưởng quyền như vậy. Mỉa may thay,
trang báo mạng Politico tường thuật vào ngày 31 tháng 7, rằng Tòa Bạch Ốc đã
ngăn kế hoạch của Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, để
gửi tàu chiến vào khu vực 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc –
là những thực thể biển thậm chí không đủ điều kiện để có một vùng lãnh hải.
Với sự ngăn chặn việc quá cảnh như vậy, các viên chức quân sự nhận biết rõ
rằng Tòa Bạch Ốc đã ngầm chấp nhận tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc để
kiểm soát di chuyển hàng hải xung quanh các thực thể do họ chiếm đóng ở Biển
Đông. Thượng nghị sĩ John McCain phàn nàn rằng Hoa Kỳ đang phạm một “sai lầm
nguy hiểm” bằng cách thừa nhận trên thực tế các tuyên bố “chủ quyền” của
Trung Quốc trên các đảo nhân tạo.
|
It is unclear whether features like Fiery Cross Reef are
rocks or merely low-tide elevations that are submerged at high tide, and
after China has so radically transformed them, it may now be impossible to
determine their natural state. Under the terms of the law of the sea, states
with ownership over naturally formed rocks are entitled to claim a 12 nm
territorial sea. On the other hand, low-tide elevations in the mid-ocean do
not qualify for any maritime zone whatsoever. Likewise, artificial islands
and installations also generate no maritime zones of sovereignty or sovereign
rights in international law, although the owner of features may maintain a
500-meter vessel traffic management zone to ensure navigational safety.
|
Hiện chưa rõ các thực thể biển như rạn san hô Chữ Thập là
đá hay chỉ đơn thuần là bãi chìm bị ngập nước khi thủy triều lên cao, và sau
khi Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ, bây giờ khó có thể xác định trạng thái
thiên nhiên của chúng. Theo các điều khoản của luật biển, các quốc gia sở hữu
các bãi đá tự nhiên được quyền đòi hỏi lãnh hải 12 hải lý. Mặt khác, các bãi
chìm ở giữa đại dương không đủ điều kiện cho bất kỳ loại chủ quyền biển nào.
Tương tự như vậy, các đảo nhân tạo và các cơ sở trên đó cũng không tạo ra
vùng biển chủ quyền nào hay quyền chủ quyền theo luật pháp quốc tế, mặc dù
chủ sở hữu các thực thể có thể duy trì một vùng quản lý giao thông hàng hải
500 mét để bảo đảm an toàn hàng hải.
|
Regardless of the natural geography of China’s occupied
features in the South China Sea, China does not have clear legal title to
them. Every feature occupied by China is challenged by another claimant
state, often with clearer line of title from Spanish, British or French
colonial rule. The nation, not the land, is sovereign, which is why there is
no territorial sea around Antarctica – it is not under the sovereignty of any
state, despite being a continent. As the United States has not recognized
Chinese title to the features, it is not obligated to observe requirements of
a theoretical territorial sea. Since the territorial sea is function of state
sovereignty of each rock or island, and not a function of simple geography,
if the United States does not recognize any state having title to the
feature, then it is not obligated to observe a theoretical territorial sea
and may treat the feature as terra nullius. Not only do U.S. warships have a
right to transit within 12 nm of Chinese features, they are free to do so as
an exercise of highs seas freedom under article 87 of the Law of the Sea
Convention, rather than the more limited regime of innocent passage.
Furthermore, whereas innocent passage does not permit overflight, high seas
freedoms do, and U.S. naval aircraft lawfully may overfly such features.
|
Bất kể vị trí địa lý tự nhiên của các thực thể biển do
Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông, Trung Quốc không có quyền pháp lý với
chúng. Mỗi thực thể do TQ chiếm đóng đều được một nước khác tuyên bố chủ
quyền, thường với chủ quyền rõ ràng hơn từ sự cai trị thuộc địa của Tây Ban
Nha, Anh hay Pháp. Quốc gia, chứ không phải đất, có chủ quyền, đó là lý do
tại sao không có lãnh hải xung quanh Nam Cực – Nam Cực không thuộc chủ quyền
của bất kỳ nước nào, mặc dù là một lục địa. Khi Hoa Kỳ không công nhận chủ
quyền của Trung Quốc đối với các thực thể, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ chấp hành
các yêu cầu một vùng lãnh hải trên lý thuyết. Bởi vì lãnh hải là chức năng
chủ quyền quốc gia đối với mỗi hòn đá, hải đảo, và không phải là một chức
năng địa lý đơn giản, nếu Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ quốc gia nào có quyền
sở hữu đối với một thực thể, thì Hoa Kỳ không có nghĩa vụ tôn trọng vùng lãnh
hải lý thuyết và có thể xem thực thể đó như “vô chủ”. Không những tàu chiến Hoa Kỳ có quyền qua lại
trong vòng 12 hải lý của các thực thể do Trung Quốc chiếm đóng, họ còn được
tự do để làm như thế như là thực hành tự do biển khơi theo Điều 87, Công ước
Luật Biển, thay vì theo điều khoản hạn chế hơn của sự qua lại vô hại. Hơn
nữa, trong khi sự qua lại vô hại không cho phép máy bay bay ngang qua, tự do
biển khơi cho phép như thế, và máy bay hải quân Mỹ có thể hợp pháp bay ngang
qua các thực thể đó.
|
In response, it might be suggested that while the United
States may not recognize Chinese ownership of the rocks, it must realize that
some country, perhaps one of the coastal states actually located in the vicinity
of the feature, has lawful title, and therefore the U.S. Navy is bound to
observe a putative territorial sea.
|
Để đáp lại, có thể gợi ý rằng trong khi Hoa Kỳ có thể
không công nhận quyền sở hữu của Trung Quốc đối với những tảng đá, Hoa Kỳ
phải ý thức rằng một số quốc gia, có lẽ một trong những quốc gia ven biển
thực sự nằm trong vùng lân cận của các thực thể, có chủ quyền hợp pháp, và vì
thế hải quân Mỹ bắt buộc phải nhìn nhận một vùng lãnh hải giả định.
|
It is
possible, however, that there is no state that has lawful title, and indeed
the swirling debate and paucity of evidence rendered by claimants suggests
this may be the case. Before World War II, few if any of the features were
effectively governed by anyone, except Japan, which illegally occupied
them during war. Tokyo
gave up its claim after World War II. Similarly, actions taken by states
after 1945 to seize maritime features using armed aggression are prima facie
unlawful under article 2(4) of the Charter of the United Nations.
Furthermore, actions taken by a state to fortify its claim after there is a
dispute are similarly void of legal effect. In any event, the strongest
claims appear to flow from the doctrine of uti possidetis, which stipulates that
lawful possession is assumed by colonies after they become independent
states. Prior to 1945, conquest was a lawful means of acquiring title to
territory, so the European colonial powers certainly enjoyed legal title to
the features they controlled. The Philippines,
Malaysia and Brunei, Indonesia,
and Vietnam derive their
title to features from Spain,
Great Britain, the Netherlands, and France.
|
Tuy nhiên, có thể không nước nào có chủ quyền hợp pháp, và
có thể cuộc tranh luận lòng vòng và sự ít ỏi bằng chứng của các bên yêu sách
chủ quyền đưa ra cho thấy đây là trường hợp. Trước Thế chiến thứ Hai, rất ít,
nếu có, các thực thể được một nước nào đó điều hành một cách hiệu quả, ngoại
trừ Nhật Bản đã chiếm đóng bất hợp pháp trong thời kỳ chiến tranh. Tokyo đã từ
bỏ yêu sách của họ sau Thế chiến thứ Hai. Tương tự như vậy, hành động của các
quốc gia sau năm 1945 để chiếm lấy các thực thể biển bằng cách xâm lược vũ
trang, trước mắt là bất hợp pháp theo Điều 2 (4) của Hiến chương Liên Hiệp
Quốc. Hơn nữa, những hành động của một quốc gia để củng cố yêu sách sau khi
có sự tranh chấp, cũng như thế, không có hiệu ứng pháp luật. Trong mọi trường
hợp, những tuyên bố chủ quyền mạnh nhất xuất phát từ học thuyết “possidetis
uti” [chủ quyền thuộc về sở hữu chủ thực sự], trong đó quy định rằng sở hữu
hợp pháp sẽ thuộc về các thuộc địa sau khi họ trở thành quốc gia độc lập.
Trước năm 1945, chinh phục là phương cách hợp pháp để thu nhận quyền lãnh
thổ, do đó, các cường quốc thực dân Âu châu chắc chắn có quyền sở hữu hợp
pháp đối với các thực thể mà họ kiểm soát. Philippines, Malaysia và Brunei,
Indonesia, và Việt Nam lấy lại chủ quyền đối với các thực thể từ Tây Ban Nha,
Anh, Hà Lan và Pháp.
|
More
importantly, even assuming that one or another state may have lawful title to
a feature, other states are not obligated to confer upon that nation the
right to unilaterally adopt and enforce measures that interfere with
navigation, until lawful title is resolved. Indeed, observing any nation’s
rules pertaining to features under dispute legitimizes that country’s claim
and takes sides. This point is particularly critical for commercial
overflight since states already manage international air traffic through the
International Civil Aviation Organization and the worldwide air traffic
control regions. Finally, there is a policy reason that supports this
approach. Given the proliferation of claims over the hundreds of rocks,
reefs, skerries and cays in the South China Sea,
if the international community recognizes the maximum theoretical rights
generated by each of them, the oceans and airspace will come to look like
Swiss cheese and be practically closed off to free navigation and overflight.
|
Quan trọng hơn, thậm chí giả định rằng một nước nào đó có
thể có chủ quyền hợp pháp đối với một thực thể, các nước khác không bị bắt
buộc phải trao cho quốc gia đó quyền đơn phương áp dụng và thực thi các biện
pháp can thiệp vào giao thông hàng hải, cho đến khi chủ quyền hợp pháp được
giải quyết. Thật vậy, thừa nhận luật lệ của bất cứ quốc gia nào liên quan đến
các thực thể đang có tranh chấp là hợp pháp hóa tuyên bố của quốc gia đó và
chọn bên. Điểm này đặc biệt quan trọng đối với các chuyến bay ngang của hàng
không dân sự bởi vì các nước đã quản lý không lưu quốc tế thông qua Cơ quan
Hàng không Dân dụng Quốc tế và các khu vực kiểm soát không lưu trên toàn thế
giới. Cuối cùng, có một lý do về chính sách hỗ trợ tiêu chuẩn này. Với sự gia
tăng các tuyên bố chủ quyền đối với hàng trăm tảng đá, rạn san hô, đá ngầm và
cồn ở Biển Đông, nếu cộng đồng quốc tế công nhận quyền lý thuyết tối đa được
tạo ra bởi các thực thể đó, các đại dương và vùng trời sẽ trở nên giống như
pho mát Thụy Sĩ (ám chỉ vùng trời có những khu vực cấm rải rác khắp nơi) và
thực tế là sẽ đóng cửa đối với tự do hàng hải và tự do bay qua.
|
Distinguished
American historian Samuel Flagg Bemis called the doctrine of freedom of the
seas the “ancient birthright” of the American Republic.
This birthright faces its gravest risk since unrestricted submarine warfare.
Woodrow Wilson brought the United
States into World War I to vindicate a
Fourteen Point program for peace. Point number 2 was for “freedom of
navigation … in peace and in war.” Similarly, Franklin D. Roosevelt and Winston
Churchill signed the Atlantic Charter in 1941 that set forth principles for a
new world order – a united nations. Principle Seven committed them to freedom
of the seas. Maritime freedoms and the law of the sea are at an inflection
point. The United States and the international community must take action now
to operate with regularity on, under, and above the surface of the South
China Sea, persistently and routinely in the vicinity of China’s artificial
islands. Only a normalized presence today will ensure predictability and
stability tomorrow.
|
Sử gia nổi tiếng người Mỹ Samuel Flagg Bemis gọi học
thuyết về tự do trên biển là “quyền bẩm sinh cổ đại” của nước Cộng hòa Mỹ.
Quyền bẩm sinh này phải đối mặt với nguy cơ trầm trọng nhất kể từ chiến tranh
tàu ngầm không hạn chế. Woodrow Wilson đã đưa Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ Nhất
để minh định chương trình 14 điểm cho hòa bình. Điểm số 2 là cho “tự do hàng
hải … trong thời bình và chiến tranh”. Tương tự như vậy, Franklin D.
Roosevelt và Winston Churchill đã ký Hiến chương Đại Tây Dương vào năm 1941,
là hiến chương đặt ra các nguyên tắc cho một trật tự thế giới mới – các quốc
gia liên hiệp. Nguyên tắc thứ Bảy ràng buộc họ với tự do trên biển. Quyền tự
do hàng hải và luật biển đang ở bước ngoặt. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải
hành động ngay bây giờ để hoạt động với sự đều đặn trên, dưới và trên mặt
nước ở Biển Đông, kiên trì và thường xuyên trong vùng lân cận đảo nhân tạo
của Trung Quốc. Chỉ có sự hiện diện bình thường ngay hôm nay mới bảo đảm được
tương lai và ổn định trong ngày mai.
|
|
|
|
Translated by Trần Văn Minh
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn