BEWARE OF CHINA'S
"LITTLE BLUE MEN" IN THE SOUTH CHINA SEA
|
Hãy coi chừng “những
tên lính áo xanh dương” của Trung Quốc ở Biển Đông
|
|
By Andrew S. Erickson và Conor M.
Kennedy
National Interest
15 Sep 2015
|
Andrew S. Erickson và Conor M. Kennedy
National Interest
15-09-2015
|
While Russia has employed “Little Green Men”
surreptitiously in Crimea, China uses its own “Little Blue Men” to support
Near Seas claims. As the U.S. military operates near Beijing’s
artificially-built South China Sea (SCS) features and seeks to prevent
Beijing from ejecting foreign claimants from places like Second Thomas Shoal,
it may well face surveillance and harassment from China’s maritime militia.
Washington and its allies and partners must therefore understand how these
irregular forces are commanded and controlled, before they are surprised and
stymied by them.
|
Trong khi Nga đã sử dụng “lính áo xanh lá cây” một cách
lén lút ở Crimea, Trung Quốc sử dụng “lính áo xanh dương” của riêng họ để hỗ
trợ các tuyên bố trong vùng biển gần. Khi quân đội Mỹ hoạt động gần các thực
thể nhân tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông và tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng
yêu sách chủ quyền ra nước ngoài đến những nơi như Bãi Cỏ Mây, Hoa Kỳ cũng có
thể phải đối mặt với sự giám sát và quấy rối từ lực lượng dân quân biển của
Trung Quốc. Do đó, Washington và các đồng minh, đối tác, phải hiểu làm thế
nào các lực lượng bán chính quy này được điều khiển và kiểm soát, trước khi
bị bất ngờ và bị họ cản trở.
|
China has long organized its civilian mariners into
maritime militia, largely out of necessity. Recent years have seen a surge of
emphasis on maritime militia building and increasing this unique force’s
capabilities; however it is difficult to ascertain who or what entity within
China’s government has ordered such emphasis. One can point to Xi Jinping’s
visit to the Tanmen Maritime Militia in 2013, after which maritime militia
building oriented toward the SCS has seen growth in places like Hainan,
Guangdong, and Guangxi. Yet local militia training and organization plans
prior to this date had already emphasized the training of maritime militia
units.
|
Trung Quốc từ lâu đã huấn luyện các tổ chức hàng hải dân
sự trở thành lực lượng dân quân biển, chủ yếu bắt nguồn từ sự cần thiết.
Những năm gần đây đã chứng kiến sự chú tâm bất thường vào việc xây dựng lực
lượng dân quân biển và gia tăng khả năng của lực lượng duy nhất này; tuy
nhiên khó có thể xác định ai hay bộ phận nào trong chính quyền Trung Quốc đã
đưa ra sự quan tâm đó. Người ta có thể lưu ý tới chuyến thăm của Tập Cận Bình
đến dân quân biển ở Tanmen vào năm 2013, sau đó việc xây dựng lực lượng dân
quân biển nhắm tới Biển Đông đã phát triển tại những nơi như Hải Nam, Quảng
Đông và Quảng Tây. Dù vậy, việc huấn luyện lực lượng dân quân địa phương và
các kế hoạch thành lập tổ chức trước ngày này đã nhấn mạnh đến việc đào tạo
các đơn vị dân quân biển.
|
China’s militia has two major subcomponents: an “ordinary”
reserve of registered male citizens akin to the U.S. Selective Service pool,
and a “primary” force more readily mobilized to respond to various
contingencies. The primary force receives dedicated resources, troops
demobilized from active duty, and training. Within the primary force,
maritime militia units—formed solely at the tactical level of
organization—are smaller and more specialized on average than their
land-based counterparts. Within the maritime militia, a small but growing
elite set of units are the ones most likely to be deployed on more
sophisticated operations that involve monitoring, displaying presence in
front of, or opposing foreign actors. They do so in part by supporting
China’s navy and coast guard in such efforts. Some cities with large
mobilization potential—i.e., a large maritime industry or fishing
community—will form battalion-sized units. Most localities create
company-sized units, however. These companies are divided into platoons and
squads, with the smallest grouping based on each individual vessel.
|
Lực lượng dân quân của Trung Quốc có hai thành phần chính:
một lực lượng trừ bị “thông thường” đã đăng ký của nam công dân giống như
danh sách dự bị của Mỹ (Selective Service), và một lực lượng “chính” sẵn sàng
huy động hơn để đáp ứng các tình huống khác nhau. Lực lượng chính nhận được
nguồn tài trợ riêng, những quân nhân xuất ngũ, và chương trình đào tạo. Bên
trong lực lượng chính, các đơn vị dân quân biển, chỉ được hình thành ở cấp độ
chiến thuật của tổ chức, nhỏ hơn và chuyên môn hơn bình thường so với các đối
tác trên đất liền của họ. Trong lực lượng dân quân biển, một số nhỏ, nhưng
đang phát triển, các đơn vị ưu tú là những nhóm có thể được triển khai trong
các hoạt động tinh vi liên quan đến việc giám sát, biểu lộ sự hiện diện trước
hoặc chống lại các nhân tố nước ngoài. Họ làm như vậy, một phần, để hỗ trợ
hải quân và tuần duyên Trung Quốc. Một số thành phố có tiềm năng huy động
lớn, tức là có một ngành công nghiệp hàng hải hoặc cộng đồng ngư nghiệp lớn,
sẽ thành lập các đơn vị cỡ tiểu đoàn. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương thành
lập những đơn vị cỡ đại đội. Những đại đội này được chia thành các trung đội
và tiểu đội, với nhóm nhỏ nhất dựa trên thành viên của mỗi tàu cá.
|
Chain of Command:
Militia management begins broadly at the General Staff
Department’s Mobilization Department, which oversees and formulates
regulations for nationwide militia work. Uniquely a local military force, the
maritime militia falls within the hierarchical People’s Liberation Army (PLA)
army local force command structure that runs through all levels of local
military organs. As stipulated in China’s “Militia Work Regulations,” real
command of the militia begins at the Provincial Military District (MD) level
and below. The thousands of county- and grassroots-level People’s Armed
Forces Departments (PAFD) established in county-level cities, townships,
villages, and maritime enterprises (fishing companies, shipyards, etc.)
directly execute the organizing and training of maritime militia.
Grassroots-level PAFDs report to county-level PAFDs, which report to Military
Sub-district (MSD) Headquarters, themselves reporting to MD Headquarters.
Maritime militia building also receives attention by Military Region-level
Command, albeit in a supervisory fashion. Higher levels of military commands
likely view the maritime militia as a subset of military organization within
the broader ecosystem of local militia, with particular focus on broader
mobilization efforts. Additionally, militia battalions and companies form
party branches to ensure Party control at the grassroots levels.
|
Hệ thống chỉ huy:
Việc quản lý lực lượng dân quân bắt đầu rộng rãi từ Sở Huy
động của Bộ Tổng tham mưu, có nhiệm vụ coi sóc và ban hành các quy định cho
công tác dân quân trên toàn quốc. Riêng lực lượng quân sự địa phương, lực
lượng dân quân biển nằm trong cơ cấu điều hành địa phương của Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ảnh hưởng tất cả các cấp của các cơ phận
quân sự địa phương. Như được yêu cầu trong “Các Quy định làm việc của dân
quân” của Trung Quốc, lệnh thực sự đưa ra cho lực lượng dân quân bắt đầu tại
cấp quân sự tỉnh (MD) và bên dưới. Hàng ngàn lực lượng vũ trang nhân dân cấp
quận và cấp cơ sở (PAFD) tại các thành phố cấp huyện, thị trấn, làng mạc và
các doanh nghiệp hàng hải (công ty đánh cá, nhà máy đóng tàu, v.v…) trực tiếp
thực hiện việc tổ chức và huấn luyện lực lượng dân quân biển. Các PAFD cấp cơ
sở báo cáo lên PAFD cấp huyện, và sau đó báo cáo lên trung tâm quân sự huyện
(MSD), là nơi báo cáo lên Trung tâm quân sự tỉnh (MD). Việc xây dựng lực
lượng dân quân biển cũng được sự chú ý của Bộ chỉ huy cấp quân khu, mặc dù
dưới kiểu giám sát. Chỉ huy quân sự cao cấp có vẻ xem các lượng dân quân biển
là một tập hợp con của tổ chức quân sự bên trong hệ thống rộng lớn hơn của
lực lượng dân quân địa phương, với sự tập trung đặc biệt vào nỗ lực huy động
rộng lớn hơn. Ngoài ra, các tiểu đoàn và đại đội dân quân thành lập các chi
nhánh đảng để bảo đảm sự kiểm soát của đảng tới các cấp cơ sở.
|
It must be emphasized that maritime militia command
authority resides within multiple entities, including both the local military
organs (MD, MSD, PAFD) and their government/party counterparts. This is
referred to as “双重领导” in Chinese, connoting the “dual-leadership” system by
the local military and government’s principal leaders. It is thus common to
see a city party secretary acting in his role as first-party secretary of the
local military party committee overseeing the PAFD’s efforts at managing the
maritime militia. An easily visible example: Sansha City’s mayor/party
secretary Xiao Jie and his military counterpart Commander Cai Xihong both
attended the founding ceremony of Sansha City’s Maritime Militia Company. “Dual-leadership”
is further reinforced by the fact that local governments fund militia
construction.
|
Cần phải nhấn mạnh rằng quyền chỉ huy lực lượng dân quân
biển nằm trong nhiều cơ phận, bao gồm cả các bộ phận địa phương (MD, MSD,
PAFD) và phía tương quan đảng / chính quyền. Điều này được gọi là “双重 领导” ở Trung Quốc, có nghĩa là hệ
thống “lãnh đạo song hành” của quân đội địa phương và lãnh đạo chính của
chính phủ. Vì thế, thường thấy một bí thư đảng của thành phố, trong vai trò
bí thư thứ nhất đảng ủy quân sự địa phương cai quản các nỗ lực của PAFD, điều
hành lực lượng dân quân biển. Một ví dụ dễ thấy: bí thư/ thị trưởng thành phố
Tam Sa, Tiêu Kiệt, và người tương nhiệm quân sự của ông, Tư lệnh Cai Xihong
đều tham dự buổi lễ thành lập đại đội dân quân biển của thành phố Tam Sa.
“Lãnh đạo song hành” được củng cố thêm bởi thực tế rằng chính quyền địa
phương tài trợ xây dựng lực lượng dân quân.
|
Since both military and government leaders are involved in
local armed forces building, the National Defense Mobilization Committee
System (NDMC) established at each corresponding level plays the critical role
in binding them into one decision-making body. The NDMC brings together these
leaders to organize, direct, and coordinate nationwide national defense
mobilization, ensuring that national resources can be rapidly mobilized for
defense or emergency needs. Local NDMCs can also establish civilian-military
joint command structures facilitated by national defense mobilization
communications networks. As a militia force, the maritime militia would need
a specified duration to mobilize and gather in the area designated by their
superiors. Localized mobilization orders transmitted to the maritime militia
could originate from a variety of sources. Regardless, they would be sent
down the chain and delivered to the maritime militia via the PAFDs managing
them.
|
Bởi lẽ cả những lãnh đạo quân sự và chính quyền đều tham
gia vào việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, Hệ thống Ủy ban Vận động
Quốc phòng (NDMC) được thành lập ở mỗi cấp độ tương ứng đóng vai trò quan
trọng trong việc ràng buộc họ vào một cơ chế ra quyết định. Các NDMC quy tụ
các nhà lãnh đạo để tổ chức, chỉ đạo, phối hợp vận động quốc phòng trên toàn
quốc, bảo đảm rằng các nguồn lực quốc gia có thể được huy động nhanh chóng
cho nhu cầu quốc phòng hay tình trạng khẩn cấp. Các NDMC địa phương cũng có
thể thiết lập cấu trúc chỉ huy liên hợp dân sự – quân sự được hỗ trợ bởi mạng
truyền thông vận động quốc phòng. Là một lực lượng dân quân, lực lượng dân
quân biển cần một khoảng thời gian nhất định để huy động và tập trung ở các
khu vực do cấp trên của họ chỉ định. Lệnh điều động địa phương truyền tới
lượng dân quân biển có thể bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau. Dù thế nào đi
nữa, các lệnh được gửi xuống hệ thống và chuyển giao cho lực lượng dân quân
biển đều thông qua các PAFD đang quản lý lực lượng.
|
While county-level PAFDs are manned by active duty PLA
officers, grassroots-level PAFDs are manned by civilian government cadres.
Training and education efforts target a “select group of militia cadres” (专职人民武装干部), units’ leaders (company, platoon, and squad) and
“information personnel” (信息员). This group of personnel forms the backbone of the maritime militia
and helps implement party control, command and control, and maintain unit
cohesiveness. Essential to successful command and control of the maritime
militia are the “boat captains”—often termed “船老大”—and the
information personnel, which provide dedicated personnel for onboard
leadership, identification, and communications. This is further facilitated
by increasing incorporation of satellite communications technologies into the
fishing fleet and thereby into the maritime militia.
|
Trong khi các PAFD cấp huyện được điều hành bởi sĩ quan
quân đội tại ngũ, PAFD cấp cơ sở được điều hành bởi cán bộ chính quyền dân
sự. Các nỗ lực đào tạo và giáo dục nhắm tới một “nhóm cán bộ dân quân chọn
lọc” (专职 人民 武装 干部), các lãnh đạo đơn vị (đại đội, trung đội, và tiểu đội)
và “cán bộ thông tin” (信息 员). Nhóm cán
bộ này hình thành cột xương sống của lực lượng dân quân biển và giúp thực
hiện sự kiểm soát của đảng, chỉ huy và kiểm soát, và duy trì sự gắn kết giữa
các đơn vị. Thiết yếu cho sự chỉ huy và kiểm soát thành công của các lực
lượng dân quân biển là những “thuyền trưởng” – thường được gọi “船老大” – và các cán bộ thông tin, là số nhân sự chuyên dụng cho
lãnh đạo, nhận dạng và thông tin liên lạc. Lực lượng dân quân biển còn được
tiếp sức thêm bằng việc được gia tăng áp dụng công nghệ thông tin vệ tinh cho
các đội tàu đánh cá.
|
Mission-based
Command Authority:
Although maritime militia are built out of the regular
command structure of coastal military organs, they also serve naval and
maritime law enforcement forces (MLE). The command relationships for the
maritime militia may vary with the mission they are employed in. For example,
maritime militia reconnaissance detachments report their findings directly to
MD Headquarters, while another detachment summoned to assist with maritime
law enforcement would be commanded by the Chinese Coast Guard (CCG) “in
cooperation with their MD.” Similarly, support detachments serving roles for
China’s navy would be under the command of the PLA Navy in cooperation with
the detachment’s MD. It is clear that the maritime militia are controlled by
their land-based local military organs, an arrangement flexible enough to
serve a variety of supporting roles for the Chinese Navy and MLE forces. Many
Chinese sources use a phrase that succinctly states such arrangements: “the
military organ expresses its requirements, the NDMC coordinates, and the
government implements” (军事机关提需求、国动委搞协调、政府抓落实), referring to the cooperation
that occurs between civilian and military leaders in building the maritime
militia.
|
Quyền chỉ huy dựa
trên sứ mệnh:
Mặc dù lực lượng dân quân biển được xây dựng từ cơ cấu chỉ
huy thông thường của các bộ phận quân sự ven biển, họ cũng phục vụ các lực
lượng thực thi pháp luật hàng hải (MLE) và hải quân. Các mối liên hệ chỉ huy
đối với lực lượng dân quân biển có thể thay đổi tùy theo các nhiệm vụ mà họ
đang thi hành. Ví dụ, các phân đội dân quân trinh sát biển báo cáo kết quả
trực tiếp đến trụ sở MD, trong khi phân đội khác được triệu tập để hỗ trợ cơ
phận thực thi pháp luật hàng hải sẽ được chỉ huy bởi Tuần duyên Trung Quốc
(CCG) “cùng với MD của họ”. Tương tự như vậy, phân đội hỗ trợ phục vụ cho hải
quân Trung Quốc sẽ được đặt dưới sự chỉ huy của Hải quân Trung Quốc, cùng với
MD của phân đội. Rõ ràng là các lực lượng dân quân biển được kiểm soát bởi
các cơ phận quân sự địa phương trên đất liền của họ, một sự sắp xếp đủ linh
hoạt để phục vụ một loạt các vai trò hỗ trợ cho các lực lượng hải quân và
MLE. Nhiều nguồn tin Trung Quốc dùng một cụm từ ngắn gọn để mô tả sự sắp xếp
như vậy: “Cơ quan quân sự thể hiện các yêu cầu, NDMC phối hợp, và chính quyền
thi hành” (军事 机关 提 需求, 国 动 委 搞 协调, 政府 抓 落实), ám chỉ sự hợp tác xảy ra giữa
các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự trong việc xây dựng lực lượng dân quân
biển.
|
|
|
Organization and command of maritime militia likely varies
by locality. This stems largely from a given locality’s maritime industry and
its influence on militia composition, requiring local leaders to plan
maritime militia missions from what is available. Making command and decision
making arrangements based on local conditions is critical to the proper
functioning of such a force. Many ad hoc leading small groups are formed to
handle a certain issue area, or provide temporary guidance for certain
missions. The multiple organizations supporting maritime militia building
(e.g., the CCG, Fisheries Bureau, and Maritime Safety Administration) are
likely to enter these command structures in some fashion.
|
Tổ chức và chỉ huy của lực lượng dân quân biển có thể thay
đổi tùy theo địa phương. Điều này xuất phát chủ yếu từ ngành công nghiệp hàng
hải địa phương và ảnh hưởng của nó trên cấu trúc dân quân, đòi hỏi các nhà
lãnh đạo địa phương phải hoạch địch kế hoạch từ những gì có sẵn. Sắp xếp tiến
trình chỉ huy và ra quyết định dựa trên các điều kiện địa phương là rất quan
trọng cho sự hoạt động đúng đắn của một lực lượng như vậy. Nhiều nhóm nhỏ
chuyên nghiệp hàng đầu được thành lập để xử lý một khu vực có vấn đề, hoặc
cung cấp hướng dẫn tạm thời cho các nhiệm vụ nào đó. Nhiều tổ chức hỗ trợ xây
dựng lực lượng dân quân biển (như Tuần duyên (CCG), Cục Thủy sản, Cơ quan An
toàn Hàng hải) có thể tham gia vào cấu trúc chỉ huy với một cách nào đó.
|
The 300,000-troop reduction that Xi announced at Beijing’s
September 3 military parade will likely send additional personnel to the
maritime militia, and could even further shape their command and control.
Specifically, efforts to streamline the current long reporting chain through
land-based forces might ensue. All the more reason that it’s vitally urgent
to understand how China’s “Little Blue Men” get their sailing orders, and
what those orders might be.
|
Việc giảm 300.000 quân mà Tập Cận Bình công bố tại cuộc
diễu binh ngày 3 tháng 9 ở Bắc Kinh có thể sẽ gửi thêm nhân viên đến các lực
lượng dân quân biển, và thậm chí có thể thay đổi thêm mô hình chỉ huy và kiểm
soát. Đặc biệt là các nỗ lực để chỉnh đốn chuỗi báo cáo dài dẵng hiện nay
thông qua các lực lượng đất liền có thể phát sinh. Và có một lý do quan trọng
hơn nữa, điều vô cùng khẩn cấp là tìm hiểu xem “những người lính áo xanh
dương” Trung Quốc nhận lệnh ra khơi bằng cách nào, và những lệnh đó là gì.
|
|
Translated
by Tran Van Minh
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn