|
|
Humanities as
Spectacle
|
Ngành nhân văn dưới
góc nhìn của nghệ thuật biểu diễn
|
By Matti Bunzl
|
Matti Bunzl
|
Inside Higher Education
July 30, 2013
|
Inside Higher Education
30/7/2013
|
It’s been a few weeks since "The Heart of the
Matter," the congressionally ordered report on the state of the
humanities and social sciences, was issued by the American Academy of Arts
and Sciences. And while there is little to object to in the actual text,
which brims with veracities on the importance of education and good
citizenship, the smarting hasn’t stopped.
|
Một vài tuần đã trôi qua kể từ khi bản báo cáo do Quốc hội
Hoa Kỳ đặt viết về tình trạng của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có
tựa đề là “Cốt lõi của vấn đề” được Viện Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ công
bố. Mặc dù nội dung của bản báo cáo này không có gì đáng để chỉ trích – nó
chứa đầy những phát biểu về tầm quan trọng của giáo dục và về tinh thần công
dân – nhưng nỗi đau của các ngành nhân văn vẫn còn chưa dứt.
|
In The New York Times alone, we heard from three
pundocratic naysayers. David Brooks, a member of the commission, bemoaned the
collective suicide of the humanities professoriate, Verlyn Klinkenborg
lamented the decline and fall of the English major, and Stanley Fish
excoriated the report itself for its "bland commonplaces" and "recommendations
that could bear fruit only in a Utopia" (and as a Miltonist, he knows
that’s not the world we live in).
|
Chỉ riêng trong tờ New York Times cũng đã có thể tìm được
những lời phản đối của ba nhà bình luận chính trị tầm cỡ. David Brooks, một
thành viên của nhóm nghiên cứu, than vãn về tình trạng “tự tử tập thể” của
các giáo sư ngành nhân văn; Verlyn Klinkenborg thì thở than về sự xuống dốc
và sụp đổ của ngành ngữ văn, còn Stanley Fish thì chỉ trích báo cáo này là
tầm thường và nhạt nhẽo và những "khuyến nghị của nó chỉ có thể có kết
quả trong xã hội không tưởng "(và vì là một người theo chủ nghĩa Milton,
ông biết rõ chúng ta tất nhiên không đang sống trong xã hội không tưởng).
|
There have been valiant attempts to parry this latest
volley of gloom regarding the "crisis of the humanities."
|
Đã có những nỗ lực dũng cảm để chống đỡ những lời phê phán
ảm đạm gần đây về “sự khủng hoảng của các ngành nhân văn.”
|
But even if "our classrooms remain packed," that
still leaves the population at large. And there, a basic contention remains
unanswered: the, by now, self-evident truth that the humanities are a
"public relations failure" (Fish ventriloquizing Klinkenborg).
Humanists are just no good at explaining why their work matters. No wonder,
then, that the public has little use for their efforts.
|
Nhưng ngay cả nếu "sĩ số trong những lớp học của
chúng ta không bị giảm sút", thì chúng ta vẫn chưa đề cập đến công chúng
nói chung. Và ở đây, vẫn tồn tại một tranh luận chưa ngã ngũ: cho đến nay, sự
thật hiển nhiên là các ngành nhân văn hoàn toàn "thất bại trong quan hệ
công chúng" (Fish đang nhại lời của Klinkenborg). Các ngành nhân văn rõ
ràng không thể giải thích được tại sao chúng lại cần thiết đối với mọi người.
Vì vậy chẳng ngạc nhiên gì nếu như công chúng không mấy quan tâm gì đến những
nỗ lực của họ.
|
The marketing problem is such a commonplace in the debate,
it goes virtually unremarked these days. But to me, it raises a very basic
question: why is it the job of a humanist to be her own advertiser? Other
creative types have managers, agents, and publicists for that task, to say
nothing of film studios, theaters, galleries, and museums – infrastructures,
in other words, that allow them to focus on what they do best.
|
Mặc dù vấn đề tiếp thị là rất quan trọng đối với cuộc
tranh luận này, nhưng hiện nay hầu như không ai nhắc tới nó. Riêng với tôi,
nó đặt ra một câu hỏi rất cơ bản: tại sao những người giảng dạy trong ngành
xã hội nhân văn lại phải tự quảng cáo cho mình? Những người hoạt động trong
các lĩnh vực sáng tạo khác đều có các nhà quản lý, đại lý và các nhà quảng
cáo cho họ, chưa kể là còn có các hãng phim, nhà hát, phòng trưng bày và bảo
tàng – nói cách khác là những điều kiện giúp cho họ tập trung vào những gì họ
làm tốt nhất; đó là: sáng tạo.
|
What would such an institution look like for humanists? As
it happens, I help lead one. The Chicago Humanities Festival, which I serve
as artistic director, is the largest organization of its kind in the United
States. In fact, we were name-checked as such in "The Heart of the
Matter," praised for our success in "inviting academics and artists
to share their passions and expertise with new audiences."
|
Nếu có một tổ chức tương tự như tôi đã nói ở trên thì nó
hoạt động như thế nào nhỉ? Thật may, tôi đang lãnh đạo một tổ chức như thế:
Tổ chức Lễ hội nhân văn Chicago, nơi tôi đang là giám đốc nghệ thuật, cũng là
tổ chức lớn nhất của loại hình này tại Hoa Kỳ. Thật ra, tổ chức của chúng tôi
đã được nêu tên ngay trong báo cáo "The Heart of the Matter", được
ca ngợi về sự thành công trong việc "thu hút các học giả và các nghệ sĩ
đến chia sẻ niềm đam mê và tài năng của họ với khán giả mới."
|
We’re in our 24th year of doing so. Our annual fall
festival features about 100 events, always organized around a theme.
Attendance is around 50,000, with hundreds of thousands more consuming our
content digitally. Not your average public relations failure, we like to
think.
|
Lễ hội nhân văn Chicago đã hoạt động được đến năm thứ 24.
Đợt lễ hội mùa thu hàng năm của chúng tôi tổ chức khoảng 100 sự kiện về cùng một chủ đề. Lượng người tham gia là
khoảng 50.000 lượt, và có hàng trăm ngàn lượt khán giả thưởng thức các sản
phẩm của chúng tôi dưới hình thức kỹ thuật số. Rõ ràng đó không phải là sự
thất bại về quan hệ công chúng – chúng tôi tin như thế.
|
But how do we do it? How do we get thousands of people to
come out to hear humanities professors lecture?
|
Nhưng chúng tôi đã làm điều đó như thế nào? Làm cách nào
mà chúng tôi lại có thể thu hút được hàng ngàn người đến nghe các giáo sư
thuộc các ngành nhân văn giảng bài?
|
It’s really quite simple: we treat our presenters as stars
and our events as performances.
|
Thực ra, mọi việc khá đơn giản: chúng tôi xem các diễn giả
như các ngôi sao và các sự kiện của chúng tôi như các buổi biểu diễn.
|
It’s probably best to think about this mode of operation
in contrast to your typical university programming. Sure, those lectures are
free and open to the public. But how would that public even know? Dreary
leaflets on campus bulletin boards aren’t likely to draw general audiences.
Nor would such crowds feel particularly engaged by often dry and specialized
presentations. (I should hasten to add that in my other life as a university
professor, I can get quite excited about an earnest announcement circulating
on a listserv; but then again, I’m already sold on the product.)
|
Tôi nghĩ, để hiểu sự thành công của chúng tôi thì tốt nhất
là so sánh cách chúng tôi vận hành với cách vận hành của một chương trình đại
học điển hình. Ừ, các bài giảng trong trường cũng miễn phí và mở rộng cho
công chúng. Nhưng công chúng làm cách nào để biết được điều ấy? Những tờ
thông báo xấu xí dán trên bảng thông báo hẳn khó lòng thu hút được sự chú ý
của công chúng. Và công chúng hẳn chẳng thích thú gì với những bài thuyết
trình chuyên sâu và khô khan. (Ở đây tôi muốn nói thêm rằng với tư cách là
một giảng viên đại học, tôi có thể cũng rất thích thú khi đọc các thông báo
dày đặc chữ trên các listserv, tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh rằng tôi đã có sẵn
sự yêu thích đối với những sản phẩm đó rồi.)
|
Everything we do at the Chicago Humanities Festival is
designed to break those kinds of barriers. We write tantalizing copy for our
events, place our ads in all the local media, and hustle for coverage in those
same publications.
|
Tất cả những gì chúng tôi làm tại Lễ hội nhân văn Chicago
đều nhằm phá vỡ những rào cản như vậy. Chúng tôi viết các quảng cáo đầy khiêu
khích về các sự kiện của chúng tôi, đăng quảng cáo trên khắp các phương tiện
thông tin đại chúng địa phương, và hối thúc báo đài đã đăng quảng cáo phải
viết tin về các sự kiện của chúng tôi.
|
And we make sure that our featured talent appears in the
best light possible. We think about stage sets and backdrops and fuss
endlessly with our sound systems. Even more importantly, we spend a huge
amount of time thinking about the best way to showcase a speaker. Is the
great Harvard historian we invited known to go on and on when lecturing? No
problem, we feature him in conversation with that gentle, yet firm journalist
who has a deep passion for his subject. Is there worry about the density of a
speech on continental philosophy? We coach the presenter in the joys of
multi-media.
|
Và chúng tôi đảm bảo rằng các tài năng mà chúng tôi muốn
giới thiệu phải được xuất hiện một cách nổi bật nhất. Chúng tôi phải chuẩn bị
sắp xếp sân khấu và phông nền, đồng thời chuẩn bị âm thanh một cách kỹ lưỡng
nhất. Quan trọng hơn, chúng tôi dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về việc
giới thiệu các “diễn viên” của chúng tôi đến công chúng. Vị giáo sư lịch sử
của Đại học Harvard mà chúng tôi mời đến có thói quen nói dài khi diễn thuyết
chăng? Không sao, chúng tôi sẽ sắp xếp cho ông trao đổi với nhà báo có phong
cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết và hiểu biết rất sâu sắc về vấn đề mà giáo sư
đó sẽ trình bày. Người ta lo ngại về tính hàn lâm của bài báo cáo về triết
học Châu Âu chăng? Không sao, chúng tôi sẽ huấn luyện cho người trình bày
cách tận dụng các phương tiện truyền thông để bài trình bày sao cho sinh động
hơn.
|
When it all works out, we get big, expectant audiences
who, after basking in the erudition of our speakers (and asking sometimes
stunningly insightful questions), can’t wait to come back for more.
|
Với tất cả sự chuẩn bị này, chúng tôi có được một lượng
đông đảo khán giả háo hức, những người mà sau khi đắm mình trong sự uyên bác
của các diễn giả (và đôi khi chính bản thân họ cũng đưa ra những câu hỏi sâu
sắc một cách bất ngờ), sẽ trở về một cách háo hức muốn trở lại để nghe nữa.
|
This isn’t so different from the way other cultural
organizations operate. Let me take an example from the world of opera,
another domain whose utility could seem suspect in the glare of neoliberal
scrutiny. When soprano Anna Netrebko was scheduled to make her Chicago debut
in the 2012-13 season, it brought shivers of anticipation to local opera
fanatics. But for a good chunk of Lyric Opera’s patrons, she was just a
Russian-sounding name. It was the task of the company to create the
appropriate excitement for her bow as Mimì, to say nothing of providing her
with all the theatrical props needed for an optimal performance. The result:
a sold-out run and something approaching collective hysteria (of the good
kind).
|
Cách làm chúng tôi làm chẳng khác gì cách vận hành của các
tổ chức văn hóa khác. Ví dụ như trong việc biểu diễn opera, một lĩnh vực mà
nếu xét theo cái nhìn khắt khe của thời đại ngày nay thì chẳng lấy gì làm
thực dụng lắm. Khi người ta lên kế hoạch để mời giọng nữ cao Anna Netrebko
đến biểu diễn tại Chicago trong mùa biểu diễn 2012-13, điều đó đã gây ra cơn
sốt chờ đợi của những tín đồ opera địa phương. Nhưng đối với nhiều khách hàng
quen thuộc của nhà hát Lyric Opera, cô ấy chỉ là một nghệ sĩ không tên không
tuổi. Vì vậy, nhà hát cần phải tạo ra sự kích động về sự xuất hiện của cô
không kém gì ca sĩ opera lừng danh Mimi, chưa kể là phải cung cấp cho cô ấy
mọi đạo cụ sân khấu cần thiết để đảm bảo một buổi diễn tối ưu. Kết quả là
buổi diễn đã cháy vé và gần như tạo ra một hiệu ứng cuồng loạn tập thể (tất
nhiên là theo nghĩa tốt).
|
Why should it be so different for humanists? Sure, in the
academy we recognize folks like Julia Kristeva, Frans de Waal, and Maria
Tatar as stars (to mention three of the speakers who will join us for this
fall’s festival on Animal: What Makes Us Human). But just like your average
opera diva, they need a bit of professional marketing and a decent production
to find and captivate their audience. As a performing organization in the
humanities, that’s our job. And after 24 years, we know how to do it.
|
Vậy tại sao các ngành nhân văn lại làm khác? Rõ ràng,
trong giới hàn lâm, chúng ta cũng thừa nhận những nhân vật như Julia
Kristeva, Frans de Waal, và Maria Tatar là những ngôi sao (chúng tôi nêu tên
ba diễn giả sẽ đến trình bày cho chúng tôi trong Festival mùa Thu năm nay về
chủ đề “Động vật: Điều gì giúp phân biệt con người với các động vật khác”).
Nhưng cũng giống như một diva opera hạng trung, họ cần được tiếp thị chuyên
nghiệp và được đạo diễn cẩn thận để thu hút khán giả. Với tư cách là nhà tổ
chức biểu diễn trong lĩnh vực nhân văn thì đó chính là công việc của chúng
tôi. Sau 24 năm kinh nghiệm, giờ đây chúng tôi đã biết làm điều đó như thế
nào.
|
Imitators wanted!
|
Hãy bắt chước chúng tôi!
|
Matti Bunzl is
artistic director of the Chicago Humanities Festival and professor of
anthropology at the University of Illinois.
|
Matti Bunzl là giám
đốc nghệ thuật của Lễ hội Nhân văn Chicago và là giáo sư nhân chủng học tại
Đại học Illinois.
|
Translated by Vũ Thị Phương Anh
|
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, September 27, 2013
Humanities as Spectacle Ngành nhân văn dưới góc nhìn của nghệ thuật biểu diễn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn