|
Minister of Foreign
Affairs Wang Yi
|
Bộ trưởng Ngoại giao
Vương Nghị
|
Major Country
Diplomacy with Chinese Characteristics
|
NỀN NGOẠI GIAO NƯỚC
LỚN MANG ĐẶC ĐIỂM TRUNG HOA
|
|
|
By: Bonnie S. Glaser, Alison Szalwinski
|
Bonnie S. Glaser, Alison Szalwinski
|
Jamestown Foundation
|
Jamestown Foundation
|
August 9, 2013
|
9/8/2013
|
|
|
On June 27, China’s Foreign Minister Wang Yi gave a speech
at the World Peace Forum on the new foreign policy concept called “Major
Country Diplomacy with Chinese Characteristics” (Ministry of Foreign Affairs,
June 27) [1]. Delivered at Tsinghua University in Beijing, the speech was
presented to a domestic audience, but also was intended to communicate to the
outside world the evolving contours of Chinese foreign policy under Xi
Jinping. Comprehensive statements on Chinese foreign policy are rare; the
last major exposition of Chinese policy was penned by former State Councilor
Dai Bingguo in 2010 (Xinhua, December 6, 2010). Wang Yi’s speech reiterated
several long-standing positions that suggest elements of continuity; included
key concepts that were raised toward the end of the Hu administration; and
introduced new themes that suggest potential changes in Chinese foreign
policy priorities and style. Notably, Wang emphasized that Chinese diplomacy
needs to be “proactive,” which, if not mere rhetoric, would mark a departure
from Deng Xiaoping’s policy guideline “keeping a low profile” (tao guang yang
hui).
|
Ngày 27/6 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đọc
bài phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới về khái niệm chính sách đối
ngoại mới của Trung Quốc với tên gọi là “Nền Ngoại giao nước lớn mang đặc
điểm Trung Quốc”. Bài phát biểu của ông Vương Nghị được trình bày trước các
học giả Trung Quốc tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh trước, nhưng cũng có ý
định thông báo với thế giới về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Bắc
Kinh dưới chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình. Bài phát biểu của ông Vương
Nghị nhắc lại một số quan điểm cũ, kể cả những khái niệm cơ bản được đưa ra
trong giai đoạn cuối của Chính quyền Hồ Cẩm Đào và giới thiệu các chủ đề mới
thể hiện những thay đổi mạnh mẽ về phong cách và các ưu tiên chính sách đối
ngoại của Trung Quốc. Điều đáng chú ý là ông Vương Nghị khẳng định chính sách
đối ngoại của Trung Quốc cần “chủ động” và điều đó cho thấy Bắc Kinh bắt đầu
từ bỏ chủ trương chính sách đối ngoại “kiềm chế” của ông Đặng Tiểu Bình (“thấu
quang dưỡng hối”).
|
The concept of major country diplomacy with Chinese
characteristics was first mentioned in Chinese media early this year just
days after the closing of the National People’s Congress. A Global Times
editorial on March 19 asserted China should have a diplomatic strategy that
“fits China’s national conditions and national goals. It cannot replicate the
experience of any other big countries. It should be major country diplomacy
with Chinese characteristics” (Global Times, March 19). Two weeks later, the
more authoritative People’s Daily reported Wang Yi’s comments that Xi
Jinping’s choice of Russia for his first trip abroad as president
demonstrated the successful practice of “major country diplomacy with Chinese
characteristics” (People’s Daily, March 31). That same month, Wang Yi told
reporters at the Boao Forum that the meeting was a good testing ground for
the “major country diplomacy with Chinese characteristics”—he did not,
however, provide details (Hainan Daily, April 9). The June speech is the first
major explication of the new concept and, thus, deserves in-depth analysis. “Major
country diplomacy” is the official Chinese translation (“daguo waijiao”), but
the same characters can also be translated as “great power diplomacy,” which
perhaps more accurately describes Beijing’s aspirations. In fact, in other
instances, the first two characters daguo are translated in Chinese media as
“great power,” such as Xi Jinping’s call for a new kind of “great power
relationship” (daguo guanxi) with nations such as the United States and
Russia.
|
Khái niệm nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc
lần đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đầu năm
2013, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc kết thúc. Một bài xã luận
trên tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày 19/3 của Trung Quốc khẳng định Bấc Kinh cần
có một chiến lược ngoại giao phù hợp các điều kiện và mục tiêu quốc gia của
Trung Quốc. Nền ngoại giao đó không thể sao chép kinh nghiệm của các nước lớn
khác. Nền ngoại giao đó phải là nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm Trung
Quốc. Sau đó hai tuần, tờ “Nhân dân Nhật báo” đãng phát biểu của ông Vương
Nghị cho rằng việc Chủ tịch Tập Cận Bình chọn Nga cho chuyến thăm nước ngoài
đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước thể hiện sự thành công của “nền ngoại
giao nước lớn mang đặc điểm Trung Quốc”. Cũng trong tháng đó. Bộ trưởng Ngoại
giao Vương Nghị tuyên bố với các phóng viên tại Diễn đàn Bác Ngao rằng diễn
đàn này là một cuộc thử nghiệm tốt của “nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm
Trung Quốc” nhưng không cho biết nội dung chi tiết của chính sách mới. Rõ
ràng, bài phát biểu tháng 6/2013 của ông Vương Nghị là lời giải thích quan
trọng đầu tiên khái niệm mới về bản chất, “nền ngoại giao nước lớn” cũng có
thể được hiểu là “nền ngoại giao cường quốc”, trong đó mô tả chính xác và rõ
hơn những tham vọng của Bắc Kinh. Thực tế, hai từ đầu tiên đã được đề cập
trên các phương tiện truyền thông Trang Quốc là “cường quốc”, chẳng hạn ông
Tập Cận Bình gọi kiểu “quan hệ cường quốc” mới với các nước như Mỹ và Nga.
|
Some of the features of “major country diplomacy with
Chinese characteristics” outlined by Wang Yi are familiar, long-standing
tenets of Chinese diplomacy. These include practicing the “independent
foreign policy of peace,” adhering to the Five Principles of Peaceful
Coexistence, opposing hegemony, respecting sovereignty and refraining from
interfering in another country’s internal affairs. Also included are building
a “harmonious world” and achieving “win-win progress,” concepts introduced by
Xi’s predecessor Hu Jintao. These references make clear that core elements of
Chinese foreign policy are not being jettisoned by the new administration,
even as new concepts and/or rhetoric are adopted.
|
Một số đặc trưng của “nền ngoại giao nước lớn mang đặc điểm
Trung Quốc” do ông Vương Nghị đưa ra là những nguyên lý quen thuộc và tồn tại
từ lâu trong nền ngoại giao Trung Quốc. Chúng bao gồm thực hiện “chính sách
đối ngoại độc lập, hòa bình” gắn với 5 Nguyên tắc Cùng chung sống Hòa bình,
phản đối bá quyền, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ
của nước khác. Ngoài
ra còn bao gồm xây dựng một "thế giới hài hòa" và đạt được "tiến
bộ cùng thắng," là những khái niệm được giới thiệu bởi người tiền nhiệm
Hồ Cẩm Đào. Những tài liệu tham khảo cho thấy rõ rằng yếu tố cốt lõi của
chính sách đối ngoại của Trung Quốc không bị chính quyền mới vứt bỏ, thậm chí
được coi như là các khái niệm và / hoặc những lời lẽ hùng biện mới.
|
Wang put special emphasis on the role the developing world
plays in China’s global interests and goals. Beijing consistently has touted
its status as a friend and partner of the developing world, stressing that,
as China grows, developing nations in particular will benefit. Responding to
doubts expressed by both Western scholars and leaders in the developing world
that China’s involvement in developing countries is benevolent, Wang
attempted to reassure these nations that China will continue to aid and
support them.
|
Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đặc biệt nhấn mạnh vai trò
của các nước đang phát triển trong các mục tiêu và lợi ích toàn cầu của Trung
Quốc. Bắc Kinh liên tục khuếch trương vị thế của Trung Quốc như một người bạn
và đối tác của các nước đang phát triển và khẳng định khi Trung Quốc phát
triển, các nước đang phát triển sẽ được hưởng lợi. Phản ứng trước những nghi
ngờ của các học giả phương Tây và các nhà lãnh đạo thế giới đang phát triển về
việc can dự của Trung Quốc ở các nước đang phát triển là nhân đạo, ông Vương
Nghị cố gắng khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ và ủng hộ các nước đó.
|
When referring to the maritime disputes China has with
several Southeast Asian nations and with Japan, Wang reiterated the proposal
that “parties could shelve differences and engage in joint development.” This
policy, first put forward by Deng Xiaoping in 1979 and developed throughout
the 1980s, signals that intractable disputes should be set aside to avoid
undermining good relations between China and its neighbors (Ministry of
Foreign Affairs, November 17, 2000). As maritime issues have heated up in
recent years, domestic pressure on Chinese leaders has increased to abandon
this policy. Many netizens and Chinese scholars would prefer a stronger
stance on territorial issues, viewing the policy as too conciliatory and
contrary to China’s interests. Wang’s reiteration of Deng’s stance—along with
his commitment to pursue a peaceful solution to the South China Sea disputes
and launch discussions for a Code of Conduct, which he conveyed on his May
tour of four ASEAN nations—is evidence of a concerted effort to smooth
tensions with China’s neighbors.
|
Khi đề cập các tranh chấp trên biển của Trung Quốc với một
số nước Đông Nam Á và Nhật Bản, ông Vương Nghị nhắc lại đề nghị: “Các bên có
thể gác lại bất đồng và cùng nhau khai thác”. Chủ trương này-lần đầu tiên do
ông Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1979 và phát triển trong những năm 1980- cho
thấy các tranh chấp khó giải quyết sẽ được Bắc Kinh gác sang một bên để tránh
ảnh hưởng đến các mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Do các vấn đề trên biển nóng lên trong những năm gần đây, sức ép trong nước
đòi hỏi các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ chính sách này. Nhiều cư dân mạng
và học giả Trung Quốc muốn Bắc Kinh có quan điểm mạnh mẽ về vấn đề lãnh thổ
và cho rằng chính sách hiện nay của Bắc Kinh quá mềm mỏng và đi ngược lại lợi
ích của người Trung Quốc. Việc ông Vương Nghị lặp lại lập trường của ông Đặng
Tiểu Bình, cùng với việc ông ta cam kết theo đuổi một giải pháp hòa bình nhằm
giải quyết các tranh chấp Biển Đông cũng như bắt đầu các cuộc thảo luận về Bộ
Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông mà ông Vương Nghị đã truyền đạt
trong chuyến công du 4 nước ASEAN hồi tháng 5/2013, là bằng chứng cho thấy
các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm bớt căng thẳng với các nước, láng giềng của
Trung Quốc.
|
Wang’s speech also stressed the importance of some issues
in Chinese diplomacy that have surfaced in recent years. With the growth of
China’s involvement and presence abroad, protecting Chinese nationals
overseas has emerged as an urgent priority. The 18th Party Congress Report
stated “we have staunchly protected China’s interests and the legitimate
rights and interests of Chinese nationals and legal persons overseas.” Wang
went even further when discussing the growth of Chinese nationals traveling
overseas for tourism, education and work. Wang stated the Chinese government
“should give them reliable and strong backing” so that those traveling abroad
also can achieve their own “Chinese Dream.” By referencing Xi Jinping’s call
for the realization of the “Chinese Dream” of national renewal, Wang
integrates the Chinese dream concept into foreign policy goals, encouraging
Chinese citizens to strive to achieve their dreams both at home and abroad.
|
Bài phát biểu của Vương Nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng
của một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nổi lên trong
những năm gần đây. Do chính sách can dự và hiện diện ngày càng tăng ở nước
ngoài của Trung Quốc, vấn đề bảo vệ các công dân Trung Quốc ở nước ngoài nối
lên như một ưu tiên cấp bách. Ông Vương Nghị còn đi xa hơn khi phát biểu về
sự gia tăng của các công dân Trung Quốc đi du lịch, học tập và làm việc ở
nước ngoài. Ông cho biết Chính phủ Trung Quốc “sẽ ủng hộ các công dân Trung
Quốc ở nước ngoài một cách mạnh mẽ và tin cậy” để những người Trung Quốc đi
du lịch ở nước ngoài cũng có thể thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của họ. Đề cập
lời kêu gọi thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ
trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa khái niệm “Giấc mơ Trung Hoa” vào các mục
tiêu chính sách đối ngoại, khích lệ công dân Trung Quốc nỗ lực thực hiện ước
mơ của họ ở trong và ngoài nước.
|
Wang also reiterated Xi Jinping’s call for a “New Type of
Great Power Relations” (xinxing daguo guanxi)—now officially translated as a
“New Type of Relationship among Major Powers”—highlighting both the United
States and Russia as countries with which China seeks to establish such ties.
He explained the new type of major power relationship between these states
will contain elements of “mutual respect, win-win cooperation, no conflict
and no confrontation,” applying core tenets of the Hu administration to Xi’s
new concept. On the multilateral organizations front, Wang’s speech echoes
the 18th Party Congress in identifying the UN, the G20, the Shanghai
Cooperation Organization, Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) and BRICS
as the organizations China will pay greater attention to in the future, leaving
others, such as the East Asia Summit, conspicuously absent.
|
Ông Vương Nghị cũng nhắc lại lời kêu gọi xây dựng “Quan hệ
Cường quốc kiểu Mới” của Chủ tịch Tập Cận Bình- hiện chính thức được coi là
“Kiểu Quan hệ giữa Các nước lớn”, trong đó nhấn mạnh Mỹ và Nga là hai nước
hiện Trung Quốc đang tìm cách thiết lập các mối quan hệ như vậy. Ông giải
thích mô hình quan hệ này sẽ bao gồm các yếu tố: “tôn trọng lẫn nhau, hợp tác
cùng có lợi, không xung đột và không đối đầu” và áp dụng các nguyên lý cốt
lõi của Chính quyền Hồ Cẩm Đào vào khái niệm mới của Chủ tịch Tập Cận Bình, về
các tổ chức đa phương, bài phát biểu của ông Vương Nghị trước Đại hội Đảng
Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 xác định Liên hợp quốc, G-20, Tổ chức Hợp tác
Thượng Hải (SCO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) là
những tổ chức được Trung Quốc quan tâm nhiều hơn trong tương lai, nhưng không
coi trọng các diễn đàn khác như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
|
A few portions of Wang’s speech provided hints of new
directions in Chinese foreign policy and are therefore important concepts to
watch. As Wang admits in the opening sentences of his speech, China’s rapid
growth and change that has prompted “thinking and exploring” about “what kind
of foreign policy it will follow and what impacts will it have on the world.”
While his speech does not offer a definitive answer, there is no doubt that a
crucial component of China’s new foreign policy will be a more proactive
approach to diplomacy. In the official translation of his speech, the phrase
“active” or “actively” is used no less than 13 times. China is in a period in
which it has dual identities, being both a “developing” nation and a major
country or great power. Wang’s emphasis on engaging in proactive diplomacy
signals a growing desire to move away from China’s reactive policies of the
past.
|
Một số nội dung trong bài phát biểu của ông Vương Nghị cho
thấy những xu hướng mới và nhiều khái niệm quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Trung Quốc cần được theo dõi. Chẳng hạn, ông Vương Nghị thừa nhận
trong những câu mở đầu của bài phát biểu rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh và những thay đổi của Trung Quốc đã thúc đẩy “tư tưởng và hành động”
của Trung Quốc trong việc theo đuổi mô hình chính sách đối ngoại mới và tác
động của chính sách đó đối với thế giới. Mặc dù bài phát biểu của ông Vương
Nghị không đưa ra câu trả lời dứt khoát, nhưng rõ ràng một trong những thành
phần quan trọng trong chính sách đối ngoại mới của Bắc Kinh sẽ là cách tiếp
cận chủ động hơn trong ngoại giao. Trong bài phát biểu, ông Vương Nghị nhắc
đến cụm từ “chủ động” không dưới 13 lần. Hiện nay Trung Quốc đang ở một giai
đoạn đặc biệt: Trung Quốc vừa là nước đang phát triển vừa là một nước lớn
hoặc cường quốc. Việc nhấn mạnh tiến hành nền ngoại giao chủ động của ông
Vương Nghị báo hiệu Trung Quốc đang có ý đồ nhanh chóng thoát khỏi chính sách
đối ngoại phản úng thụ động của các chính quyền trước đây.
|
One important development linked with this more proactive
Chinese diplomacy is an official acknowledgement of rising global
expectations for China to assume greater responsibility for addressing
regional and global problems. In the past few years, Chinese scholars have
called for China to make more contributions to global governance. In 2010,
Shanghai Institutes for International Studies Fellow, now President, Chen
Dongxiao argued there is a “significant gap between the strategic demand for
China to share international responsibility and provide international public
goods and our current strategic plans and implementation” [2]. Government
officials continued to shy away from acknowledging these calls, however. In
his 2010 article detailing China’s “Path of Peaceful Development,” State
Councilor Dai Bingguo focused on reassuring the world that China would be a
peaceful, cooperative growing power that would “never seek leadership, never
compete for supremacy” (Xinhua, December 6, 2010). The 2011 white paper,
China’s Peaceful Development, allowed that “as its comprehensive strength
increases, China will shoulder corresponding international responsibilities
and obligations,” but did not indicate that it was yet time to do so [3].
|
Một sự thay đổi quan trọng liên quan đến nền ngoại giao
chủ động hơn của Trung Quốc là Bắc Kinh chính thức thừa nhận triển vọng toàn
cầu ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc gánh vác trách nhiệm lớn hơn để
giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới. Mấy năm qua, các học giả Trung
Quốc kêu gọi Bắc Kinh đóng góp nhiều hơn vào công tác quản lý toàn cầu. Năm
2010, ông Chen Dongxiao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Các Vấn đề Quốc tế tại
Thượng Hải, cho rằng giữa nhu cầu chiến lược nhằm chia sẻ trách nhiệm, cung
cấp sản phẩm công cộng quốc tế với các kế hoạch và việc thực hiện chiến lược
hiện nay của Trung Quốc đang có khoảng cách lớn. Nhưng các quan chức chính
phủ Trung Quốc tiếp tục không thừa nhận các yêu cầu đó. Trong bài viết mô tả
chi tiết “Con đường Phát triển Hòa bình” được công bố năm 2010, ủy viên Quốc
vụ Viện Đới Bỉnh Quốc tái khẳng định với thế giới rằng Trung Quốc sẽ là một
cường quốc ngày càng hợp tác và hòa bình và sẽ không bao giờ tìm kiếm sự lãnh
đạo và cạnh tranh với các cường quốc khác. Sách Trắng năm 2011 với chủ đề
Phát triển Hòa bình của Trung Quốc cho rằng: “Khi sức mạnh tổng hợp của đất
nước gia tăng, Trung Quốc sẽ gánh vác nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế tương
ứng với sức mạnh đó” nhưng không cho biết khi nào Bắc Kinh sẽ hành động như
vậy.
|
Wang’s speech signaled that China recognizes it must adopt
a more active, rather than simply a prudent and self-focused, foreign
diplomacy. He claims “China is ready to respond to the international
community’s expectations” that it “undertake its due responsibilities and
make greater contribution to world peace and common development.” Wang states
that China is ready and eager to apply Chinese experiences and knowledge to
international relations, taking a leadership role by providing public goods
and participating further in global governance. These carefully crafted
statements indicate global governance and greater leadership in the
international community will be a key part of the policy of major country
diplomacy with Chinese characteristics.
|
Nhưng bài phát biểu của ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc
nhận thấy phải theo đuổi một nền ngoại giao chủ động hơn chứ không chỉ đơn
thuần theo đuổi một nền ngoại giao thận trọng và kiềm chế. Ông tuyên bố:
“Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng sự mong đợi của cộng đồng quốc tế” và Trung Quốc
“thực hiện trách nhiệm của mình cũng như đóng góp lớn hơn cho nền hòa bình và
phát triển chung trên thế giới”. Ông cũng cho rằng Trung Quốc sẵn sàng và
mong muốn sử dụng những kinh nghiệm và kiến thức của mình về quan hệ quốc tế
để đóng vai trò lãnh đạo bằng cách cung cấp các sản phẩm công cộng và tham
gia nhiều hơn vào công tác quản lý toàn cầu. Những tuyên bố đó cho thấy công
tác quản lý cũng như mức độ lãnh đạo toàn cầu lớn hơn trong cộng đồng quốc tế
sẽ là một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao nước lớn mang đặc điểm
Trung Quốc.
|
A concrete example of greater Chinese contribution to the
international community is the first-time deployment of combat troops to a UN
peacekeeping mission. While China has been hesitant in the past to make
commitments to sending combat troops for fear of being accused of interfering
in internal affairs, the arrival of several hundred Chinese peacekeeping
troops in Mali this month is a sign of shifting policy. In addition to
confirming this decision, Wang noted the larger role Beijing is beginning to
play in the Middle East peace process. By championing Xi Jinping’s new
four-point proposal for the settlement of the Palestinian question, Wang
makes it clear that engaging in diplomacy in the Middle East is firmly on
China’s agenda (Xinhua, May 6).
|
Một ví dụ cụ thể về sự đóng góp lớn hơn cho cộng đồng quốc
tế của Trung Quốc là: lần đầu tiên Trung Quốc đóng góp quân cho lực lượng gìn
giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Mặc dù trước đây Trung Quốc do dự đưa ra cam
kết này vì lo sợ bị tố cáo can thiệp công việc nội bộ nước khác, nhưng sự
xuất hiện của hàng trăm binh sĩ gìn giữ hòa bình người Trung Quốc ở Mali
trong tháng 8/2013 là dấu hiệu của chính sách đã thay đổi. Ngoài việc xác
nhận quyết định này, ông Vương Nghị cũng cho biết Bắc Kinh sẽ bắt đầu đóng vai
trò lớn hơn trong tiến trình hòa bình Trung Đông. Bằng cách nhấn mạnh đề nghị
4điểm mới của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm giải quyết vấn đề Palextin, ông
Vương Nghị tuyên bố việc can dự về ngoại giao ở Trung Đông là kế hoạch rõ
ràng của Trung Quốc.
|
These expressions of China’s interest in participating and
shaping the international community are coupled with an explicitly stated
belief that the international system is in need of “reform and improvement.”
Perhaps in response to fears that Beijing will seek to overturn the
prevailing global structure and decision making system, Wang pledged China
will “continue to maintain the present international order” from which it has
benefited enormously. He added, however, that the global community “is going
through a deep crisis of thinking and culture in modern civilization” and,
therefore, needs to rethink and revise some aspects of the international
system. Wang is silent on exactly what changes China seeks and how
aggressively Beijing will push for them.
|
Những tuyên bố thể hiện sự quan tâm của Trung Quốc trong
việc tham gia xây dựng cộng đồng quốc tế cho thấy hệ thống quốc tế cần “cải
cách và phát triển”. Có lẽ, để giải tỏa những nỗi lo ngại cho rằng Bắc Kinh
sẽ tìm cách xóa bỏ cơ cấu và hệ thống ra quyết định hiện nay trên thế giới,
Bộ trưởng Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ “tiếp tục duy trì trật tự quốc tế
đang tồn tại” mà nhờ đó Bắc Kinh được hưởng lợi rất lớn. Nhưng ông cho biết
thêm, cộng đồng quốc tế “đang trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư duy
và văn hóa trong nền văn minh hiện đại”, do đó cần xem xét lại và sửa đổi một
số lĩnh vực của hệ thống quốc tế. Nhưng ông Vương Nghị không cho biết Bắc
Kinh sẽ tìm cách thay đổi những gì và thúc đẩy những thay đổi đó ra sao trong
thời gian tới.
|
|
|
Notes:
Wang Yi, “Exploring the Path of Major Country Diplomacy
with Chinese Characteristics,” Remarks at the Second World Peace Forum, June
27, 2013, Available online
.
Chen Dongxiao, “New Development in Global Politics and Rethinking
on China’s Multilateral Diplomacy,” Shanghai Institutes for International
Studies, Undated, Available online
.
The September 2011 white paper, China’s Peaceful
Development, is available at the web portal for the Central Government of the
People’s Republic of China
.
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn