|
A Chinese one yuan
coin in front of a 100 yuan banknote
|
Một đồng xu một nhân dân tệ Trung Quốc trước mặt một
tờ tiền
giấy 100 nhân dân tệ
|
Austerity with
Chinese Characteristics
|
Thắt lưng buộc bụng mang đặc sắc Trung Quốc
|
Why China's
Belt-Tightening Has More To Do With Confucius Than Keynes
|
Tại sao thắt lưng buộc bụng của Trung Quốc có các đặc tính
Khổng Tử hơn Keynes
|
John Delury
Foreign affairs
August 7, 2013
|
John Delury
Foreign affairs
07 tháng 8 năm 2013
|
This year, to the consternation of the world’s
luxury-goods producers, “austerity” became one of Beijing’s most prominent
political buzzwords. Since becoming head of the Chinese Communist Party last
November, Xi Jinping has announced a steady stream of belt-tightening
measures: government officials have been barred from hosting lavish banquets
and wearing designer watches, and the construction of government buildings
has been banned for five years. It’s only natural that Western commentators
have been quick to interpret China’s austerity drive in terms of their own
long-running debate about macroeconomics: from Athens to Dublin to
Washington, D.C., politicians and economists are arguing the economic merits
and drawbacks of budget-cutting and deficit spending.
|
Năm nay, các nhà sản xuất hàng
xa xỉ của thế giới thấy kinh
ngạc khi
"thắt lưng buộc bụng" đã trở thành một trong những thuật ngữ chính trị
thông dụng nổi bật nhất của Bắc Kinh. Từ
khi trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng mười
một, Tập Cận Bình đã công bố một loạt liên tục các các biện pháp thắt chặt
chi tiêu: quan chức chính phủ đã bị cấm tổ chức các bữa tiệc xa hoa và đeo
đồng hồ theo thiết kế riêng, cấm xây dựng các tòa nhà chính phủ trong vòng
năm năm . Thật
tự nhiên là các nhà bình luận phương Tây đã nhanh chóng giải thích động cơ thắt
lưng buộc bụng của Trung Quốc theo các cuộc tranh luận lâu nay của riêng họ
về kinh tế vĩ mô: từ Athens, Dublin đến Washington, D.C., các chính trị gia
và các nhà kinh tế đang tranh cãi về lợi ích kinh tế và hạn chế của việc cắt
giảm ngân sách và thâm hụt chi tiêu.
|
But it would be a big mistake to interpret Xi’s ban on
shark-fin soup as an extension of what Paul Krugman describes as the West’s
“turn to austerity” since 2010. Whereas Western austerity has been an
economic policy tool, in China its essence is primarily political. China has
a long history of turning to frugality not to stimulate business confidence
but, rather, to combat the disease of corruption. It’s safe to say that Xi
has been thinking less of Milton Friedman or John Maynard Keynes than of
China’s own political reform tradition, stretching from Confucius to the
Communists.
|
Nhưng nó sẽ là một sai lầm lớn
khi giải
thích lệnh cấm của
ông Tập về món súp vi cá mập như một phần mở rộng của những gì Paul Krugman
mô tả là "quay về thắt lưng buộc bụng" của phương Tây từ năm 2010. Trong
khi thắt lưng buộc bụng của phương Tây là một công cụ chính sách kinh tế, thì
ở Trung Quốc bản chất của nó chủ yếu là chính trị. Trung
Quốc có một lịch sử lâu dài của việc chuyển sang tiết kiệm không phải để kích
thích niềm tin kinh doanh mà, đúng hơn là, để chống lại căn bệnh tham nhũng. Thật
an toàn khi nói rằng ông Tập đã suy nghĩ về Milton Friedman và John Maynard
Keynes ít hơn so với suy nghĩ về truyền thống cải cách chính trị của Trung Quốc,
kéo dài từ thời Khổng Tử tới thời Cộng Sản.
|
In the formative period of Chinese politics, some 2,500
years ago, Confucius crafted a philosophy of government and social ethics
that left a profound imprint on East Asian civilization. He admonished rulers
to keep both taxation and spending to a minimum. The enlightened ruler,
Confucius and his followers said, should embody a certain kind of moral
austerity in his personal behavior and fiscal austerity in matters of state.
The people -- most of them farmers -- would then follow the emperor “like
grass bends in the wind.” In other words, demonstrating one’s political
virtue through austerity, frugality, and simplicity would ensure popular
legitimacy and dynastic stability.
|
Trong giai đoạn hình thành của chính trị
Trung Quốc, khoảng
2.500 năm về
trước, Khổng Tử
đã tạo
nên một triết lý cầm quyền và đạo đức
xã hội, để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn minh Đông Á. Ông
cảnh cáo nhà cầm quyền phải giữ
cho cả thuế và chi tiêu ở mức tối thiểu. Theo Khổng
Tử và những môn đệ của ông, người cai trị sáng suốt cần phải thể
hiện một loại thắt lưng buộc bụng mang tính đạo đức trong hành vi cá nhân của mình
và thắt lưng buộc bụng về
tài chính trong các vấn đề của nhà nước. Thần
dân – mà hầu hết là nông dân - khi đó sẽ tuân phục hoàng đế "như ngọn cỏ
uốn cong theo chiều gió." Nói cách khác, thể hiện đức hạnh chính trị thông
qua thắt lưng buộc bụng, thanh đạm, và giản dị sẽ đảm bảo tính chính danh phổ
biến và ổn định triều đại.
|
The Confucian approach to ensuring virtuous government
through frugality has been a consistent thread in Chinese politics well into
the modern era. One early-eighteenth-century emperor, for example, declared a
permanent freeze on tax rates as a show of Confucian thriftiness. (Although
this policy eventually backfired: the tax ceiling hampered the government’s
ability to generate revenues for the remainder of its 200 years in power.)
Campaigns against corruption -- including arrests of senior ministers -- were
a regular feature of late imperial times. Even the major political upheavals
of the twentieth century turned on questions of corruption and frugality. The
Nationalist Party of Chiang Kai-shek, who took over as head of state of the
Republic of China after Sun Yat-sen’s death in 1925, quickly earned a
reputation for corruption. Chiang responded by promoting neo-Confucian values
as part of what he called his New Life movement, which made “simplicity and
frugality” one of its core virtues. But he ultimately fell to Mao Zedong, who
promoted an even more radical notion of the austere state. Mao demanded that
Communist Party cadres reject the slightest hint of bourgeois comfort,
including by wearing a uniform of a nondescript Mao suit. Although Mao ended
up living more like a Roman emperor than a Spartan soldier, he was effective
at creating the perception that the Communists were incorruptible, in stark
contrast to the Nationalist Party’s reputation for graft. As Confucius would
have predicted, this helped the Communists win the “hearts and minds” of the
people.
|
Cách tiếp cận Nho giáo để đảm
bảo chính quyền có đạo
đức thông qua tính tiết kiệm đã thành một chủ đề nhất quán trong chính trị
Trung Quốc ngay trong kỷ nguyên
hiện đại. Chẳng
hạn, một vị hoàng đế đầu thế kỷ XVIII đã tuyên bố cố định vĩnh viễn mức thuế
suất như một biểu hiện tiết kiệm kiểu Nho giáo. (Mặc
dù chính sách này cuối cùng đã phản tác dụng: Trần thuế cản trở khả năng của
chính phủ tạo ra doanh thu trong 200 năm cai trị còn lại của triều đại.)
Chiến dịch chống tham nhũng - trong đó có vụ bắt giữ các đại thần - là một đặc
tính thường xuyên của thời các hoàng đế. Ngay
cả những biến động chính trị lớn của thế kỷ XX cũng liên quan đến các vấn đề
tham nhũng và liêm khiết. Quốc
Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, người đã kế nhiệm làm nguyên thủ quốc gia của
nước Cộng hòa Trung Hoa sau cái chết của Tôn Trung Sơn vào năm 1925, nhanh
chóng tạo lập tai tiếng về tham nhũng. Tưởng
phản ứng bằng cách thúc đẩy các giá trị tân Khổng giáo như là một phần của
những gì ông gọi là Phong trào đời sống mới, mà thực thành "giản dị và
tiết kiệm" là một trong những đức tính cốt lõi. Nhưng
cuối cùng ông đã chịu thua Mao Trạch Đông, người đã thúc đẩy một khái niệm
triệt để hơn về nhà nước khắc khổ. Mao
yêu cầu cán bộ Đảng Cộng sản từ chối những gợi ý dù nhỏ của tiện nghi tư sản,
bao gồm cả việc mặc đồng phục không có tính phân biệt theo kiểu Mao. Mặc
dù Mao rốt cuộc sống giống như một hoàng đế La Mã hơn là một chiến binh Sparta,
ông đã thành công trong việc tạo ra nhận thức rằng những người Cộng sản là
liêm khiết, trái ngược với tiếng xấu của Quốc Dân Đảng về hối lộ. Đúng
như Khổng Tử có thể dự đoán, điều này đã giúp những người Cộng sản giành
chiến thắng trong "trái tim và khối óc" của người dân.
|
The old Confucian paragon of the “clean official” still
resonates powerfully in today’s half-capitalist, half-Communist,
pseudo-Confucian China. The current austerity program is best understood as
Xi’s attempt to put his own stamp on that traditional notion of good
governance. In particular, there are clear traces of Mao in Xi’s program. Xi
even recently praised Mao’s list of “six nos” that barred officials from
squandering the people’s wealth, and he promised to renew Mao’s old fight
against “formalism, bureaucratism, and hedonism and extravagance.”
|
Chuẩn mực Nho giáo cũ về "quan thanh liêm"
vẫn tạo ra tiếng vang mạnh mẽ trong nước Trung Hoa nửa tư bản, nửa cộng sản chủ nghĩa, ngụy Nho giáo ngày
nay. Các
chương trình thắt lưng buộc bụng hiện nay tốt nhất nên được hiểu như nỗ lực của
ông Tập nhằm đưa dấu ấn của mình vào khái niệm truyền thống về cai trị tốt. Đặc
biệt, có các dấu vết rõ ràng của Mao trong chương trình của ông Tập. Thậm
chí gần đây ông đã ca ngợi danh mục của "sáu không" của Mao Trạch
Đông cấm các quan chức lãng phí tài sản của nhân dân, và ông hứa làm mới cuộc
chiến cũ của Mao chống lại "chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, và
chủ nghĩa hưởng lạc, phung phí."
|
But Xi has also been drawing on the unique language of the
progressive reform tradition in Chinese political thought, which traces back
to the nineteenth century. Its standard-bearer, Feng Guifen, called upon his
countrymen to study Western countries’ “techniques of wealth and power,”
including the democratic political system that ensured “closeness” between
ruler and ruled. That influence is especially clear when Xi explains the goal
of austerity in terms of preserving harmony between the Communist Party and
the Chinese people. “If we don’t redress unhealthy tendencies and allow them
to develop,” Xi cautioned earlier this year, “it will be like putting up a
wall between our party and the people, and we will lose our roots, our
lifeblood and our strength.” This is a standard trope among Chinese reformers
going back to Sun Yat-sen and Feng Guifen, who argued that elections and
representative assemblies would reduce the distance between the people and
the government, and thus tighten the bonds of the nation. Xi too wants to
keep the people close to the Party, but to do so through austerity, not
democracy.
|
Nhưng ông Tập cũng đã tiếp thu ngôn ngữ độc
đáo của truyền thống cải cách tiến bộ trong tư tưởng chính trị của Trung
Quốc, bắt nguồn từ
thế kỷ XIX. Người
xác lập chuẩn mực cho nó, Feng Guifen,
kêu gọi đồng bào mình nghiên cứu "kỹ thuật làm giàu và tạo sức mạnh,"
của các nước phương Tây bao gồm cả hệ thống chính trị dân chủ, đảm bảo
"sự gần gũi" giữa người cai trị và bị trị. Ảnh
hưởng này đặc biệt rõ ràng khi Tập giải thích mục tiêu thắt lưng buộc bụng để
bảo đảm sự hòa hợp giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc. "Nếu
chúng ta không khắc phục những khuynh hướng không lành mạnh và cho phép chúng
phát triển," Xi cảnh báo hồi đầu năm nay, "nó sẽ giống như xây dựng
một bức tường ngăn cách giữa đảng và nhân dân ta, và chúng ta sẽ mất đi cội nguồn,
mạch máu và sức mạnh của chúng ta. "Đây là một ngụ ý chuẩn mực của các nhà cải cách Trung Quốc từ thời Tôn
Trung Sơn và Feng Guifen, cho rằng cuộc bầu cử và quốc hội đại diện sẽ làm
giảm khoảng cách giữa người dân và chính phủ, và do đó thắt chặt các mối dây
liên kết quốc gia. Tập
cũng muốn giữ nhân dân gần gũi với Đảng, nhưng làm như vậy thông qua thắt
lưng buộc bụng, chứ không phải thông qua dân chủ.
|
It is clear, then, that Xi sees a lot more at stake than
mere GDP growth; austerity implicates the very future of the polity. The
Communist Party wants to win the “people’s trust” with top-down
anti-corruption campaigns based on austerity exhortations, as well as
punishments for high-profile officials who get caught with their hand in the
cookie jar. The most prominent conviction so far in the Xi Jinping era was of
former Minister of Railways Liu Zhijun, and the much-awaited trial of
disgraced leader Bo Xilai is expected soon. Xi is hoping that traditional
forms of frugality and discipline of this sort can obviate the need for
bottom-up political empowerment. To put it bluntly, whereas in the EU and
United States the alternative to austerity is stimulus, in China austerity’s
alternative is democracy.
|
Thế thì rõ ràng là ông Tập thấy có rất yếu tố hơn chứ không chỉ là tăng
trưởng GDP; thắt lưng buộc bụng nhằm vào tương lai của chính thể. Đảng
Cộng sản muốn giành chiến thắng trong "niềm tin của người dân" với
các chiến dịch chống tham nhũng từ trên xuống dựa trên những lời hô hào thắt lưng
buộc bụng, cũng như hình phạt đối với các quan chức cao cấp tay đã nhứng chàm.
Niềm
tin nổi bật nhất cho đến nay trong thời đại ông Tập Cận Bình là vụ cựu Bộ trưởng
Đường sắt Liu Zhijun, và vụ xử đang được nhiều người chờ đợi nhà lãnh đạo bị
thất sủng Bạc Hy Lai mà dự kiến sẽ diễn
ra sớm. Tập
hy vọng rằng mẫu mực truyền thống về thanh liêm và kỷ luật kiểu này có thể loại
trừ nhu cầu đòi trao quyền chính trị từ dưới lên. Nói
thẳng ra, trong khi ở châu Âu và Hoa Kỳ thay thế cho thắt lưng buộc bụng là
kích thích kinh tế, thì tại Trung Quốc thay thế cho thắt lưng buộc bụng chính
là dân chủ.
|
In this light, it is worth remembering that the last major
challenge to Communist Party rule -- when millions of Chinese occupied
Tiananmen Square in the spring of 1989 -- centered on two popular demands:
more democracy and less corruption. When those two goals become intertwined,
the pillars of CCP legitimacy start to rattle and shake. This helps to
explain the real significance of Communist Party austerity, and why Xi has
made fighting corruption from the top down a centerpiece of his agenda.
|
Hiểu theo cách này, cũng nên nhớ lại rằng thách
thức lớn nhất đối với sự
cầm quyền của Đảng Cộng sản - khi hàng triệu người Trung Quốc chiếm
đóng Thiên An Môn vào mùa xuân năm 1989 – tập trung vào hai nhu cầu phổ biến: dân chủ hơn và
ít tham nhũng hơn. Khi
hai mục tiêu trở nên đan xen vào nhau, những trụ cột đảm bảo tính chính danh
của ĐCSTQ bắt đầu lung lay. Điều
này giúp giải thích ý nghĩa thực sự của việc Đảng Cộng sản thắt lưng buộc
bụng, và đó là lý do tại sao Tập đã coi chống tham nhũng từ trên xuống dưới là
một tâm điểm trong chương trình nghị sự của mình.
|
In the short run, it may be easier for the party to try to
discipline itself, and to regain public confidence by catching the “tigers
and flies” who abuse power at the people’s expense. But in the long run, Xi
might find that the burdens of this top-down, self-policing approach are too
much to bear for Beijing's most powerful. The only sustainable solution for
deeply rooted corruption will likely be to strengthen democratic mechanisms
and civil society organizations, and empower the media and the courts, so
that top-down discipline is matched with bottom-up accountability. Whatever
austerity's merits as an economic policy, as a method of political reform, it
will probably soon reach its limits.
|
Trong ngắn hạn, đảng có thể
được dễ dàng tìm cách kỷ luật bản thân, và lấy lại niềm tin của công chúng
bằng cách bắt cả "hổ và ruồi" đã lạm dụng quyền lực lấy tiền của
người dân. Nhưng
về lâu về dài, ông Tập có thể thấy rằng những gánh nặng của phương pháp tự kiểm
soát từ trên xuống dưới là quá lớn đối với những người có quyền lực mạnh của
Bắc Kinh. Các
giải pháp bền vững đối với nạm tham nhũng thâm căn cố đế có lẽ là tăng cường
các cơ chế dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự, và trao quyền cho các phương
tiện truyền thông và tòa án, để kỷ luật từ trên xuống phải tương hợp với
trách nhiệm từ dưới lên. Cho
dù thắt lưng buộc bụng như là một chính sách kinh tế, hay như một phương pháp
cải cách chính trị có những giá trị gì đi nữa, thì nó có thể sẽ sớm đạt đến
giới hạn của nó.
|
|
Translated by nguyenquang
|
http://www.foreignaffairs.com/articles/139629/john-delury/austerity-with-chinese-characteristics?page=show
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn