|
|
Evolving Strategic
Competition in the Indian Ocean
|
GIA TẰNG CẠNH TRANH
CHIẾN LƯỢC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG
|
Iran review
Tuesday, April 16, 2013
Salman Rafi Sheikh
|
Iran review
Thứ Ba 16 tháng tư, 2013
Salman Rafi Sheikh
|
“The Indian Ocean
area will be the true nexus of world powers and conflict in the coming years.
It is here that the fight for democracy, energy independence and religious
freedom will be lost or won.” (Robert D. Kaplan)
|
"Các khu vực Ấn
Độ Dương sẽ là mối quan tâm thực sự của các cường quốc và xung đột thế giới
trong những năm tới. Chính ở đây cuộc đấu tranh cho dân chủ, độc lập năng
lượng và tự do tôn giáo sẽ bị thất bại hoặc giành chiến thắng. "(Robert
D. Kaplan)
|
The Indian ocean once regarded as a ‘neglected ocean’ has,
today, become the hub of political, strategic and economic activities because
of the presence of conventional and nuclear vessels of the major powers in
the area and because of its own economic and strategic significance. The
Indian Ocean has 36 States around its littoral belt. In addition, there are
eleven hinterland states e.g, Nepal and Afghanistan, which though landlocked,
are keenly interested in the Indian Ocean politics and trade. The ocean
contains several important minerals: 80.7% of world extraction of gold, 56.6
% of Tin, 28.5 % of manganese, 25.2 % nickel and 77.3% natural rubber.
Highest tonnage of the world goods, 65% of world oil, and 35% of the gas,
located in the littoral states, passes through it. The region today is an
arena of contemporary geopolitics.
|
Ấn Độ Dương trước đây là 'đại
dương không mấy ai quan tâm” nhưng ngày nay, đã trở
thành trung tâm của các hoạt động chính trị, chiến lược và kinh tế bởi vì sự hiện diện của tàu thuyền
thông thường và hạt nhân của các
cường quốc trong khu vực và vì
ý nghĩa kinh tế và chiến lược riêng của nó. Ấn Độ Dương có
36 nước xung quanh vành đai duyên hải. Ngoài
ra, có mười một quốc gia nội
địa như Nepal và Afghanistan, mà mặc dù nằm sâu trong
đất liền, vẫn rất quan tâm đến chính trị và thương mại Ấn Độ Dương.
Đại dương này có chứa một số khoáng sản quan trọng: 80,7% lượng vàng khai thác của thế giới, 56,6% của thiếc, 28,5%
mangan, 25,2% niken
và 77,3% cao su thiên nhiên. Khối lượng hàng
hóa được vận chuyến qua Ấn Độ Dương là lớn nhất thế giới, với 65% lượng dầu thế giới, và 35% lượng khí đốt, nằm trong các quốc
gia ven biển. Khu vực này hiện đang là một đấu trường địa
chính trị đương đại.
|
Strategically the Indian Ocean occupies a crucial
importance, especially because of the presence of major powers in the region
and potential of the regional powers, three being nuclear powered: Pakistan,
China and India. That is why key regional powers are placing great reliance
on the deployment of fleet missile submarines and SLBMs for second strike
capability as well as for maintain balance of power in order to deter
hegemony of any power whether territorial or extra-territorial.
|
Về chiến lược, Ấn Độ Dương rất
quan trọng, đặc biệt do sự hiện diện của các cường quốc lớn và 3 cường quốc
hạt nhân trong khu vực: Pakixtan, Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là lý do giải
thích tại sao các cường quốc khu vực chú trọng triển khai các tàu ngầm trang
bị tên lửa thông thường và tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
(SLBM) có khả năng phát động đòn tấn công thứ hai và duy trì cân bằng sức
mạnh để ngăn chặn bá quyền trong khu vực.
|
USA has established its naval base in the Indian Ocean at
Diego Garcia which poses a threat to the regional states as well as stands to
protect the US’ vital interests in the region. Political relations in and
around the Indian Ocean can have significant implications for the US as far
as its new “Asia Pivot” strategy is concerned. The new US Strategic Guidance
2012 has linked the US economy and security to developments in the Indian
Ocean, elevating India to the position of a long-term strategic partner
serving “as a regional anchor” in the
region. The official documents also declare Iran and China as two potential
states most susceptible to using asymmetrical means to counter US’ areas of
interest.
|
Mỹ đã thành lập căn cứ hải quân tại Diego Garcia ở Ấn Độ
Dương, từ đó đe dọa các nước khu vực và bảo vệ lợi ích sống còn của Mỹ. Nhưng
quan hệ chính trị bên trong và xung quanh Ấn Độ Dương có thể tác động lớn đến
chiến lược “Trở lại châu Á” của Mỹ. Vì vậy, chỉ đạo Chiến lược năm 2012 của
Mỹ đã gắn kinh tế và an ninh của Mỹ với những phát triển ở Ấn Độ Dương và
nâng Ấn Độ lên vị thế của một đối tác chiến lược lâu dài trong khu vực. Các
tài liệu chính thức của Mỹ cũng tuyên bố Iran và Trung Quốc là hai quốc gia
có khả năng sử dụng các phương tiện không cân xứng để chống lại những lợi ích
của Mỹ.
|
The Indo-US collusion in the Indian Ocean has made
Pakistan and China wary of their semi-hostile overtures, hence ensuing
strategic competition in the region and employment of resource-dependent
strategies to counteract and counterbalance the enemy state’s manoeuvers.
|
Hợp tác Ấn Độ-Mỹ ở Ấn Độ Dương
buộc Pakixtan và Trung Quốc phải cảnh giác trước các đề nghị của họ, từ đó
tạo nên sự cạnh tranh chiến lược trong khu vực và sử dụng các chiến lược phụ
thuộc tài nguyên để chống lại những thủ đoạn của đối phương.
|
World is said to be entering Geo-energy era in which
questions of energy security (security of demand and security of supply) will
condition both inter-state relations and may lead to re-configuration of
world power hierarchy. Energy security will play decisive role in creating
conflict and co-operation situations. The Country which holds paramount
position in the Indian Ocean is likely to control the flow of energy not only
to the East Asia, the future center of the world economic power, but also to
other regions.
|
Thế giới đang bước vào kỷ
nguyên địa năng lượng, trong đó an ninh năng lượng sẽ tạo điều kiện cho mối
quan hệ giữa các nước và có thể dẫn đến việc cơ cấu lại hệ thống quyền lực
thế giới. An ninh năng lượng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên
xung đột và hợp tác. Nước nào giành được vị trí quan trọng ở Ấn Độ Dương sẽ
có khả năng kiểm soát nguồn năng lượng không chỉ đổ đến Đông Á mà cả các khu
vực khác.
|
Currently, USA, the world’s mightiest naval power is
dominating the region and the regional states, especially China, is trying to
balance US power in the region in order to protect its interests with regard
to its growing economy and energy needs. The question why it is so important
to dominate the Indian Ocean can also be answered by highlighting the fact
that oil is shipped from the Persian Gulf
to almost entire world via the Indian Ocean, and through the Straits
of Malacca to China, Korea, and Japan.
|
Hiện nay, lực lượng hải quân
hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ đang thống trị khu vực, trong khi đó các nước
trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc cũng đang cố gắng cân bằng sức mạnh với
Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế và nhu cầu năng lượng. Làm chủ Ấn Độ Dương là
vấn đề rất quan trọng và điều đó có thể được khẳng định bởi thực tế dầu lửa
được vận chuyển từ Vùng Vịnh đến hầu hết các nước trên thế giới đều đi qua Ấn
Độ Dương và qua eo biển Malacca đến Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
|
If another [power] holds the lifeline, oil-importing
countries will suffer severe blows. Because [the U.S.] strategy is to hold
sway over the oil route, the US has in recent years showered attentions on
India, Vietnam, and Singapore, all of which lie on that route.
|
Nếu một [quyền lực] khác nắm
giữ huyết mạch này, các nước nhập khẩu dầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì chiến
lược của [Mỹ] là để thống trị các tuyến đường dầu, nên trong những năm gần
đây Mỹ chú ý rất nhiều đến Ấn Độ, Việt Nam và Singapore, cả ba nước đều nằm
trên tuyến đường đó.
|
Pakistan’s only coastline is on the Indian Ocean, which is
therefore a vital access point for trade and specifically for energy supply.
Pakistan’s major interests in the Indian Ocean are preventing India from
dominating the areas closest to Pakistan itself, and protecting its vital
import and export routes. Pakistan by itself can do relatively little about
India’s naval presence in the Indian Ocean; therefore, it has turned to two
things: developing its naval power and having large external balancers.
|
Pakixtan có tuyến bờ biển duy
nhất nằm trên Ấn Độ Dương, do đó đây là con đường sống còn đối với thương
mại, đặc biệt cho việc cung cấp năng lượng, của Ixlamabát. Các lợi ích quan
trọng của Pakixtan ở Ấn Độ Dương đang gây khó khăn cho Ấn Độ trong việc thống
trị các khu vực gần Pakixtan và bảo vệ các tuyến đường xuất nhập khẩu quan
trọng của họ. Trước đây Pakixtan có thể hành động tương đối hạn chế so với sự
hiện diện của hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, do đó Ixlamabát chủ trương phát
triển sức mạnh hải quân và kết thân với một cường quốc bên ngoài để cân bằng
với Ấn Độ.
|
The United States is probably not looked on by Pakistan as
a reliable partner in shoring up its Indian Ocean security, especially in
light of the high profile of the Indian Ocean in the growing U.S. security
dialogue with India. The more important balancer is China. Pakistan stands to
benefit from the “string of pearls,” and has therefore handed over the
operational rights to China. Pakistan’s economic stake in Indian Ocean security,
like India’s, is considerable: its fragile balance of payments is dependent
on sea trade; 95% of its trade and 100% of its oil import is transported
through the Indian Ocean. As such Pakistan’s main goal is to neutralize India
as well as secure its economic and Energy interests and at the moment it is
doing in alliance with China and at the same time improving its Naval and
military power.
|
Pakixtan không hy vọng Mỹ là một đối tác đáng tin cậy
trong việc củng cố an ninh ở Ấn Độ Dương, đặc biệt khi Mỹ đang tăng cường đối
thoại an ninh với Ấn Độ. Do đó, Pakixtan cho rằng quốc gia có thể đóng vai
trò cân bằng quan trọng hơn ở Ấn Độ Dương là Trung Quốc. Hiện nqy Pakixtan
đang được hưởng lợi nhờ chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, do đó
nước này đã chuyển giao quyền hoạt động cho Trung Quốc. Cũng như Ấn Độ, lợi
ích kinh tế của Pakixtan trong việc bảo đảm an ninh Ấn Độ Dương rất lớn. Cán
cân thanh toán không ổn định của Pakixtan phụ thuộc vào thương mại biển; 95%
thương mại và 100% nhập khẩu dầu lửa của Pakixtan được vận chuyển qua Ấn Độ Dương.
Mục tiêu chủ yếu của Pakixtan là vô hiệu hóa Ấn Độ, bảo vệ các lợi ích kinh
tế và năng lượng và hiện Pakixtan đang hoạt động trong liên minh với Trung
Quốc, đồng thời nâng cao sức mạnh của quân đội và hải quân.
|
As the Indian Ocean is a hub of energy, India is seeking
to enhance its involvement in the region, seeking to increase its influence
from the Plateau of Iran to the Gulf of Thailand. India is soon to become the
world's fourth-largest energy consumer, after the United States, China, and
Japan -- is dependent on oil for roughly 33 percent of its energy needs, 65 percent
of which it imports, and 90 percent of its oil imports could soon come from
the Persian Gulf. Another reason behind developing naval power is India’s
"Hormuz dilemma," its dependence on imports passing through the
strait, close to the shores of Pakistan's Makran coast, where the Chinese are
helping the Pakistanis develop deep-water ports.
|
Nhận thấy Ấn Độ Dương là một
trung tâm năng lượng, Ấn Độ đang cố gắng tăng cường can dự khu vực và tìm
cách gia tăng ảnh hưởng ở các nước từ Iran đến Thái Lan. Chẳng bao lâu nữa Ấn
Độ sẽ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung
Quốc và Nhật Bản, phụ thuộc khoảng 33% nhu cầu năng lượng và sớm muộn sẽ nhập
khẩu 90% dầu lửa từ Vùng Vịnh. Một lý do khác đằng sau sự phát triển sức mạnh
hải quân của Ấn Độ là “thế tiến thoái lưỡng nan ở eo biển Hormuz”. Hàng nhập
khẩu của Ấn Độ phải đi qua eo biển Hormuz, gần bờ biển Makran của Pakixtan –
nơi Trung Quốc đang giúp nước này phát triển các cảng nước sâu.
|
To protect its vital interest as well as to establish
itself as a super-power, India is enlarging its navy in the same spirit. With
its 155 warships, the Indian navy is already one of the world's largest, and
it expects to add three nuclear-powered submarines and three aircraft
carriers to its arsenal by 2015, making India’s a Blue Water Navy. The
critical objectives of India in establishing its navy are not economic and
security but also “strategic autonomy” this policy is in harmony with Indian
goal of achieving the super power status and it is in this context that we
see India ever now and then opposing the presence of extra regional powers in
the Indian Ocean.
|
Để bảo vệ các lợi ích quan
trọng cũng như đạt được vị thế siêu cường, Ấn Độ đang phát triển lực lượng
hải quân. Đến nay hải quân Ấn Độ có 155 tàu chiến, trở thành một trong những
lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, và dự kiến năm 2015 sẽ tăng thêm ba tàu
ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và ba tàu sân bay. Mục tiêu quan trọng
trong việc xây dựng lực lượng hải quân của Ấn Độ không những liên quan đến
kinh tế và an ninh mà còn là “tự chủ chiến lược”. Chính sách này của Ấn Độ
phù hợp với mục tiêu giành vị thế siêu cường và đủ sức chống lại sự hiện diện
của các cường quốc bên ngoài khu vực ở Ấn Độ Dương, kể cả trước mắt và lâu
dài.
|
For India, presence of extra regional powers creates tension
in the region which is detrimental to its sensitive interests, India wants to
replace those powers and make it dominant in the region. Among the latest
developments which Indian Navy has effected is the inauguration of the Indian
Navy's latest naval base - INS Dweeprakshak - in the Lakshadweep Islands
under the Southern Naval Command on 1st of May 2102. It is meant to face
Chinese 'string of pearls' strategy to cut-off India from the other nations of
the Indian Ocean. We can gauge the extent of India’s anxiety to project
itself as an emerging super power by looking at its spending in this aspect
of power. India is planning to spend
almost $45 billion over the next 20 years on 103 new warships, including
destroyers and nuclear submarines. By comparison, China’s investment over the
same period is projected to be around $25 billion for 135 vessels.
|
Ấn Độ cho rằng sự hiện diện của các cường quốc ngoài khu
vực đang tạo nên căng thẳng trong khu vực, từ đó ảnh hưởng đến các lợi ích
nhạy cảm của Niu Đêli. Ấn Độ muốn thay thế các cường quốc và trở thành nước
thống trị Ấn Độ Dương. Trong số những phát triển mới nhất của Hải quân Ấn Độ
phải kể đến lễ khai trương căn cứ hải quân mới INS Dweeprakshak ở quần đảo
Lakshadweep, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Phía Nam, ngày 1/5/2012. Điều này
có nghĩa là căn cứ hải quân mới của Ấn Độ sẽ đối mặt với chiến lược “chuỗi
ngọc trai” của Trung Quốc nhằm chia cắt Ấn Độ khỏi các nước Ấn Độ Dương khác.
Để đạt được vị thế siêu cường mới nổi, Ấn Độ dự chi gần 45 tỷ USD trong 20
năm tới để mua-103 tàu chiến mới, kể cả các tàu khu trục và tàu ngầm hạt
nhân. Về tương quan, Trung Quốc cũng sẽ chi 25 tỷ USD để mua 135 tàu trong
thời gian tương tự.
|
Indeed, as India extends its influence east and west on
land and at sea, it is bumping into China which is also concerned about
protecting its interests throughout the region and is expanding its reach.
|
Nhưng thực tế khi mở rộng ảnh
hưởng về phía Đông và phía Tây trên bộ và trên biển, Ấn Độ sẽ đụng chạm đên
Trung Quốc – hiện cũng đang quyết tâm bảo vệ các lợi ích trong khu vực và mở
rộng tầm với.
|
The paramount concern animating Chinese interests in the
Indian Ocean is energy security, an imperative that has been widely debated
in media and academic studies. It is
facing “Malacca Dilemma” (that is China’s too much dependence on this strait
and conversely USA’s objective to control this strait politically to
manipulate China’s energy needs.) It is no exaggeration to say that whoever
controls the Strait of Malacca will also have a stranglehold on the energy
route of China. Excessive reliance on this strait has brought an important
potential threat to China’s energy security.
|
Mối quan tâm lớn nhất của
Trung Quốc ở Ấn Độ Dương là an ninh năng lượng. Hiện nay Bắc Kinh cũng đang
đứng trước “Tình thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca”. Bởi vì Trung Quốc phụ
thuộc quá nhiều vào eo biển này và ngược lại mục tiêu của Mỹ nhằm kiểm soát
eo biển để tác động đến nhu cầu năng lượng của Trung Quốc. Không quá cường
điệu khi nói rằng bất cứ nước nào kiểm soát eo biển Malacca cũng sẽ kiểm soát
tuyến đường năng lượng của Trung Quốc. Lệ thuộc quá nhiều vào eo biển Malacca
đã tạo nên mối đe dọa lớn cho an ninh năng lượng của Trung Quốc.
|
The Straits of Malacca is without question a crucial sea
route that will enable the United States to seize geopolitical superiority,
restrict the rise of major powers, and control the flow of the world’s
energy. The Chinese government hopes to eventually be able to partly bypass
that strait by transporting oil and other energy products via roads and
pipelines from ports on the Indian Ocean into the heart of China.
|
Eo biển Malacca là tuyến đường
biển quan trọng cho phép Mỹ chiếm ưu thế địa chính trị, hạn chế sự phát triển
của các nước lớn và kiểm soát nguồn năng lượng của thế giới. Chính phủ Trung
Quốc hy vọng có thể bỏ qua eo biển đó bằng cách vận chuyển dầu lửa và các sản
phẩm năng lượng khác qua các tuyến đường bộ và đường ống dẫn dầu từ các bến
cảng ở Ấn Độ Dương chạy đến trung tâm Trung Quốc.
|
The Chinese government has already adopted a "string
of pearls" strategy for the Indian Ocean, which consists of setting up a
series of ports in friendly countries along the ocean's northern seaboard
like, Gwadar, Pakistan, a port in Pasni, Pakistan, 75 miles east of Gwadar,
which is to be joined to the Gwadar facility by a new highway; a fueling
station on the southern coast of Sri Lanka; and a container facility with
extensive naval and commercial access in Chittagong, Bangladesh.
|
Trung Quốc đã và đang triển
khai chiến lược “chuỗi ngọc trai” ở Ấn Độ Dương, trong đó xây dựng hàng loạt
bến cảng ở các nước thân thiện dọc bờ biển phía Bắc Ấn Độ Dương như: bến cảng
Gwadar ở Pakixtan, một bến cảng ở thành phố Pasni ở phía Đông Pakixtan và
cách cảng Gwadar khoảng 75 dặm; một trạm tiếp liệu trên bờ biển phía Nam Xri
lanca và một cảng container với mà tàu hải quân và thương mại có thể tiến cận
rộng rãi tại Chittagong, Bangladesh.
|
The Chinese government is also envisioning a canal across
the Isthmus of Kra, in Thailand, to link the Indian Ocean to China's Pacific
coast -- a project on the scale of the Panama Canal and one that could
further tip Asia's balance of power in China's favor by giving China's
burgeoning navy and commercial maritime fleet easy access to a vast oceanic
continuum stretching all the way from East Africa to Japan and the Korean
Peninsula. Besides this strategy, China is cultivating its relations with the
countries of the region through aid, trade and defense agreements. One
important factor pushing China to built alternative routes is the fact
that Indian navy, soon to be the third
largest in the world after those of the United States and China, will
function as an antidote to Chinese military expansion. PLA Navy has also been
expanding itself and reconfiguring its role in view of changing circumstances
and the growing importance of the Indian Ocean. The PLA Navy has
progressively increased its maritime influence by transforming itself from a
coastal defence navy to a force capable of sustained open-ocean operations,
which is reasonably commensurate with China’s super-power status.
|
Chính phủ Trung Quốc cũng dự kiến đào một con kênh qua eo
đất Kra ở Thái Lan để kết nối Ấn Độ Dương với bờ biển Thái Bình Dương của
Trung Quốc – một dự án có quy mô tương tự kênh đào Panama và có thể thúc đẩy
hơn nữa cán cân sức mạnh của châu Á nghiêng về Trung Quốc bằng cách tạo điều
kiện cho lực lượng hải quân và hạm đội tàu thương mại Trung Quốc dễ dàng thâm
nhập khu vực đại dương rộng lớn kéo dài từ Đông Phi đến Nhật Bản và bán đảo
Triều Tiên. Bên cạnh chiến lược này, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các
nước khu vực thông qua các thỏa thuận viện trợ, thương mại và quốc phòng. Một
yếu tố quan trọng thúc đẩy Trung Quốc xây dụng các tuyến đường thay thế là
chẳng bao lâu nữa hải quân Ấn Độ sẽ trở thành lực lượng lớn thứ 3 thế giới
sau Mỹ và Trung Quốc, từ đó sẽ ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung
Quốc. Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển và xem xét lại vai trò trong
bối cảnh môi trường thay đổi và tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ
Dương, từ đó gia tăng ảnh hưởng trên biển bằng cách chuyển vai trò từ một lực
lượng hải quân chủ yếu bảo vệ bờ biển thành lực lượng có khả năng hoạt động
kéo dài trên các vùng biển quốc tế xứng đáng với vị thế siêu cường của Trung
Quốc.
|
One of the biggest Challenges USA is facing in the world
politics is in the Indian Ocean where both China and India are emerging as
the major maritime and economic powers and posing challenge to USA’s many
decades long hegemony. The task of the U.S. Navy will therefore be to quietly
leverage the sea power of its closest allies -- India in the Indian Ocean and
Japan in the western Pacific -- to set limits on China's expansion.
|
Một trong những thách thức lớn
nhất mà Mỹ đang đối mặt trong chính trị thế giới lài tại Ấn Độ Dương nơi mà
cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đang nổi lên như các cường quốc biển, cường quốc kinh
tế và thách thức quyền bá chủ kéo dài nhiều thập kỷ qua của Mỹ. Vì vậy nhiệm
vụ của Hải quân Mỹ là lặng lẽ thúc đẩy sức mạnh hải quân của các nước đồng
minh tin cậy nhất như Ấn Độ ở Ấn Độ Dương và Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương
để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc.
|
One of the major aims of USA is to reduce and slow down
the increasing Chinese FDI in the regional countries and excite the areas of
conflict. As it is obvious, USA is exciting regional states’ interests to
obstruct China’s expansion in the South China Sea as well as in East China
Sea to limit Chinese FDI and push countries away from Chinese Camp.
|
Một trong những mục tiêu chủ
yếu của Mỹ là hạn chế và làm chậm sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) của Trung Quốc ở các nước trong khu vực và kích động xung đột giữa các
nước. Rõ ràng Mỹ đang kích động các nước trong khu vực ngăn chặn sự bành
trướng của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như biển Hoa Đông để hạn chế FDI của
Trung Quốc và đẩy các nước ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
|
USA does not want the region to be dominated by any single
state because that would seriously jeopardize USA’s long term economic
interests as well as disturb the balance of power in the region. This is
specially in view of the shifting of economic center from the west to the
east. If controlled by any [Asian] nation, key choke points in the Indian
Ocean, including the Strait of Malacca, the Strait of Hormuz, and Bab el
Mandeb, could tilt the balance of trade further towards Asia. Piracy in the
Strait of Malacca demonstrates what can happen when free and secure access
through a choke point cannot be ensured.
|
Mỹ không muốn khu vực bị thống
trị bởi bất cứ nước nào khác, bởi vì điều đó sẽ phá hủy nghiêm trọng các lợi
ích kinh tế lâu dài của Mỹ cũng như làm mất cân bằng sức mạnh trong khu vực. Điều
này đặc biệt quan trọng khi trung tâm kinh tế dịch chuyển từ Tây sang Đông. Nếu
bị kiểm soát bởi bất cứ quốc gia châu Á nào, các điểm nút quan trọng ở Ấn Độ
Dương, kể cả eo biển Malacca, Hormuz và Bab el Mandeb, có thể làm nghiêng cán
cân thương mại hơn nữa về châu Á. Nạn cướp biển ở eo biển Malacca cho thấy
những gì có thể xảy ra khi việc đi lại tự do và an toàn qua một điểm nút
không được đảm bảo an ninh.
|
But USA’s dilemma is that it cannot prevent or block
supply to China and India since it would dampen world economy, but it can
monopolize energy supply by controlling Central Asian states. Another Dilemma
of USA is that it cannot altogether sideline Chinese Navy. USA seizes every
opportunity to incorporate China's navy into international alliances; as
U.S.-Chinese understanding at sea is crucial for the stabilization of world
politics in the twenty-first century.
|
Tuy nhiên khó khăn của Mỹ là
nước này không thể ngăn chặn hoặc phong tỏa nguồn cung cấp cho Trung Quốc và
Ấn Độ, bởi vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, nhưng Mỹ có thể độc
quyền cung cấp năng lượng bằng cách kiểm soát các nước Trung Á. Một khó khăn
nữa của Mỹ là, Mỹ không thể làm ngơ trước lực lượng hải quân Trung Quốc. Mỹ
đã tận dụng mọi cơ hội để hợp nhất lực lượng hải quân Trung Quốc vào các liên
minh quốc tế, bởi vì sự hiểu biết và sức mạnh trên biển của Mỹ và Trung Quốc
rất quan trọng cho sự ổn định chính trị thế giới trong thế kỷ 21.
|
Nevertheless, to achieve objectives in the region, USA
plays upon the India-china problem to its own advantage. It continues to
engage India with itself as part of its strategy of encircling China. As a
part of its strategy, it encourages India to establish relations with
South-Eastern and Central Asian states. Its purpose is to contain Chinese
influence. USA is also enhancing its naval presence in the region which is
recognition of the fact that this region is gaining central position in world
political affairs. It is in this context that the US’ “Asia pivot” strategic
shift should be understood and analyzed.
|
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trong khu vực, Mỹ đang lợi
dụng sự bất đồng giữa Ấn Độ và Trung Quốc để giành được ưu thế. Mỹ tiếp tục
can dự với Ấn Độ như một phần chiến lược bao vây Trung Quốc. Mỹ khuyến khích
Ấn Độ thiết lập các mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và Trung Á nhằm kiềm
chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Mỹ cũng tăng cường sự hiện diện hải quân trong
khu vực – nơi Mỹ thừa nhận đang trở thành vị trí trung tâm trong các vấn đề
chính trị thế giới. Trong bối cảnh đó, sự chuyển đổi chiến lược “Trở lại châu
Á” của Mỹ đóng vai trò rất quan trọng.
|
Iran is the other emerging power of the Indian Ocean with
control of the most crucial Strait of Hormuz, a transit passage which can
potentially be the cause of triggering conflict in the region. As highlighted
above, this transit route is responsible for the supply of oil to most of the
world. Where control of this route is strategically significant for US, it is
arguably a more crucial for Iran to hold its control over it and use it as a
tool in extending its power as well as use it as leverage to bargain with USA
and its allies over Iran’s nuclear issue.
|
Iran là cường quốc mới nổi
khác ở Ấn Độ Dương hiện đang kiểm soát eo biển Hormuz – một tuyến đường quá
cảnh rất dễ gây xung đột trong khu vực. Tuyến đường quá cảnh này chịu trách
nhiệm cung cấp dầu lửa cho phần lớn thế giới. Việc kiểm soát tuyến đường này
có ý nghĩa chiến lược đối với Mỹ, nhưng đặc biệt quan trọng đối vơi Iran –
nước đang sử dụng nó như một công cụ để tăng cường sức mạnh cũng như đòn bẩy
để mặc cả với Mỹ và đồng minh về vấn đề hạt nhân.
|
Whether or not Iran would choose to block the Strait is a
moot question; however, it is obvious in many of Iran’s official statements
that Iran does consider this option as practically viable as far as
maintenance of deterrence is concerned. Responding to the onset of the
European Union's oil embargo with a defiant show of military strength and
renewed threats to close the Strait of Hormuz, Iran signaled to the West that
it would not be a passive victim of economic warfare.
|
Dư luận đặt câu hỏi liệu Iran
có áp dụng biện pháp ngăn chặn eo biển Hormuz không? Rõ ràng các tuyên bố
chính thức của Têhêran cho thấy Iran đã xem xét lựa chọn này và coi đây như
một hành động răn đe. Phản ứng, trước khả năng cấm vận dầu lửa của Liên minh
châu Âu bằng cách thể hiện sức mạnh quân sự và đe dọa đóng cửa eo biển
Hormuz, Iran cảnh báo phương Tây rằng Têhêran không thể trở thành nạn nhân
thụ động của cuộc chiến tranh kinh tế.
|
On the other hand, preserving the security in the Strait
of Hormuz is a priority of Iran’s defensive deterrence strategy in the
Persian Gulf. Iran’s policy there would certainly be a measured and rational
one, based on taking full responsibility and taking into account the region’s
geo-political realities, but in no way letting others jeopardizing its
legitimate interests.
|
Mặt khác, bảo vệ an ninh ở eo biển Hormuz là một ưu tiên
trong chiến lược răn đe phòng thủ của Iran ở Vùng Vịnh. Do đó, chắc chắn
chính sách của Iran sẽ được cân nhắc hợp lý trên cơ sở chịu trách nhiệm đầy
đủ và mang tính thực tiễn địa chính trị của khu vực, nhưng bằng mọi cách
không để các nước phá hủy các lợi ích hợp pháp của họ.
|
The discussion shows that Indian Ocean has assumed a
central place in the strategies of the major powers of the world and the
regional powers also. Like a microcosm of the world at large, the Indian
Ocean region is developing into an area of both “ferociously guarded
sovereignty” (with fast-growing economies and militaries) and “astonishing
interdependence” (with its pipelines and land and sea routes). And for the
first time since the Portuguese onslaught in the region in the early
sixteenth century, the West's power there is in decline, however subtly and
relatively.
|
Tóm lại, Ấn Độ Dương giữ vị
trí trung tâm trong chiến lược của các cường quốc thế giới và khu vực. Như
một mô hình thu nhỏ của thế giới, khu vực Ấn Độ Dương đang phát triển thành
một khu vực chủ quyền được bảo vệ mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau về kinh
tế-thương mại thông qua các đường ống dẫn dầu, các tuyến đường bộ và đường
biển. Và lần đâu tiên kể từ cuộc tấn công khu vực trong những năm đầu thế kỷ
16 của Bồ Đào Nha, sức mạnh của phương Tây đang suy giảm mặc dù không thê
hiện rõ ràng.
|
Although USA is trying to give it a new boost and
reconfiguring it, it might not be able to assert its dominant position in the
region. The Indians and the Chinese are likely to enter into a dynamic
great-power rivalry in these waters, with their economic interests as major
trading partners locking them in an uncomfortable embrace; while Pakistan
would continue to assert its position by establishing alliance with China and
by building its own capacity, especially naval power.
|
Bên cạnh đó dù cố gắng phục
hồi kinh tế bằng cách tiến hành các giải pháp trong nước, nhưng Mỹ không thể
khẳng định vị trí thống trị của họ trong khu vực. Ấn Độ và Trung Quốc có thể
tham gia cạnh tranh mạnh mẽ ở các vùng biển này do lợi ích kinh tế của hai
nước và là các đối tác thương mại lớn của khu vực. Pakixtan sẽ tiếp tục khẳng
định vị thế bằng cách thiết lập liên minh với Trung Quốc và xây dựng khả năng
riêng của họ, đặc biệt là sức mạnh hải quân.
|
In view of the circumstances and geo-political realities,
USA will have to change its posture from that of dominance to a sort of
indispensable relationship with the regional powers, including Iran and
Pakistan. It may, in future, act as a
‘balancer’ between China and India. What is becoming obvious as things unfold
is that no single state would be able to dominate the region singularly;
therefore, a sort of multilateral set up will have to be established whereby
each country can “equitably” pursue its goals.
|
Do tình hình và thực tiễn địa chính trị, Mỹ sẽ thay đổi vị
thế từ thống trị thành mổi quan hệ không thể thiếu với các cường quốc khu
vực, kể cả Iran và Pakixtan. Trong tương lai, Mỹ có thể hoạt động như một
“người cầm cân nảy mực” giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Rõ ràng không một nước nào
có thể thống trị khu vực một cách độc lập, do đó Mỹ và các cường quốc phải
thiết lập một kiểu quan hệ đa phương, theo đó mỗi nước có thể theo đuổi các
mục tiêu của riêng mình.
|
*The author is a
research-analyst of International and Pakistan affairs. He can be contacted
at salmanrafisheikh@hotmail.com
Resources:
1. Quadrennial Defence Review Report, February
2010, Department of Defence: Washington DC.
2. Asia Pacific Research Centre, “Energy in
China: Transportation, Electric Power and Fuel Markets” (Tokyo: Asian Pacific
Research Centre, 2004)
3. Robert D. Kaplan,
“Center Stage for the Twenty-First Century”, (Foreign Affairs, March/April,
2009)
http://www.foreignaffairs.com/articles/64832/robert-d-kaplan/center-stage-for-the-21st-century
(Accessed April 5, 2013)
4. Nathaniel Barber,
Kieran Coe, Victoria Steffes, Jennifer Winter, “China in the Indian Ocean:
Impacts, Prospects, Opportunities”, (Robert M. Lafollette School of Public
Affairs, University of Wisconsin-Madison,
Spring 2011)
5. Africa‐Asia Confidential, “The battle for the Indian Ocean.” May 2009.
http://www.africa‐asia‐confidential.com/article‐preview/id/234/The-battle‐for-the-Indian-Ocean (Accessed April 7, 2013)
6. Selig S. Harrison
ed. Super Power Rivalry in the Indian Ocean: Indian and American Perspectives
(New York: Oxford University Press, 1989)
More By Salman Rafi
Sheikh:
*Geo-Politics and
Foreign Policy Application: The Case of the US’ Policy towards IP Gas Pipe
Line:
http://www.iranreview.org/content/Documents/Geo-Politics-and-Foreign-Policy-Application-The-case-of-the-US-policy-towards-IP-Gas-pipe-line.htm
*Arab Spring and
Pakistan: http://www.iranreview.org/content/Documents/Arab-Spring-and-Pakistan.htm
|
|
http://www.iranreview.org/content/Documents/Evolving-Strategic-Competition-in-the-Indian-Ocean.htm
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, June 25, 2013
Evolving Strategic Competition in the Indian Ocean GIA TẰNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG
Labels:
INDIA-ẤN ĐỘ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn