MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 9, 2013

Where Joel Brinkley Went Wrong on Vietnam: He Should Have Pissed Everyone Off With The Truth Joel Brinkley viết sai về Việt Nam chỗ nào: Ông ta hẳn đã làm mọi người bực mình bằng cách nói đúng sự thật





Where Joel Brinkley Went Wrong on Vietnam: He Should Have Pissed Everyone Off With The Truth

Joel Brinkley viết sai về Việt Nam chỗ nào: Ông ta hẳn đã làm mọi người bực mình bằng cách nói đúng sự thật

 

Adam Bray
Wednesday, February 13, 2013

Adam Bray
13/2/2013

Earlier this month Stanford University Professor Joel Brinkley created a huge uproar with a piece for the Chicago Tribune, titled: "Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique". In it he basically suggested that Vietnamese are voracious carnivores who have eaten everything in Vietnam that moves; from wild to domestic animals; stripping the country bare, and that in so doing this, he explains, the Vietnamese are somehow more aggressive than their neighbors.


Đầu tháng này Giáo sư Đại học Stanford Joel Brinkley đã tạo ra một cơn phẫn nộ dữ dội với bài viết trên tờ Chicago Tribune với tựa đề: “Mặc dù ngày càng thịnh vượng, khẩu vị của người Việt vẫn kỳ dị”. Trong đó căn bản là ông cho rằng người Việt là những kẻ hám ăn thịt, có thể ăn bất kỳ thứ gì ngọ nguậy được; từ động vật hoang dã đến thú nuôi; bóc lột trơ trọi đất nước, và vì thế, ông ta giải thích, người Việt có vẻ hung hãn hơn những người láng giềng.


Throughout, his story was full of incorrect observations, assumptions and analysis. Many readers took great offense to the article (many seemed particularly sensitive to comments about dog meat) and accused Brinkley of being racist and unprofessional. I will forgo analysing of his equally offensive defence of the article, or addressing any particular detractor. However, I would like to point out how Mr. Brinkley could have written his article to be more factually correct—although I have no doubt it would still create an uproar among certain overseas Vietnamese and expats regardless.


Toàn bài viết của ông đầy dẫy những quan sát, giả định và phân tích thiếu chính xác. Nhiều người đọc cảm thấy bị tổn thương ghê gớm về bài báo (nhiều người đặc biệt nhạy cảm đối với những nhận định về thịt chó) và đã lên án Brinkley là một kẻ kỳ thị chủng tộc và thiếu chuyên nghiệp. Tôi sẽ bỏ qua việc phân tích lời biện hộ cho bài báo cũng xúc phạm không kém của ông ta, cũng như không đề cập đến bất kỳ lời phỉ báng nào. Tuy nhiên, tôi muốn chỉ ra rằng ông Brinkley nên viết bài ra sao cho đúng theo thực tế - mặc dù tôi tin chắc rằng dù sao nó cũng sẽ tạo ra một cơn giận dữ đối với một số người Việt xa quê hoặc ở nước ngoài.


Brinkley begins by asserting that visitors will not see dogs, rats, birds or squirrels in Vietnam because they have all been eaten. This is of course blatantly untrue. Most urban areas have serious sanitation problems in Vietnam and rats are a veritable plague in some places. Dogs are assuredly popular pets. Indeed however, squirrels and birds are far less common than they used to be, for the very reason he states (as well as the pet trade). Many of the bird species that I commonly saw 10 years ago, even in urban areas, have been completely absent in these places for several years.

Brinkley bắt đầu bằng việc nhận định rằng các du khách sẽ không nhìn thấy chó, chuột, chim hoặc sóc ở Việt Nam vì chúng đã bị ăn thịt cả. Điều này dĩ nhiên là sai hoàn toàn. Đa số các khu vực thành thị ở Việt Nam có vấn đề vệ sinh nghiêm trọng và chuột thực sự đang là một đại hoạ ở một số nơi. Chó chắc chắn là một loài thú nuôi phổ biến. Tuy nhiên thực sự là sóc và chim thì hiếm thấy hơn nhiều so với trước đây, vì lý do mà ông ta đã dẫn (cũng như vì việc mua bán thú vật). Nhiều giống chim mà tôi thường thấy 10 năm trước đây, ngay cả tại các khu vực thành thị, trong vài năm qua đã hoàn toàn vắng bóng ở những nơi đây.


Brinkley is correct when he goes on to say that Vietnam, like its neighbors, has a serious problem in trafficking of large mammals, although I would differ with him in the idea that most of these tigers, elephants, bears and rhinos are being trafficked to China—the Vietnamese themselves consume many of these animals. He is also correct that Vietnamese have specifically targeted rhinos (for their horns). He didn’t say this, but I will: that Vietnam has been the primary instigator in a worldwide war on rhinos. Vietnam is directly responsible for poaching of rhino horns in not just Asia but also Africa.


Brinkley đã đúng khi ông nói tiếp rằng Việt Nam, cũng như những nước láng giềng, đang có một vấn nạn nghiêm trọng trong việc mua bán động vật lớn, mặc dù tôi không đồng ý với ông về quan điểm rằng đa số hổ, voi, gấu và tê giác đã bị bán sang Trung Quốc - chính bản thân người Việt tiêu thụ những con thú này. Ông cũng đúng khi nói rằng người Việt đặc biệt nhắm vào tê giác (để lấy sừng). Ông ta không nói điều này nhưng tôi sẽ nói: rằng Việt Nam chính là kẻ chủ mưu trong cuộc chiến săn tê giác trên thế giới. Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc săn bắn sừng tê không chỉ ở châu Á mà cả châu Phi.


Brinkley mentions that gibbons in Vietnam are near extinction because they have been eaten. This is true. Obviously they are trafficked and eaten (or used in medicine) by a minority of people (it couldn’t be a majority, since there are so few numbers of gibbons left due to all the trafficking and habitat destruction anyway). Even in my province of Binh Thuan, several ethnic minority villages specialize in hunting of what’s left of the province’s monkeys and gibbons.


Brinkley nói rằng loài vượn ở Việt Nam gần như bị tuyệt chủng vì chúng bị ăn thịt. Điều này đúng. Rõ ràng là chúng bị mua bán và ăn thịt (hoặc dùng làm thuốc) bởi một nhóm người thiểu số (cũng có thể là đa số vì còn quá ít vượn sót lại vì nạn mua bán và môi trường sinh sống bị tàn phá). Ngay cả tại nơi tôi ở là Bình Thuận, có một số làng người dân tộc thiểu số chuyên săn bắt những con vượn và khỉ còn sót lại trong tỉnh.


Brinkley goes on to say that while the Vietnamese have consumed all their wildlife, it’s neighbors have left theirs alone. The truth is a bit more muddy. Vietnam has indeed stripped much of its own wildlife from the country. Cambodia has too—thanks largely to the turmoil of the Khmer Rouge years and poverty afterwards. Thailand, Laos and Myanmar do have a serious problem with wildlife trafficking, however their forests (particularly those in Laos) are indeed much more pristine than Vietnam’s. In the case of Laos and Myanmar this may simply come down to a smaller population to land ratio. In Thailand this may be to the result of a higher level of economic development and more effective wildlife management by the government.


Brinkley nói tiếp rằng trong khi người Việt ăn hết những động vật hoang dã của mình, những nước láng giềng lại để chúng được yên. Sự thật về chuyện này thì hơi mập mờ. Việt Nam thật sự đã khai thác hầu hết động vật hoang dã trên nước mình. Cambodia cũng thế - vì cơn khủng hoảng trong thời gian Khmer Đỏ cầm quyền và nạn đói nghèo sau đó. Thái Lan, Lào và Miến Điện cũng có vấn đề nghiêm trọng về việc mua bán thú hoang, tuy nhiên rừng của họ (đặc biệt là Lào) thì thật sự là còn nguyên sinh hơn Việt Nam rất nhiều. Trong trường hợp của Lào và Miến Điện thì điều này đơn giản có thể chỉ vì mật độ dân số nhỏ hơn trên diện tích đất mà thôi. Ở Thái Lan thì có thể là kết quả của việc phát triển kinh tế cao hơn và việc quản lý động vật hoang dã của chính quyền có hiệu quả hơn.


Brinkley is correct that Vietnam’s culture originally derived from China, and its neighbors more from India. He is also correct that Vietnam has had a violent and aggressive history over the long term—Vietnam spent the last 1000 years not just periodically fighting for independence from China, but also continuously attacking the southern Kingdom of Champa, until it was destroyed and eventually conquered by the Vietnamese. However, Brinkley’s suggestion that Vietnam is somehow more aggressive than it’s neighbors, who all fought battles of their own, or that this is somehow linked to excessive animal protein in their diet is nothing more than groundless and silly Vegan pop-psychology. Meat is common in the national diet of all of these countries, regardless of romantically ignorant ideas of their religious history and culture.


Brinkley đúng khi nói rằng nền văn hoá của Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, và những quốc gia láng giềng là từ Ấn Độ. Ông cũng đúng khi nói rằng Việt Nam có một lịch sử bạo lực và hung hãn trong một thời gian dài - Việt Nam đã trải qua 1000 năm không chỉ thỉnh thoảng đấu tranh giành độc lập khỏi Trung Quốc mà còn liên tục tấn công Vương quốc Champa ở phía nam cho đến khi nó bị huỷ diệt và cuối cùng bị người Việt chinh phục. Tuy nhiên, việc Brinkley cho rằng việc Việt Nam hung hãn hơn những nước láng giềng, vốn cũng có những cuộc chiến tranh của họ, hoặc là vì nó liên quan đến lượng đạm quá cao trong ẩm thực của mình thì không gì hơn là một tâm lý ăn chay phổ biến thiếu cơ sở và lố bịch. Thịt thì thường xuyên có mặt trong nền ẩm thực của mọi quốc gia, bất kể những quan điểm lãng mạn thiếu hiểu biết về lịch sử tôn giáo và văn hoá của chúng.


Brinkley is correct that dog is a popular food in Vietnam, and that stray dogs do get quickly grabbed up and sent to restaurants and markets. I saw this happen every day myself. I also saw a lot of dogs chopped up in butcher shops in Hanoi and around Sapa on my visits. In fact in some villages I visited in northern Vietnam, dog meat was more commonly eaten than beef—even the pho usually contained thit cho. Nonetheless, many people in Vietnam do keep pet dogs—and don’t eat them either.


Brinkley đã đúng khi nói rằng thịt chó là một món ăn phổ biến ở Việt Nam và rằng những con chó hoang thường bị nhanh chóng bắt và bán cho các tiệm ăn hoặc chợ. Tôi thấy việc này xảy ra hằng ngày. Tôi cũng thấy rất nhiều chó bị chặt thịt trong những cửa hàng ở Hà Nội và chung quanh Sapa trong những chuyến du lịch của mình. Thực tế là tại những ngôi làng tôi đến thăm ở miền bắc Việt Nam, thịt chó được ăn thường xuyên hơn là thịt bò - ngay cả phở thường cũng có thịt chó. Tuy thế, nhiều người Việt vẫn nuôi chó và không ăn thịt chúng.


Brinkley’s problem was largely a matter of generalizations. Vietnam does indeed have a serious problem with wildlife trafficking, but unfortunately he used anecdotes and extremes out of context, and incorrectly applied them to the whole country. As someone who has spent nearly a decade living in Vietnam, I can assure you that while many ‘unusual animals’ are eaten in Vietnam, the vast majority of people normally stick to things like chicken, duck, beef, pork and seafood… and the occasional frog… maybe a snake… a bucket of snails once in a while… rarely a turtle… in Mui Ne lizards are popular… oh, and fried silk worms or crickets are good… porcupines and bamboo rats do make it on the menu once in a while in rural villages… and there was that time Anthony Bourdain ate (an illegal) mouse deer in Dalat on international cable tv… but yes, the vast majority of people stick to chicken, duck, beef, pork and seafood most of the time.


Cái sai của Brinkley đa phần là về vấn đề đổ đồng. Việt Nam thực sự có vấn đề nghiêm trọng trong nạn mua bán thú hoang, nhưng đáng tiếc là ông đã sử dụng những giai thoại và hoàn toàn nằm ngoài ngữ cảnh, và cũng dùng chúng để đổ đồng lên toàn bộ cả nước. Là người từng sống gần một thập niên ở Việt Nam, tôi có thể bảo đảm với bạn rằng trong khi có nhiều “thú lạ” bị ăn thịt ở Việt Nam, đại đa số người dân thường là vẫn thích ăn gà, vịt, bò, heo và hải sản... và thỉnh thoảng là ếch... cũng có thể rắn... đôi khi một rổ ốc... hiếm khi ăn rùa... ở Mũi Né thì kỳ nhông rất phổ biến... Ồ, và tằm và dế cũng ngon... nhím và chuột trúc đôi lúc cũng nằm trong các món ăn của những khu làng mạc miền quê... và có lần trên truyền hình quốc gia Anthony Bourdain đã ăn (bất hợp pháp) một con cheo tại Đà Lạt... nhưng vâng, đại đa số người dân thường vẫn chỉ ăn gà, vịt, bò, heo và hải sản.


Other arguments aside, I must set something strait on the rats, as someone who's seen plenty of rats eaten in Vietnam, and eaten them myself in Vietnamese homes on more than one occasion. The only real difference between a 'clean field rat' and a 'dirty city rat' is whether they are caught on the field-side or the house-side of the sewer-gutter. Nobody--I repeat nobody--'farm raises' rats in Vietnam. Regardless of where they are caught, rats are disease-carrying vermin, whether they are eaten out of desire or necessity. And while I am on the subject, with all this talk of dogs and rats, I'm surprised nobody brought up Vietnamese eating cats. Though not nearly as popular (dog restaurants are peppered throughout my old home town of Phan Thiet, and common throughout every part of Vietnam), cats are also occasionally eaten in the countryside. In fact, in the Central Highlands, quite a few Kinh Vietnamese immigrants from Hanoi frequent dog and cat restaurants. In Vietnam cat meat is called 'little tiger meat' because it sounds sexier than 'morsels of house cat.' Now of course it would be wrong to say that all Vietnamese eat dog, cat or rats--just like it would be wrong to say that all Americans live on pizza and hamburgers. But one thing I can say for sure, of the many Vietnamese folks that do eat said animals, they really don't give a damn what the rest of us think about it.

Bỏ qua những tranh cãi khác, tôi muốn nói đúng sự thật về chuột vì tôi là người từng thấy rất nhiều việc ăn thịt chuột ở Việt Nam cũng như từng hơn một lần ăn thịt chuột tại nhà người Việt. Điều thật sự khác biệt giữa một con “chuột đồng sạch” và “chuột thành phố dơ bẩn” là chúng bị bắt ở trên đồng hay trong nhà hay trong ống cống. Không ai - tôi nhắc lại không ai -- nuôi “chuột trại” ở Việt Nam. Bất chấp chúng bị bắt ở đâu, chuột là loài gặm nhấm mang mầm bệnh, dù người ta ăn chúng vì sở thích hay vì cần thiết. Và sẵn chủ đề này, trong khi bàn nhiều về chó và chuột, tôi lấy làm ngạc nhiên khi chẳng ai nhắc đến chuyện người Việt ăn mèo. Mặc dù không phổ biến (quán thịt chó rải rác khắp Phan Thiết nơi tôi ở, và phổ biến trên khắp các vùng ở Việt Nam), ở các vùng quê người ta cũng thỉnh thoảng ăn mèo. Trên thực tế ở vùng Cao Nguyên, có nhiều người Kinh nhập cư từ Hà Nội thường đến ăn tại các quán bán thịt mèo và chó. Ở Việt Nam thịt mèo được gọi là “thịt tiểu hổ” vì nghe có vẻ hấp dẫn hơn “thịt mèo nhà”. Đương nhiên là không đúng khi nói rằng mọi người Việt đều ăn chó, mèo hoặc chuột -- cũng như không đúng khi nói rằng tất cả người Mỹ đều sống bằng bánh pizza hay hamburger. Nhưng một điều tôi có thể nói chắc rằng với những người Việt nào ăn những con vật trên, họ đếch thèm quan tâm rằng chúng ta nghĩ gì về chuyện ấy.




Translated by Diên Vỹ


http://fisheggtree.blogspot.com/2013/02/where-joel-brinkley-went-wrong-on.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn