MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 15, 2012

Washington and Hanoi Approach Cautiously Washington và Hà Nội tiến đến trong sự thận trọng





Washington and Hanoi Approach Cautiously

Washington và Hà Nội tiến đến trong sự thận trọng

By Michael Auslin, Washington Post

Michael Auslin, Washington Post

Vietnam is ready for a strategic partnership, but doesn't want to upset China.

Việt Nam đang sẵn sàng cho mối quan hệ đối tác chiến lược, nhưng không muốn làm phật lòng Trung Quốc.

Reflecting its buzzing energy, Vietnam is eager to play a larger role in Asia. Given the challenges it faces, America would welcome another willing partner in an increasingly tense region. But the gap between Washington and Hanoi remains large, and unless both sides take the courtship slowly, the chance for a more meaningful relationship may be ruined.

Phản ánh về những ầm ĩ năng lượng trong khu vực, Việt Nam mong muốn đóng một vai trò lớn hơn ở châu Á. Với những thách thức đang phải đối mặt, Hoa Kỳ sẽ chấp nhận chào đón thêm một đối tác mới trong khu vực giữa lúc ngày càng có nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa Washington và Hà Nội vẫn còn khá lớn, và trừ khi cả hai dần dần tìm hiểu thêm, cơ hội cho mối quan hệ đầy ý nghĩa này có thể sẽ bị hủy hoại.

Sitting in a cafe or talking with officials in this city, it's easy to forget this is still a Communist country. Americans used to dealing with traditional allies find a very different reception in Hanoi. Instead of well-trod positions and oft-repeated talking points, officials in Vietnam seem genuinely interested in dialogue. They pepper a visitor with questions, seeking answers to development questions and trying to understand the nuances of American policy.

Ngồi trong quán cà phê hoặc nói chuyện với các quan chức ở thành phố này, nhiều người rất dễ quên rằng Việt Nam vẫn còn là một nước Cộng sản. Người Mỹ đã quen tiếp cận với các đồng minh truyền thống lâu năm có thể thấy sự khác biệt ở Hà Nội. Thay vì với các bước được tính toán và các điểm trao đổi lặp đi lặp lại, các quan chức ở Việt Nam dường như thực sự quan tâm đến việc đối thoại. Họ thường hỏi dồn dập với nhiều câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời để từ đó mở rộng thêm các câu hỏi và họ cố gắng tìm hiểu các sắc thái trong chính sách của Hoa Kỳ.

There is a palpable sense of striving to develop the economy and society. Vietnam's nominal GDP per capita, according to the World Bank, was $1,224 in 2010, which is about a third of the size of China's, but is growing rapidly thanks to nearly 8% growth in GDP over the past decade.

Có một cảm giác cho thấy rằng Việt Nam đang phấn đấu để phát triển nền kinh tế và xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.224 USD trong năm 2010, tương đương với khoảng 1/3 của nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ vào mức tăng trưởng GDP gần 8% trong thập kỷ qua.

Official trade figures reflect the bustling commerce one sees while walking along Hanoi's streets. While China remains Vietnam's largest trading partner, topping $40 billion in 2011, trade between Vietnam and the United States more than quintupled between 2002 and 2011, from just under $3 billion to over $18.5 billion. The majority of U.S. exports to Vietnam were meat and cars, while Vietnam exported textiles, furniture and fishes. Of that $18 billion in trade, though, America ran an $11 billion trade deficit. This is one reason Washington welcomes Vietnam's participation in the proposed Trans-Pacific Partnership trade negotiations, of which China is not a member.

Khi đi bộ theo dọc theo các tuyến phố ở Hà Nội, người ta có thể thấy số liệu thương mại chính thức phản ánh nền kinh tế nhộn nhịp tại đây. Trong khi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, đứng đầu với 40 tỷ USD trong năm 2011, thì thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng gấp năm lần trong thời gian từ năm 2002 và 2011, từ mức 3 tỷ USD lên đến hơn 18,5 tỷ USD. Các mặt hàng chính mà Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam là thịt và xe hơi, trong khi Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may, đồ gỗ và các loại cá. Trong 18 tỷ USD đó, phía Hoa Kỳ phải gánh chịu mức thâm hụt thương mại khoảng 11 tỷ USD. Đây là một trong những lý do mà Washington hoan nghênh Việt Nam tham gia vào vòng đàm phán thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc không phải là một thành viên.

But Washington's chief interest is strategic. Hanoi has perhaps the prickliest relations with China of any Asian nation. The two fought a border war in 1978 in which both sides claimed victory, and have had running disputes over maritime rights in the South China Sea. China has not only harassed Vietnamese vessels conducting seabed exploration, but has pressured foreign oil companies working with Vietnam to shut down joint ventures in contested waters.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính của Washington vẫn là chiến lược. Hà Nội có mối quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc nhất so bất cứ quốc gia nào khác trong khối ASEAN. Cả hai nước này đã đối mặt trong cuộc chiến tranh biên giới hồi năm 1978, trong đó cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, và đang có những tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông. Trung Quốc không những chỉ quấy rối các tàu thuyền của Việt Nam mà còn gây sức ép lên các công ty dầu mỏ nước ngoài làm việc với Việt Nam, buộc họ phải bỏ các hoạt động liên doanh ở vùng biển đang có tranh chấp này.

Vietnamese Foreign and Defense Ministry officials are quick to claim that they will not choose sides between Beijing and Washington in what they recognize is a growing competition for influence in Asia. Yet there are numerous indications of wanting closer military ties with the U.S., as long as it can be done quietly. The U.S. Navy held a week-long naval drill with Vietnamese forces in July, just a month after the Vietnamese Navy conducted live-fire exercises in the South China Sea as a warning to China.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ không nghiêng về Bắc Kinh hoặc Washington trong lúc họ nhận ra hai nước này đang chạy đua để tăng sức ảnh hưởng trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam muốn thắt chặt mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, miễn là việc này có thể diễn ra một cách nhẹ nhàng. Hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc diễn tập hải quân với các lực lượng Việt Nam kéo dài một tuần hồi tháng Bảy năm 2011, chỉ một tháng sau khi Hải quân Việt Nam tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật trong vùng Biển Đông như một dấu hiệu cảnh báo Trung Quốc.

As one senior U.S. diplomat told me, "[Washington] can always move forward with Vietnam, but it can never move backward." Vietnamese officials remain leery of getting too close to the Americans, only to find the rug pulled out from underneath them. What the diplomat stressed was that U.S. steps in Vietnam have to be forward-looking, but cautious, since any U.S. retreat from agreements would immediately result in a greater Vietnamese withdrawal.

Như một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đã nói với tôi, “[Washington] có thể luôn luôn hướng về phía trước với Việt Nam, nhưng [Washington] không bao giờ có thể đi lùi lại”. Các quan chức Việt Nam vẫn thận trọng trong việc tiến đến quá gần với Hoa Kỳ, vì còn nhiều thứ khác nằm bên dưới tấm thảm vẫn chưa được kéo ra. Các nhà ngoại giao nhấn mạnh là các bước của Hoa Kỳ tại Việt Nam phải hướng tới tương lai nhưng cần phải thận trọng, vì bất kỳ thoả thuận nào được phía Hoa Kỳ rút lại ngay lập tức sẽ dẫn đến kết quả rút lui còn lớn hơn từ phía Việt Nam.

Another American diplomat noted that there is a broad consensus in the country to do more regionally than just focus on trade. Given that, he suggested Washington needs to focus on Vietnam separately from China, and help its own national goals of improving health care, standards of living and education. That will buy the goodwill necessary to expanding a working relationship on regional issues, including security concerns. Where the two sides remain years apart is on the issue of human rights, especially for dissidents protesting Vietnam's Communist regime and religious protesters.

Một nhà ngoại giao khác của Hoa Kỳ ghi nhận rằng có một sự đồng thuận rộng rãi trong nước là Việt Nam có thể làm nhiều hơn là chỉ tập trung vào thương mại. Vì vậy, ông để nghị cách mà Washington tập trung vào Việt Nam cần phải khác với cách làm với Trung Quốc, và giúp các nước này đạt các mục tiêu quốc gia như cải thiện y tế, nân cao tiêu chuẩn đời sống và giáo dục. Điều đó có thể sẽ giúp đạt được thiện chí cần thiết để mở rộng mối quan hệ làm việc về các vấn đề trong khu vực, bao gồm cả mối quan tâm về an ninh. Trường hợp mà hai bên vẫn còn cách xa nhau là vấn đề nhân quyền, đặc biệt là đối với những người bất đồng chính kiến và tôn giáo ​​phản đối chế độ Cộng sản Việt Nam.

Overall, one is struck not merely by how welcoming Vietnamese are to Americans, but how little time is spent talking about the Vietnam War. It comes up in discussions, but not as an impediment to exploring closer ties. Nonetheless, the war is ever present in the background and serves as justification for the ubiquitous signs of patriotism in Hanoi, especially the national flag, which seems to be hung from nearly every home and shop.

Nhìn chung, một trong những ấn tượng lớn nhất không chỉ đơn thuần là cách Việt Nam chào đón người Mỹ một cách nồng nhiệt, mà họ còn ít mang vấn đề chiến tranh Việt Nam ra để bàn thảo. Chủ đề chiến tranh đôi lúc cũng được nhắc đến trong các buổi thảo luận, nhưng không phải là điểm trở ngại trong tiến trình khám phá mối quan hệ gần gũi hơn. Tuy nhiên, chiến tranh luôn luôn hiện diện trong cục diện chung trong xã hội như biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước ở Hà Nội, đặc biệt là cờ quốc gia dường như được treo tại hầu hết ở mọi nhà và mọi cửa hàng.

Given its youth, growth rate and vibrant economic and social life, Vietnam offers greater potential than many other nations in Asia. An America eager for new partners in Asia will have to tread carefully given political differences between Hanoi and Washington, but there seems little question that Vietnam is irrevocably set on a growth path that will make it an ever more important player in Asia over the next generation. Whether this will result in a lasting relationship between two former adversaries remains an open question.

Đối với một quốc gia vẫn còn non trẻ, tốc độ tăng trưởng và đời sống kinh tế và xã hội sôi động, Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn so với nhiều quốc gia khác ở châu Á. Sự háo hức của Hoa Kỳ đối với các đối tác mới ở châu Á cần phải tiến tới một cách rất thận trọng, đặc biệt khi Hà Nội và Washington còn có nhiều quan điểm chính trị khác biệt. Nhưng dường như vẫn còn một chút thắc mắc rằng liệu Việt Nam có hủy bỏ con đường đang tiển triển mà sẽ làm cho nước này trở thành một nước quan trọng ở châu Á trong những năm sắp tới hay không. Và cho tới nay, mối quan hệ giữa hai cựu thù có kéo dài hay không vẫn còn là một câu hỏi còn được bỏ ngỏ.

Mr. Auslin is a resident scholar in Asian studies at the American Enterprise Institute and a columnist for WSJ.com.

Ông Auslin là một học giả thường trú chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và là một bình luận viên của WSJ.com.




Translated by Đặng Khương



http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203918304577240773662153302.html?mod=googlenews_wsj

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn