MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 15, 2012

India And Vietnam: Four Decades Of Cooperation And Partnership – Analysis Ấn Độ và Việt Nam: Mối quan hệ hợp tác và đối tác trong bốn thập kỷ qu


India And Vietnam: Four Decades Of Cooperation And Partnership – Analysis

Ấn Độ và Việt Nam: Mối quan hệ hợp tác và đối tác trong bốn thập kỷ qua

By Praful Adagale and Vinayak Lashkar

Eurasia Review

February 22, 2012

Praful Adagale và Vinayak Lashkar,

Eurasia Review

February 22/2/2012

The relationship between India and Vietnam has flourished significantly after the post Cold War era. India’s support for recognition of a unified Vietnam and Hanoi’s backing for India during the formation of Bangladesh acted as magnetism for building the relationship to a Strategic Partnership. Both countries marked the 5th anniversary of their Strategic Partnership (2007-2012) and celebrated their 40th anniversary of Cooperation and Partnership in Vietnam’s South Ho Chi Minh city in January this year.

Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển đáng kể sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ấn Độ đã ủng hộ việc công nhận một đất nước Việt Nam thống nhất, và Hà Nội cũng ủng hộ Ấn Độ trong thời gian Bangladesh hình thành các hành động nhằm xây dựng mối quan hệ Đối tác Chiến lược. Hai nước đã đánh dấu 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược (2007-2012) cũng như tổ chức kỷ niệm mối quan hệ Hợp tác và Đối tác tại thành phố Hồ Chí Minh ở miền nam Việt Nam hồi tháng Giêng vừa qua.

The partnership builds on the pillars formed by the late Vietnamese President Ho Chin Minh and Indian Prime Minister, Jawaharlal Nehru. The partnership has been developed in all fields including politics, security and defence, trade and investment, culture, tourism and human resource development. India’s plan to formulate a ‘Look East’ policy as early as 1991, to capitalize on East Asia’s economic growth helped both countries to build a strong relationship in the last four decades.

Các trụ cột trong mối quan hệ đối tác Việt-Ấn đã được xây dựng và hình thành bởi cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru. Hai bên đã hợp tác phát triển trong tất cả các lĩnh vực bao gồm chính trị, an ninh và quốc phòng, thương mại và đầu tư, văn hóa, du lịch và phát triển nhân lực. Ấn Độ đã lên kế hoạch xây dựng chính sách “Hướng Đông” vào đầu năm 1991, với mục đích tận dụng sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á để giúp cả hai nước xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ trong bốn thập kỷ qua.

The Arc of Advantage and Prosperity

The two countries signed an agreement in 2003 in which they envisioned creating an ‘Arc of Advantage and Prosperity’ in Southeast Asia. Their partnership represents a dominating force multiplier against Chinese ambitions and growing presence of both military and civilian power in the South China Sea. India’s relationship with Vietnam is within the framework of ASEAN, East Asia Summit and Asian Regional Forum (ARF) and international organizations like the WTO and UN.

Cung của Thuận lợi và Thịnh vượng

Một bản thỏa thuận đã được hai nước ký kết vào năm 2003, trong đó cả hai đều hình dung việc tạo ra ‘Cung của Thuận lợi và Thịnh vượng’ ở khu vực Đông Nam Á. Quan hệ đối tác của hai nước tiêu biểu cho thấy một số nhân lực chung đã được hình thành để chống lại những tham vọng của Trung Quốc và sức mạnh quân sự lẫn dân sự của nước này ngày càng tăng ở khu vực Biển Đông. Mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam đều nằm trong khuôn khổ chung của ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực châu Á (ARF) và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên hợp Quốc.

Vietnam’s unique geo-strategic location provides it with a political advantage amongst all major powers in East Asia. Similarly, India’s geographical position in South Asia makes it an important actor in the strategic calculus surrounding the Indian Ocean. India and Vietnam share a history of a strained relationship and disputed borders with China. This fact generates a degree of commonality of interests in the foreign policy agendas of both countries towards China.

Vị trí địa lý chiến lược độc đáo của Việt Nam đã giúp nước này có lợi thế chính trị hơn tất cả các cường quốc nào khác trong khu vực Đông Á. Tương tự, vị trí địa lý của Ấn Độ ở Nam Á đã giúp nước này trở thành một điểm chiến lược quan trọng xung quanh vùng Ấn Độ Dương. Ấn Độ và Việt Nam cùng chia sẻ mối quan hệ lịch sử căng thẳng và tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Thực tế này tạo ra những lợi ích chung trong những chính sách đối ngoại của cả hai quốc gia đối với Trung Quốc.

Vietnam holds a strategic position in India’s policy of ‘looking to the East’. From US$200 million in the year 2000, bilateral trade turnover has grown nearly 14 times in 2010. At present, the trade for the year 2011 was US$3.5 billion, and both countries estimate to meet their trade target of US$7 billion by 2015.

Việt Nam giữ một vị trí chiến lược trong chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng lên 14 lần trong năm 2010 từ mức 200 triệu USD hồi năm 2000. Hiện nay, thương mại song phương trong năm 2011 ở khoảng 3,5 tỷ USD, và cả hai nước ước tính mục tiêu thương mại sẽ tăng lên 7 tỷ USD vào năm 2015.

The giant leap in strategic cooperation can be seen from India’s investment of US$400 million in Vietnamese hydrocarbon sectors with Oil and Gas Cooperation Videsh Limited (OVL) investing US$225 million in oil exploration. However, this joint energy project between India and Vietnam in the South China Sea infringes on China’s territorial sovereignty, as per the reports from the Chinese media. The major reason has been that the present oil and gas exploration projects between India Vietnam enter waters under Chinese jurisdiction.

Các bước nhảy vọt khổng lồ trong chương trình hợp tác chiến lược có thể được nhìn thấy từ các khoản đầu tư của Ấn Độ, với số tiền 400 triệu USD được đổ vào lĩnh vực dầu khí và tập đoàn Oil and Gas Cooperation Videsh Limited (OVL) đã đầu tư 225 triệu USD để thăm dò các mỏ dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự án chung giữa Ấn Độ và Việt Nam đã được các báo chí Trung Quốc lên tiếng rằng hai nước này đang vi phạm chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là các dự án thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ Việt Nam đã đi vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.

Another major collaborative effort in the field of Science and Technology is the establishment of the Advanced Resource centre in Information and Communication Technology on September 16, 2011, which has been setup under a US$2 million grant by India to Vietnam. It can be used for Web Portal Creation, GIS application and the Development of Web Information systems.

Một nỗ lực hợp tác lớn khác là trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ để thành lập Trung tâm Nguồn lực Chất lượng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm ARC-ICT) Việt Nam-Ấn Độ vào ngày 16 tháng 9, năm 2011. Dự án Trung tâm ARC-ICT Việt Nam-Ấn Độ được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển điện toán tiên tiến của Ấn Độ, với tổng chi phí khoảng 2 triệu USD do Ấn Độ dành cho Việt Nam. Dự án Trung tâm ARC-ICT Việt Nam-Ấn Độ được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu và học tập như phòng học trực tuyến và thư viện số; phần mềm hệ thống và mạng dữ liệu; công nghệ web; và hệ thống thông tin địa lý.

In terms of defence cooperation, Indian defence personnel have been paying visits to Vietnam since the end of the Cambodian crisis. In the post-Cold War period, there has been cooperation with regard to the training of Vietnamese military officers in India and visits by high-level military delegations. Vietnam has given India the right to use its port of Nha Trang in the South, and has ordered 6 Kilo-class submarines from the Admiralty Shipyards in St. Petersburg, which are likely to be inducted in 2012.

Về phương diện hợp tác quốc phòng, các nhân viên quốc phòng Ấn Độ đã liên tục đến thăm Việt Nam kể từ khi kết thúc của cuộc khủng hoảng Campuchia. Trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, hai bên đã hợp tác đào tạo sĩ quan quân sự Việt Nam tại Ấn Độ và trao đổi các chuyến thăm quân sự cấp cao. Việt Nam đã cho Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang ở miền nam nước này, và đã đặt mua 6 tàu ngầm hạng Kilo từ các nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg, có khả năng sẽ hoàn tất vào năm 2012.

The Thrust in Future

The major area of cooperation in future will be to utilize Vietnam’s 60 shipbuilding yards and repairing yards to build cargo ships of up to 6,500 dead weight tonnage (DWT) and repair vessels of up to 50,000 DWT. There exists tremendous cooperation in construction of naval ships and building of submarines for the Vietnam Navy and cooperation between the Indian Coast Guard and the Vietnam Sea Police should be more effective to address the threats from piracy and terrorism.

Lực đẩy trong tương lai

Các lĩnh vực chính cần hợp tác trong tương lai là tận dụng hơn 60 cảng đóng tàu có trọng tải lên đến 6.500 (dead weight tonnage – DWT) và các cảng sửa chửa tàu lên đến 50,000 trọng tải DWT đang có tại Việt Nam. Hợp tác giữa hai nước đang có nhiều cơ hội trong việc xây dựng tàu hải quân cũng như tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam và hợp tác giữa Cảnh sát biển Ấn Độ và Cảnh sát biển Việt Nam để giải quyết các mối đe dọa cướp biển và khủng bố hiệu quả hơn.

India’s initiatives, in the form of Mekong Ganga Cooperation (MGC), the Bay of Bengal Initiative for Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation (BIMSTEC) and greater engagement with mainland Southeast Asian nations have been aimed at securing its extended neighbourhood. It is time for India to explore more impending areas for cooperation and to proactively engage with Vietnam along with developing countries from East Asia. India must address the major areas of concern affecting its relationship with Vietnam, like the continuous economic assistance pertaining to trade and investments, commercial and infrastructural developments and providing military and logistics support to Vietnam from China.

Sáng kiến ​​của Ấn Độ, như các hình thức hợp tác như Mekong Ganga Copperation (MGC), Sáng kiến ​​Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế Đa ngành trong vùng Vịnh Bengal (Bay of Bengal Initiative for Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation – BIMSTEC) và sự tham gia lớn hơn đối với các quốc gia Đông Nam Á đang muốn mở rộng chủ đề an ninh khu vực. Đã đến lúc Ấn Độ cần khám phá các điểm mang mối đe dọa để hợp tác và chủ động tham gia với Việt Nam cùng với các nước đang phát triển khác trong khu vực Đông Á. Ấn Độ cũng phải giải quyết các vấn đề đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với Việt Nam, như việc hỗ trợ kinh tế liên quan đến thương mại và đầu tư, phát triển thương mại và cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp hỗ trợ quân sự và hậu cần cho Việt Nam từ phía Trung Quốc.

Vietnam in the 21st century will remain a focal point – a zone of attraction due to its geo-strategic location neighbouring China. Major powers, namely United States, Japan and India, will act as a catalyst to run its economic development and support Vietnam to counter the rise of China.

Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ vẫn là một điểm trọng tâm – một khu vực có nhiều sự chú ý do vị trí địa lý chiến lược giáp ranh với Trung Quốc. Các cường quốc, cụ thể là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, sẽ hoạt động như một chất xúc tác để đẩy mạnh phát triển kinh tế và hỗ trợ Việt Nam chống lại sự trổi dậy của Trung Quốc.

Vietnam will remain a zone of engagement for India and other major powers to explore areas of cooperation for energy security and military. How India utilizes this opportunity in the coming years to explore and discover newer areas of cooperation with Vietnam as well as to develop political, economic and military prowess for peaceful means, so as to counter China’s hegemonic rise the 21st century, remains to be seen. By now New Delhi is aware of China’s ambition and rising power in the South China Sea and Indian Ocean Region (IOR) region. India must utilize its missed opportunities with Vietnam and maintain an effective and competent partnership.

Việt Nam sẽ vẫn là một khu vực mà Ấn Độ và các cường quốc khác nên cam kết tham gia để khám phá các lĩnh vực hợp tác về an ninh năng lượng và quân sự. Việc Ấn Độ sử dụng cơ hội này như thế nào trong những năm tới để tìm hiểu và khám phá các lĩnh vực mới nhằm hợp tác với Việt Nam cũng như phát triển các năng lực chính trị, kinh tế và quân sự với mục đích hòa bình, để chống lại sức mạnh gia tăng bá quyền của Trung Quốc thế kỷ 21, vẫn chưa thể đoán trước được. Hiện tại thì New Delhi đã nhận thức được sự tham vọng của Trung Quốc cũng như sự gia tăng quyền lực của nước này ở Biển Đông và trong khu vực Ấn Độ Dương (IOR). Ấn Độ phải sử dụng các cơ hội đã bị bỏ lỡ với Việt Nam và duy trì một mối quan hệ đối tác hiệu quả và thông thạo.

Praful Adagale and Vinayak Lashkar are Ph.D. Research Fellows at the Yashwantrao Chavan National Centre of International Security & Defence Analysis (YCNISDA), University of Pune.

Praful Adagale và Vinayak Lashkar là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trung tâm An ninh Quốc tế và Phân tích Quốc phòng Yashwantrao Chavan (YCNISDA), Đại học Pune.




Translated by Đặng Khương



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn