MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 12, 2012

Vietnam: The new China? Việt Nam: một Trung Quốc mới?



Vietnam: The new China?

Việt Nam: một Trung Quốc mới?

Andrew Stevens, CNN
Andrew Stevens, CNN


It’s been more than a decade since I was last in Ho Chi Minh City.  The city then was dusty, noisy, frantic and, well, disorganized – a lot of energy but not a lot of focus.

Đã hơn một thập niên qua kể từ lần cuối tôi đến thành phố Hồ Chí Minh. Dạo ấy thành phố này đầy bụi bặm, ồn ào, náo nhiệt và đương nhiên, vô tổ chức - rất nhiều sinh lực nhưng chẳng có trọng tâm.

But there are very few cities in Asia that you can return to after 10-year absence and expect things to be the same (except, perhaps, for Yangon and Colombo). Ho Chi Minh in 2010 is booming. The familiar landmarks are still there but this city is spreading - upwards and outwards.

Nhưng có rất ít thành phố ở châu Á nơi bạn có thể quay lại sau 10 năm vắng mặt và mong đợi rằng mọi thứ vẫn như xưa (có lẽ ngoại trừ Yangon và Columbo [Sri Lanka]). Hồ Chí Minh đang bùng nổ vào năm 2010. Những khung cảnh quen thuộc vẫn còn đấy nhưng thành phố đang trải rộng thêm - lên trên và ra ngoài.


This is what 10 years of an average annual growth of 7 percent looks like: The streets are even more clogged with motorbikes but now compete with a stream of Toyotas, Kias and Fords. The city center is clean - the dust in the air now is from building sites rather than badly-paved roads. (From my hotel room looking across the bustling Saigon River I can see perhaps 20 cranes perched on top of semi-completed high-rises.)


Đây là những gì trông thấy được sự tăng trưởng 7 phần trăm hằng năm: Những đường phố càng chật chội hơn với xe gắn máy nhưng giờ đây chúng chen lấn với dòng xe Toyota, Kia và Ford. Trung tâm thành phố thì sạch sẽ hơn - giờ đây bụi bặm trong không trung là từ các công trường xây dựng chứ không phải từ những con đường đắp tồi. (Từ khách sạn của mình nhìn xuống dòng sông Sài Gòn rộn rã, tôi có thể thấy được khoảng 20 chú cò đậu trên mái của những khối nhà cao đang xây dở.)


The brand name stores are starting to appear although still – some would say thankfully –no sign of McDonald’s.


Những cửa tiệm bán hàng hiệu đã bắt đầu xuất hiện mặc dù - một số người có thể cám ơn trời - chưa thấy bóng dáng của McDonald's.


To say Vietnam is open for business is an understatement – and this Southeast Asian growing powerhouse is deadly serious about drawing foreign business.


Nói rằng Việt Nam đang mở cửa làm ăn thì không đúng mức - và quốc gia hùng cường đang phát triển của Đông nam Á đang thật sự muốn lôi kéo các doanh nghiệp nước ngoài.


The World Economic Forum’s East Asia meeting chose Ho Chi Minh City (or Saigon, if you prefer) for its first event in a true emerging market. Organizers were expecting about 250 to 300 business people this week, but more than 400 came from across the world.


Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á chọn Thành phố Hồ Chí Minh (hoặc bạn muốn gọi là Sài Gòn cũng được) để mở màn hoạt động đầu tiên của mình trong một thị trường thật sự đi lên. Các nhà tổ chức dự đoán từ 250 đến 300 doanh nhân đến vào tuần này, nhưng có hơn 400 người đã đến từ khắp thế giới.


The government is out in force too. Prime Minister Nguyen Tan Dung is everywhere, chatting up the opportunities. He wants Vietnam to be Asia’s manufacturing base of choice after China.


Chính quyền cũng đã ra quân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mặt khắp mọi nơi để giới thiệu những cơ hội đầu tư. Ông muốn Việt Nam trở thành nơi được chọn làm cơ sở sản xuất của châu Á sau Trung Quốc.


It’s a tall order, and at the moment Vietnam is seen as a production base for lower value-added goods like textiles, furniture or footwear.


Đây là một nhiệm vụ khó khăn, và vào thời điểm này Việt Nam được xem như là một cơ sở sản xuất các mặt hàng kém giá trị như may mặc, bàn ghế hoặc giày dép.


But times are changing. Samsung and Canon are both investing heavily in electronics manufacturing and service bases. Most of the big Asian carmakers as well as Ford are producing for the local market with an eye on exports later down the line.


Nhưng thời gian đã thay đổi. Samsung và Canon đều đang đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất hàng điện tử và những cơ sở dịch vụ. Đa số những nhà sản xuất xe châu Á cũng như Ford đang sản xuất cho thị trường trong nước đồng thời cũng nhắm vào việc xuất khẩu trong tương lai.


I met Tom Schneider, a German businessman who has just outlaid $12 million to build a tanning factory at an industrial park on the outskirts of Ho Chi Minh City.


Tôi đã gặp Tom Schneider, một thương gia người Đức, người vừa chi 12 triệu Mỹ kim để xây dựng một nhà máy thuộc gia tại một khu công nghiệp ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh.

Forthright and ebullient, Schneider’s built eight factories in Asia in the past 16 years. In Vietnam it took him just 22 months, from finding the land, building the factory, and training the workforce – his fastest project anywhere.


Một người quả quyết và sôi nổi, Schneider đã xây tám nhà máy tại châu Á trong 16 năm qua. Tại Việt Nam, ông chỉ tốn 22 tháng, từ khi đi tìm đất, xây dựng nhà máy cho đến việc huấn luyện nhân công - đây là dự án nhanh nhất của ông so với những nơi khác.


He now produces 80,000 hides a month, enough for about 1.5 million pairs of shoes. Timberland is his biggest customer.


Hiện nay ông sản xuất 80.000 tấm da mỗi tháng, đủ cho khoảng 1,5 triệu đôi giày. Hiệu Timberland là khách hàng lớn nhất của ông.


And he’s quick to point out that although tanning is “environmentally hostile” his new plant is greener than his existing plant in China, which has received a silver medal standard for environmental protection from Timberland.


Và ông nhanh chóng chỉ ra rằng mặc dù thuộc da là một nghành "kẻ thù của môi trường", nhà máy mới hiện nay thì xanh hơn nhà máy khác của ông ở Trung Quốc, vốn đã nhận được huy chương bạc về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường từ Timberland.


So why move to Vietnam?  It’s cheaper. Labor costs are about 60 percent of China’s although senior management is still more expensive. The country is close to many of his key customers, and there’s little state intervention, as long he observes workplace and environmental standards.


Thế thì tại sao phải chuyển sang Việt Nam? Vì rẻ hơn. Giá công lao động ở đây vào khoảng 60 phần trăm so với Trung Quốc mặc dù lương cho các vị trí quản lý cao cấp thì vẫn quá cao. Quốc gia này nằm gần nhiều khách hàng chủ chốt của ông, và chính quyền không can thiệp nhiều, miễn là ông chấp hành các tiêu chuẩn lao động và môi trường.


And in the long run, Vietnam has key access to a vast and cheap labor pool across the borders of Cambodia and Laos.


Về lâu dài, Việt Nam có lối vào khu vực nhân công rẻ và dồi dào phía bên kia biên giới Cambodia và Lào.


It’s not all upside. Transport links are still – as Tom describes – at the same level as China in 1988. And the law is still open to interpretation (nearly all big foreign investors insist in any contract on having litigation settled in an offshore court).


Không phải mọi việc đều tốt đẹp cả. Các trục giao thông vẫn - theo lời kể của Tom - nằm ở mức độ của Trung Quốc trong năm 1988. Và luật lệ vẫn còn mập mờ (hầu như tất cả các nhà đầu tư lớn nước ngoài đều yêu cầu các khiếu nại hợp đồng phải được xét xử ở toà án ngoại quốc).


Foreign investment is coming. In 2008 about $70 billion was committed to Vietnam, up more than threefold from five years year. It’s fallen back to $20 billion last year. Not surprising, though, given the global economic picture.


Đầu tư nước ngoài đang đổ vào. Trong năm 2008 có khoảng 70 tỉ Mỹ kim được ký kết cho Việt Nam, hơn gấp ba lần trong năm năm vừa qua. Con số này giảm xuống còn 20 tỉ Mỹ kim vào năm ngoái. Không gì ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh kinh tế toàn cầu.


I asked the Prime Minister how he would describe Vietnam’s economic model.

Tôi hỏi ngài Thủ tướng rằng ông giải thích như thế nào về kiểu mẫu kinh tế Việt Nam.

Vietnam, he replied, is a socialist system embracing capitalism. Helping the poor get out of poverty through foreign investment is key to his planning, he says.

Việt Nam, ông trả lời, là một hệ thống xã hội chủ nghĩa đi theo đường lối tư bản. Giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo qua đầu tư nước ngoài là điểm mấu chốt trong kế hoạch của ông, ông nói.

Like China, Vietnam’s government looks long-term. And like China, it appears to be achieving its economic goals.
Giống như Trung Quốc, chính phủ Việt Nam nhìn về hướng lâu dài. Và giống như Trung Quốc, dường như họ đang đạt được những mục tiêu kinh tế của mình.




Translated by Diên Vỹ


http://business.blogs.cnn.com/2010/06/09/vietnam-the-new-china/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn