|
|
Armed Clash in the
South China Sea
|
Xung đột vũ trang ở
Biển Đông
|
Contingency Planning Memorandum No. 14
|
Bản ghi nhớ số 14 về kế hoạch đối phó với các sự cố bất
ngờ
|
Bonnie S. Glaser,
|
Bonnie S. Glaser,
|
Foreign Relations Press, April 2012
|
Foreign Relations Press, tháng 4 năm 2012
|
Introduction
The risk of conflict in the South China Sea is
significant. China, Taiwan, Vietnam, Malaysia, Brunei, and the Philippines
have competing territorial and jurisdictional claims, particularly over
rights to exploit the region's possibly extensive reserves of oil and gas.
Freedom of navigation in the region is also a contentious issue, especially
between the United States and China over the right of U.S. military vessels
to operate in China's two-hundred-mile exclusive economic zone (EEZ). These
tensions are shaping—and being shaped by—rising apprehensions about the
growth of China's military power and its regional intentions. China has
embarked on a substantial modernization of its maritime paramilitary forces
as well as naval capabilities to enforce its sovereignty and jurisdiction
claims by force if necessary. At the same time, it is developing capabilities
that would put U.S. forces in the region at risk in a conflict, thus
potentially denying access to the U.S. Navy in the western Pacific.
|
Giới Thiệu
Nguy cơ xung đột ở biển Hoa Nam (ND: biển Đông) là đáng
kể. Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines có tuyên
bố chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán, đặc biệt là quyền khai các thác
nguồn dầu khí bao la, có thể có trong khu vực. Tự do hàng hải trong khu vực
cũng là vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, về quyền
của các tàu quân sự Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
(EEZ) của Trung Quốc. Các căng thẳng này đang hình thành và được định hình do
lo ngại ngày càng gia tăng về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc
và ý định của họ trong khu vực. Trung Quốc đã thực hiện việc hiện đại hóa
đáng kể lực lượng hải quân bán quân sự, cũng như năng lực hải quân để thực
thi các tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán bằng vũ lực, nếu cần. Cùng lúc,
họ đang phát triển các khả năng sẽ gây nguy hiểm cho lực lượng của Mỹ trong
khu vực trong một cuộc xung đột, do đó có khả năng từ chối, không cho Hải
quân Hoa Kỳ đi vào khu vực Tây Thái Bình Dương.
|
Given the growing importance of the U.S.-China
relationship, and the Asia-Pacific region more generally, to the global
economy, the United States has a major interest in preventing any one of the various
disputes in the South China Sea from escalating militarily.
|
Do tầm quan trọng trong mối quan hệ Mỹ – Trung ngày càng
gia tăng, và nói chung, ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với nền kinh tế
toàn cầu, Hoa Kỳ có mối quan tâm lớn trong việc ngăn chặn bất kỳ một trong
các tranh chấp ở biển Đông, biến thành leo thang quân sự.
|
The Contingencies
Of the many conceivable contingencies involving an armed
clash in the South China Sea, three especially threaten U.S. interests and
could potentially prompt the United States to use force.
|
Các sự cố bất ngờ
Về nhiều sự cố bất ngờ có thể hình dung được, liên quan
đến một cuộc xung đột vũ trang ở biển Đông, đặc biệt ba trong số đó, đe dọa
lợi ích của Mỹ và có khả năng có thể thúc đẩy Hoa Kỳ sử dụng vũ lực.
|
The most likely and dangerous contingency is a clash stemming
from U.S. military operations within China's EEZ that provokes an armed
Chinese response. The United States holds that nothing in the United Nations
Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) or state practice negates the right
of military forces of all nations to conduct military activities in EEZs
without coastal state notice or consent. China insists that reconnaissance
activities undertaken without prior notification and without permission of
the coastal state violate Chinese domestic law and international law.
|
Sự cố bất ngờ nguy hiểm và có khả năng xảy ra nhất, là một
cuộc đụng độ bắt nguồn từ các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng đặc quyền
kinh tế của Trung Quốc, gây ra sự đáp trả bằng vũ trang từ phía Trung Quốc.
Hoa Kỳ cho rằng, trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) hay
thông lệ quốc gia, không có chỗ nào phủ nhận quyền của các lực lượng quân sự
của tất cả các nước, tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền
kinh tế mà không thông báo cho một nước ven biển hoặc được sự đồng ý của nước
đó. Trung Quốc khẳng định rằng, các hoạt động do thám được thực hiện mà không
thông báo trước và không được phép của một nước ven biển là vi phạm luật
Trung Quốc và luật pháp quốc tế.
|
China routinely intercepts U.S. reconnaissance flights
conducted in its EEZ and periodically does so in aggressive ways that
increase the risk of an accident similar to the April 2001 collision of a
U.S. EP-3 reconnaissance plane and a Chinese F-8 fighter jet near Hainan
Island. A comparable maritime incident could be triggered by Chinese vessels
harassing a U.S. Navy surveillance ship operating in its EEZ, such as
occurred in the 2009 incidents involving the USNS Impeccable and the USNS Victorious.
|
Trung Quốc thường xuyên ngăn chặn các chuyến bay do thám
của Mỹ thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của họ và thường làm như thế
một cách hiếu chiến, gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn tương tự như vụ va chạm
giữa một máy bay do thám của Mỹ, EP-3, với máy bay chiến đấu F-8 của Trung
Quốc hồi tháng 4 năm 2001 gần đảo Hải Nam. Sự cố hàng hải tương tự có thể đã
được kích hoạt bởi các tàu Trung Quốc quấy rối một tàu thăm dò của Hải quân
Mỹ trong khu vực này, chẳng hạn như sự cố đã xảy ra hồi năm 2009, liên quan
đến tàu USNS Impeccable và tàu Victorious USNS.
|
The large growth of Chinese submarines has also increased
the danger of an incident, such as when a Chinese submarine collided with a
U.S. destroyer's towed sonar array in June 2009. Since neither U.S.
reconnaissance aircraft nor ocean surveillance vessels are armed, the United
States might respond to dangerous behavior by Chinese planes or ships by
dispatching armed escorts. A miscalculation or misunderstanding could then
result in a deadly exchange of fire, leading to further military escalation and
precipitating a major political crisis. Rising U.S.-China mistrust and
intensifying bilateral strategic competition would likely make managing such
a crisis more difficult.
|
Việc Trung Quốc gia tăng số lượng lớn tàu ngầm, cũng gia
tăng sự nguy hiểm của các sự cố, chẳng hạn như khi một tàu ngầm Trung Quốc va
chạm với hệ thống định vị của một tàu khu trục Mỹ hồi tháng 6 năm 2009. Do
máy bay trinh sát cũng như các tàu thăm dò đại dương của Mỹ không được trang
bị vũ khí, Hoa Kỳ có thể đáp trả lại hành vi nguy hiểm của máy bay hoặc tàu
Trung Quốc, bằng cách điều động các [phương tiện] hộ tống có vũ trang. Một
tính toán sai lầm hay một sự hiểu lầm lúc đó có thể đưa tới một cuộc đọ súng
chết người, dẫn đến sự leo thang quân sự hơn nữa và làm cho một cuộc khủng
hoảng chính trị lớn sớm xảy ra. Sự mất lòng tin giữa hai nước Mỹ – Trung gia tăng và việc gia tăng cạnh
tranh chiến lược song phương, có thể sẽ khó khăn hơn trong việc giải quyết
một cuộc khủng hoảng như thế.
|
A second contingency involves conflict between China and
the Philippines over natural gas deposits, especially in the disputed area of
Reed Bank, located eighty nautical miles from Palawan. Oil survey ships
operating in Reed Bank under contract have increasingly been harassed by
Chinese vessels. Reportedly, the United Kingdom-based Forum Energy plans to
start drilling for gas in Reed Bank this year, which could provoke an
aggressive Chinese response. Forum Energy is only one of fifteen exploration
contracts that Manila intends to offer over the next few years for offshore
exploration near Palawan Island. Reed Bank is a red line for the Philippines,
so this contingency could quickly escalate to violence if China intervened to
halt the drilling.
|
Một sự cố có thể xảy thứ hai liên quan đến cuộc xung đột
giữa Trung Quốc và Philippines về nguồn khí đốt thiên nhiên, đặc biệt ở khu
vực tranh chấp tại bãi Cỏ Rong (Reed Bank), cách Palawan 80 hải lý. Các tàu
khảo sát dầu khí hoạt động ở bãi Cỏ Rong theo hợp đồng, ngày càng bị tàu của
Trung Quốc quấy nhiễu. Được biết, Tập đoàn Forum Energy có trụ sở ở Vương
quốc Anh, có kế hoạch bắt đầu khai thác dầu khí ở bãi Cỏ Rong trong năm nay,
điều này có thể gây ra một phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc. Forum Energy
là một trong 15 hợp đồng thăm dò mà Manila dự định cấp trong vài năm tới để
thăm dò ngoài khơi, gần đảo Palawan. Bãi Cỏ Rong là lằn ranh đỏ cho
Philippines, vì vậy sự cố có khả năng xảy ra này, nhanh chóng có thể leo
thang thành bạo lực nếu Trung Quốc can thiệp để ngăn chặn khai thác dầu khí.
|
The United States could be drawn into a China-Philippines
conflict because of its 1951 Mutual Defense Treaty with the Philippines. The
treaty states, "Each Party recognizes that an armed attack in the
Pacific Area on either of the Parties would be dangerous to its own peace and
safety and declares that it would act to meet the common dangers in accordance
with its constitutional processes." American officials insist that
Washington does not take sides in the territorial dispute in the South China
Sea and refuse to comment on how the United States might respond to Chinese
aggression in contested waters. Nevertheless, an apparent gap exists between
American views of U.S. obligations and Manila's expectations. In mid-June
2011, a Filipino presidential spokesperson stated that in the event of armed
conflict with China, Manila expected the United States would come to its aid.
Statements by senior U.S. officials may have inadvertently led Manila to
conclude that the United States would provide military assistance if China
attacked Filipino forces in the disputed Spratly Islands.
|
Hoa Kỳ có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột giữa Trung
Quốc với Philippines do đã ký Hiệp ước Phòng thủ chung với Philippines năm 1951.
Hiệp ước đã nêu: “Mỗi bên nhận thấy rằng, một cuộc tấn công vũ trang trong
khu vực Thái Bình Dương vào một trong hai nước, sẽ nguy hiểm cho hòa bình và
an toàn của chính nước mình và tuyên bố rằng, sẽ hành động để đáp trả những
mối nguy hiểm chung, phù hợp với các quy trình lập pháp“. Các quan chức Mỹ
nhấn mạnh rằng, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở
biển Đông và từ chối bình luận về việc Hoa Kỳ có thể đáp trả sự xâm lược của
Trung Quốc trong vùng biển đang tranh chấp như thế nào. Tuy nhiên, có một
khoảng cách rõ rệt, tồn tại giữa các quan điểm của Mỹ về nghĩa vụ của Mỹ đối
với những kỳ vọng của Manila. Giữa tháng 6 năm 2011, một phát ngôn viên của
tổng thống Philippines nói rằng, trong trường hợp có xung đột vũ trang với Trung
Quốc, Manila mong muốn Hoa Kỳ sẽ đến để giúp đỡ họ. Phát biểu của các quan
chức cao cấp của Mỹ có thể vô tình đã khiến Manila đi đến kết luận rằng, Hoa
Kỳ sẽ cung cấp viện trợ quân sự nếu Trung Quốc tấn công các lực lượng của
Philippines trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
|
With improving political and military ties between Manila
and Washington, including a pending agreement to expand U.S. access to
Filipino ports and airfields to refuel and service its warships and planes,
the United States would have a great deal at stake in a China-Philippines contingency.
Failure to respond would not only set back U.S. relations with the
Philippines but would also potentially undermine U.S. credibility in the
region with its allies and partners more broadly. A U.S. decision to dispatch
naval ships to the area, however, would risk a U.S.-China naval
confrontation.
|
Với việc cải thiện các mối quan hệ chính trị và quân sự
giữa Manila và Washington, gồm một thỏa thuận đang chờ đợi để mở rộng hơn nữa
cho Hoa Kỳ đi vào các cảng của Philippines và các sân bay Philippines để tiếp
nhiên liệu và phục vụ các tàu chiến và máy bay của họ, Hoa Kỳ sẽ gặp rất
nhiều rủi ro liên quan đến những sự cố bất ngờ, nếu có xảy ra giữa Trung Quốc
với Philippines. [Nếu Mỹ] thất bại trong việc đáp trả, không những sẽ cản trở
mối quan hệ của Mỹ với Philippines, mà còn có khả năng làm giảm uy tín của Mỹ
trong khu vực với các nước đồng minh và đối tác lớn hơn. Tuy nhiên, quyết
định của Mỹ cử các tàu hải quân đến khu vực, sẽ có nguy cơ là một cuộc đối
đầu hải quân giữa Mỹ với Trung Quốc.
|
Disputes between China and Vietnam over seismic surveys or
drilling for oil and gas could also trigger an armed clash for a third
contingency. China has harassed PetroVietnam oil survey ships in the past that
were searching for oil and gas deposits in Vietnam's EEZ. In 2011, Hanoi
accused China of deliberately severing the cables of an oil and gas survey
vessel in two separate instances. Although the Vietnamese did not respond
with force, they did not back down and Hanoi pledged to continue its efforts
to exploit new fields despite warnings from Beijing. Budding U.S.-Vietnam
relations could embolden Hanoi to be more confrontational with China on the
South China Sea issue.
|
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về khảo sát địa
chấn và khai thác dầu khí, cũng có thể kích hoạt một cuộc đụng độ vũ trang
cho một sự cố thứ ba có khả năng xảy ra. Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu khảo
sát dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước đây, trong khi đang thăm dò
dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, Hà Nội cáo buộc
Trung Quốc đã cố tình cắt đứt cáp của tàu thăm dò dầu khí trong hai trường
hợp khác nhau. Mặc dù Việt Nam đã không đáp trả bằng vũ lực, nhưng họ không
lùi bước và Hà Nội cam kết tiếp tục nỗ lực khai thác các khu vực mới, bất
chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Quan hệ Mỹ-Việt bắt đầu nảy nở có thể khuyến khích
Hà Nội đối đầu hơn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
|
The United States could be drawn into a conflict between
China and Vietnam, though that is less likely than a clash between China and
the Philippines. In a scenario of Chinese provocation, the United States
might opt to dispatch naval vessels to the area to signal its interest in
regional peace and stability. Vietnam, and possibly other nations, could also
request U.S. assistance in such circumstances. Should the United States
become involved, subsequent actions by China or a miscalculation among the
forces present could result in exchange of fire.
|
Hoa Kỳ có thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột giữa Trung
Quốc với Việt Nam, mặc dù cuộc xung đột này có khả năng thấp hơn là cuộc đụng
độ giữa Trung Quốc với Philippines. Trong một kịch bản về việc Trung Quốc có
hành động khiêu khích, Hoa Kỳ có thể có sự lựa chọn gửi các tàu hải quân đến
khu vực để cho thấy sự quan tâm của Mỹ đối với hòa bình và ổn định trong khu
vực. Việt Nam và có thể là các nước khác, cũng có thể yêu cầu Mỹ giúp đỡ
trong các trường hợp như vậy. Nếu Hoa Kỳ tham gia, các hành động tiếp theo
của Trung Quốc hoặc tính toán sai lầm giữa các lực lượng hiện tại, có thể dẫn
đến một cuộc đọ súng.
|
In another possible scenario, an attack by China on
vessels or rigs operated by an American company exploring or drilling for
hydrocarbons could quickly involve the United States, especially if American
lives were endangered or lost. ExxonMobil has plans to conduct exploratory
drilling off Vietnam, making this an existential danger. In the short term,
however, the likelihood of this third contingency occurring is relatively low
given the recent thaw in Sino-Vietnamese relations. In October 2011, China
and Vietnam signed an agreement outlining principles for resolving maritime
issues. The effectiveness of this agreement remains to be seen, but for now
tensions appear to be defused.
|
Một kịch bản khác có khả năng xảy ra, đó là một cuộc tấn
công của Trung Quốc vào các tàu hoặc các giàn khoan của Mỹ đang hoạt động
thăm dò hoặc khai thác dầu khí, có thể làm cho Hoa Kỳ tham gia ngay lập tức,
đặc biệt khi mạng sống của người Mỹ bị đe dọa hoặc bị giết chết. Exxon Mobil
có kế hoạch thăm dò ngoài khơi vùng biển Việt Nam, đây là một nguy cơ hiện
hữu. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, khả năng dự phòng thứ ba này có thể xảy ra là
tương đối thấp, do quan hệ Việt – Trung gần đây đã tan băng. Tháng 10 năm
2011, Trung Quốc và Việt Nam đã ký một thỏa thuận, phác thảo các nguyên tắc
giải quyết các vấn đề trên biển. Hiệu quả của bản thoả thuận này vẫn có thể
đoán được, nhưng hiện tại, căng thẳng được xoa dịu.
|
Warning Indicators
Strategic warning signals that indicate heightened risk of
conflict include political decisions and statements by senior officials,
official and unofficial media reports, and logistical changes and equipment
modifications. In the contingencies described above, strategic warning
indicators could include heightened rhetoric from all or some disputants
regarding their territorial and strategic interests. For example, China may
explicitly refer to the South China Sea as a core interest; in 2010 Beijing
hinted this was the case but subsequently backed away from the assertion.
|
Các chỉ dấu cảnh báo
Các tín hiệu cảnh báo chiến lược cho thấy nguy cơ của các
cuộc xung đột đang dâng cao, bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của
các quan chức cấp cao, tin tức từ các phương tiện truyền thông chính thức và
không chính thức, và các thay đổi hậu cần và sửa đổi thiết bị. Trong các tình
huống dự phòng về các sự cố có khả năng xảy ra, đã được mô tả ở trên, các chỉ
dấu cảnh báo chiến lược có thể gồm “khẩu chiến” lớn từ tất cả các nước hoặc
một số nước tranh chấp, liên quan đến lợi ích chiến lược và lãnh thổ của họ.
Chẳng hạn như, rõ ràng là Trung Quốc xem khu vực biển Đông là lợi ích cốt
lõi, trong năm 2010, Bắc Kinh đã cho thấy như thế, nhưng sau đó lại rút khỏi
sự khẳng định này.
|
Beijing might also warn that it cannot "stand idly
by" as countries nibble away at Chinese territory, a formulation that in
the past has often signaled willingness to use force. Commentaries and
editorials in authoritative media outlets expressing China's bottom line and
issuing ultimatums could also be a warning indicator. Tough language could
also be used by senior People's Liberation Army (PLA) officers in meetings
with their American counterparts. An increase in nationalistic rhetoric in
nonauthoritative media and in Chinese blogs, even if not representing
official Chinese policy, would nevertheless signal pressure on the Chinese
leadership to defend Chinese interests. Similar warning indicators should be
tracked in Vietnam and the Philippines that might signal a hardening of those
countries' positions.
|
Bắc Kinh cũng cảnh báo rằng họ không thể “ngồi yên” khi
các nước đang từ từ gặm nhấm lãnh thổ Trung Quốc, một phát biểu mà trong quá
khứ thường có nghĩa là Trung Quốc ra tín hiệu sẵn sàng sử dụng vũ lực. Các
bài bình luận và xã luận trên các phương tiện truyền thông chính thức của
Trung Quốc cũng mô tả kết cục và ra tối hậu thư, đây cũng có thể là một chỉ
dấu cảnh báo. Ngôn ngữ cứng rắn cũng có thể được các viên chức cấp cao của
Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA) sử dụng trong các cuộc họp với những
người đồng nhiệm Mỹ. Sự gia tăng những lời lẽ mang tính chủ nghĩa dân tộc
trên các phương tiện truyền thông không chính thức và các blog Trung Quốc,
ngay cả khi không đại diện cho chính sách chính thức của Trung Quốc, nhưng
đưa ra tín hiệu gây áp lực lên các lãnh đạo Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của
Trung Quốc. Các chỉ dấu cảnh báo tương tự có thể tìm thấy ở Việt Nam và
Philippines, có thể báo hiệu lập trường cứng rắn của các nước này.
|
Tactical warning signals that indicate heightened risk of
a potential clash in a specific time and place include commercial notices and
preparations, diplomatic and/or military statements warning another claimant
to cease provocative activities or suffer the consequences, military
exercises designed to intimidate another claimant, and ship movements to
disputed areas. As for an impending incident regarding U.S. surveillance
activities, statements and unusual preparations by the PLA might suggest a
greater willingness to employ more aggressive means to intercept U.S. ships
and aircraft.
|
Các chiến thuật cảnh báo đã báo hiệu nguy cơ cao về khả
năng một cuộc xung đột có thể xảy ra ở một thời điểm và địa điểm cụ thể, bao
gồm các thông báo thương mại và các sự chuẩn bị, các tuyên bố ngoại giao và/
hoặc quân sự, cảnh báo của một nước đòi chủ quyền khác, yêu cầu chấm dứt các
hoạt động khiêu khích hoặc phải gánh chịu hậu quả, các cuộc tập trận quân sự
được thiết kết để đe dọa một nước đòi chủ quyền khác, và việc di chuyển tàu
bè đến các khu vực tranh chấp. Đối với một sự cố sắp xảy ra liên quan đến các
hoạt động giám sát của Mỹ, các tuyên bố và các sự chuẩn bị bất thường của PLA
có thể cho thấy một sự sẵn sàng lớn hơn trong việc sử dụng các phương tiện
hiếu chiến hơn, để ngăn chặn các tàu và máy bay Mỹ.
|
Implications for
U.S. Interests
The United States has significant political, security, and
economic interests at stake if one of the contingencies should occur.
|
Những ảnh hưởng đối
với lợi ích của Hoa Kỳ
Lợi ích của Hoa Kỳ về chính trị, an ninh, kinh tế bị ảnh
hưởng đáng kể nếu một trong những sự cố dự phòng nói trên xảy ra.
|
- Global rules and norms. The United States has important
interests in the peaceful resolution of South China Sea disputes according to
international law. With the exception of China, all the claimants of the
South China Sea have attempted to justify their claims based on their
coastlines and the provisions of UNCLOS. China, however, relies on a mix of
historic rights and legal claims, while remaining deliberately ambiguous
about the meaning of the "nine-dashed line" around the sea that is
drawn on Chinese maps. Failure to uphold international law and norms could
harm U.S. interests elsewhere in the region and beyond. Ensuring freedom of
navigation is another critical interest of the United States and other
regional states. Although China claims that it supports freedom of
navigation, its insistence that foreign militaries seek advance permission to
sail in its two-hundred-mile EEZ casts doubt on its stance. China's
development of capabilities to deny American naval access to those waters in
a conflict provides evidence of possible Chinese intentions to block freedom
of navigation in specific contingencies.
|
- Các quy định và luật lệ toàn cầu: Hoa Kỳ có lợi ích quan trọng
trong việc giải quyết hòa bình ở biển Đông theo luật pháp quốc tế. Ngoại trừ
Trung Quốc, tất cả các nước tranh chấp ở biển Đông đều cố gắng biện minh cho các tuyên bố chủ
quyền của họ dựa trên đường biển của họ và quy định của UNCLOS. Tuy nhiên,
Trung Quốc dựa trên sự kết hợp của các quyền lịch sử và các tuyên bố pháp lý,
trong khi vẫn cố tình nhập nhằng về ý nghĩa của “đường chín đoạn đứt khúc”
trên biển, được vẽ trên bản đồ Trung Quốc. Thất bại trong việc duy trì luật
pháp quốc tế và các quy tắc có thể gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ trong và
ngoài khu vực. Bảo đảm tự do hàng hải là một lợi ích quan trọng của Hoa Kỳ và
các nước khác trong khu vực. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng họ ủng hộ tự do
đi lại, nhưng họ nhấn mạnh rằng quân đội nước ngoài phải xin phép trước để đi
vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ, làm cho người ta nghi ngờ về
lập trường của Bắc Kinh. Trung Quốc phát triển khả năng nhằm chống hải quân
Mỹ đi vào những vùng biển này trong một cuộc xung đột, cho thấy, bằng chứng
về ý định của Trung Quốc có thể ngăn chặn tự do trên biển trong trường hợp có
sự cố xảy ra.
|
- Alliance security and regional stability. U.S. allies and friends around
the South China Sea look to the United States to maintain free trade, safe
and secure sea lines of communication (SLOCs), and overall peace and
stability in the region. Claimants and nonclaimants to land features and
maritime waters in the South China Sea view the U.S. military presence as
necessary to allow decision-making free of intimidation. If nations in the
South China Sea lose confidence in the United States to serve as the principal
regional security guarantor, they could embark on costly and potentially
destabilizing arms buildups to compensate or, alternatively, become more
accommodating to the demands of a powerful China. Neither would be in the
U.S. interest. Failure to reassure allies of U.S. commitments in the region
could also undermine U.S. security guarantees in the broader Asia-Pacific
region, especially with Japan and South Korea. At the same time, however, the
United States must avoid getting drawn into the territorial dispute—and
possibly into a conflict—by regional nations who seek U.S. backing to
legitimize their claims.
|
- Liên minh an ninh và ổn định khu vực: Các nước đồng minh và bạn bè của
Mỹ quanh khu vực biển Đông trông cậy vào Hoa Kỳ để duy trì tự do thương mại,
an toàn và an ninh trên các tuyến thông thương trên biển (SLOCs), và hòa
bình, ổn định trên toàn khu vực. Những nước có tranh chấp và không tranh chấp
chủ quyền đối với các vùng đất, đảo, đá (land features) và vùng biển ở biển
Đông xem sự hiện diện quân sự của Mỹ là cần thiết, để cho phép họ ra quyết
định mà không bị đe dọa. Nếu các nước trong khu vực biển Đông mất niềm tin
vào Hoa Kỳ, không xem Mỹ là một nước bảo đảm an ninh thiết yếu trong khu vực,
họ có thể bắt tay vào việc gia tăng mua sắm vũ khí tốn kém và có khả năng gây
bất ổn, để bù lại hoặc điều tiết với nhu cầu của một nước Trung Quốc mạnh
bạo. Cả hai điều này không có lợi cho Mỹ. Thất bại trong việc trấn an các
nước đồng minh về các cam kết của Mỹ trong khu vực, cũng có thể làm suy yếu
khả năng bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ ở khu vực rộng lớn hơn: châu Á-Thái Bình
Dương, đặc biệt là với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, cùng lúc Hoa Kỳ phải
tránh bị lôi kéo vào các vụ tranh chấp lãnh thổ – và
có khả năng [bị lôi kéo] vào một cuộc xung đột –
bởi các nước trong khu vực, những nước tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ để
hợp pháp hóa các tranh chấp chủ quyền của họ.
|
- Economic interests.
Each year, $5.3 trillion of trade passes through the South China Sea; U.S.
trade accounts for $1.2 trillion of this total. Should a crisis occur, the
diversion of cargo ships to other routes would harm regional economies as a
result of an increase in insurance rates and longer transits. Conflict of any
scale in the South China Sea would hamper the claimants from benefiting from
the South China's Sea's proven and potential riches.
|
- Lợi ích kinh tế: Mỗi năm, thương mại trị giá 5.300
tỉ đô la đi qua khu vực biển Đông, trong đó phần của Mỹ là 1.200 tỉ đô la.
Nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra, các tàu vận chuyển hàng hóa sẽ chuyển sang
các tuyến đường khác, điều này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của các nước
trong khu vực, kéo theo sự gia tăng tỷ lệ bảo hiểm và các chuyến quá cảnh dài
hơn. Xung đột với bất kỳ quy mô nào ở biển Đông cũng đều cản trở các nước
tranh chấp được hưởng lợi từ sự giàu có sẵn có và tiềm năng từ biển Đông.
|
- Cooperative relationship with China. The stakes and implications of
any U.S.-China incident are far greater than in other scenarios. The United
States has an abiding interest in preserving stability in the U.S.-China
relationship so that it can continue to secure Beijing's cooperation on an
expanding list of regional and global issues and more tightly integrate China
into the prevailing international system.
|
- Mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc: Những rủi ro và các tác động của
bất kỳ sự cố nào liên quan đến hai nước Mỹ-Trung đều lớn hơn nhiều so với các
tình huống khác (ND: Nghĩa là giữa Trung Quốc với các nước khác). Hoa Kỳ có
lợi ích trong việc giữ gìn sự ổn định trong mối quan hệ Mỹ-Trung, để có thể
tiếp tục bảo đảm sự hợp tác của Bắc Kinh trong một danh sách mở rộng về các
vấn đề khu vực và toàn cầu và [giúp] Trung Quốc hội nhập chặt chẽ hơn vào hệ
thống quốc tế hiện hành.
|
Preventive Options
Efforts should continue to resolve the disputes over territorial
sovereignty of the South China Sea's land features, rightful jurisdiction
over the waters and seabed, and the legality of conducting military
operations within a country's EEZ, but the likelihood of a breakthrough in
any of these areas is slim in the near term. In the meantime, the United
States should focus on lowering the risk of potential armed clashes arising
from either miscalculation or unintended escalation of a dispute. There are
several preventive options available to policymakers—in the United States and
other nations—to avert a crisis and conflict in the South China Sea. These
options are not mutually exclusive.
|
Các biện pháp lựa
chọn có tính ngăn ngừa
Cần tiếp tục các nỗ lực để giải quyết các tranh chấp về
chủ quyền lãnh thổ ở các vùng đất, đảo, đá (land features) trên biển Đông,
quyền tài phán chính đáng trên các vùng biển và đáy biển, và tính hợp pháp trong
việc tiến hành các hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của một
nước, nhưng khả năng để có bước đột phá trong bất kỳ lĩnh vực này là mong
manh, trong tương lai gần. Trong khi đó, Hoa Kỳ nên tập trung vào việc hạ
thấp nguy cơ của cuộc đụng độ vũ trang tiềm tàng, phát sinh từ sự tính toán
sai lầm hay một sự leo thang trong tranh chấp ngoài ý muốn. Có vài lựa chọn
để phòng ngừa, có sẵn cho các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và các nước khác, nhằm ngăn chặn một cuộc khủng
hoảng và xung đột ở biển Đông. Những lựa chọn này không loại trừ lẫn nhau.
|
Support U.S.-China
Risk-reduction Measures
Operational safety measures and expanded naval cooperation
between the United States and China can help to reduce the risk of an
accident between ships and aircraft. The creation of the Military Maritime
Consultative Agreement (MMCA) in 1988 was intended to establish "rules
of the road" at sea similar to the U.S.-Soviet Incidents at Sea
Agreement (INCSEA), but it has not been successful. Communication mechanisms
can provide a means to defuse tensions in a crisis and prevent escalation.
Political and military hotlines have been set up, though U.S. officials have
low confidence that they would be utilized by their Chinese counterparts
during a crisis. An additional hotline to manage maritime emergencies should
be established at an operational level, along with a signed political
agreement committing both sides to answer the phone in a crisis. Joint naval
exercises to enhance the ability of the two sides to cooperate in
counter-piracy, humanitarian assistance, and disaster relief operations could
increase cooperation and help prevent a U.S.-China conflict.
|
Các biện pháp hỗ trợ
giúp giảm rủi ro giữa Mỹ và Trung Quốc
Các biện pháp an toàn hoạt động và mở rộng hợp tác hải
quân giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm nguy cơ về một vụ tai nạn
giữa các tàu và máy bay. Việc tạo ra Hiệp định Tư vấn Hàng hải Quân sự (MMCA)
năm 1988, dự định để thiết lập các “quy tắc lộ trình” trên biển tương tự như
Hiệp định Ngăn chặn Đụng độ Trên Biển (INCSEA) giữa Mỹ và Liên Xô, nhưng đã
không thành công. Cơ chế thông tin liên lạc có thể cung cấp một phương tiện để
xoa dịu căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng và ngăn chặn sự leo thang. Các
đường dây nóng để liên lạc, liên quan đến các vấn đề chính trị và quân sự đã
được thiết lập, mặc dù các viên chức Mỹ không tin tưởng những người đồng
nhiệm Trung Quốc sẽ sử dụng trong cuộc khủng hoảng. Thêm một đường dây nóng
khác để xử lý các trường hợp khẩn cấp trên biển nên được thiết lập ở mức độ
hoạt động, cùng với một thỏa thuận chính trị đã ký, cam kết cả hai nước phải
trả lời điện thoại khi có một cuộc khủng hoảng xảy ra. Tập trận hải quân
chung nhằm gia tăng khả năng của hai nước hợp tác chống cướp biển, hỗ trợ
nhân đạo, và các hoạt động cứu trợ thiên tai, có thể gia tăng sự hợp tác và
giúp ngăn chặn một cuộc xung đột Mỹ – Trung.
|
Bolster Capabilities
of Regional Actors
Steps could be taken to further enhance the capability of
the Philippines military to defend its territorial and maritime claims and
improve its indigenous domain awareness, which might deter China from taking
aggressive action. Similarly, the United States could boost the maritime
surveillance capabilities of Vietnam, enabling its military to more
effectively pursue an anti-access and area-denial strategy. Such measures run
the risk of emboldening the Philippines and Vietnam to more assertively
challenge China and could raise those countries' expectations of U.S.
assistance in a crisis.
|
Củng cố khả năng của
các nước trong khu vực
Có thể thực hiện các bước nhằm nâng cao hơn nữa khả năng
của quân đội Philippines, để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh
hải của họ, nâng cao nhận thức lãnh thổ trong nước, điều này có thể ngăn cản
hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Tương tự, Hoa Kỳ có thể giúp gia tăng
khả năng giám sát trên biển cho Việt Nam, cho phép lực lượng quân sự theo
đuổi hiệu quả hơn chiến lược chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2/ AD). Các
biện pháp như thế có thể gặp rủi ro là khuyến khích Philippines và Việt Nam
thách thức Trung Quốc nhiều hơn và có thể gia tăng sự mong đợi của các nước
này về sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong một cuộc khủng hoảng.
|
Encourage Settlement
of the Sovereignty Dispute
The United States could push for submission of territorial
disputes to the International Court of Justice or the International Tribunal
for the Law of the Sea for settlement, or encourage an outside organization
or mediator to be called upon to resolve the dispute. However, the prospect
for success in these cases is slim given China's likely opposition to such
options. Other options exist to resolve the sovereignty dispute that would be
difficult, but not impossible, to negotiate. One such proposal, originally
made by Mark Valencia, Jon Van Dyke, and Noel Ludwig in Sharing the Resources
of the South China Sea, would establish "regional sovereignty" over
the islands in the South China Sea among the six claimants, allowing them to
collectively manage the islands, territorial seas, and airspace.
|
Khuyến khích giải
quyết tranh chấp chủ quyền
Hoa Kỳ có thể thúc đẩy việc đệ trình tranh chấp lãnh thổ
ra Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật biển để giải quyết,
hoặc khuyến khích một tổ chức bên ngoài hay kêu gọi một bên trung gian để
giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, triển vọng về sự thành công trong những
trường hợp này là mỏng manh do Trung Quốc có khả năng chống lại các lựa chọn
như vậy. Các sự lựa chọn khác để giải quyết tranh chấp chủ quyền sẽ khó khăn,
nhưng không có nghĩa là không thể được sử dụng để đàm phán. Một trong những
đề xuất như thế, đã được [các tác giả] Mark Valencia, Jon Van Dyke và Noel Ludwig
đưa ra trong cuốn sách: Chia sẻ tài nguyên ở biển Đông, sẽ thiết lập “chủ
quyền khu vực” đối với các đảo ở biển Đông trong sáu nước đòi chủ quyền, cho
phép họ cùng quản lý tập thể các đảo, lãnh hải và không phận.
|
Another option put forward by Peter Dutton of the Naval
War College would emulate the resolution of the dispute over Svalbard, an
island located between Norway and Greenland. The Treaty of Spitsbergen, signed
in 1920, awarded primary sovereignty over Svarlbard to Norway but assigned
resource-related rights to all signatories. This solution avoided conflict
over resources and enabled advancement of scientific research. Applying this
model to the South China Sea would likely entail giving sovereignty to China
while permitting other countries to benefit from the resources. In the near
term, at least, such a solution is unlikely to be accepted by the other
claimants.
|
Một sự lựa chọn khác do Peter Dutton thuộc trường Cao đẳng
Hải chiến đưa ra, sẽ tranh đua với việc giải quyết các tranh chấp về đảo
Svalbard, một hòn đảo nằm giữa Na Uy và Greenland. Hiệp ước Spitsbergen, được
ký vào năm 1920, trao phần lớn chủ quyền đảo Svarlbard cho Na Uy nhưng được
giao các quyền liên quan đến tài nguyên cho tất cả các nước ký tên. Giải pháp
này tránh được sự xung đột về tài nguyên và cho phép việc tiến tới nghiên cứu
khoa học. Áp dụng mô hình này vào biển Đông có thể đưa đến việc trao chủ
quyền cho Trung Quốc, trong khi cho phép các nước khác được hưởng lợi từ các
nguồn tài nguyên. Trong tương lai gần, ít nhất một giải pháp như thế có thể không được các
nước tranh chấp khác chấp nhận.
|
Promote Regional
Risk-reduction Measures
The Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and
China agreed upon multilateral risk-reduction and confidence-building
measures in the 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China
Sea (DOC), but have neither adhered to its provisions (for example, to
resolve territorial and jurisdictional disputes without resorting to the
threat or use of force) nor implemented its proposals to undertake
cooperative trust-building activities. The resumption of negotiations between
China and ASEAN after a hiatus of a decade holds out promise for
reinvigorating cooperative activities under the DOC.
|
Thúc đẩy các biện
pháp giảm rủi ro trong khu vực
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đồng ý
các biện pháp đa phương nhằm giảm rủi ro và xây dựng lòng tin trong Tuyên bố
Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002, nhưng đã không tôn trọng
các quy định trong tuyên bố (ví dụ, để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và
quyền tài phán mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực), cũng không thi hành các
đề nghị của mình để thực hiện các hoạt động xây dựng lòng tin và hợp tác.
Việc nối lại các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN sau một thập kỷ gián
đoạn, cho thấy có sự hứa hẹn khôi phục lại các hoạt động hợp tác theo DOC.
|
Multilaterally, existing mechanisms and procedures already
exist to promote operational safety among regional navies; a new arrangement
is unnecessary. The United States, China, and all ASEAN members with the
exception of Laos and Burma are members of the Western Pacific Naval
Symposium (WPNS). Founded in 1988, WPNS brings regional naval leaders
together biennially to discuss maritime security. In 2000, it produced the
Code for Unalerted Encounters at Sea (CUES), which includes safety measures
and procedures and means to facilitate communication when ships and aircraft
make contact. There are also other mechanisms available such as the
International Maritime Organization's Regulations for Preventing Collisions
at Sea (COLREGS) and the International Civil Aviation Organization's rules of
the air. In addition, regional navies could cooperate in sea environment
protection, scientific research at sea, search and rescue activities, and
mitigation of damage caused by natural calamities.
|
Về phương diện đa phương, các cơ chế hiện có và thủ tục đã
tồn tại để thúc đẩy an toàn hoạt động giữa các lực lượng hải quân trong khu
vực, một thỏa thuận mới là không cần thiết. Hoa Kỳ, Trung Quốc và tất cả các
nước thành viên ASEAN, ngoại trừ Lào và Miến Điện là thành viên của Hội nghị
Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS). Được thành lập vào năm 1988, WPNS đưa
các nhà lãnh đạo hải quân trong khu vực ngồi lại với nhau, hai năm một lần,
để thảo luận về an ninh hàng hải. Năm 2000, WPNS đã cho ra đời quy tắc về các
cuộc đụng độ không báo trước trên biển (CUES), trong đó bao gồm các biện pháp
an toàn và các thủ tục, cách thức để tạo điều kiện thông tin liên lạc khi tàu
và máy bay tiếp xúc. Hơn nữa, còn có các cơ chế khác như Quy tắc Phòng ngừa
Đâm va trên biển (COLREGS) của Tổ chức Hàng hải Quốc tế và các quy tắc trên
không của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Ngoài ra, các lực lượng hải
quân trong khu vực có thể hợp tác trong việc bảo vệ môi trường trên biển, các
hoạt động nghiên cứu khoa học trên biển, các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn và
giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
|
The creation of new dialogue mechanisms may also be worth
consideration. A South China Sea Coast Guard Forum, modeled after the North
Pacific Coast Guard Forum, which cooperates on a multitude of maritime
security and legal issues, could enhance cooperation through information
sharing and knowledge of best practices. The creation of a South China Sea
information-sharing center would also provide a platform to improve awareness
and communication between relevant parties. The information-sharing center
could also serve as an accountability mechanism if states are required to
document any incidents and present them to the center.
|
Việc tạo ra các cơ chế đối thoại mới cũng có thể đáng để
xem xét. Diễn đàn Tuần duyên Biển Đông, theo mô hình Diễn đàn Tuần duyên Bắc
Thái Bình Dương, hợp tác trên nhiều lĩnh vực an ninh hàng hải và các vấn đề
pháp lý, có thể tăng cường hợp tác thông qua việc chia sẻ thông tin và kiến
thức về cách thực hành tốt nhất. Việc tạo ra một trung tâm chia sẻ thông tin
trên biển Đông cũng sẽ cung cấp một nền tảng để nâng cao nhận thức và giao
tiếp giữa các bên liên quan. Trung tâm chia sẻ thông tin này cũng có thể phục
vụ như một cơ chế trách nhiệm, nếu các nước được yêu cầu phải thu thập tài
liệu của bất kỳ sự cố nào xảy ra và gửi đến trung tâm.
|
Advocate Joint
Development/Multilateral Economic Cooperation
Resource cooperation is another preventive option that is
underutilized by claimants in the South China Sea. Joint development of
petroleum resources, for example, could reduce tensions between China and
Vietnam, and between China and the Philippines, on issues related to energy
security and access to hydrocarbon resources. Such development could be modeled
on one of the many joint development arrangements that exist in the South and
East China seas. Parties could also cooperate on increasing the use of
alternative energy sources in order to reduce reliance on hydrocarbons.
|
Ủng hộ khai thác
chung/ Hợp tác kinh tế đa phương
Hợp tác [khai thác] tài nguyên là một lựa chọn khác để
ngăn ngừa sự cố xảy ra, chưa được các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông
sử dụng đúng mức. Chẳng hạn như, hợp tác khai thác các nguồn tài nguyên dầu
khí có thể làm giảm căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa Trung Quốc
với Philippines, về các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng và tiếp cận
nguồn tài nguyên dầu khí. [Hợp tác] khai thác như thế có thể làm mô hình cho
một trong nhiều thoả thuận hợp tác phát triển hiện có ở biển Đông và biển Hoa
Đông. Các bên cũng có thể hợp tác về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng thay thế để giảm sự phụ thuộc vào dầu khí.
|
Shared concerns about declining fish stocks in the South
China Sea suggest the utility of cooperation to promote conservation and
sustainable development. Establishing a joint fisheries committee among
claimants could prove useful. Fishing agreements between China and its
neighbors are already in place that could be expanded into disputed areas to
encourage greater cooperation.
|
Các mối quan tâm chung về việc trữ lượng cá ở biển Đông bị
giảm sút, cho thấy lợi ích của việc hợp tác nhằm thúc đẩy bảo tồn và phát
triển bền vững. Thiết lập một ủy ban nghề cá chung giữa các nước tranh chấp
có thể chứng minh sự hữu ích. Hiệp định đánh cá giữa Trung Quốc và các nước
láng giềng đã có, có thể mở rộng vào các khu vực tranh chấp để khuyến khích
hợp tác nhiều hơn.
|
Clearly Convey U.S.
Commitments
The United States should avoid inadvertently encouraging
the claimants to engage in confrontational behavior. For example, Secretary
of State Hillary Clinton's reference in November 2011 to the South China Sea
as the West Philippine Sea could have unintended consequences such as
emboldening Manila to antagonize China rather than it seeking to peacefully
settle their differences.
|
Các cam kết của Mỹ
phải được truyền tải rõ ràng
Hoa Kỳ nên tránh vô tình khuyến khích các nước tranh chấp
tham gia vào các hành vi đối đầu. Chẳng hạn như, hồi tháng 11 năm 2011, Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nói tới biển Hoa Nam (tức biển Đông) là biển Tây
Philippine, có thể gây hậu quả không lường, như khuyến khích Manila chống lại
Trung Quốc thay vì tìm cách giải quyết các khác biệt một cách hòa bình.
|
Mitigating Options
If preventive options fail to avert a crisis from
developing, policymakers have several options available to mitigate the
potential negative effects.
|
Các lựa chọn giúp
giảm bớt căng thẳng
Nếu các lựa chọn ngăn ngừa không thể ngăn chặn một cuộc
khủng hoảng xảy ra, thì các nhà hoạch định chính sách cũng có một số lựa chọn
để giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng.
|
Defusing a
U.S.-China Incident
The history of crisis management in U.S.-China relations
suggests that leaders in both countries go to great lengths to prevent a
crisis from escalating to military conflict. Nevertheless, pre-crisis steps
could be taken to limit the harmful consequences of a confrontation.
Political agreements could be reached that would increase the possibility
that communication mechanisms in place would be employed in a crisis. Steps
should be taken to enhance operational safety at sea between U.S. and Chinese
ships. Confidence-building measures should also be implemented to build trust
and promote cooperation.
|
Xoa dịu một sự cố
giữa Mỹ với Trung Quốc
Lịch sử về việc xử lý khủng hoảng trong quan hệ Mỹ – Trung
cho thấy, các nhà lãnh đạo hai nước đã cố gắng hết sức để ngăn chặn một cuộc
khủng hoảng từ leo thang sang xung đột quân sự. Tuy nhiên, trước khi cuộc
khủng hoảng xảy ra, có thể được thực hiện các bước, nhằm hạn chế hậu quả tai
hại của cuộc đối đầu. Các thỏa thuận chính trị có thể đạt được sẽ giúp gia
tăng khả năng về các cơ chế thông tin liên lạc có sẵn, được sử dụng trong một
cuộc khủng hoảng. Các bước cần được thực hiện để tăng cường hoạt động an toàn
trên biển giữa các tàu Mỹ và tàu Trung Quốc. Các biện pháp xây dựng lòng tin
cũng cần được thực hiện để xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác.
|
Mitigating a
Regional Crisis with China
Dispatching air and naval forces to the immediate vicinity
of an armed clash to defend U.S. interests and deter further escalation
should always be considered an option. Such actions, however, must be
balanced against the possibility that they will produce the opposite effect,
encouraging an even stronger response from China and causing further escalation
of a confrontation. A less risky option would be to threaten nonmilitary
consequences—diplomatic and economic sanctions––to force China to back off
and deter further military action. But here again such measures may only
inflame hostilities and escalate the crisis. It is also doubtful in any case
whether such measures would be supported by many in the region given China's
economic importance.
|
Giảm nhẹ một cuộc
khủng hoảng khu vực với Trung Quốc
Việc điều các lực lượng hải quân và không quân đến tiếp
cận ngay lập tức trong một cuộc đụng độ vũ trang để bảo vệ lợi ích của Mỹ và
ngăn chặn sự leo thang hơn nữa, là một sự lựa chọn luôn được cân nhắc. Tuy
nhiên, các hành động như thế phải được cân bằng với khả năng rằng nó sẽ tạo
ra hiệu ứng ngược lại, khuyến khích một phản ứng mạnh mẽ hơn nữa từ Trung
Quốc và gây ra sự leo thang về một cuộc đối đầu nhiều hơn nữa. Một lựa chọn
ít rủi ro hơn sẽ là cảnh cáo hậu quả về sự trừng phạt phi quân sự – như các
lệnh trừng phạt về ngoại giao và kinh tế – để buộc Trung Quốc phải quay rút
lui và ngăn chặn hành động quân sự đi xa hơn. Nhưng, cũng vậy, các biện pháp
này có thể kích động hành vi thù địch và làm cho cuộc khủng hoảng leo thang.
Cũng không rõ là trong bất kỳ trường hợp nào, liệu các biện pháp như thế có
được nhiều nước trong khu vực hỗ trợ hay không, do tầm quan trọng về kinh tế
của Trung Quốc.
|
Several less provocative responses might contain a budding
crisis while avoiding further escalation. One option for the United States
would be to encourage a mediated dialogue between involved parties. However,
while Southeast Asian states may welcome a neutral mediator, China would
probably oppose it. Thus, such an effort would likely fail.
|
Có nhiều phản ứng ít khiêu khích có thể ngăn một cuộc
khủng hoảng vừa chớm nở, trong khi tránh sự leo thang hơn nữa. Một lựa chọn
cho Mỹ sẽ là, khuyến khích một cuộc đối thoại qua trung gian giữa các bên
liên quan. Tuy nhiên, trong khi các nước Đông Nam Á có thể chào đón một người
hòa giải trung lập, Trung Quốc có thể sẽ phản đối chuyện này. Vì vậy, một nỗ
lực như thế có khả năng thất bại.
|
Direct communication between military officials can be
effective in de-escalating a crisis. States involved should establish
communication mechanisms, include provisions for both scheduled and
short-notice emergency meetings, and mandate consultation during a crisis.
Emergency meetings would focus on addressing the specific provocative action
that brought about the crisis. Operational hotlines, including phone lines
and radio frequencies with clear protocols and points of contact, should also
be set up. To be effective, hotlines should be set up and used prior to a
crisis, though even then there is no guarantee that they will be used by both
sides if a crisis erupts. China and Vietnam have already agreed to establish
a hotline; this could be a model for other states in the region and China.
The goal would not be to resolve underlying issues, but to contain tensions
in the event of a minor skirmish and prevent escalation.
|
Các quan chức quân sự liên lạc trực tiếp có thể có hiệu
quả trong việc giảm thang một cuộc khủng hoảng. Các nước có liên quan nên
thiết lập các cơ chế thông tin liên lạc, bao gồm các điều khoản về các cuộc
họp khẩn cấp theo lịch trình và các cuộc họp khẩn cấp chỉ thông báo trong một
thời gian ngắn, và tham vấn chỉ thị trong thời gian khủng hoảng. Các cuộc họp
khẩn cấp sẽ tập trung vào giải quyết các hành động khiêu khích cụ thể dẫn đến
cuộc khủng hoảng. Các đường dây nóng hoạt động, bao gồm các đường dây điện
thoại và tần số vô tuyến, với các thủ tục rõ ràng và các điểm tiếp xúc, cũng
nên được thiết lập. Để có hiệu quả, các đường dây nóng cần được thiết lập và
sử dụng trước khi một cuộc khủng hoảng xảy ra, mặc dù không có sự bảo đảm
rằng các đường dây này sẽ được hai bên sử dụng nếu một cuộc khủng hoảng nổ
ra. Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng, đây có thể
là mô hình cho các nước khác trong khu vực và Trung Quốc. Mục đích nhằm giải
quyết các vấn đề cơ bản, nhưng để ngăn chặn các căng thẳng trong trường hợp
xảy ra một cuộc giao tranh nhỏ và ngăn chặn sự leo thang.
|
Recommendations
Against the background of rebalancing U.S. assets and
attention toward the Asia-Pacific region, the United States should takes
steps to prevent a conflict in the South China Sea and to defuse a crisis
should one take place. Although the possibility of a major military conflict
is low, the potential for a violent clash in the South China Sea in the near
future is high, given past behavior of states in the region and the growing
stakes. Therefore, both U.S. and regional policymakers should seek to create
mechanisms to build trust, prevent conflict, and avoid escalation.
|
Kiến nghị
Trong bối cảnh cân đối lại lực lượng và chú ý tới khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ nên tiến hành các bước để ngăn một cuộc xung
đột ở biển Đông và xoa dịu một cuộc khủng hoảng có khả năng diễn ra. Mặc dù
khả năng một cuộc xung đột quân sự lớn xảy ra là rất thấp, nhưng một cuộc
đụng độ tiềm năng ở biển Đông trong tương lai không xa thì rất cao, do hành
động trong quá khứ của các nước trong khu vực và các rủi ro ngày càng gia
tăng. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và các nước trong khu vực
nên tìm cách tạo ra các cơ chế để xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột và
tránh sự leo thang.
|
First, the United States should ratify UNCLOS; though it
voluntarily adheres to its principles and the Obama administration has made a
commitment to ratify the convention, the fact that the United States has not
yet ratified the treaty lends credence to the perception that it only abides
by international conventions when doing so aligns with its national
interests. Ratifying UNCLOS would put this speculation to rest. It would also
bolster the U.S. position in favor of rules-based behavior, give the United
States a seat at the table when UNCLOS signatories discuss such issues as EEZ
rights, and generally advance U.S. economic and strategic interests.
|
Trước hết, Mỹ nên phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển
(UNCLOS), mặc dù [Hoa Kỳ] tự nguyện tuân theo các nguyên tắc của UNCLOS và
chính phủ Obama đã cam kết phê chuẩn công ước, nhưng thực tế là Hoa Kỳ chưa
phê chuẩn hiệp ước này, điều đó làm cho người ta tin rằng Hoa Kỳ chỉ tuân theo
các công ước quốc tế khi nó gắn liền với lợi ích quốc gia của Mỹ. Phê chuẩn
UNCLOS sẽ chấm dứt sự suy đoán này. Phê chuẩn UNCLOS cũng sẽ củng cố lập
trường của Mỹ về việc ủng hộ hành vi dựa theo luật lệ, cho phép Hoa Kỳ tham
gia hội đàm khi các nước ký kết UNCLOS, thảo luận về các vấn đề như quyền
hành trong vùng đặc quyền kinh tế, và nói chung là thúc đẩy lợi ích kinh tế
và chiến lược của Mỹ.
|
Second, nations with navies active in the South China
Sea—including the United States, China, Vietnam, and the Philippines—should
better utilize the CUES safety measures and procedures to mitigate
uncertainty and improve communication in the event of a maritime incident.
Under current arrangements, observing CUES procedures is voluntary. Participating
countries should consider making compliance compulsory in order to guarantee
standardized procedures. Countries should also engage in multilateral and
bilateral maritime exercises to practice these procedures in a controlled
environment before a contingency unfolds.
|
Thứ hai, các nước có lực lượng hải quân hoạt động ở biển
Đông, gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines, nên tận dụng tốt hơn
các biện pháp an toàn của các quy tắc và các quy trình về các cuộc đụng độ
không báo trước trên biển (CUES) để giảm thiểu tình trạng không rõ ràng và
cải thiện thông tin liên lạc trong trường hợp có một sự cố xảy ra trên biển.
Theo các thỏa thuận hiện tại, tuân theo các quy trình của CUES là tự nguyện.
Những nước tham gia nên cân nhắc việc bắt buộc tuân theo để bảo đảm các quy
trình được chuẩn hóa. Các nước cũng nên tham gia vào các cuộc diễn tập trên
biển, đa phương và song phương, để thực hành các quy trình này trong một môi
trường có kiểm soát, trước khi một sự cố bất ngờ xảy ra.
|
Third, the United States should make clear its support for
risk-reduction measures and confidence-building measures among claimants in
the South China Sea. The United States should continue to voice its support
for full implementation of the China-ASEAN DOC and subsequent agreement on a
binding code of conduct. Beijing needs a favorable regional security
environment and therefore has important incentives to work out a modus
vivendi with its neighbors, but will not likely do so absent pressure.
Agreement on a binding code of conduct will require unity among all members
of ASEAN and strong backing from the United States. In the meantime,
cooperation should be further developed through expanded ship visits,
bilateral and multilateral exercise, and enhanced counter-piracy cooperation.
In addition, cooperation on energy and fisheries should be further promoted.
|
Thứ ba, Hoa Kỳ cần làm rõ việc hỗ trợ các biện pháp giảm
thiểu rủi ro và các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước tranh chấp ở
biển Đông. Hoa Kỳ cần tiếp tục lên tiếng ủng hộ việc thực hiện đầy đủ Tuyên
bố Ứng xử (DOC) của Trung Quốc – ASEAN và các thỏa thuận tiếp theo về một quy
tắc ứng xử ràng buộc. Bắc Kinh cần một môi trường an ninh khu vực thuận lợi
và do đó, họ có động cơ quan trọng để thúc đẩy họ thực hiện một thỏa thuận
tạm thời với các nước láng giềng, nhưng không có khả năng họ sẽ làm như thế
mà không bị áp lực. Thỏa thuận về một quy tắc ứng xử ràng buộc, đòi hỏi sự
đoàn kết giữa tất cả các nước thành viên khối ASEAN và sự ủng hộ mạnh mẽ từ
Hoa Kỳ. Trong khi đó, hợp tác cũng cần được tiếp tục, thông qua các chuyến
viếng thăm mở rộng, tập trận song phương và đa phương, và tăng cường hợp tác
chống cướp biển. Ngoài ra, hợp tác về năng lượng và thủy sản cũng cần được
tiếp tục phát huy.
|
Fourth, the creation of new dialogue mechanisms—such as a
South China Sea Coast Guard Forum, an information-sharing center, and a joint
fisheries committee—would provide greater opportunity for affected parties to
communicate directly and offer opportunities for greater coordination.
|
Thứ tư, việc tạo ra các cơ chế đối thoại mới – chẳng hạn
như Diễn đàn Tuần duyên Biển Đông, một trung tâm chia sẻ thông tin, và một ủy
ban nghề cá chung – sẽ cung cấp cơ hội lớn hơn cho các nước bị ảnh hưởng để
thông tin liên lạc trực tiếp và tạo cơ hội phối hợp lớn hơn.
|
Fifth, the United States should review its surveillance
and reconnaissance activities in the air and waters bordering China's
twelve-mile territorial sea and assess the feasibility of reducing their
frequency or conducting the operations at a greater distance. Any
modification of U.S. close-in surveillance and reconnaissance activities
requires assessment of whether those sources are uniquely valuable or other
intelligence collection platforms can provide sufficient information about
Chinese military developments. The United States should not take such a step
unilaterally; it should seek to obtain a concession from Beijing in return
lest China interpret the action as evidence of U.S. decline and weakness.
|
Thứ năm, Hoa Kỳ cần xem xét các hoạt động giám sát và do
thám trên không và trên biển, tiếp giáp với đường biên giới lãnh hải 12 hải
lý của Trung Quốc và đánh giá tính khả thi trong việc giảm tần số hoặc tiến
hành các hoạt động ở một khoảng cách xa hơn. Bất kỳ sự giảm bớt các hoạt động
giám sát và do thám gần của Mỹ, đòi hỏi phải có sự đánh giá, liệu chỉ có hoạt
động giám sát hay do thám đó mới cung cấp thông tin có giá trị hay còn có
cách nào khác để thu thập thông tin tình báo, có thể cung cấp thông tin đầy
đủ về sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Hoa Kỳ không nên đơn phương thực
hiện một bước như thế, mà nên tìm kiếm sự nhượng bộ từ Bắc Kinh để Trung Quốc
không phải diễn giải hành động đó là bằng chứng Mỹ bị suy yếu.
|
Sixth, the Military Maritime Consultative Agreement
process should be made effective or abandoned. There is a pressing need for
the United States and China to agree on operational safety rules to minimize
the possibility of a conflict in the years ahead. A more formal
"incidents at sea" agreement should be considered.
|
Thứ sáu, Thỏa thuận Tư vấn Quân sự Hàng hải nên làm cho nó
có hiệu lực hoặc hủy bỏ. Một nhu cầu bức thiết để Mỹ và Trung Quốc đồng ý về
các quy tắc an toàn hoạt động nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra một cuộc xung
đột trong những năm tới. Một thỏa thuận về “sự cố trên biển” chính thức, cần
được xem xét.
|
Seventh, Washington should clarify in its respective
dialogues with Manila and Hanoi the extent of the United States' obligations
and commitments as well as the limits of likely U.S. involvement in future
disputes. Clarity is necessary both to avoid a scenario in which regional
actors are emboldened to aggressively confront China and to avert a setback
to U.S. relations with regional nations due to perceptions of unfulfilled
expectations.
|
Thứ bảy, Washington cần phải làm rõ từng cuộc đối thoại
riêng với Manila và Hà Nội về nghĩa vụ và các cam kết của Hoa Kỳ, cũng như
các giới hạn về sự tham gia của Mỹ trong các tranh chấp trong tương lai. Làm
rõ các điểm này là cần thiết, để tránh một kịch bản mà các nước trong khu vực
được khuyến khích đối đầu mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, cũng như để ngăn chặn
sự rút lui trong các mối quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực, do nhận
thức về các kỳ vọng của họ không được đáp ứng.
|
Bonnie S. Glaser is
a senior fellow with the Freeman Chair in China Studies and a senior
associate with the Pacific Forum, Center for Strategic and International
Studies.
|
Tác giả: Bonnie S.
Glaser là Chuyên gia nghiên cứu cao cấp, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược
Quốc tế (IISS).
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
|
http://www.cfr.org/east-asia/armed-clash-south-china-sea/p27883?cid=oth-qr-FA_online_ad_CPM_South_China_Sea-June2012
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, June 9, 2012
Armed Clash in the South China Sea Xung đột vũ trang ở Biển Đông
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn