|
|
The Resistible Rise
of Asia?
|
Sự trỗi dậy có thể
cưỡng lại ở châu Á?
|
Brahma Chellaney
|
Brahma Chellaney
|
May. 1, 2012
|
01-05-2012
|
NEW DELHI – A favorite theme in international debate
nowadays is whether Asia’s rise signifies the West’s decline. But the current
focus on economic malaise in Europe and the United States is distracting
attention from the many serious challenges that call into question Asia’s
continued success.
|
NEW DELHI – Một chủ đề được ưa chuộng trong tranh luận
quốc tế hiện nay là, liệu sự trỗi dậy của châu Á có nghĩa là sự suy yếu của
phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay tập trung vào tình trạng bất ổn kinh tế ở
châu Âu và Hoa Kỳ đang làm xao lãng sự chú ý tới nhiều thách thức nghiêm
trọng, làm nảy sinh câu hỏi về sự thành công tiếp tục của châu Á.
|
To be sure, today’s ongoing global power shifts are
primarily linked to Asia’s phenomenal economic rise, the speed and scale of
which have no parallel in world history. With the world’s fastest-growing
economies, fastest-rising military expenditures, fiercest resource
competition, and most serious hot spots, Asia obviously holds the key to the
future global order.
|
Để chắc chắn, sự thay đổi quyền lực toàn cầu đang diễn ra
hiện nay, chủ yếu liên quan đến hiện tượng tăng trưởng kinh tế của châu Á,
tốc độ và quy mô của nó không giống như trong lịch sử thế giới. Với tốc độ
phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, chi tiêu quân sự gia tăng mạnh nhất,
sự cạnh tranh nguồn tài nguyên dữ dội nhất, và là điểm nóng nghiêm trọng
nhất, rõ ràng là châu Á đang nắm giữ chìa khóa cho trật tự toàn cầu trong
tương lai.
|
But Asia faces major constraints. It must cope with
entrenched territorial and maritime disputes, such as in the South China Sea;
harmful historical legacies that weigh down its most important interstate
relationships; increasingly fervent nationalism; growing religious extremism;
and sharpening competition over water and energy.
|
Nhưng châu Á đối mặt với những khó khăn quan trọng. Châu Á
phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp trên biển, chẳng hạn
như trên biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), các di sản lịch sử tai hại, đè
nặng các mối quan hệ quan trọng nhất giữa các nước, gia tăng chủ nghĩa dân
tộc nồng nhiệt, phát triển chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và sự tranh giành trên
biển và năng lượng càng trầm trọng hơn.
|
Moreover, Asia’s political integration badly lags behind
its economic integration, and, to compound matters, it has no security
framework. Regional consultation mechanisms remain weak. Differences persist
over whether a security architecture or community should extend across Asia,
or be confined to an ill-defined “East Asia.”
|
Hơn nữa, hội nhập chính trị ở châu Á bị tụt hậu thê thảm
so với hội nhập kinh tế ở châu Á, và đối với các vấn đề phức tạp, châu Á
không có một khuôn khổ an ninh. Cơ chế tham vấn trong khu vực còn yếu. Sự
khác biệt vẫn còn tồn tại về việc liệu có cần một cấu trúc an ninh hay cộng
đồng mở rộng khắp châu Á, hoặc bị hạn chế trong một định nghĩa mập mờ là
“Đông Á”.
|
One central concern is that, unlike Europe’s bloody wars
of the first half of the twentieth century, which made war there unthinkable
today, the wars in Asia in the second half of the twentieth century only
accentuated bitter rivalries. Several interstate wars have been fought in
Asia since 1950, when both the Korean War and the annexation of Tibet
started, without resolving the underlying Asian disputes.
|
Một mối lo ngại chính đó là, không giống như cuộc chiến
tranh đẫm máu ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, cuộc chiến ở đó mà ngày nay
không thể tưởng tượng được, thì các cuộc chiến ở châu Á trong nửa cuối thế kỷ
20 chỉ nhấn mạnh đến sự đối đầu cay đắng. Một số cuộc chiến giữa các nước
đánh nhau ở châu Á kể từ năm 1950, khi cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và
sự sáp nhập Tây Tạng bắt đầu, đã không giải quyết các tranh chấp cơ bản ở
châu Á.
|
To take the most significant example, China staged
military interventions even when it was poor and internally troubled. A 2010
Pentagon report cites Chinese military preemption in 1950, 1962, 1969, and
1979 in the name of strategic defense. There was also China’s seizure of the
Paracel Islands from Vietnam in 1974, and the 1995 occupation of Mischief
Reef in the Spratly Islands, amid protests by the Philippines. This history
helps to explain why China’s rapidly growing military power raises important
concerns in Asia today.
|
Lấy ví dụ quan trọng nhất, Trung Quốc tổ chức can thiệp
quân sự ngay cả khi họ là một nước nghèo và nội bộ đang gặp khó khăn. Một báo
cáo của Lầu Năm Góc năm 2010 trích dẫn, đòn phủ đầu quân sự của Trung Quốc
vào năm 1950, 1962, 1969, và năm 1979 với tên gọi là phòng thủ chiến lược.
Cũng có sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay Việt Nam vào
năm 1974, và chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa năm
1995, trong lúc bị Philippines phản đối. Lịch sử này giúp giải thích lý do vì
sao Trung Quốc nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự, làm gia tăng mối lo
ngại quan trọng ở châu Á hiện nay.
|
Indeed, not since Japan rose to world-power status during
the reign of the Meiji Emperor (1867-1912) has another non-Western power
emerged with such potential to shape the global order. But there is an
important difference: Japan’s rise was accompanied by the other Asian
civilizations’ decline. After all, by the nineteenth century, Europeans had
colonized much of Asia, leaving in place no Asian power that could rein in
Japan.
|
Thật vậy, không chỉ kể từ khi Nhật Bản trỗi dậy thành
cường quốc thế giới trong thời gian trị vì của Thiên Hoàng Minh Trị
(1867-1912) đã có một sức mạnh không thuộc phương Tây trỗi dậy với tiềm năng
như thế để định hình trật tự toàn cầu. Nhưng có một khác biệt quan trọng đó
là, sự trỗi dậy của Nhật Bản đi kèm với sự suy yếu của các nước văn minh châu
Á khác. Cuối cùng thì, đến thế kỷ 19, phần lớn châu Á đã trở thành thuộc địa
của người châu Âu, để rồi không có một nước châu Á nào có thể kiềm chế Nhật
Bản.
|
Today, China is rising alongside other important Asian
countries, including South Korea, Vietnam, India, and Indonesia. Although
China now has displaced Japan as the world’s second largest economy, Japan
will remain a strong power for the foreseeable future. On a per capita basis,
Japan remains nine times richer than China, and it possesses Asia’s largest
naval fleet and its most advanced high-tech industries.
|
Hiện nay, Trung Quốc đang trỗi dậy bên cạnh các nước châu
Á quan trọng, gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia. Mặc dù Trung Quốc
hiện đã thay thế Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật
Bản sẽ vẫn là một cường quốc mạnh mẽ trong tương lai gần. Tính trên căn bản
bình quân đầu người, thì Nhật vẫn giàu hơn gấp chín lần so với Trung Quốc, và
Nhật có hạm đội hải quân lớn nhất châu Á và có các ngành công nghiệp công nghệ
cao, tiên tiến nhất.
|
When Japan emerged as a world power, imperial conquest
followed, whereas a rising China’s expansionist impulses are, to some extent,
checked by other Asian powers. Militarily, China is in no position to grab
the territories that it covets. But its defense spending has grown almost
twice as fast as its GDP. And, by picking territorial fights with its
neighbors and pursuing a muscular foreign policy, China’s leaders are
compelling other Asian states to work more closely with the US and each
other.
|
Khi Nhật Bản nổi lên như một cường quốc thế giới, sự chinh
phục đế quốc theo sau, trong khi sự thôi thúc bành trướng của nước Trung Quốc
đang trỗi dậy là, ở một mức độ nào đó, bị các nước châu Á khác kiểm tra. Về
mặt quân sự, Trung Quốc chẳng có cách gì để lấy các vùng lãnh thổ mà họ thèm
muốn. Nhưng chi tiêu quốc phòng của họ đã tăng gần gấp đôi nhanh, tăng nhanh
như GDP của họ. Và bằng cách chọn các cuộc tranh đấu lãnh thổ với các nước
láng giềng và theo đuổi chính sách ngoại giao cơ bắp, các lãnh đạo Trung Quốc
đang thúc đẩy các nước châu Á khác gần gũi nhau hơn, cũng như làm việc chặt
chẽ hơn với Mỹ.
|
In fact, China seems to be on the same path that made
Japan an aggressive, militaristic state, with tragic consequences for the
region – and for Japan. The Meiji Restoration created a powerful military
under the slogan “Enrich the country and strengthen the military.” The
military eventually became so strong that it could dictate terms to the
civilian government. The same could unfold in China, where the Communist
Party is increasingly beholden to the military for retaining its monopoly on
power.
|
Thật vậy, Trung Quốc dường như trên cùng một con đường đã
làm cho Nhật trở thành một chính phủ quân phiệt, hiếu chiến, với những hậu
quả bi thảm cho khu vực và cho cả Nhật Bản. Thời Minh Trị Duy Tân đã tạo ra
một quân đội hùng mạnh với khẩu hiệu: “Làm giàu đất nước và tăng cường quân
đội“. Cuối cùng thì quân đội trở nên quá mạnh mẽ đến nỗi quân đội có thể đưa
ra các mệnh lệnh cho chính phủ dân sự. Chuyện tương tự có thể diễn ra ở Trung
Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản ngày càng phụ thuộc vào quân đội để duy trì sự độc
quyền.
|
More broadly, Asia’s power dynamics are likely to remain
fluid, with new or shifting alliances and strengthened military capabilities
continuing to challenge regional stability. For example, as China, India, and
Japan maneuver for strategic advantage, they are transforming their mutual
relations in a way that portends closer strategic engagement between India
and Japan, and sharper competition between them and China.
|
Nói rộng hơn, sự cân bằng quyền lực ở châu Á có khả năng
thay đổi, với các liên minh mới hoặc chuyển dịch các liên minh và tăng cường
khả năng quân sự tiếp tục thách thức sự ổn định trong khu vực. Ví dụ như
Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản diễn tập cho lợi thế chiến lược, họ đang biến
đổi mối quan hệ lẫn nhau của họ, theo cách báo hiệu sự tham gia chiến lược
gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và sự tranh đua gay gắt hơn giữa họ và
Trung Quốc.
|
The future will not belong to Asia merely because it is
the world’s largest, most populous, and fastest-developing continent. Size is
not necessarily an asset. Historically, small, strategically oriented states
have wielded global power.
|
Tương lai sẽ không chỉ thuộc về châu Á do nó lớn nhất thế
giới, đông dân nhất, và phát triển nhanh nhất châu lục. Kích thước không nhất
thiết là giá trị. Trong lịch sử, các nước nhỏ có định hướng chiến lược đã nắm
quyền toàn cầu.
|
In fact, with far fewer people, Asia would have a better
balance between population size and available natural resources, including
water, food, and energy. In China, for example, water scarcity has been
officially estimated to cost roughly $28 billion in annual industrial output,
even though China, unlike several other Asian economies, including India, South
Korea, and Singapore, is not listed by the United Nations as a country facing
water stress.
|
Thật ra, nếu có ít người hơn, châu Á sẽ có được sự cân
bằng tốt hơn giữa quy mô dân số và tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nước,
thực phẩm và năng lượng. Ví dụ như ở Trung Quốc, sự khan hiếm nước đã được chính
thức ước tính mất khoảng 28 tỷ đô sản lượng công nghiệp hàng năm, mặc dù
Trung Quốc, không giống một số nền kinh tế châu Á khác, như Ấn Độ, Hàn Quốc,
và Singapore, không được Liên Hiệp Quốc liệt kê là một nước đối mặt với căng
thẳng do thiếu nước.
|
In addition to its growing political and natural-resource
challenges, Asia has made the mistake of overemphasizing GDP growth to the
exclusion of other indices of development. As a result, Asia is becoming more
unequal, corruption is spreading, domestic discontent is rising, and
environmental degradation is becoming a serious problem. Worse, while many
Asian states have embraced the West’s economic values, they reject its
political values.
|
Thêm vào những thách thức về chính trị và tài nguyên thiên
nhiên đang gia tăng, châu Á mắc phải sai lầm do đặt tăng trưởng GDP làm trọng
tâm để loại bỏ các chỉ số phát triển khác. Kết quả là, châu Á đang ngày
càng trở nên bất bình đẳng hơn, tham nhũng đang lan rộng, sự bất mãn trong
nước đang gia tăng, và suy thoái môi trường đang trở thành một vấn đề nghiêm
trọng. Tệ hại hơn nữa, trong khi nhiều nước châu Á đã chấp nhận các giá trị
kinh tế phương Tây, thì chính họ lại từ chối các giá trị chính trị của nó.
|
So make no mistake. Asia’s challenges are graver than
those facing Europe, which embodies comprehensive development more than any
other part of the world. Despite China’s aura of inevitability, it is far
from certain that Asia, with its pressing internal challenges, will be able
to spearhead global growth and shape a new world order.
|
Không nên mắc sai lầm. Những thách thức ở châu Á nghiêm
trọng hơn so với các thách thức mà Châu Âu đang đối mặt, gồm sự phát triển
toàn diện hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mặc dù ánh hào quang từ
Trung Quốc thì không thể tránh khỏi, không chắc rằng châu Á, với những thách
thức nội bộ thúc bách, sẽ có thể dẫn đầu về tăng trưởng toàn cầu và định hình
một trật tự thế giới mới.
|
Brahma Chellaney,
Professor of Strategic Studies at the New Delhi-based Center for Policy
Research, is the author of Asian Juggernaut and Water: Asia’s New
Battleground
|
Brahma Chellaney, là
giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, có trụ sở
ở New Delhi. Ông còn là tác giả của Sự tàn phá châu Á và nước: chiến trường
mới ở châu Á.
|
|
Translated by Dương
Lệ Chi
|
|
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/the-resistible-rise-of-asia-
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, May 3, 2012
The Resistible Rise of Asia? Sự trỗi dậy có thể cưỡng lại ở châu Á?
Labels:
INTERNATIONAL-QUỐC TẾ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn