| |
The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.—China Strategic Rivalry
| Biển Đông: Dầu mỏ, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung
|
Leszek Buszynski | Leszek Buszynski
|
THE WASHINGTON QUARTERLY SPRING 2012 | THE WASHINGTON QUARTERLY Mùa Xuân, 2012
|
The risk of conflict escalating from relatively minor events has increased in the South China Sea over the past two years with disputes now less open to negotiation or resolution. Originally, the disputes arose after World War II when the littoral states China and three countries of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), Indonesia, Malaysia and the Philippines, as well as Vietnam which joined later[1]scrambled to occupy the islands there. Had the issue remained strictly a territorial one, it could have been resolved through Chinese efforts to reach out to ASEAN and forge stronger ties with the region.
| Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên trên Biển Đông trong hai năm qua, với những tranh chấp mà giờ đây ít được để mở cho đàm phán hoặc giải pháp. Ban đầu, tranh chấp nổi lên sau Thế chiến II, khi các quốc gia ven biển – Trung Quốc và ba nước khác trong Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Indonesia, Malaysia và Philippines, cũng như Việt Nam sau đó có tham gia ASEAN – tranh nhau chiếm hữu các hòn đảo ở đó. Nếu vấn đề này tiếp tục là một vấn đề về chủ quyền thì nó đã có thể được giải quyết thông qua các nỗ lực của Trung Quốc nhằm vươn tới ASEAN và thắt chặt hơn quan hệ với khu vực này.
|
Around the 1990s, access to the sea’s oil and gas reserves as well as fishing and ocean resources began to complicate the claims. As global energy demand has risen, claimants have devised plans to exploit the sea’s hydrocarbon reserves with disputes not surprisingly ensuing, particularly between China and Vietnam. Nevertheless, these energy disputes need not result in conflict, as they have been and could continue to be managed through joint or multilateral development regimes, for which there are various precedents although none as complicated as the South China Sea.
| Khoảng những năm 1990, con đường vào mỏ dầu và khí của Biển Đông cũng như các nguồn cá và tài nguyên biển bắt đầu làm phức tạp hóa các yêu sách. Khi nhu cầu năng lượng trên toàn cầu gia tăng, các bên có yêu sách đã thiết lập những kế hoạch nhằm khai thác trữ lượng hydrocarbon của biển, và các tranh chấp, không có gì đáng ngạc nhiên, sinh ra từ đó, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những tranh chấp năng lượng này không nhất thiết đưa đến xung đột, bởi vì chúng đã và đã có thể được tiếp tục kiểm soát thông qua cơ chế hợp tác chung hoặc hợp tác đa phương, và đã có những tiền lệ khác nhau về việc này mặc dù không trường hợp nào phức tạp như Biển Đông.
|
Now, however, the issue has gone beyond territorial claims and access to energy resources, as the South China Sea has become a focal point for U.S.—China rivalry in the Western Pacific. Since around 2010, the sea has started to become linked with wider strategic issues relating to China’s naval strategy and America’s forward presence in the area. This makes the dispute dangerous and a reason for concern, particularly as the United States has reaffirmed its interest in the Asia Pacific and strengthened security relations with the ASEAN claimants in the dispute.
| Tuy nhiên, giờ đây, vấn đề đã đi quá xa, vượt ra khỏi phạm vi các yêu sách về chủ quyền và quyền tiếp cận các nguồn năng lượng, khi mà Biển Đông đã trở thành trọng tâm chú ý của mối quan hệ cạnh tranh Mỹ-Trung trên vùng biển phía Thái Bình Dương. Kể từ khoảng năm 2010, Biển Đông đã bắt đầu được gắn với những vấn đề chiến lược to lớn hơn có liên quan đến chiến lược hải quân của Trung Quốc và sự hiện diện chủ động hơn của Mỹ trong khu vực. Điều này khiến cho tranh chấp trở nên nguy hiểm và là một lý do để lo ngại, nhất là khi Mỹ đã tái khẳng định lợi ích của họ ở châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy quan hệ an ninh với các nước ASEAN có yêu sách trong tranh chấp.
|
The risk of conflict escalating has increased in the South China Sea over the past two years.
|
|
Territorial Origins
China and Vietnam claim the entire area of the South China Sea and the islands within it while Malaysia, the Philippines, Indonesia, and Brunei have laid claims to contiguous areas. Two principles govern the claims, both of which work against the Chinese claim to the entire area. One is ‘‘effective occupation,’’ a precedent established by the Permanent Court of Arbitration in the Island of Palmas case in April 1928.1 Effective occupation entails an ability and intention to exercise continuous and uninterrupted jurisdiction, which is distinguished from conquest. Though China has occupied the Paracel Islands[1]an archipelago of around 30 islands about equidistant from the Chinese and Vietnamese coasts[1]the doctrine of effective occupation goes against China in the Spratly Islands[1]an archipelago off the coasts of the Philippines and Malaysia[1]where, except for nine islands it occupied from 1988—1992, the islands are occupied by the ASEAN claimants.
| Nguồn gốc chủ quyền
Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông và các đảo nằm trong đó, trong khi Malaysia, Philippines, Indonesia, và Brunei đã đưa ra yêu sách đối với những vùng tiếp giáp nau. Có hai nguyên tắc chi phối các yêu sách, mà cả hai đều đi ngược lại với yêu sách đòi chủ quyền toàn bộ biển của Trung Quốc. Nguyên tắc thứ nhất là “chiếm hữu thực tế”, một tiền lệ được xác lập bởi Tòa Trọng tài Vĩnh viễn của Đảo Palmas, tháng 4-1928. Chiếm hữu thực tế kéo theo khả năng và ý định thực hành quyền tài phán liên tục, không bị gián đoạn – phân biệt với chinh phục. Mặc dù Trung Quốc đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo bao gồm khoảng 30 đảo nằm cách đều bờ biển Trung Quốc và Việt Nam – nhưng học thuyết chiếm hữu thực tế lại chống lại quan điểm của Trung Quốc đối với Trường Sa – một quần đảo nằm ngoài khơi Philippines và Malaysia, nơi mà, ngoại trừ 9 đảo Trung Quốc chiếm được từ năm 1988 tới năm 1992, quần đảo do các nước ASEAN có yêu sách liên quan chiếm hữu.
|
The second principle is the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), which lays down the rules to decide claims to resources based on exclusive economic zones (EEZs) and continental shelves (an EEZ is a maritime zone stretching up to 320 kilometers from the coast that supports the coastal state’s claims to the resources there). UNCLOS does not support claims that go beyond EEZs or declared continental shelves, yet China’s claim goes well beyond its EEZ and overlaps with the legal claims of the ASEAN states.
| Nguyên tắc thứ hai là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đặt ra quy định quyết định các yêu sách chủ quyền đối với nguồn tài nguyên phải dựa trên cơ sở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (EEZ là một vùng biển trải dài tới 320 km tính từ bờ biển, nó hỗ trợ cho yêu sách của quốc gia ven biển đó đối với tài nguyên ở đó). UNCLOS không bổ trợ cho các yêu sách vượt ra ngoài phạm vi EEZ hoặc các thềm lục địa được công bố. Tuy nhiên, yêu sách của Trung Quốc vượt xa khỏi phạm vi EEZ của họ và chồng lấn với những yêu sách hợp pháp của các nước ASEAN.
|
Historical claims do not carry much weight in international law, which China resents.
|
|
China’s claim is based on history, but such claims do not carry much weight in international law, which from the Chinese perspective downgrades China’s ancestral heritage and is a source of resentment. China’s attitude is that its claim predates UNCLOS (which was agreed to in 1982 and came into force in 1994 after the 60th state ratified it) and that it should be adjusted to accommodate historical rights. To assert those claims in a situation where the complexity of international law may not support them, the Chinese have resorted to constant diplomatic pressure to either revise international law or gain a special exception to it, where China’s ancestral claims would be recognized by all. As a territorial dispute, the South China Sea could have continued as a stalemate withoutany pressing need fora resolution. The existence of energy reserves in the area, however, prevents such a solution. With global energy demand rising, major consumers such as China are seeking new sources to satisfy their expanding economies. In 2009, China became the second largest consumer of oil after the United States, and its consumption is likely to double by 2030, which would make it the world’s largest oil consumer. In 2010, it imported 52 percent of its oil from the Middle East, and Saudi Arabia and Angola together accounted for 66 percent of its oil imports. China has been diversifying its energy supplies to reduce this dependence upon imported oil and has sought to increase offshore production around the Pearl River basin and the South China Sea. 2
| Yêu sách của Trung Quốc dựa vào lịch sử, nhưng những yêu sách đó không mang nhiều sức nặng, chiểu theo luật quốc tế – là cái mà theo quan điểm của người Trung Quốc là đánh giá thấp di sản của tổ tiên của họ và là nguồn gây thù oán. Thái độ của Trung Quốc là các yêu sách của họ có trước UNCLOS (được nhất trí vào năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994 sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn nó), và UNCLOS nên được điều chỉnh để có thể đề cập cả tới các quyền trong lịch sử. Để khẳng định các yêu sách đó trong một tình huống mà sự phức tạp của luật quốc tế có thể không ủng hộ họ, Trung Quốc đã phải dùng đến áp lực ngoại giao liên miên để hoặc là xem xét lại luật quốc tế, hoặc là giành được một quyền miễn trừ đặc biệt cho mình, theo đó các yêu sách của tổ tiên người Trung Quốc có thể được tất cả các nước công nhận. Là một tranh chấp chủ quyền, Biển Đông có thể đã tiếp tục là cái đầm lầy mà không có nhu cầu cấp thiết nào về việc phải tìm ra giải pháp. Tuy vậy, sự hiện hữu của dự trữ năng lượng lớn trong khu vực ngăn chặn một giải pháp như thế. Với việc nhu cầu năng lượng toàn cầu gia tăng, những nước tiêu thụ nhiều như Trung Quốc đang phải tìm kiếm các nguồn mới để thỏa mãn nền kinh tế phình to của mình. Vào năm 2009, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và lượng tiêu thụ của họ chắc chắn sẽ tăng gấp đôi trước thời điểm năm 2030, để trở thành nước tiêu thụ dầu nhiều nhất thế giới. Vào năm 2010, họ nhập khẩu 52% lượng dầu của mình từ Trung Đông, và cả Ả-rập Xê-út và Angola cộng lại sẽ chiếm 66% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu; họ cũng tìm cách gia tăng việc sản xuất ngoài khơi, xung quanh khu vực lòng chảo Châu Giang (Pearl River) và Biển Đông.
|
Competing Energy Claims
Vietnam is the major oil producer in the area, with the state-owned oil company PetroVietnam producing 24.4 million tons, or 26 percent of Vietnam’s total production, in 2010 from three fields in the South China Sea.3 With production in established fields declining, PetroVietnam has concluded 60 oil and gas exploration and production contracts with various foreign companies in an effort to exploit new ones. Nevertheless, these new fields are not expected to compensate for the loss.4 As Vietnam attempts to exploit new fields, there is the possibility of renewed clashes with China, which has consistently opposed Vietnam’s attempts to conclude exploration agreements with international oil companies in the South China Sea.
| Các yêu sách chủ quyền mâu thuẫn
Việt Nam là nước sản xuất dầu lớn trong khu vực, với công ty quốc doanh Petro Vietnam sản xuất 24,4 triệu tấn, tức là 26% tổng sản lượng của Việt Nam, vào năm 2010, từ ba mỏ trên Biển Đông. Với việc sản xuất ở các mỏ đã xây dựng rồi đang bị suy giảm, Petro Vietnam đã ký 60 hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với các công ty ngoại quốc khác nhau, nhằm khai thác nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, các mỏ mới này không được kỳ vọng là sẽ đền bù được cho thiệt hại. Khi Việt Nam cố gắng khai thác mỏ mới, có khả năng sẽ xảy ra xung đột mới với Trung Quốc – nước đã liên tục, nhất quán phản đối nỗ lực của Việt Nam nhằm ký hợp đồng khai thác với các công ty dầu quốc tế trên Biển Đông.
|
China has complained that the ASEAN claimants have intruded into its waters and that it is within China’s rights to enforce its claim against them. On May 26, 2011, for example, two Chinese maritime surveillance vessels cut off the exploration cables of a Vietnamese oil survey ship searching for oil and gas deposits in Vietnam’s EEZ some 120 kilometers off the southern Vietnamese coast. The Vietnamese Foreign Ministry released videos of a Chinese vessel actually breaking the cable attached to the Vietnamese vessel, Binh Minh.5 Jiang Yu, a Chinese Foreign Ministry spokeswoman, declared that the Chinese vessels had engaged in ‘‘completely normal marine enforcement and surveillance activities in China’s jurisdictional area.’’6 On June 9, a Chinese fishing boat similarly rammed the survey cables of another Vietnamese survey vessel.
| Trung Quốc chỉ trích các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền đã xâm phạm vào vùng biển của họ và Trung Quốc có quyền thực thi yêu sách chống lại các nước này. Chẳng hạn vào ngày 26-5-2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò dầu khí của một tàu khảo sát Việt Nam, đang đi tìm mỏ dầu và khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển phía nam Việt Nam khoảng 120 km. Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố những đoạn băng cho thấy một con tàu Trung Quốc quả thật đã cắt đứt cáp nối với tàu Việt Nam – Bình Minh. Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố rằng tàu Trung Quốc đang tham gia “các hoạt động khảo sát và thực thi quyền trên biển hoàn toàn bình thường trong khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”. Tới ngày 9-6, một tàu cá Trung Quốc, tương tự, đã làm rối cáp khảo sát của một con tàu khảo sát khác của Việt Nam.
|
The Philippines also has had problems with China. Manila has attempted to boost self-sufficiency in oil production, and set a target of 60 percent by 2011, which it is unlikely to have met. It intends to offer 15 exploration contracts over the next few years for offshore exploration off Palawan Island in an area claimed by China.7 In 2011, the Philippines reported seven incidents involving Chinese harassment. In one case, on March 2, two Chinese patrol boats harassed an oil exploration ship in the Philippine claim zone 250 kilometers west of Palawan. They left the area after the Philippine Air Force was scrambled. On April 5, Manila lodged a formal protest at the United Nations and sought ASEAN support in forging a common position over the issue.8 The Chinese responded a few days later, formally accusing the Philippines of ‘‘invading’’ its waters.9
| Philippines cũng đã có nhiều rắc rối với Trung Quốc. Manila đã cố gắng thúc đẩy tính hiệu quả trong sản xuất dầu, đặt mục tiêu sản xuất tăng 60% cho đến cuối năm 2011, một điều mà họ không chắc đáp ứng được. Họ dự định mời chào 15 hợp đồng khai thác trong vài năm tới, khai thác ngoài khơi đảo Palawan, trong một khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Năm 2011, Philippines báo cáo rằng có tới 7 vụ việc liên quan tới hành vi quấy rối của Trung Quốc. Trong một trường hợp như vậy, vào ngày 2-3, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã gây sự với một tàu thăm dò dầu ở khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền, cách Palawan 250 km về phía tây. Họ rời khỏi khu vực sau khi lực lượng không quân Philippines được điều đến. Ngày 5-4, Manila đệ trình thư phản đối chính thức tại LHQ và vận động ASEAN ủng hộ để cùng có một lập trường chung về vấn đề này. Vài ngày sau, Trung Quốc có phản ứng đáp trả, chính thức buộc tội Philippines “xâm nhập” vùng biển của họ.
|
After China deployed a 3,000-ton maritime patrol ship, the Haixun-31, with a helicopter to the area, the Philippines in June dispatched a World War II-vintage naval vessel, the Rajah Humabon, to its claim zone.10 The vessel removed markers placed by the Chinese on various features in the Philippine claim zone.11 Also in June, the Philippine president’s office announced it was renaming the South China Sea as the ‘‘west Philippine Sea’’ and declared a naval expansion program, which would boost its limited naval presence in the area.12
| Sau khi Trung Quốc triển khai một con tàu tuần tra đường biển trọng tải 3.000 tấn, gọi là tàu Haixun-31, cùng một trực thăng tới khu vực, thì vào tháng 6, Philippines phái tàu hải quân cổ kính từ thời Thế chiến II, Rajah Humabon, tới khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Tàu này xóa hết các mốc mà người Trung Quốc để lại trên các đảo khác nhau trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền. Cũng hồi tháng 6, văn phòng tổng thống Philippines tuyên bố họ đổi tên Biển Đông thành “Biển Tây Philippines”, và công bố một chương trình phát triển hải quân, tăng cường sự hiện diện của hải quân trong khu vực.
|
Despite Chinese objections, both Vietnam and the Philippines plan to go ahead with gas exploration projects involving foreign companies. PetroVietnam will work with Talisman Energy and will begin drilling in an area that China awarded to Crestone Corporation in 1992, which is now operated by Harvest Natural Resources. ExxonMobil also plans exploratory drilling off Vietnam, while the Philippines intends to drill in the field where Chinese vessels harassed its survey vessel in March 2011.13
| Bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc, cả Việt Nam và Philippines đều có kế hoạch xúc tiến các dự án thăm dò khai thác khí đốt, hợp tác với các công ty nước ngoài. Petro Vietnam sẽ hợp tác cùng Talisman Energy và sẽ bắt đầu khoan tại khu vực mà vào năm 1992, Trung Quốc tuyên bố dành cho công ty Crestone, hiện giờ khu vực này đang do Harvest Natural Resources vận hành. ExxonMobil cũng lên kế hoạch hoan thăm dò ngoài khơi Việt Nam, còn Philippines dự định khoan tại mỏ mà các tàu Trung Quốc đã quấy phá tàu khảo sát của họ hồi tháng 3-2011.
|
India’s involvement will make the situation in the South China Sea more difficult.
|
|
Meanwhile, India has become involved as an external player, which complicates the situation. China may have leverage over the ASEAN claimants because of its size and proximity, but India has the status and power to resist China. India, moreover, harbors resentment against China for its support of Pakistan and its claims along the countries’ common border that will make it more difficult for the Chinese to manage. India’s ties with Vietnam date back to the time of Indira Gandhi, whose government recognized the Vietnamese-sponsored government in Cambodia in 1984. Many in India regard Vietnam as an ally against China.
| Trong khi đó, Ấn Độ đã tham gia nhiều hơn như một nhân vật ở bên ngoài, việc này càng làm phức tạp thêm tình hình. Trung Quốc có thể có lợi thế so với các nước ASEAN do họ là nước lớn và ở gần ASEAN, nhưng Ấn Độ lại có địa vị và sức mạnh để đối kháng với Trung Quốc. Hơn thế nữa, Ấn Độ vẫn ngấm ngầm căm ghét Trung Quốc vì Trung Quốc đã ủng hộ Pakistan và đã tuyên bố chủ quyền dọc khu vực biên giới chung giữa hai nước Trung-Ấn. Quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam đã bắt đầu từ thời Indira Gandhi, từ năm 1984 chính phủ Indira Gandhi đã công nhận chính quyền Campuchia do Việt Nam hậu thuẫn. Nhiều người Ấn Độ coi Việt Nam là đồng minh chống Trung Quốc.
|
The Indian naval vessel the INS Airavat, which was moving toward Nha Trang in southern Vietnam on July 22, 2011, was warned by a Chinese radio message to keep out of ‘‘Chinese waters.’’ The Indian Foreign Ministry responded that ‘‘India supports freedom of navigation in international waters, including in the South China Sea, and the right of passage in accordance with accepted principles of international law.’’14 Meanwhile, China has protested against the exploration activities of India’s Oil and Natural Gas Corp (ONGC) around the Paracel Islands, about which the Chinese are particularly sensitive. ONGC takes the view that Vietnamese claims are in accordance with international law, and it will continue with exploration projects in two blocks near the Paracel Islands.15
| Tàu hải quân Ấn Độ, INS Airavat, trên đường đến Nha Trang vào ngày 22-7-2011, đã nhận cảnh báo bằng tín hiệu radio từ phía Trung Quốc rằng, hãy ra khỏi “vùng biển của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đáp: “Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông, và quyền tự do đi lại phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được công nhận”. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối các hoạt động thăm dò khai thác của Tập đoàn Dầu lửa và Khí Tự nhiên Ấn Độ (ONGC) xung quanh quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà Trung Quốc đặc biệt thấy nhạy cảm. Quan điểm của ONGC là các yêu sách của Việt Nam phù hợp với luật quốc tế, và họ sẽ tiếp tục các dự án thăm dò khai thác tại hai lô gần quần đảo Hoàng Sa.
|
Subsequently, while Vietnamese President Truong Tan Sang was visiting New Delhi, a three-year agreement for cooperation in oil and gas exploration and production was concluded between ONGC and PetroVietnam on October 12, 2011 despite Chinese opposition.16 Significantly, this agreement was concluded while the Vietnamese Communist Party’s general secretary, Nguyen Phu Trong, was touring Beijing and professing friendship with the Chinese.17 Vietnam was resorting to its traditional way of dealing with China[1]stressing commonalities and friendship, which was the job of the party general secretary, while seeking an effective counterbalance in India. Indeed, India’s involvement in the area and its developing ties with Vietnam will make the situation in the South China Sea more difficult. More incidents can be expected as China draws the line against its Asian great power rival.
| Sau đó, vào tháng 10, khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm New Delhi, ONGC và Petro Vietnam đã ký một hợp đồng ba năm hợp tác về thăm dò và khai thác dầu khí, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Đáng chú ý là, hợp đồng này được ký trong khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Bắc Kinh và bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc. Việt Nam lại dùng đến cách thức truyền thống của họ để ứng xử với Trung Quốc – tức là nhấn mạnh những điểm chung và tình hữu nghị, vốn là công việc của tổng bí thư đảng, trong khi đó, tìm kiếm ở nơi Ấn Độ một đối trọng hiệu quả để cân bằng quyền lực. Quả thực, sự tham gia của Ấn Độ vào khu vực và mối quan hệ ngày càng nồng ấm của họ với Việt Nam sẽ làm cho tình hình trên Biển Đông càng thêm phức tạp. Có thể dự đoán là sẽ xảy ra nhiều chuyện nữa, khi mà Trung Quốc quyết liệt chống lại đối thủ cạnh tranh quyền lực với họ ở châu Á.
|
The South China Sea is being integrated into China’s strategic rivalry with the U.S.
|
|
Fights over Fish
As if energy disputes weren’t enough, rivalries over the fishing and ocean resources of the South China Sea also contribute to rising tensions. In the past, fishing vessels regularly moved in and out of overlapping claims zones, but the increased frequency of such incidents has raised concerns. The Vietnamese claim that 63 fishing boats with 725 crew members have been seized by the Chinese since 2005 in the South China Sea; 18 they are then required to pay exorbitant fines for their release. In one incident that generated much publicity in Vietnam, a Chinese patrol vessel seized a Vietnamese fishing boat and its 12-man crew around the Paracels in March 2010.19 This was not the first time China had done this, and Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs protested vociferously it was a case of enough is enough.
| Cuộc chiến tranh giành cá
Chừng như tranh chấp về năng lượng chưa đủ, các nước còn mâu thuẫn với nhau về cá và các nguồn lợi từ Biển Đông. Điều này cũng góp thêm dầu vào căng thẳng đang gia tăng trong khu vực. Trong quá khứ, tàu cá thường xuyên đi ra đi vào các vùng chồng lấn, nhưng mật độ ngày càng tăng những vụ việc như vậy đã gây lo ngại. Việt Nam tuyên bố, 63 tàu cá cùng 725 ngư dân đã bị phía Trung Quốc bắt trên Biển Đông kể từ năm 2005 đến nay; sau đó tất cả họ đều bị đòi tiền phạt với mức cắt cổ thì mới được thả. Trong một vụ việc gây sự chú ý lớn của dư luận Việt Nam, một tàu tuần tra Trung Quốc đã bắt tàu cá Việt Nam cùng 12 ngư dân khi họ đang hoạt động quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa, tháng 3-2010. Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc làm điều này và Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối ầm ĩ. |
China has imposed an annual fishing ban in the South China Sea, which it regards as a preserve for its own fishing fleet. Beijing first declared such a ban in 1999 from June to July annually, and in 2009 extended it to May 16 to August 1 every year. The extent of the ban was kept vague, though it covered an area around the Paracels but not as far south as the Spratlys.20 Vietnam has vociferously protested as the ban affects the livelihood of its fishermen. To enforce the ban and protect its own fishing vessels, China has dispatched what it claims are ‘‘fishery patrol’’ vessels, but which are actually converted naval vessels. China has announced plans to boost the strength of its maritime surveillance forces to 16 aircraft and 350 vessels by 2015, which will be used to monitor shipping, carry out surveying duties, ‘‘protect maritime security,’’ and inspect foreign vessels operating in ‘‘Chinese waters.’’21
| Trung Quốc áp đặt một lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trên Biển Đông, họ coi đó là một cách bảo tồn đàn cá của mình. Lần đầu tiên Trung Quốc ban lệnh cấm đó là vào năm 1999, từ tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, và tới năm 2009 thì họ mở rộng lệnh cấm thành ra từ ngày 16-5 đến ngày 1-8 mỗi năm. Mức độ cấm rất mơ hồ – họ chủ ý giữ sự mơ hồ như vậy – mặc dù lệnh cấm trùm lên một khu vực bao quanh quần đảo Hoàng Sa, nhưng lại không vươn xa xuống phía nam tới quần đảo Trường Sa. Việt Nam phản đối kịch liệt, bởi lẽ lệnh cấm ảnh hưởng tới sinh kế của các ngư dân Việt. Để thực thi lệnh cấm và bảo vệ các tàu cá của mình, Trung Quốc phái đến khu vực cái mà họ gọi là “tàu ngư chính” (tuần tra nghề cá), nhưng thực chất đó chính là những tàu hải quân bí mật. Trung Quốc cũng đã tuyên bố kế hoạch tăng cường sức mạnh của lực lượng hải giám, lên 16 máy bay và 350 tàu biển, từ nay tới năm 2015, số máy bay và tàu này sẽ được sử dụng để giám sát hoạt động tàu bè trên biển, thực hiện các nhiệm vụ khảo sát, “bảo vệ an ninh hàng hải”, và thanh kiểm tra các tàu nước ngoài hoạt động “trên vùng biển của Trung Quốc”.
|
Another problem is that Vietnamese vessels intrude into the areas claimed by the other ASEAN countries as well. Two Vietnamese vessels with Indonesian names were seized by Indonesian patrol boats in February 2011 near the Natuna Islands.22 The Indonesians claim that in 2009 some 180 vessels (not all were from Vietnam some, for instance, came from Malaysia) were caught for illegal fishing in their waters.23 As demand rises and stocks are depleted, fishing disputes are likely to increase in the South China Sea, particularly as the claimants upgrade their navies and coast guards.
| Một vấn đề khác là tàu Việt Nam đi vào vùng mà các nước ASEAN khác cũng tuyên bố chủ quyền. Hai tàu Việt Nam mang tên Indonesia đã bị tàu tuần tra Indonesia bắt hồi tháng 2-2011 gần quần đảo Natuna. Phía Indonesia nói rằng vào năm 2009, khoảng 180 tàu (không phải tất cả đều là của Việt Nam, một số là của Malaysia chẳng hạn) đã bị bắt giữ vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia. Khi nhu cầu thì tăng lên mà dự trữ thì cạn kiệt, tranh chấp về cá chắc chắn sẽ gia tăng trên Biển Đông, đặc biệt khi các nước có yêu sách đều nâng cấp hải quân và lực lượng tuần tra bờ biển.
|
Great Power Contest
Energy and fishing are not the only factors in this dispute. The South China Sea is being integrated into the field of China’s strategic rivalry with the United States as China develops an extended naval strategy and deploys new naval capabilities. ASEAN has assumed that the extensive Chinese claim to the whole area was negotiable, that China would settle for a favorable regional agreement in which territorial claims would be adjusted, and that oil and gas reserves as well as fisheries would be shared. Upon this basis, ASEAN has engaged China in regular dialogue hoping that its leaders could be convinced of the value of a regime of norms which would govern behavior in the South China Sea. ASEAN was habitually careful to avoid in any way provoking China expecting that China would in time reciprocate, and that the ASEAN way of encouraging agreement by consensus would in time be embraced by Beijing.
| Cuộc cạnh tranh giành địa vị siêu cường
Năng lượng và cá không phải là yếu tố duy nhất trong tranh chấp. Biển Đông đang hội nhập dần vào lĩnh vực cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc với Hoa Kỳ, khi mà Trung Quốc triển khai chiến lược tăng cường hải quân và mở rộng năng lực hải quân. ASEAN cho rằng yêu sách quá đáng của Trung Quốc – đòi toàn bộ biển – có thể đàm phán được, họ nghĩ Trung Quốc sẽ chịu ngồi xuống để ký kết một điều ước khu vực trong đó các yêu sách về chủ quyền sẽ đều được điều chỉnh, và dự trữ dầu khí cũng như cá sẽ được chia sẻ. Trên cơ sở đó, ASEAN đưa Trung Quốc vào đối thoại hàng năm, hy vọng rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ được thuyết phục để tin vào giá trị của một quy chế hoạt động bình thường nhằm điều chỉnh hành vi của các bên trên Biển Đông. ASEAN thường xuyên thận trọng để tránh khiêu khích Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào, họ kỳ vọng là Trung Quốc sẽ đền đáp lại việc đó và Bắc Kinh sẽ áp dụng cách ASEAN khuyến khích đàm phán, ký kết trên cơ sở đồng thuận.
|
Had the issue involved only competing claims to energy and fisheries, an agreement which would specify the rules of interaction and dispute management (otherwise called a maritime regime) might have been possible in the way that ASEAN policymakers have argued. Strategic rivalry with the United States, however, reshapes the dispute in a way that reduces the role of ASEAN and its ability to negotiate a resolution of the issue with China. It makes China unresponsive to ASEAN apprehensions and more concerned about U.S. moves outside the area and U.S. naval activity. It imparts a particular assertiveness to Chinese behavior as greater control over the South China Sea is a necessary accompaniment to its extended naval strategy and deployments.
| Giá như vấn đề chỉ liên quan tới các yêu sách mâu thuẫn nhau trong lĩnh vực năng lượng và nghề cá không thôi thì một hiệp định cụ thể hóa các quy tắc trao đổi và xử lý tranh chấp (hoặc có thể gọi là một quy chế về hàng hải) sẽ có thể được ký kết theo cái cách mà các nhà hoạch định chính sách của ASEAN đã lập luận. Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược với Mỹ đã tái định hình tranh chấp theo một cách làm giảm vai trò của ASEAN cũng như khả năng của họ trong việc đàm phán với Trung Quốc nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Cạnh tranh chiến lược với Mỹ làm cho Trung Quốc không đáp lại ASEAN và càng ngày càng lo ngại về những động thái của Mỹ bên ngoài khu vực cũng như các hoạt động của hải quân Mỹ. Nó khiến Trung Quốc ứng xử một cách đặc biệt hung hăng, bởi lẽ kiểm soát nhiều Biển Đông hơn là một việc làm cần thiết phải đi đôi với việc triển khai chiến lược tăng cường hải quân.
|
Chinese naval strategy has been many years in the making since Chief of the Navy Liu Huaqing (1982—1988) first called for an ocean-going navy to protect China’s maritime interests. Over the past two decades, China has been steadily developing naval power, which it has regarded as a necessary attribute of great power status. As China rises in economic power, its maritime interests similarly expand (and with it its naval power), bringing it into conflict with the dominant naval power in the Western Pacific the United States.
| Chiến lược tăng cường hải quân của Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm kể từ khi tướng Lưu Hoa Thanh, tư lệnh hải quân Trung Quốc (1982-1988) kêu gọi phát triển hải quân viễn dương để bảo vệ các lợi ích trên biển của Trung Quốc. Trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh hải quân của mình một cách đều đặn, coi đó là thuộc tính cần thiết cho địa vị của một siêu cường. Cùng với quá trình Trung Quốc phát triển sức mạnh kinh tế, các lợi ích hàng hải của họ mở rộng ra tương ứng (và cả sức mạnh hải quân nữa), đưa họ vào xung đột với cường quốc hải quân đang thống trị khu vực tây Thái Bình Dương: Hoa Kỳ.
|
Chinese Naval Expansion
China’s naval strategy has three missions that have guided the development of its naval capabilities. The first is to prevent Taiwan from declaring independence while deterring the United States from supporting it with naval deployments in the event of a conflict. This mission became a salient feature of China’s naval strategy after the United States deployed two aircraft carriers during the Taiwan crisis of 1995—1996 the Nimitz in December 1995 and the Independence in March 1996[1]in a demonstration of naval power that the Chinese have not forgotten. The second mission is to protect China’s extended trade routes and energy supplies that run through the Indian Ocean and the Strait of Malacca, through which an estimated 80 percent of its oil imports are shipped.24 This mission became important after China became a net importer of oil in 1993 and when, in the late 1990s, Beijing realized how dependent its economy had become on oil imports. The third mission is to deploy a sea-based second-strike nuclear capability in the Western Pacific, which was another result of the Taiwan crisis of 1995—1996. Beijing understood that this capability would serve as an ultimate deterrent against the United States, in this and other crises.
| Trung Quốc tăng cường hải quân
Chiến lược hải quân Trung Quốc có ba nhiệm vụ mang tính chất hướng dẫn sự phát triển năng lực hải quân. Thứ nhất là ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập, ngăn Mỹ ủng hộ Đài Loan bằng cách triển khai hải quân mỗi khi có xung đột. Nhiệm vụ này đã trở thành đặc điểm quan trọng nhất của chiến lược hải quân Trung Quốc sau khi Mỹ triển khai hai hàng không mẫu hạm tới khu vực trong giai đoạn khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Đó là hai tàu Nimitz (tháng 12-1995) và Independence (tháng 3-19996). Hai hàng không mẫu hạm này được Mỹ phái tới trong một cuộc biểu dương sức mạnh hải quân mà Trung Quốc không thể quên được. Nhiệm vụ thứ hai là bảo vệ các tuyến giao thương và nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc, vốn dĩ chạy qua Ấn Độ Dương và Eo biển Malacca, những tuyến đường biển mà 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua đó. Nhiệm vụ này trở nên rất đỗi quan trọng sau khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu ròng vào năm 1993, và vào cuối thập niên 1990 khi Bắc Kinh nhận ra nền kinh tế của họ phụ thuộc tới mức nào vào dầu nhập khẩu. Nhiệm vụ thứ ba là phát triển năng lực hạt nhân để phản ứng trên biển (khả năng phản công hạt nhân), trong khu vực tây Thái Bình Dương – việc này cũng là hậu quả của khủng hoảng Đài Loan 1995-1996. Bắc Kinh hiểu rằng năng lực phản ứng bằng hạt nhân đó sẽ là vật cản cuối cùng đối với Mỹ trong cuộc khủng hoảng này và các cuộc khủng hoảng khác.
|
To undertake these missions, China has developed or deployed four new classes of submarines and six new classes of destroyers over the past two decades. China has set itself the goal of developing an ocean-going navy, and as Navy Chief Admiral Wu Shengli declared in April 2009, China would establish a ‘‘maritime defense system’’ to protect its ‘‘maritime security and economic development.’’25 An ocean-going navy requires aircraft carriers, and China’s first carrier, the Shi Lang, which is a reconstruction of the 32,000-ton Soviet carrier Varyag, underwent sea trials from August 10—14, 2011. It is expected to enter service in 2012 and will carry 48 Su-33 maritime fighters and the Jian-10 Chinese fighter adapted for carrier operations. China is expected to construct a 50,000—60,000 ton carrier by 2015 and a nuclear powered carrier by 2020.26 Carriers require escorts to provide air defenses and protection against submarine attack, which indicates that a major expansion of naval capabilities is planned.
| Để thực hiện ba nhiệm vụ trên, trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã phát triển bốn lớp tàu ngầm mới và sáu lớp tàu khu trục mới. Họ đặt ra cho mình mục tiêu phát triển hải quân viễn dương, và như Tư lệnh, Đô đốc Vũ Thắng Lợi đã tuyên bố vào tháng 4-2009, Trung Quốc sẽ thiết lập một “hệ thống phòng thủ trên biển” để bảo vệ “an ninh hàng hải và công cuộc phát triển kinh tế”. Hải quân viễn dương cần phải có tàu sân bay (hàng không mẫu hạm), và tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Thi Lang – thiết kế lại tàu sân bay Varyag trọng tải 32.000 tấn của Xô Viết – đã được đưa vào thử nghiệm trên biển từ ngày 10 đến 14 tháng 8 năm 2011. Họ kỳ vọng tàu này sẽ đi vào hoạt động năm 2012 và sẽ mang được 48 máy bay chiến đấu trên biển Su-33 cùng máy bay chiến đấu Jian-10 của Trung Quốc. Dự kiến Trung Quốc sẽ thiết kế được hàng không mẫu hạm 50.000-60.000 tấn trước năm 2015 và tàu sân bay năng lượng hạt nhân trước năm 2020. Các tàu sân bay đều đòi hỏi phải có lực lượng hộ tống để bảo vệ trên đường không cũng như ngăn chặn nguy cơ bị tấn công bằng tàu ngầm – điều này cho thấy là Trung Quốc đã có kế hoạch mở rộng hơn nữa năng lực hải quân.
|
In terms of sea-based nuclear forces, China has four ballistic missile-carrying submarines, or SSBNs. China’s first SSBN was the now outdated Xia, which was completed in 1981 and carries 12 JL-1 ballistic missiles (SLBMs) with a range up to 2,700 kilometers, insufficient to strike the mainland United States. Two of the more modern and reliable Jin-class SSBNs have been deployed since 2004 they each carry 12 of the JL-2 SLBMs with a range up to 8,400 kilometers, giving it an intercontinental capability. China is expected to deploy at least five of the Jin class in future years.27
| Về các lực lượng hạt nhân trên biển, Trung Quốc có bốn tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, SSBN. SSBN đầu tiên của Trung Quốc là chiếc Xia hiện giờ đã lạc hậu, được thiết kế năm 1981 và mang được 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (SLBM) với tầm bắn 2.700 km, không đủ để tấn công lục địa Hoa Kỳ. Hai SSBN lớp Jin hiện đại hơn và đáng tin cậy hơn đã được triển khai từ năm 2004 – mỗi tàu mang 12 SLBM JL-2 với tầm bắn 8.400 km, tạo cho nó khả năng vận hành liên lục địa. Dự kiến trong những năm tới Trung Quốc sẽ phát triển ít nhất 5 tàu lớp Jin nữa. |
China requires sanctuaries for its naval platforms to protect them against sea and air attack.28 Carriers and SSBNs also require access to the open seas to fulfill their mission; without it, they can be confined to a limited area and rendered virtually useless. Only a few places along China’s coastline can provide sanctuaries for its navy, where defenses can be organized and which can also provide access to the open sea. One is in the Yellow Sea, where a submarine base is located at Xiaopingdao near Dalian. The other logical place is the Hainan area and the semi-enclosed area of the northern South China Sea, which has the advantage of proximity to the Strait of Malacca and the sea lanes reaching the Indian Ocean. Anything farther north would become vulnerable to U.S. interdiction from the open sea.
| Trung Quốc cần nơi trú ẩn cho hải quân để ngăn ngừa các cuộc tấn công trên biển và trên không. Tàu sân bay và SSBN cũng cần phải có biển rộng để hoạt động; nếu không, chúng có thể bị nhốt vào một khu vực giới hạn và trở thành gần như vô dụng. Chỉ có vài nơi dọc bờ biển Trung Quốc là có thể làm nơi trú ẩn cho hải quân của họ, ở đó có thể tổ chức hoạt động phòng thủ và cũng có thể tiếp cận với biển rộng. Một nơi là ở Hoàng Hải (Biển Vàng), có một căn cứ tàu ngầm ở Xiaopingdao, gần Đại Liên. Một vị trí hợp lý khác là đảo Hải Nam và khu vực biển nửa khép kín ở phía bắc Biển Đông, có lợi thế nằm gần Eo Malacca và các tuyến đường biển nối sang Ấn Độ Dương. Bất kỳ vị trí nào khác xa hơn về phía bắc đều rất dễ bị Mỹ đánh phá từ biển xa vào.
|
For this reason, China has been constructing an underground base in Sanya on Hainan Island, which would house not only SSBNs but also aircraft carriers and their escort vessels when they are deployed.29 In 2008, one Jin SSBN was deployed there, and in October 2010 two Shang nuclear submarines docked in Sanya.30 The aircraft carrier Shi Lang is likely to be based there as well. As Hainan develops as a naval base, the Paracel Islands to the south assume an important role in providing air cover and sea protection for Hainan. This explains Chinese sensitivity to U.S. surveillance vessels and why five Chinese naval vessels confronted the USNS Impeccable when it ventured to within 121 kilometers of Hainan on March 9, 2009.31
| Vì lý do đó, Trung Quốc đã và đang xây dựng căn cứ ngầm ở Sanya trên đảo Hải Nam, nơi sẽ chứa không chỉ SSBNs mà cả tàu sân bay và tàu hộ tống khi chúng được triển khai. Năm 2008, một chiếc SSBN đã được triển khai ở đó, và tới tháng 10-2010, hai tàu ngầm hạt nhân Shang đã vào bến ở Sanya. Tàu sân bay Thi Lan chắc chắn cũng sẽ đậu ở đó. Khi mà Hải Nam phát triển căn cứ hải quân thì quần đảo Hoàng Sa ở phía nam được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hàng không và đường biển cho Hải Nam. Điều đó giải thích vì sao Bắc Kinh rất nhạy cảm với các tàu khảo sát của Mỹ và tại sao 5 tàu hải quân Trung Quốc đã đụng độ với tàu Impeccable của Mỹ khi Impeccable đi vào vùng biển 121 km tính từ đảo Hải Nam vào ngày 9-3-2009.
|
The protection of Hainan is one thing, but assured access to the open sea for carriers and SSBNs is another. For this, China requires control over the Spratlys, or at least the ability to prevent external powers from interfering with China’s naval movements in an area that would extend to the Strait of Malacca. Former Deputy Chief of the PLA General Zhang Li in 2009 called for an airport and seaport on Mischief Reef in the Philippine claim zone in the Spratlys, which is currently occupied by China. The intention was to conduct air patrols over the area, to support Chinese fishing vessels, and to demonstrate China’s sovereignty over the South China Sea.32
| Bảo vệ Hải Nam là một chuyện, nhưng bảo vệ đường đi của tàu sân bay và SSBN vào biển lớn là một chuyện khác. Vì việc này, Trung Quốc cần phải tuần tra xung quanh quần đảo Trường Sa, hoặc ít nhất họ cũng cần khả năng ngăn chặn các cường quốc bên ngoài can thiệp vào những hoạt động của hải quân Trung Quốc trong một khu vực sẽ mở rộng tới tận Eo Malacca. Năm 2009, nguyên Phó Tổng Tư lệnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Tướng Trương Lý (Zhang Li) đã kêu gọi xây một sân bay và một cảng biển tại bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) trong khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, mà hiện giờ do Trung Quốc chiếm. Ý định của họ là thực hiện các cuộc tuần tra trên không tại khu vực, để yểm trợ các tàu cá Trung Quốc, và để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
|
It was Liu Huaqing who developed the concept of zonal defense for China that would provide protective maritime space for the navy’s expansion. Liu learned about zonal defense from Sergei Gorshkov subsequently Soviet naval chief who was his instructor at the Soviet Naval Academy where he studied in the 1950s. Under Liu, Chinese naval strategy shifted from offshore or coastal defense to ‘‘near seas defense,’’ which covers an area up to the ‘‘first island chain.’’ This stretches from Japan to the Ryukyu Islands to the Philippines and to the South China Sea; a second island chain is farther out into the Pacific and stretches from Japan to include Guam.33 Since its formulation two decades ago, the island chain concept continues to shape Chinese naval thinking as a way of identifying and demarcating zones of interest.34 The first island chain concept includes Taiwan as a key focal point and the maritime space around it, which would allow a submarine blockade in the event that Taiwan declared independence from the mainland. It also includes sea territory sufficient for the regular patrols of the SSBNs and for their deployment in mid-ocean launching sites.35
| Chính Lưu Hoa Thanh là người đưa ra khái niệm phòng thủ khu vực cho Trung Quốc, khái niệm này tạo ra không gian hàng hải cần bảo vệ, để từ đó Trung Quốc phát triển hải quân. Lưu học được khái niệm phòng thủ khu vực từ Sergei Gorshkov, chỉ huy hải quân Xô Viết, là người hướng dẫn Lưu tại Học viện Hải quân Xô Viết khi ông ta du học ở đó những năm 1950. Dưới trướng Lưu, chiến lược hải quân của Trung Quốc chuyển từ phòng thủ ven bờ sang “phòng thủ gần bờ”, bao trùm lên một khu vực rộng tới “chuỗi đảo đầu tiên”. Vùng biển này trải dài suốt từ Nhật Bản đến quần đảo Ryukyu, đến Philippines rồi đến Biển Đông; chuỗi đảo thứ hai vươn xa hơn ra bên ngoài, vào Thái Bình Dương, và trải dài từ Nhật Bản, bao trọn cả Guam. Kể từ khi hai chuỗi đảo này được hình thành cách đây hai thập niên, khái niệm chuỗi đảo tiếp tục định hình tư duy hàng hải Trung Quốc, coi đó như một cách để xác định và phân ranh giới các khu vực lợi ích. Chuỗi đảo đầu tiên bao gồm cả Đài Loan, như tâm điểm chú ý, và cả không gian biển bao quanh nó, tạo thành bức chướng ngại ngăn chặn tàu ngầm trong trường hợp Đài Loan tuyên bố độc lập. Nó cũng bao gồm những vùng biển đủ để có thể cho SSBN thường xuyên tuần tra và triển khai hoạt động ở những vùng biển giữa (không gần bờ nhưng cũng không quá xa ngoài khơi).
|
As a concept of zonal defense, it includes the Yellow and South China seas as safe sanctuaries for basing naval platforms as well as their safe passage to the open sea. Zonal defense, however, demands that the U.S. Navy be kept at bay and at a sufficient distance so it would not interfere with Chinese naval deployments in the area. To this end, China has developed the DF-21D that has been described as an Anti-Ship Ballistic Missile (ASBM) with the ability to target U.S. carriers and larger surface vessels.36 U.S. Admiral Robert F. Willard, commander of U.S. Pacific Command, said that in combination with China’s submarines, this missile could pose a serious threat to the U.S. Navy, and may even ‘‘neutralize’’ its power projection capability.37 The U.S. Defense Department claims that with effective geo-location and tracking of targets, the missile would put at risk U.S. naval vessels within its 1,500—2,100 kilometer range.
| Là phòng thủ khu vực, nó bao gồm cả Hoàng Hải lẫn Biển Đông, như là những vị trí trú ẩn an toàn để đặt các căn cứ hải quân cũng như mở đường tiến ra biển an toàn. Tuy nhiên, phòng thủ khu vực đòi hỏi Hải quân Mỹ phải bị giữ chân ở ngoài vịnh và ở một khoảng cách vừa đủ để không can thiệp vào việc Trung Quốc triển khai hải quân trong khu vực. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã triển khai DF-21D, được mô tả là một Tên lửa Đạn đạo Chống Tàu biển (ASBM) có khả năng ngắm bắn các tàu sân bay Mỹ và các tàu bề mặt lớn khác. Đô đốc hải quân Mỹ Robert F. Willard, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nói rằng cùng tàu ngầm Trung Quốc, tên lửa này có thể là một nguy cơ nghiêm trọng đối với hải quân Mỹ, và cuối cùng có thể sẽ “trung lập hóa” năng lực phóng chiếu sức mạnh của Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng với việc định vị và truy đuổi mục tiêu hiệu quả, tên lửa có thể đặt tàu hải quân Mỹ vào vòng nguy hiểm trong khoảng từ 1.500 đến 2.100 km.
|
In line with these concepts of zonal defense, the Chinese have expected U.S. recognition of separate spheres of influence in the Western Pacific, with Taiwan and the South China Sea securely within the Chinese sphere. From the Chinese perspective, the U.S. naval presence in the Western Pacific prevents the reunification of Taiwan with the mainland and emboldens the ASEAN claimants in the South China Sea to oppose Chinese claims. If agreement could be reached in this way with an economically-weakened United States, China would indeed become the dominant power in the Western Pacific.
| Cùng với khái niệm phòng thủ khu vực, Trung Quốc kỳ vọng Mỹ công nhận các vùng ảnh hưởng riêng rẽ trên tây Thái Bình Dương, trong đó, Đài Loan và Biển Đông bị giữ trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ quan điểm của Trung Quốc, sự hiện diện của hải quân Mỹ trong vùng biển tây Thái Bình Dương ngăn chặn việc Đài Loan hợp nhất với lục địa và làm cho các nước ASEAN ở Biển Đông trở nên liều lĩnh, dám phản đối các yêu sách của Trung Quốc. Nếu có thể đạt tới một thỏa thuận nào đó theo cách này, với một nước Mỹ suy yếu về kinh tế, thì nghĩa là Trung Quốc quả thật sẽ trở thành siêu cường thống trị tây Thái Bình Dương.
|
The U.S. Reaction
The idea of accommodating a rising power and defusing the resentments that give rise to conflict has attracted attention in the discussions about hegemonic transition and creating a concert of powers for Asia. The Chinese idea of spheres of influence, however, goes beyond the limits of accommodation, which is why the Obama administration has rejected it. America’s commitments and interests in the Western Pacific go beyond such divisions, any acceptance of which would undermine the alliances with Japan and South Korea. U.S. strategy in the Asia Pacific would unravel, and the United States would be consigned to an offshore position with little corresponding influence in the region. To avoid this prospect, the Obama administration has countered Chinese pressure in the Western Pacific by clearly signaling its interest in the South China Sea and strengthening security relationships with allies and supporters.39
| Phản ứng của Mỹ
Ý tưởng dung hợp một quyền lực đang nổi lên và xoa dịu thù hận và xung đột đã thu hút sự chú ý trong các cuộc thảo luận về sự chuyển giao bá quyền và về việc tạo ra một sự hòa hợp về quyền lực ở châu Á. Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc về “tầm ảnh hưởng” đã vượt ra ngoài giới hạn có thể dung hợp, đó là lý do tại sao chính quyền Obama phản đối. Sự tham gia của Mỹ và lợi ích của họ trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương vượt ra khỏi sự phân chia đó, nếu chấp nhận sự phân chia đó là phá hoại liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ bị vở từng mảng, và Mỹ sẽ bị gán một vai trò ít có ảnh hưởng ở khu vực. Để tránh đi cái nguy cơ này, chính quyền Obama đã đối đầu với áp lực của Trung Quốc ở tây Thái Bình Dương bằng cách đưa ra những tín hiệu rõ ràng về lợi ích của họ trên Biển Đông và xúc tiến quan hệ an ninh với các đồng minh và những nước ủng hộ họ.
|
Chinese interest in separate spheres of influence was seen in the preparations for the Hanoi ASEAN Regional Forum in July 2010. The Chinese embassy in Washington, expecting that the Americans would agree, requested the State Department not raise the issue of the South China Sea.40 The United States had previously expressed little interest in the issue beyond maintaining freedom of navigation, and it seemed to the Chinese that this disinterest would continue. Secretary of State Hillary Clinton, however, made a stand at the forum to rally ASEAN claimants who had been alarmed by Chinese pressure. In a move that surprised the Chinese, she affirmed U.S. interest in the South China Sea and stressed that claimants should pursue their territorial claims in accordance with UNCLOS and land features. This challenged the Chinese claim, which is based on history and rights of first discovery rather than a legal extension of land features.41 She also supported a ‘‘collaborative diplomatic process by all claimants,’’ while China had insisted that negotiations over the issue should be conducted bilaterally with the ASEAN claimants and that third parties should not get involved.
| Có thể thấy lợi ích của Trung Quốc tại những vùng ảnh hưởng riêng rẽ trong sự chuẩn bị cho Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội vào tháng 7-2010. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, kỳ vọng rằng Mỹ sẽ đồng ý, đã đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ không đưa vấn đề Biển Đông ra. Trước đó, Mỹ ít thể hiện quan tâm trong vấn đề này ngoài việc cho rằng phải duy trì quyền tự do hàng hải, và với Trung Quốc thì dường như sự không quan tâm đó sẽ còn tiếp tục. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hillary Clinton cuối cùng đã đưa ra một lập trường tại diễn đàn, tập hợp lại các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền và đã từng bị cảnh báo dưới sức ép của Trung Quốc. Trong một động thái làm Trung Quốc ngỡ ngàng, bà khẳng định lợi ích của Mỹ trên Biển Đông và nhấn mạnh rằng các quốc gia có yêu sách đều nên theo đuổi yêu sách chủ quyền của mình phù hợp với UNCLOS và phù hợp các cấu trúc địa lý trên biển. Việc này thách thức các yêu sách của Trung Quốc, vốn dựa trên lịch sử và quyền của người phát hiện đầu tiên hơn là dựa vào việc mở rộng các cấu trúc địa lý trên cơ sở pháp lý. Bà Clinton cũng ủng hộ một “tiến trình ngoại giao hợp tác giữa tất cả các nước có yêu sách liên quan”, trong khi Trung Quốc trước nay vẫn khẳng định rằng đàm phán về vấn đề Biển Đông cần phải được tiến hành song phương với từng nước ASEAN, bên thứ ba không nên dính líu vào.
|
Since that meeting, the United States has moved to strengthen defense ties with ASEAN states that share concerns about China. On July 23, 2010, Washington terminated the ban on ties with the Indonesian Special Forces unit called Kopassus. This ban was introduced in 1997, prohibiting the United States from having contact with foreign military units that have a history of human rights violations.42 Significantly, in September 2010, Indonesian Foreign Minister Marty Natelagawa rejected China’s view that the United States should not become involved in the South China Sea dispute, which was an expression of long-standing Indonesian wariness of China.43
| Kể từ cuộc họp đó, Mỹ đã xúc tiến đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN có cùng mối lo ngại về Trung Quốc. Ngày 23-7-2010, Washington chấm dứt lệnh cấm quan hệ với Lực lượng Đặc nhiệm Indonesia, tên là Kopassus. Lệnh cấm này được đưa ra hồi năm 1997, cấm Hoa Kỳ có quan hệ với những đơn vị quân sự nước ngoài có tiền sử vi phạm nhân quyền. Một cách rất có ý nghĩa, tháng 9-2010, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natelagawa bác bỏ quan điểm của Trung Quốc cho rằng Mỹ không nên tham gia vào tranh chấp Biển Đông. Tuyên bố đó của Marty Natelagawa là một sự thể hiện tâm lý thận trọng vốn có của Indonesia đối với Trung Quốc. |
The Philippines has also moved to strengthen relations with the United States as a response to Chinese pressure, despite its troubled relationship with its former colonial master. Foreign Secretary Albert del Rosario pointed to ‘‘China’s aggressive action’’ and visited Washington in June 2011 to obtain assurances of U.S. support. While there, he pressed the United States to clarify its position over the Mutual Defense Treaty (MDT) of 1951.44 Manila has insisted that the MDT covered the South China Sea, but the United States has resisted. The Americans have argued that the Philippine claim was made after the conclusion of the treaty, and that the United States was only legally committed to the defense of the Philippines as defined by the 1898 Treaty of Paris, according to which the United States obtained the Philippines from Spain. The United States did, however, offer material support, given that the Filipinos were looking to the United States to supplement their weak naval capability.45 Del Rosario called for a lease-back system, according to which it could lease new equipment from the United States.46 The Americans also agreed to extend intelligence sharing with the Philippines to strengthen its maritime awareness and surveillance abilities.47
| Philippines cũng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ như một cách phản ứng trước áp lực của Trung Quốc, bất chấp mối quan hệ phức tạp của họ với ông chủ cũ thời thực dân. Ngoại trưởng Albert del Rosario nói tới “hành động hung hăng của Trung Quốc”, và vào tháng 6-2011, đã đi thăm Washington để nhận được từ phía Mỹ lời đảm bảo sẽ ủng hộ. Trong thời gian ở đó, ông thúc ép Mỹ làm rõ lập trường về Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) năm 1951. Manila trước đó luôn khẳng định rằng MDT bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, nhưng Mỹ bác bỏ. Mỹ lập luận, yêu sách của Philippines được đưa ra sau khi Hiệp ước được ký xong xuoi, và Mỹ chỉ có cam kết về mặt pháp lý với việc bảo vệ Philippines như đã xác định trong Công ước Paris 1898, theo đó Mỹ nhận Philippines từ tay Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Mỹ đã thường xuyên hỗ trợ về vật chất, trước cảnh Philippines hướng về Mỹ để tìm chỗ dựa cho năng lực hải quân yếu kém của họ. Del Rosario kêu gọi xây dựng một hệ thống cho thuê vũ khí, theo đó họ có thể thuê thiết bị mới từ Mỹ. Mỹ cũng nhất trí mở rộng việc chia sẻ thông tin tình báo với Philippines để tăng cường hiểu biết về hàng hải của họ cũng như năng lực khảo sát.
|
With Vietnam, U.S. ties have improved in what is now a burgeoning security relationship promoted by the militaries on both sides. The Vietnamese regard the United States as an important check upon China, but their country’s proximity to their northern giant dictates that they be cautious. Although the relationship cannot go much further beyond the constraints imposed by both Vietnamese solicitude for Chinese reactions and the U.S. Congress (which, because of the fallout from the Vietnam War, has hindered the executive’s effort to build closer relations with Vietnam), a number of notable visits have taken place, including President Bill Clinton’s well-publicized visit to Vietnam in November 2000, which was the first ever by a U.S. president to united Vietnam.48 In August 2010, the carrier the USS George Washington travelled along Vietnam’s coastline and received visits from high-ranking Vietnamese military officials.49 The U.S. Navy has sought service and re-supply facilities for its vessels in Vietnam, with three such vessels having been repaired there over the past two years, the last being the USNS Richard E. Byrd, serviced in Cam Ranh Bay in August 2011. On August 1, 2011, the United States and Vietnam concluded what was lauded as their first military agreement since the Vietnam War; though it was limited to cooperation in health and research collaboration in military medicine, it is likely to open the door to other and wider agreements.50
| Với Việt Nam, quan hệ của Mỹ đã cải thiện trong cái mà bây giờ là một mối hợp tác về an ninh ngày càng phát triển, được xúc tiến bởi quân đội của cả hai bên. Việt Nam coi Mỹ là một đối trọng quan trọng trước Trung Quốc, nhưng sự gần gũi về mặt địa lý của họ với người láng giềng khổng lồ ở phương Bắc cho thấy là họ sẽ phải thận trọng. Quan hệ đó không thể đi xa hơn ra ngoài các hạn chế do sự lo ngại phản ứng của phía Trung Quốc đặt ra, và do chính Quốc hội Mỹ đặt ra nữa (do thất bại trong Chiến tranh Việt Nam, Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực của bên hành pháp nhằm thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam). Dù vậy, một loạt chuyến thăm có ý nghĩa đã diễn ra, gồm chuyến thăm nổi tiếng của Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam hồi tháng 11-2000, là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Hoa Kỳ tới một nước Việt Nam thống nhất. Tháng 8-2010, tàu sân bay mang tên George Washington đã đi dọc bờ biển Việt Nam và đón một số quan chức quân sự cấp cao của Việt Nam lên thăm. Hải quân Mỹ tìm kiếm dịch vụ và cơ sở tiếp viện cho tàu của họ ở Việt Nam, với việc ba tàu hải quân như thế đã được sửa chữa tại Việt Nam trong hai năm qua – tàu thứ ba là USNS Richard E. Byrd, hoạt động ở cảng Cam Ranh tháng 8-2011. Vào ngày 1-8-2011, Mỹ và Việt Nam ký một thỏa thuận được coi như hiệp định quân sự đầu tiên kể từ thời chiến tranh Việt Nam, dù thỏa thuận này chỉ giới hạn ở hợp tác về y tế và hợp tác nghiên cứu quân y, nhưng chắc chắn nó sẽ mở ra cánh cửa cho các hiệp định khác lớn hơn.
|
President Obama has since stressed the importance of the Asia—Pacific region and countered speculation that the United States might reduce its role there as it adjusts to China’s rise. In a visit to Australia in November 2011, he announced that the United States would deploy 2,500 Marines in Australia’s north on a rotational basis; he also revealed that U.S. naval vessels and aircraft would increase their use of Australian bases.51
| Kể từ đó, Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và phản đối các ý kiến cho rằng Mỹ sẽ thu nhỏ vai trò của mình để điều chỉnh ch phù hợp với sự nổi lên của Trung Quốc. Trong một chuyến thăm tới Australia tháng 11-2011, ông tuyên bố rằng Mỹ sẽ triển khai luân phiên 2.500 lính thủy đến vùng phía bắc Australia; ông cũng tiết lộ rằng tàu hải quân và máy bay Mỹ sẽ tăng cường sử dụng các căn cứ ở Australia.
|
Since July 2010, the Hu Jintao leadership has attempted to defuse South China Sea tensions.
|
|
Australia’s proximity to the South China Sea and surrounding areas and its status as a reliable ally with a stable government make it an attractive option for the United States, which has been searching for positions from which forces may be surged forward into conflict zones in the Western Pacific. In a speech to the ASEAN summit in the same month, Obama announced that the United States was returning in strength to the region as it reduces its involvement in Iraq and Afghanistan.52 As the United States strengthens its role in the region, ASEAN claimants would become more emboldened to resist Chinese pressure, which has increased over the past two years. If these trends continue, the region would become polarized between the United States and China, and tensions would increase particularly in the South China Sea.
| Sự gần gũi về địa lý của Australia với Biển Đông và các khu vực xung quanh, cũng như địa vị của họ với tư cách một đồng minh tin cậy cùng một chính phủ ổn định khiến họ trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với Mỹ – quốc gia đã và đang tìm kiếm các vị trí để từ đó có thể triển khai quân đội vào những vùng tranh chấp ở tây Thái Bình Dương. Trong một diễn văn trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN cũng tháng đó, Obama tuyên bố Mỹ đang trở lại khu vực một cách mạnh mẽ, giảm dần sự tham gia ở Iraq và Afghanistan. Khi Mỹ tăng cường vai trò trong khu vực, các nước ASEAN sẽ trở nên cứng cỏi hơn khi đối đầu với áp lực từ Trung Quốc, vốn tăng lên trong hai năm qua. Nếu các xu hướng này tiếp tục thì khu vực sẽ bị phân cực giữa Mỹ và Trung Quốc, và căng thẳng sẽ đặc biệt gia tăng trên Biển Đông.
|
China’s Assurances
Aware that events have moved against China since at least the July 2010 ASEAN Regional Forum, the Hu Jintao leadership has attempted to defuse tensions over the South China Sea. The aggressive posture adopted by some Chinese military representatives and the all-too-forceful push for a sphere of influence in the Western Pacific has threatened a backlash against China and may be pushing ASEAN even closer to the United States.
| Sự đảm bảo từ phía Trung Quốc
Nhận thức được các biến cố đã thay đổi theo hướng bất lợi cho Trung Quốc ít nhất từ Diễn đàn Khu vực ASEAN tháng 7-2010, ban lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào đã nỗ lực xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông. Lập trường hung hăng của một số vị đại diện quân đội Trung Quốc cũng như việc thúc đẩy cực kỳ mãnh liệt sự ra đời một vùng ảnh hưởng ở tây Thái Bình Dương đã đe dọa gây ra phản ứng dữ dội với Trung Quốc và thậm chí còn đẩy ASEAN đến gần Mỹ hơn. |
In the meantime, Hu Jintao’s foreign policy coordinator, State Councilor (and de facto national security advisor) Dai Bingguo, has moved to control the situation and prevent Chinese policy from being hijacked by that increasingly evident aggressive nationalism in China. In a speech at the ASEAN secretariat in Jakarta on January 22, 2010, Dai declared that China was not seeking ‘‘hegemony,’’ that it did not want to ‘‘eject the U.S. from Asia,’’ and that the South China Sea would be left for future generations to resolve.53 In an article in the Wall Street Journal, Dai told his U.S. audience that ‘‘China has never thought of vying for leading position [sic] in the world,’’ that China has cooperated with the United States over various trouble spots, and is a ‘‘partner the United States can count on.’’54
| Trong khi đó, người điều phối chính sách ngoại giao của Hồ Cẩm Đào, Quốc vụ khanh (và cố vấn an ninh quốc gia trên thực tế) Đới Bỉnh Quốc đã có hành động kiểm soát tình hình, ngăn chặn việc chính sách của Trung Quốc bị chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày càng hung hăng một cách rõ rệt kia khống chế. Trong một diễn văn trước ban thư ký ASEAN vào ngày 22-1-2010, Đới tuyên bố Trung Quốc không định làm “bá quyền”, không muốn “tống cổ Mỹ khỏi châu Á”, và rằng vấn đề Biển Đông sẽ dành cho các thế hệ tương lai giải quyết. Trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal, Đới nói với các độc giả Mỹ rằng “Trung Quốc không bao giờ nghĩ tới việc cạnh tranh để giành vị trí lãnh đạo thế giới”, Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ về nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, và là “một đối tác mà Hoa Kỳ có thể tin cậy”.
|
A nationalistic military might force a more hardline posture on the South China Sea this summer.
|
|
China has also moved to dampen tensions with Vietnam, its main competitor and rival in the South China Sea. Dai visited Hanoi from September 5—9, 2011 for the fifth meeting of the China—Vietnam Steering Committee on Cooperation. While there, he issued a statement that ‘‘both sides agreed to boost coordination in regional affairs and to promote China—ASEAN relations. Both sides also agreed to properly handle their dispute over the South China Sea through deep consultation to maintain friendly relations of the two counties.’’55 Soon after, Wu Bangguo, chairman of the standing committee of China’s National Peoples’ Congress, met Vietnamese general secretary Nguyen Phu Trong in Beijing and declared that China wanted to strengthen political trust with Vietnam and resolve existing problems in bilateral relations.56 On October 15, both China and Vietnam agreed to strengthen military cooperation by increasing contacts between high-ranking officers and establishing a hotline between their respective defense ministries. They also agreed to joint patrols along their land border and the Gulf of Tonkin, to increase mutual visits by naval vessels, and to discuss the joint development of the sea area.57 In Vietnam, anti-China rallies had been taking place in Hanoi and Ho Chi Minh City since June 2011, but by October the protesters were rounded up and the demonstrations terminated.58
| Trung Quốc cũng đã xúc tiến làm dịu căng thẳng với Việt Nam – đối thủ chính của họ trên Biển Đông. Đới thăm Hà Nội từ ngày 5 đến 9 tháng 9 năm 2011, để dự hội nghị lần thứ năm của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt. Trong thời gian ở đó, ông ra tuyên bố nói rằng “hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và tăng cường quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Hai bên cũng nhất trí sẽ xử lý thích hợp tranh chấp Biển Đông thông qua tham vấn sâu sắc để duy trì quan hệ hữu nghị giữa hai nước”. Chẳng bao lâu sau đó, Ngô Bang Quốc, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, gặp Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh và tuyên bố rằng Trung Quốc muốn đẩy mạnh lòng tin chính trị đối với Việt Nam và giải quyết các vấn đề hiện tồn trong quan hệ song phương. Vào ngày 15-10, cả Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác quân sự bằng cách tăng cường liên lạc giữa các quan chức cấp cao, và thiết lập một đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước. Họ cũng nhất trí tuần tra chung dọc biên giới trên bộ và trong Vịnh Bắc Bộ, cho tàu hải quân hai nước tăng cường thăm lẫn nhau, và thảo luận việc cùng khai thác biển. Ở Việt Nam, những cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM suốt từ tháng 6-2011, nhưng cho đến tháng 10 những người biểu tình đã bị sàng lọc và các cuộc biểu tình chấm dứt.
|
The Future The Obama administration has little choice but to assert its interest in the South China Sea.
| Tương lai
|
What was once a maritime territorial dispute involving China, Vietnam, and the other littoral ASEAN states has become something more disturbing for the peace and stability of the Western Pacific. China has been the only claimant to resort to force in the dispute[1]when it removed South Vietnam from the Western Paracels in January 1974 and when its naval vessels sunk three Vietnamese ships in 1988. These clashes were contained because they did not involve the external great powers; though ASEAN was alarmed by the 1988 clash, it did not concern the United States. When the ASEAN claimants engaged in energy exploration in the 1990s, there were various incidents that involved China, and several between the ASEAN countries themselves, but there was little danger of outright conflict. That time has now passed as naval expansion programs make the South China Sea area more important to China. The Chinese Navy requires safe bases in Hainan, which can be defended against submarine and air attack, and secure access through the South China Sea to the open sea beyond, to fulfill the missions it has assigned itself. For these reasons, China is compelled to seek greater control over the area and to keep the U.S. Navy at a safe distance. China’s assertiveness over the issue has already prompted the ASEAN claimants to draw in the United States and to engage in their own naval modernization programs. For instance, Vietnam has purchased from Russia six Kilo class submarines and eight Su-30MK2V multi-role fighters, and Indonesia has contracted to purchase three submarines from South Korea. Hu Jintao’s dispatch of Dai Bingguo to Vietnam in an effort to calm the troubled waters indicated that China recognized the risk in these trends.
| Cái mà một thời là tranh chấp chủ quyền biển, liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, và các nước ASEAN ven biển đã trở thành một thứ gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở tây Thái Bình Dương. Trung Quốc là nước duy nhất viện đến vũ lực trong tranh chấp – khi họ đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam khỏi Tây Hoàng Sa vào tháng 1-1974 và khi họ đánh chìm ba tàu Việt Nam năm 1988. Các tranh chấp này bị kiềm chế vì chúng không liên quan tới các siêu cường bên ngoài; mặc dù ASEAN có được cảnh báo sau vụ giao chiến năm 1988 nhưng sự cố đó không làm Mỹ lo ngại. Khi các nước ASEAN tham gia vào thăm dò khai thác năng lượng trong thập niên 1990, có những sự cố khác nhau dính tới Trung Quốc, vài sự cố giữa chính các nước ASEAN với nhau, nhưng ít có nguy cơ toàn diện. Thời đó giờ đã qua, khi mà các chương trình tăng cường hải quân khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc cần những căn cứ an toàn ở Hải Nam, những vị trí có thể được bảo vệ chống tàu ngầm và tấn công từ trên không, và cần đảm bảo đường đi lối lại trên Biển Đông, ra vùng biển xa hơn, để thực hiện các nhiệm vụ mà Trung Quốc tự trao cho mình. Vì các lý do đó, Trung Quốc bắt buộc phải tìm cách kiểm soát nhiều hơn cả khu vực và giữ hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn. Thái độ hung hăng của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông cũng đã thúc đẩy các nước ASEAN phải tìm đến với Mỹ và phải thực hiện các chương trình hiện đại hóa hải quân của chính họ. Chẳng hạn, Việt Nam đã mua của Nga 6 tầm ngầm lớp Kilo và 8 máy bay chiến đâu đa nhiệm Su-30MK2V, còn Indonesia thì ký hợp đồng mua ba tàu ngầm Hàn Quốc. Việc Hồ Cẩm Đào phái Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam trong một nỗ lực làm dịu căng thẳng trên biển cho thấy Trung Quốc nhận ra được độ nguy hiểm trong những khuynh hướng trên đây.
|
The Hu Jintao leadership’s move to reduce tensions was indeed welcomed by many, but the days when Mao or Zhou Enlai could assert control over Chinese policy simply by decree are long since gone. Chinese decisionmaking has become much more complicated, as power has become more diffuse and less open to direct intervention from the top. China may issue declarations of friendship with the outside world, but its naval capabilities continue to expand according to schedules spanning decades. These schedules then develop a life of their own as budgets are committed and national ambitions are aroused. They accumulate powerful institutional stakeholders in the PLA and the security establishment, which see them as a means to realize their own frustrated ambitions and to restore China to her greatness. When the aircraft carriers come online with their escorts and more Jin-class SSBNs and nuclear attack submarines are deployed, the pressure upon ASEAN claimants in the South China Sea will be heightened and rivalry with the United States will increase.
| Việc chính quyền Hồ Cẩm Đào tìm cách làm giảm căng thẳng quả thật được rất nhiều người hoan nghênh, nhưng đã qua rồi thời kỳ mà Mao Trạch Đông hoặc Chu Ân Lai có thể kiểm soát chính sách của Trung Quốc chỉ đơn giản bằng các nghị định. Việc hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn nhiều, vì quyền lực phân tán hơn và ít cởi mở hơn cho những can thiệp trực tiếp từ bên trên. Trung Quốc có thể tuyên bố hữu nghị với thế giới bên ngoài, nhưng các năng lực hải quân của họ vẫn tiếp tục mở rộng ra theo những kế hoạch phát triển kéo dài hàng thập kỷ. Sau đó các kế hoạch ấy sẽ tự phát triển, tự sống riêng, một khi có ngân sách và tham vọng dân tộc được đánh thức. Họ tích lũy những thể chế hùng mạnh trong PLA và lực lượng an ninh, coi đó như phương tiện để thực hiện các tham vọng riêng của họ và phục hồi địa vị vĩ đại của nước Trung Hoa. Khi các tàu sân bay xuất hiện cùng tàu hộ tống, cùng thêm nhiều SSBN lớp Jin và tàu ngầm hạt nhân, áp lực đè lên các nước ASEAN ở Biển Đông sẽ dâng cao, và cạnh tranh với Mỹ càng quyết liệt.
|
The United States could face the prospect of exclusion from the Western Pacific, which is why the Obama administration has little choice but to assert its interest in the South China Sea. In the worst case scenario, Chinese naval strategy would dictate Beijing’s policy over the South China Sea, and China would then stumble down the road to confrontation with the United States and the region. Indeed, there is the danger that a nationalistic military could challenge the party leadership during the transition from the Hu Jintao administration this summer and force a more hardline posture on issues like the South China Sea.
| Mỹ có thể phải đối diện với nguy cơ bị gạt ra khỏi tây Thái Bình Dương, đó là lý do vì sao chính quyền Obama không có mấy lựa chọn ngoài việc khẳng định lợi ích của mình trên Biển Đông. Trong kịch bản xấu nhất, chiến lược hải quân Trung Quốc sẽ bộc lộ chính sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông, và khi đó Trung Quốc sẽ rơi vào con đường đối đầu với Mỹ và cả khu vực. Quả thật, có nguy cơ là một quân đội nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa sẽ thách thức quyền lãnh đạo của đảng trong quá trình chuyển giao từ chính quyền Hồ Cẩm Đào (mùa hè này) và dẫn đến một lập trường cứng rắn hơn trong các vấn đề như Biển Đông.
|
This dismal scenario need not be inevitable, as China’s political leadership is strongly interventionist and would be likely to act to avert this outcome. If the political leadership curbs China’s assertiveness in the South China Sea, if it suppresses the demand for exclusive control over all of the area, if it upholds freedom of navigation for others as well as itself, and if the new leadership implements Dai Bingguo’s assurances that the South China Sea issue will indeed be left to future generations to resolve, Beijing could make Chinese naval deployments more acceptable to the region. In this way, China would also avoid directly challenging the United States.
| Kịch bản bi quan này không nhất thiết là chắc chắn sẽ xảy ra, bởi lẽ giới lãnh đạo chính trị ở Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa can thiệp rất mạnh và chắc chắn sẽ hành động để ngăn ngừa kết cục đó. Nếu lãnh đạo chính trị kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nếu họ kiềm chế được nhu cầu phải độc quyền kiểm soát toàn bộ khu vực, nếu họ duy trì được tự do hàng hải cho các nước khác cũng như cho mình, và nếu lãnh đạo mới thực hiện được lời đảm bảo của Đới Bỉnh Quốc rằng vấn đề Biển Đông quả thật sẽ được để lại cho các thế hệ sau giải quyết, thì Bắc Kinh có thể khiến cho việc họ phát triển hải quân Trung Quốc trở thành một việc khả dĩ chấp nhận được đối với khu vực. Theo cách đó, Trung Quốc cũng sẽ tránh được đối đầu trực tiếp với Mỹ. |
|
|
Leszek Buszynski is a Visiting Fellow at the Strategic and Defence Studies Centre at the Australian National University. He may be reached at Leszekbuszynski@yahoo.co.uk.
| Leszek Buszynski là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc. Liên lạc qua e-mail: Leszekbuszynski@yahoo.co.uk. |
Notes
1. On the legality of the claims, see Mark J. Valencia, Jon M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the Resources of the South China Sea (University of Hawaii Press, 1999), pp. 39-59; and R. Haller-Trost, The Spratly Islands: A Study on the Limitations of International Law, Centre of South-East Asian Studies, University of Kent at Canterbury, Occasional Paper No. 14, October 1990. 2. U.S. Energy Information Administration, ‘‘China,’’ May 2011, http://205.254.135.7/ countries/cab.cfm?fips[1]CH; and ‘‘BP Energy Outlook 2030,’’ January 2011, http://www.bp.com/liveassets/bp_internet/globalbp/globalbp_uk_english/reports_and_ publications/statistical_energy_review_2011/STAGING/local_assets/pdf/2030_energy_ outlook_booklet.pdf. 3. ‘‘Vietnam: Vietsovpetro finds more oil at Bach Ho field offshore Vietnam,’’ Energy-Pedia News, June 29, 2011, http://www.energy-pedia.com/news/vietnam/ vietsovpetro-finds-more-oil-at-bach-ho-field-offshore-vietnam. 4. ‘‘Vietnam Market for Oil and Gas Machinery and Services,’’ U.S. Commercial Service-Vietnam, March 2011, http://export.gov/vietnam/static/BP-Oil%20and% 20Gas%20Machinery%20and%20Services_Latest_eg_vn_030123.pdf. 5. Alex Watts, ‘‘Tensions rise as Vietnam accuses China of sabotage,’’ The Sydney Morning Herald, June 2, 2011, http://www.smh.com.au/world/tensions-rise-as-vietnam-accuseschina- of-sabotage-20110601-1fgno.html. 6. ‘‘China reprimands Vietnam over offshore oil exploration,’’ Reuters, May 28, 2011, http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFL3E7GS07E20110528. 7. ‘‘Philippines to seek more oil in West Philippine Sea,’’ Agence France-Presse, June 29, 2011, http://globalnation.inquirer.net/5034/philippines-to-seek-more-oil-inwest- philippine-sea. 8. ‘‘Philippines protests China’s Spratly claim at UN,’’ Agence France-Presse, April 14, 2011, http://globalnation.inquirer.net/news/breakingnews/view/20110414-331090/Philippinesprotests- Chinas-Spratly-claim-at-UN. 9. Teresa Cerojano, ‘‘Beijing counters Manila’s UN protest, says Philippines ‘started to invade’ Spratlys in 1970s,’’ Associated Press, April 19, 2011, http://arabnews.com/world/ article366262.ece. 10. TJ Burgonio, ‘‘Navy flagship to patrol PH waters only, says Palace,’’ Philippine Daily Inquirer, June 21, 2011, http://newsinfo.inquirer.net/16678/navy-flagship-to-patrolph- waters-only-says-palace. 11. ‘‘Philippines pulls markers from disputed waters,’’ channelnewsasia.com, June 15, 2011, http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1135238/1/.html. 12. ‘‘Philippines to boost Spratly patrols,’’ channelnewsasia.com, April 15, 2011, http:// www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1122961/1/.html. 13. Daniel Ten Kate, ‘‘South China Sea Oil Rush Risks Clashes as U.S. Emboldens Vietnam on Claims,’’ Bloomberg, May 27, 2011, http://www.bloomberg.com/news/ 2011-05-26/s-china-sea-oil-rush-risks-clashes-as-u-s-emboldens-vietnam.html. 14. Indrani Bagchi, ‘‘China harasses Indian naval ship on South China Sea,’’ Times of India, September 2, 2011, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2011-09-02/india/ 30105514_1_south-china-sea-spratly-ins-airavat. 15. Ananth Krishnan, ‘‘South China Sea projects an infringement on sovereignty, says China,’’ The Hindu, September 19, 2011, http://www.thehindu.com/news/international/ article2468317.ece?css[1]print.
16. ‘‘India, Vietnam sign oil exploration agreement, ignoring China’s objections,’’ Associated Press, October 12, 2011, http://maritimesecurity.asia/free-2/south-chinasea- 2/india-vietnam-sign-oil-exploration-agreement-ignoring-china%E2%80%99sobjections/. 17. Sachin Parashar, ‘‘New Delhi tries to snap Beijing’s string of pearls,’’ The Times of India, October 20, 2011, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2011-10-20/india/ 30302032_1_nguyen-phu-trong-thein-sein-naypyidaw. 18. Seth Mydans, ‘‘U.S. and Vietnam Build Ties With an Eye on China,’’ The New York Times, October 12, 2010, http://www.nytimes.com/2010/10/13/world/asia/13vietnam. html. 19. Will Clem, ‘‘Patrol boats to escort fishing vessels in disputed Spratlys,’’ South China Morning Post, April 3, 2010, http://www.viet-studies.info/kinhte/patrol_boats_to_ escort_fishing.htm. 20. ‘‘Unilateral fishing ban likely to fuel tension,’’ South China Morning Post, May 17, 2010. 21. Wang Qian, ‘‘Maritime Forces to be Beefed up Amid Disputes,’’ China Daily, June 17, 2011, http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-06/17/content_12718632.htm. 22. ‘‘Navy arrests illegal Vietnamese fishing boats,’’ Antaranews.com, February 12, 2011, http://www.antaranews.com/en/news/67994/navy-arrests-illegal-vietnamese-fishing-boats. 23. ‘‘Ten Vietnamese fishing boats caught poaching in RI waters,’’ Antaranews.com, April 23, 2010, http://www.antaranews.com/en/news/1272030822/ten-vietnamesefishing- boats-caught-poaching-in-ri-waters. 24. Office of the Secretary of Defense, ‘‘Annual Report to Congress—Military Power of the People’s Republic of China 2008,’’ http://www.mcsstw.org/www/download/China_ Military_Power_Report_2008.pdf. 25. Cui Xiaohuo and Peng Kuang, ‘‘Navy chief lists key objectives,’’ China Daily, April 16, 2009, http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2009-04/16/content_7681478.htm; also see ‘‘China planning huge navy upgrade,’’ channelnewsasia.com, April 16, 2009, http:// www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/422735/1/.html. 26. Kenji Minemura, ‘‘China’s 1st aircraft carrier sets sail for sea tests,’’ Asahi Shimbun, August 10, 2011, http://ajw.asahi.com/article/asia/china/AJ201108105890; and Sam LaGrone, ‘‘China reveals aircraft carrier ambitions,’’ Jane’s Navy International, December 23, 2010, http://www.janes.com/products/janes/defence-security-report. aspx?id[1]1065926372. 27. On China’s military capabilities, see Office of the Secretary of Defense, ‘‘Annual Report to Congress—Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2010,’’ http://www.globalsecurity.org/military/library/report/2010/2010-prcmilitary- power.pdf. 28. Toshi Yoshihara and James R. Holmes, Red Star over the Pacific: China’s Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy (Naval Institute Press, 2010), pp. 141-142. 29. See Thom Shanker and Mark Mazzetti, ‘‘China and U.S. Clash on Naval Fracas,’’ The New York Times, March 10, 2009, http://www.nytimes.com/2009/03/11/world/asia/ 11military.html. 30. ‘‘New attack sub docked at China’s navy base in Hainan Island,’’ Mainichi News, October 21, 2010, http://www.china-defense-mashup.com/new-attack-sub-docked-atchinas- navy-base-in-hainan-island.html. 31. Mark Mcdonald, ‘‘U.S. navy provoked South China Sea incident, China says,’’ The New York Times, March 10, 2009, http://www.nytimes.com/2009/03/10/world/asia/ 10iht-navy.4.20740316.html. 32. Nong Hong and Wenran Jiang, ‘‘China’s Strategic Presence in the Southeast Asian Region,’’ in Maritime Capacity Building in the Asia Pacific Region, ed. Andrew Forbes (Department of Defence, Australia, 2010), pp. 141-156. 33. Bernard D. Cole, The Great Wall at Sea: China’s Navy in the Twenty-First Century (Naval Institute Press, 2nd edition, 2010), pp. 174, 177; and Yu Wanli, ‘‘The American Factor in China’s Maritime Strategy,’’ in China, the United States, and 21st Century Sea Power, eds. Andrew S. Erickson, Lyle J. Goldstein, and Nan Li (Naval Institute Press, 2010), p. 483. 34. Cole, p. 178. 35. Peter Howarth, China’s Rising Sea Power: the PLA Navy’s Submarine Challenge (Frank Cass, 2006), p.175. 36. See Richard Fisher, Jr., ‘‘New Chinese Missiles Target the Greater Asian Region,’’ International Assessment and Strategy Center, July 24, 2007, http://www.strategycenter. net/research/pubID.165/pub_detail.asp; also Mark Stokes and Dan Blumenthal, ‘‘Why China’s missiles should be our focus,’’ The Washington Post, January 2, 2011, http://www. washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/12/31/AR2010123102687.html. 37. See Yoichi Kato,’’ China’s new missile capability raises tensions,’’ Asahi.com, January 27, 2011, http://www.asahi.com/english/TKY201101260340.html; also ‘‘‘Carrier killer’ won’t stop US: admiral,’’ Taipei Times, February 16, 2011, http://www.taipeitimes.com/ News/front/archives/2011/02/16/2003496000. 38. Office of the Secretary of Defense, ‘‘Annual Report to Congress—Military Power of the People’s Republic of China 2009,’’ http://www.defense.gov/pubs/pdfs/China_Military_ Power_Report_2009.pdf. 39. Mark Landler and Sewell Chan, ‘‘Taking Harder Stance Toward China, Obama Lines Up Allies,’’ The New York Times, October 25, 2010, http://www.nytimes.com/2010/10/ 26/world/asia/26china.html. 40. John Pomfret, ‘‘Beijing claims ‘indisputable sovereignty’ over South China Sea,’’ The Washington Post, July 31, 2010, http://moralagency.wordpress.com/2010/08/01/beijingclaims- indisputable-sovereignty-over-south-china-sea/. 41. See Li Jinming and Li Dexia, ‘‘The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note,’’ Ocean Development & International Law 34 (2003): pp. 287-295, http://community.middlebury.edu/scs/docs/Li%20and%20Li-The%20Dotted%20Line% 20on% 20the%20Map.pdf. 42. Craig Whitlock, ‘‘U.S. to end ban on Indonesia’s special forces, angering human rights groups,’’ The Washington Post, July 23, 2010. 43. Daniel Ten Kate and Susan Li, ‘‘Indonesia Rejects China Stance that U.S. Stay Out of Local Waters Dispute,’’ Bloomberg, September 22, 2010, http://www.bloomberg. com/news/2010-09-22/indonesia-rejects-china-stance-that-u-s-stay-out-of-local-watersdispute. html. 44. Keith B. Richburg, William Wan, and William Branigin, ‘‘China warns U.S. in island dispute,’’ The Washington Post, June 23, 2011, http://www.washingtonpost.com/world/ china-warns-us-in-island-dispute/2011/06/22/AGTiVxfH_story.html. 45. Hillary Clinton, ‘‘Remarks With Philippines Foreign Secretary Albert del Rosario After Their Meeting,’’ June 23 2011, http://www.state.gov/secretary/rm/2011/06/166868.htm. 46. Lachlan Carmichael and Shaun Tandon, ‘‘U.S. says it will provide hardware to Philippines,’’ DefenseNews, June 23, 2011, http://www.defensenews.com/story.php?i. 6906530&c[1]POL&s[1]TOP. 47. ‘‘US to boost Philippine intelligence, DFA says,’’ Agence France-Presse, June 25, 2011, http://globalnation.inquirer.net/4845/us-to-boost-philippine-intelligence-dfa-says. 48. U.S. secretaries of defense have visited Vietnam as well—William Cohen in March 2000, Donald Rumsfeld in June 2006, and Robert Gates in 2010. Also, Vietnamese defense ministers have come to Washington—Pham Van Tra in 2003 and Phung Quang Thanh in December 2009. 49. Margie Mason, ‘‘Former Enemies US, Vietnam Now Military Mates,’’ Associated Press, August 8, 2010, http://www.usatoday.com/news/topstories/2010-08-07-1453818316_x.htm. 50. ‘‘U.S., Vietnam Start Military Relationship,’’ DefenseNews, August 1, 2011, http:// defensenews.com/story.php?i[1]7264252&c[1]AME&s[1]TOP. 51. Ben Packham, ‘‘2500 US Marines on Australian Soil to Increase Defence Ties,’’ The Australian, November 17, 2011, http://www.theaustralian.com.au/national-affairs/ obama-in-australia/us-president-touches-down-at-fairbairn-airforce-base/story-fnb0o39u1226197111255. 52. See Jackie Calmes, ‘‘Obama’s Trip Emphasizes Role of Pacific Rim,’’ The New York Times, November 18, 2011, http://www.nytimes.com/2011/11/19/world/asia/obamastrip- sends-message-to-asian-leaders.html?_r[1]1. 53. Dai Bingguo, ‘‘Embrace New Opportunities for China-ASEAN Cooperation,’’ January 22, 2010, http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjdt/zyjh/t653431.htm. 54. Dai Bingguo, ‘‘China’s Peaceful Development Is Good for America,’’ The Wall Street Journal, May 10, 2011, http://online.wsj.com/article/SB100014240527487037308045 76312041320897666.html. 55. ‘‘China, Vietnam agree to boost forward-looking bilateral relations,’’ Xinhua, September 6, 2011, http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-09/06/c_131106560.htm. 56. ‘‘China vows to properly handle problems in relations with Vietnam,’’ Xinhua, October 11, 2011, http://news.xinhuanet.com/english2010/china/2011-10/11/c_131185528.htm. 57. ‘‘China and Vietnam to strengthen military ties: report,’’ Reuters, October 15, 2011, http:// www.reuters.com/article/2011/10/15/us-china-vietnam-idUSTRE79E0IR20111015. 58. ‘‘Vietnam Halts Anti-China Protests,’’ BBC News, August 18, 2011, http://www.bbc.co. uk/news/world-asia-pacific-14574075. | |
| Translated by Anomymous |
https://csis.org/files/publication/twq12springbuszynski.pdf |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, April 3, 2012
The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.—China Strategic Rivalry Biển Đông: Dầu hỏa, yêu sách chủ quyền, và cạnh tranh chiến lược Mỹ-
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn