|
|
Peace lies beyond
the South China Sea horizon
|
Hòa bình trên Biển
Đông nằm ở chân trời xa xôi
|
By Jingdong Yuan
|
Jingdong Yuan
|
|
28-4-2012
|
SYDNEY - The ongoing standoff between China and the
Philippines over the Scarborough Shoal (Huangyan Island in Chinese) is again
focusing the international spotlight on the long-standing territorial
disputes between China and a number of claimant states in the South China
Sea.
|
Sydney – Vụ cãi vã đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và
Philippines quanh bãi cạn Scarborough (quần đảo Hoàng Nham – Huangyan trong
tiếng Trung) lại một lần nữa thu hút cả thế giới nhìn về những cuộc tranh
chấp chủ quyền kéo dài giữa Trung Quốc và một loạt quốc gia có yêu sách chủ
quyền khác ở Biển Đông.
|
The latest tension began in early April when a Philippine
naval frigate confronted Chinese fishermen and attempted to place them under
arrest under the charge of illegal fishing and poaching in what Manila claims
as its territory.
|
Căng thẳng mới nhất này bắt đầu vào đầu tháng 4, khi một
tàu chiến của hải quân Philippines chạm trán với ngư dân Trung Quốc, và cố
bắt họ vì tội đánh bắt cá bất hợp pháp và đột nhập vào nơi mà Manila tuyên bố
là thuộc chủ quyền của mình.
|
Beijing responded by sending its maritime surveillance
vessels to the area to block the Philippine warship. The two countries
subsequently entered into discussions with each side standing firm on its
territorial claims while pledging a diplomatic way out. At the time of
writing the Chinese maritime vessels and fishing boats have reportedly left
the Scarborough Shoal. But the maritime disputes are far from over.
|
Bắc Kinh phản ứng lại bằng cách gửi tàu hải giám tới khu
vực để ngăn chiến hạm của Philippines. Sau đó hai nước bắt đầu tranh cãi, bên
nào cũng giữ nguyên lập trường về yêu sách chủ quyền của mình, trong khi đó
vẫn hứa hẹn tìm một giải pháp ngoại giao. Vào thời điểm tác giả viết bài này,
nghe nói tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc đã rời bãi cạn Scarborough. Nhưng
tranh chấp hàng hải thì còn lâu mới kết thúc.
|
Territorial disputes in the South China Sea emerged in the
early 1970s when it was discovered that the region could contain significant
deposits of oil and natural gas. China and Vietnam were embroiled in military
clashes in 1974 and 1988 and in 1992 Beijing promulgated legislation making
territorial claims to the South China Sea based on historical discoveries.
|
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nổi lên từ đầu thập
niên 1970, khi người ta phát hiện ra rằng khu vực này có thể chứa những mỏ
dầu và khí tự nhiên có trữ lượng đáng kể. Trung Quốc và Việt Nam từng xung
đột quân sự vào năm 1974 và 1988, và tới năm 1992, Bắc Kinh chính thức ban
hành luật, khẳng định rằng các yêu sách chủ quyền của họ đối với Biển Đông là
dựa vào những phát kiến lịch sử.
|
The 1990s saw an escalation of tensions between China and
the other Southeast Asian claimants - Vietnam, Malaysia, Indonesia, Brunei,
and the Philippines, with the 1995 Chinese occupation of the Mischief Reef
the most controversial development. Since then, Beijing and Manila, and
subsequently China and the 10-member Association of Southeast Asian Nations
(ASEAN) entered into a series of dialogues and negotiation, paving the way
for the signing of the Declaration on the Conduct of Parties in the South
China Sea in 2002.
|
Thập niên 1990 chứng kiến căng thẳng leo thang giữa Trung
Quốc và các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền khác – gồm Việt Nam,
Malaysia, Indonesia, Brunei, và Philippines, với việc năm 1995, Trung Quốc
chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief reef) và đó là diễn biến gây tranh cãi nhiều
nhất. Kể từ đó, Bắc Kinh và Manila, rồi tiếp theo là Trung Quốc cùng 10 thành
viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào một loạt cuộc đối
thoại và đàm phán, mở đường cho việc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên
trên Biển Đông, năm 2002.
|
Over the past few years, however, some of the key claimant
states to the territorial disputes in the South China Sea, principally China,
Vietnam, and the Philippines, have sought to reiterate and strengthen their
claims both through stating their positions publicly and and by taking more
assertive and at time aggressive actions to stake out their claims based on
their own interpretations of the 1982 United Nations Convention on the Law of
the Sea (UNCLOS).
|
Tuy nhiên, trong vài năm qua, một số quốc gia chính trong
cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nổi bật là Trung Quốc, Việt Nam và
Philippines, đã tìm cách nhắc lại và củng cố yêu sách của mình, thông qua
việc vừa tuyên bố lập trường một cách công khai, vừa tiến hành những hoạt
động khẳng định chủ quyền mạnh mẽ hơn, đôi khi hung hăng hơn, căn cứ vào cách
họ diễn giải Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
|
These include more active maritime surveillance and
exploration activities, tussles over fishing grounds, arrests and harassment
of fishermen by each country's maritime authorities, and threats and
endangerment of foreign navigation. These developments have caused serious concerns
over the potential escalation of disputes into major maritime and military
conflicts.
|
Những hoạt động đó bao gồm hải giám và thăm dò tài nguyên,
tranh giành bãi cá, bắt giữ và quấy nhiễu ngư dân, đe dọa và gây nguy hiểm
cho tàu bè nước ngoài. Các diễn biến đã gây lo ngại sâu sắc về khả năng tranh
chấp leo thang thành xung đột hải quân và quân sự lớn.
|
This is in sharp contrast to the relative peace and
tranquility since the signing of the Declaration on the Conduct of Parties in
the South China Sea in 2002 by China and ASEAN countries. What happened?
|
Điều này đối ngược một cách sâu sắc với nền hòa bình và
yên tĩnh tương đối đã có được kể từ khi các bên, gồm Trung Quốc và ASEAN, ký
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (năm 2002). Điều gì đã xảy
ra?
|
The Scarborough Shoal dispute is a reflection of the
underlying tension and competition between China and its neighbors over
sovereignty, resources, and security in the South China Sea and has deeper
strategic drivers beyond the immediate zone of potential conflict.
|
Tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough là tấm gương phản
chiếu những căng thẳng và tranh giành ngầm giữa Trung Quốc và các nước láng
giềng của họ: tranh giành chủ quyền, tài nguyên, và an ninh trên Biển Đông;
và cuộc tranh chấp này có những động cơ chiến lược sâu sắc vượt ra khỏi ranh
giới xung đột tiềm năng, tức thời.
|
One is the growing need of all the claimant states for
energy and resources in order to sustain growth and achieve prosperity
against shrinking land-based resources and growing dependence on critical production
inputs imported from the Middle East, Africa, and the Persian Gulf. This
recognition of the potential limits to future growth highlights the
importance of the South China Sea.
|
Thứ nhất là nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và tài
nguyên của tất cả các nước có yêu sách chủ quyền, để duy trì tăng trưởng và
tạo sự thịnh vượng. Đối lập với đó là việc tài nguyên đất liền ngày càng eo
hẹp và sự phụ thuộc của họ vào những đầu vào sản xuất mang tính quyết định,
nhập khẩu từ Trung Đông, châu Phi và vịnh Ba Tư, ngày càng tăng. Các nước đã
nhận ra những giới hạn tiềm tàng, ngăn cản tăng trưởng tương lai. Điều này
càng làm nổi bật thêm tầm quan trọng của Biển Đông.
|
Second, while none of the claimant states is unrealistic
enough to believe that it can secure its territorial claims against the
others short of using military force and risking significant diplomatic
backlash and serious economic consequences, each has strong incentives to
stand on and strengthen its claim, hoping to be better positioned in future
negotiations on the final resolution of the dispute.
|
Thứ hai là, không quốc gia nào hão huyền đến mức tin rằng
họ có thể bảo vệ yêu sách chủ quyền của mình trước các nước khác mà lại không
sử dụng sức mạnh quân sự và không gặp rủi ro là tạo ra những khe hở đáng kể
về ngoại giao cùng những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Nhưng đồng thời, nước
nào cũng có động cơ lớn là phải đứng vững và củng cố yêu sách của mình, hy
vọng có thể có vị thế khá hơn trong những cuộc đàm phán tương lai về một giải
pháp cuối cùng cho tranh chấp.
|
Rising nationalism and the revolution in communications
provide accessible and increasingly influential platforms for public opinions
that in turn affect foreign policy formulation and implementation, making
conciliation difficult. Witness the highly nationalistic rhetoric in China's
blogosphere and anti-China demonstrations on the streets of Hanoi and Ho Chi
Minh City.
|
Chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy cùng với cuộc cách mạng về
truyền thông đã tạo ra cho công luận những nền tảng ngày càng dễ tiếp cận và
có ảnh hưởng hơn. Đến lượt nó, công luận gây tác động đến quá trình hình
thành và thực thi chính sách đối ngoại, càng khiến việc điều hòa các bên
tranh chấp trở nên khó khăn. Hãy xem những lời lẽ đầy màu sắc dân tộc chủ
nghĩa trên các blog của người Trung Quốc và những cuộc biểu tình chống Trung
Quốc trên đường phố Hà Nội và TP.HCM.
|
Third, for rising powers such as China, a growing debate
and emerging consensus have informed leaderships that sea power, even for
continental countries, is the key to commanding the global commons and an
essential ingredient of great powers in the future. And finally, growth and
prosperity over the past two decades in East Asia provide the financial
wherewithal for military modernization, in particular in the naval patrol and
power projection capabilities.
|
Thứ ba là, đối với những siêu cường đang nổi lên như Trung
Quốc, một cuộc tranh biện ngày càng gia tăng và đồng thuận ngày càng lớn đã
cho giới lãnh đạo thấy rằng, sức mạnh trên biển, ngay cả với những nước nằm
trong lục địa, là chìa khóa để nắm lấy những nguồn lợi chung toàn cầu và là
nguyên liệu chủ chốt để làm nên những siêu cường trong tương lai. Và cuối
cùng, tăng trưởng và thịnh vượng trong hai thập niên vừa qua ở Đông Á đã đưa
đến năng lực tài chính đủ để hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là trong các lĩnh
vực tuần tra đường biển và thể hiện (phóng chiếu) sức mạnh trên biển.
|
|
(Nguồn lợi chung
toàn cầu, tiếng Anh là “global commons”, là các nguồn lợi tự nhiên hỗ trợ đời
sống thiết yếu, như hệ thống khí hậu của trái đất, tầng ozone, các đại dương
và biển. Chúng thuộc về toàn thể nhân loại chứ không chỉ thuộc riêng bất cứ
nước hay doanh nghiệp tư nhân nào – ND chú thích theo Quỹ Môi trường Toàn
cầu).
|
The geostrategic ramifications of the ongoing territorial
disputes in the South China Sea go beyond their geographic confines and
affect US interests and its relations with China. To begin with, the growing
Chinese assertiveness, whether misperceived or real, raises serious questions
about US interests and staying power in the region, as well as the
credibility of its alliance commitments.
|
Sự phân nhánh địa chiến lược của những cuộc tranh chấp chủ
quyền hiện nay trên Biển Đông đi vượt ra ngoài vấn đề địa lý, và nó ảnh hưởng
tới lợi ích của Mỹ cũng như quan hệ của nước này với Trung Quốc. Trước hết,
thái độ ngày một hung hăng của Trung Quốc, cho dù là bị hiểu nhầm hay là thật
thì đều đặt ra những câu hỏi quan trọng về lợi ích của Mỹ, khả năng Mỹ tiếp
tục là siêu cường trong khu vực, cũng như độ tin cậy của những cam kết của họ
với các đồng minh.
|
First, the re-emergence and intensification of territorial
disputes are taking place during a period of perceived US retraction from the
region in the aftermath of the Afghanistan and Iraq wars and the global
financial crisis of 2008, which have left Washington increasingly focused on
domestic issues and budgetary woes. In contrast, the past decade has
witnessed the phenomenal rise of China, in economic power, political
influence, and military capabilities.
|
Đầu tiên, tranh chấp chủ quyền xuất hiện trở lại và trở
nên gay gắt hơn đúng vào thời kỳ Mỹ rút khỏi khu vực – hậu quả của hai cuộc
chiến tại Afghanistan và Iraq và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008,
khiến cho Washington phải tập trung nhiều hơn vào các vấn đề trong nước cùng
những khó khăn về ngân sách. Ngược lại, thập kỷ qua lại chứng kiến sự nổi lên
như một hiện tượng của Trung Quốc, trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, và
sức mạnh quân sự.
|
Second, China's sovereignty claims and its growing
assertiveness directly challenge what Washington has always regarded as its
fundamental right - freedom of navigation in the South China Sea. This allows
the US to carry out its diplomatic and military missions and fulfill its
alliance commitments, including joint military exercises, search and rescue,
and humanitarian assistance.
|
Thứ hai, yêu sách chủ quyền cùng với thái độ hung hăng của
Trung Quốc thách thức trực tiếp cái mà Washington luôn coi là quyền căn bản
của họ – tự do hàng hải trên Biển Đông. Điều đó cho phép Mỹ tiến hành các
hoạt động ngoại giao và quân sự, và thực hiện cam kết với các đồng minh của
mình, gồm những việc như tập trận chung, tìm kiếm và cứu hộ, cứu trợ nhân
đạo.
|
However, while Beijing maintains that it does not challenge
the principle of freedom of navigation, it does raise serious concerns over
and publicly objects to the military intelligence gathering and surveillance
close to China's naval installations. The Hainan Island incident in 2001 and
the USS Impeccable incident of 2009 are reflection of this growing tension
between China and the United States.
|
Tuy nhiên, mặc dù Bắc Kinh luôn nói rằng họ không chống
lại nguyên tắc tự do hàng hải, họ lại gây rất nhiều lo ngại, và họ công khai
phản đối việc giám sát và thu thập thông tin tình báo quân sự gần nơi lắp đặt
các thiết bị hải quân của Trung Quốc. Sự cố trên đảo Hải Nam năm 2001 và vụ
việc của tàu Impeccable của Mỹ năm 2009 phản ánh tình trạng căng thẳng ngày
càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.
|
Third, being the smaller and weaker parties to the South
China Sea disputes, Vietnam and the Philippines, and indeed other ASEAN
claimant states, naturally have strong incentives to get US support to
counter China. In recent years, Hanoi and Manila have sought out and engaged
Washington in ever expanding military, as well as diplomatic and economic
ties, with defense exchanges, naval port calls and joint exercises, and
purchases of US equipment. Manila in particular has sought to secure firm
commitments from Washington with regard to the latter's obligation to the
1951 mutual defense treaty should the country get into military conflicts
with China.
|
Thứ ba, là những nước nhược tiểu trong tranh chấp Biển
Đông, Việt Nam và Philippines, mà thật ra là cả các nước ASEAN khác, đương
nhiên có động cơ rất mạnh về việc phải được Mỹ ủng hộ để chống lại Trung
Quốc. Trong những năm qua, Hà Nội và Manila đã tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài
và vận động Washington tham gia vào việc mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ quân
sự cũng như ngoại giao và kinh tế, với những trao đổi về quốc phòng, thăm
cảng hải quân của nhau, tập trận chung, và mua sắm trang thiết bị của Mỹ. Đặc
biệt, Manila đã tìm cách có được những cam kết vững chắc từ phía Washington,
liên quan đến nghĩa vụ của Washington trong hiệp ước phòng thủ chung ký năm
1951, đề phòng trường hợp Philippines có xung đột quân sự với Trung Quốc.
|
This presents serious challenges for the Barack Obama
administration - not least how to manage China's rise and not be entrapped in
the territorial disputes in the South China Sea. The administration's
"pivoting" or "rebalancing" to East Asia is clearly
driven by its geo-strategic calculations against the changing power relations
in the region. But this hedging does not preclude engaging China and
certainly does not preordain direct confrontation between the world's two
largest powers.
|
Điều này đem đến những thách thức nghiêm trọng cho chính
quyền Barack Obama – việc quan trọng là phải làm sao kiểm soát được sự trỗi
dậy của Trung Quốc và không bị sa vào tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Chính sách “chuyển hướng ưu tiên” hay “tái lập thế cân bằng” về Đông Á rõ
ràng có động cơ xuất phát từ những tính toán địa chiến lược nhằm đương đầu
với những thay đổi trong quan hệ giữa các siêu cường ở khu vực. Nhưng biện
pháp tự bảo hiểm này không loại trừ việc kéo Trung Quốc vào và chắc chắn
không định trước là sẽ có đối đầu trực tiếp giữa hai siêu cường lớn nhất thế
giới.
|
Clearly, the right approach for Washington is to remain
impartial while encouraging dialogue among the claimant parties. To
strengthen its own case in maritime navigation, the US has to seriously consider
its legal status within the framework of UNCLOS. But most importantly,
Washington and Beijing need to discuss and/or implement existing and new
bilateral mechanisms to manage and prevent future incidents at sea that could
drag the two navies into open conflict. The next round of Strategic and
Economic Dialogue may be the right platform to begin serious discussion.
|
Rõ ràng, cách tiếp cận đúng đắn cho Washington là duy trì
thái độ không thiên vị (không đứng về bên nào), trong khi vẫn khuyến khích
đối thoại giữa các nước có yêu sách chủ quyền. Để phát triển hoạt động hàng
hải của chính mình, Mỹ phải xem xét một cách nghiêm túc địa vị pháp lý của họ
trong khuôn khổ UNCLOS (hiện giờ Mỹ chưa tham gia UNCLOS – ND). Nhưng quan
trọng nhất là, Washington và Bắc Kinh cần thảo luận và/hoặc thực thi những cơ
chế song phương mới, hoặc cơ chế đang hiện hành, để kiểm soát và ngăn chặn
các vụ việc xảy ra trên biển trong tương lai, vốn dĩ có thể kéo hải quân hai
nước vào xung đột công khai. Vòng tiếp theo của Đối thoại về Chiến lược và
Kinh tế có thể sẽ là nền tảng tốt để đôi bên bắt đầu thảo luận nghiêm túc.
|
Proper management and eventual resolution of the
territorial disputes in the South China Sea requires both bilateral (China
vis-a-vis its key claimant states and US-China) and multilateral efforts
(ASEAN Regional Forum, ASEAN plus one, plus three, East Asia Summit) for
crisis management, conflict control, and confidence building. None is easy
and requires strategic vision and diplomacy, which are in critical demands at
a time of rising nationalism, leadership transition, and the growing
importance of maritime resources for national economic development.
|
Quản lý một cách phù hợp và đưa ra giải pháp chung cuộc
cho tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đòi hỏi các nỗ lực cả song phương
(Trung Quốc với các nước có yêu sách chủ quyền khác, Trung Quốc với Mỹ) và đa
phương (Diễn đàn Khu vực ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông
Á), để kiểm soát khủng hoảng, xung đột, và xây dựng niềm tin. Chẳng có việc
gì dễ dàng, việc nào cũng đòi hỏi tầm ngoại giao và tầm nhìn chiến lược – là
những yếu tố đang rất cần thiết trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc gia tăng,
chuyển giao lãnh đạo (ở Trung Quốc), và các nguồn tài nguyên biển thì có tầm
quan trọng ngày càng lớn đối với công
cuộc phát triển kinh tế quốc dân.
|
Dr Jingdong Yuan is
Acting Director of the Center for International Security Studies and an
Associate Professor at the Department of Government and International
Relations, University of Sydney.
|
Tiến sỹ Jingdong
Yuan là quyền giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế, Giáo sư tại khoa
Chính quyền và Quan hệ Quốc tế, Đại học Sydney.
|
|
|
|
Translated by Thủy Trúc
|
|
|
http://www.atimes.com/atimes/China/ND28Ad01.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, April 29, 2012
Peace lies beyond the South China Sea horizon Hòa bình trên Biển Đông nằm ở chân trời xa xôi
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn