|
|
Competition in the
Indian Ocean
|
CẠNH TRANH TRÊN ẤN
ĐỘ DƯƠNG
|
With the exception of the war between them in 1962, India
and China have existed with little geopolitical interaction. The situation
along their shared 3,000-kilometer (1,864-mile) border has not changed, but
shifts in China's economic structure have led Beijing to increasingly operate
in the Indian Ocean Basin, which is New Delhi's sphere of influence. India is
facing limitations as it tries to project power in the Indian Ocean to
counter this growing Chinese involvement.
|
Không tính cuộc chiến tranh giữa hai nước năm 1962, Ấn Độ
và Trung Quốc đã sống chung với mà không có mấy tương tác địa chính trị. Tình
hình dọc theo 3.000 km biên giới (1,864 dặm) đã không thay đổi, nhưng sự thay
đổi trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh hoạt động ngày càng
tăng trong thủy vực Ấn Độ Dương, vốn là phạm vi ảnh hưởng của New Delhi. Ấn
Độ đang đối mặt với các giới hạn khi quốc gia này nỗ lực tăng cường sưca mạnh
ở Ấn Độ Dương nhằm chống lại sự thâm nhập đang gia tăng của Trung Quốc vào
khu vực này.
|
Separating China and India are the Himalayan Mountains.
From India's perspective, Nepal and Bhutan are buffer states situated between
the northeastern and northwestern sections of the Indian-Chinese border. The
mountainous state of Sikkim was a third buffer, located between the other
two, and former Indian Prime Minister Indira Gandhi's government sought to
fully absorb this state into India. When anti-monarchy riots broke out in
Sikkim in 1973, India, fearful that China would step in and claim the area as
part of Tibet, used a mixture of political and military maneuvers to persuade
Sikkim's last monarch to accept Sikkim as India's 23rd state. This allowed
New Delhi to increase its leverage over China through its support for Tibetan
separatists living in Sikkim.
|
Chia tách giữa Ấn Độ và Trung Quốc là dãy núi Himalaya.
Đối với Ấn Độ, Nêpan và Butan là những quốc gia đệm ở khu vực biên giới Đông
Bắc và Tây Bắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bang miền núi Sikkim là tấm đệm thứ
3 giữa hai quốc gia và chính phủ của cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã tìm
cách đưa toàn bộ bang này vào Ấn Độ. Khi các cuộc bạo loạn chống chế độ quân
chủ bùng nổ tại Sikkim năm 1973, do lo ngại Trung Quốc có thể nhảy vào và đòi
đây là một phần của Tây Tạng nên Ấn Độ đã sử dụng tổng hợp chiến thuật chính
trị và quân sự để thuyết phục vị vua cuối cùng của Sikkim chấp nhận Sikkim là
bang thứ 23 của Ấn Độ. Điều này giúp Niu Đêli có thêm đòn bẩy đối với Trung
Quốc thông qua việc hỗ trợ các phần tử Tây Tạng ly khai đang sống tại Sikkim.
|
There are numerous territorial disputes along the
mountainous Indian-Chinese border. China possesses extensive territory in
northwestern India's Kashmir region in three areas: the Shaksgam Valley,
Aksai Chin and Demchok. Beijing also claims a considerable amount of
territory that forms the northern rim of the northeast Indian state of
Arunachal Pradesh.
|
Có rất nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc đường biên giới Ấn Độ
– Trung Quốc. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn trong khu vực Casơmia, ở phía
Tây Bắc của Ấn Độ, tại 3 khu vực là Thung lũng Shaksgam, Aksai Chin và
Demchok. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền một phần đáng kể của khu vực hình
thành nên vành đai Đông Bắc của Ấn Độ – bang Arunachal Pradesh.
|
Tensions, But Little
Action, Along the Border
|
Trung Quốc, căng
thẳng nhưng ít hành động dọc Biên giới
|
The Himalayas effectively prevent India and China from
making any significant military advances against each other. However, this
has not eliminated tensions altogether. Over the past six decades, there has
been frequent clamor in India about potential threats from the Chinese
People's Liberation Army (PLA) in various areas along India's northern flank.
(The Indian states of Himachal Pradesh and Uttarakhand, located between Nepal
and Kashmir along the border with China, are also considered vulnerable to
Chinese military incursions.) In recent years, this perceived threat has led
New Delhi to enhance its military defenses in relation to Beijing.
|
Dãy Himalaya đã ngăn chặn hiệu quả, không cho Ấn Độ và
Trung Quốc thực hiện được hoạt động quân sự đáng kể nào chống lại nhau. Tuy
nhiên, điều này không loại bỏ hoàn toàn được những căng thẳng. Hơn 6 thập kỷ
qua, tại Ấn Độ, thường xuyên có những phản đối về các mối đe dọa tiềm tàng từ
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở nhiều khu vực dọc theo sườn phía
Bắc của Ấn Độ (các bang Himachal Pradesh và Uttarakhand, nằm giữa Nêpan và
Casơmia dọc biên giới với Trung Quốc, cũng bị xem là có nguy cơ bị quân đội
Trung Quốc xâm nhập). Trong những năm gần đây, mối đe dọa này đã dẫn đến việc
Niu Đêli tăng cường phòng thủ quân sự trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
|
Officials in the Indian state of Arunachal Pradesh occasionally
will claim that the Chinese are building up their military on their side of
the border. These claims typically are followed by statements highlighting
India's efforts to increase security on its side, which the Chinese construe
as hostility. However, such statements form the Chinese are largely
rhetorical. Chinese sources have told Stratfor that what is happening in
these instances is periodic construction work with defensive purposes by
China's army corps of engineers, which the Indians consider offensive moves.
Aggravating these tensions are accusations that each country is assisting the
other's rebel forces, with India claiming that China backs various ethnic
insurgent groups in India's northeastern states (Assam, Nagaland, Mizoram,
Tripura and Meghalaya) while China criticizes India for providing havens for
Tibetan separatists.
|
Các quan chức tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ thỉnh
thoảng khẳng định rằng Trung Quốc đang xây dựng quân đội ở phía bên giới của
họ. Những tuyên bố này thường theo sau bởi những báo cáo nêu bật những nỗ lực
của Ấn Độ nhằm tăng cường an ninh bên phía mình và coi Trung Quốc là thù
địch. Các nguồn tin của Trung Quốc cho Stratfor biết rằng cái đang diễn ra
trong những trường hợp này là việc các quân đoàn công binh Trung Quốc thường
kỳ xây dựng các công trình có mục đích phòng thủ, nhưng Ấn Độ lại coi như là
những động thái tấn công. Làm trầm trọng thêm những căng thẳng này là những
cáo buộc rằng nước này đang hỗ trợ cho những phần tử nổi loạn ở nước kia. Ấn
Độ thì khẳng định rằng Trung Quốc đang hỗ trợ nhiều nhóm nổi dậy khác nhau ở
các bang Đông Bắc của Ấn Độ như Assam, Nagaland, Mizoram, Tripura và
Meghalaya. Trong khi đó thì Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về việc cung cấp chỗ
trú ẩn cho các phần tử ly khai Tây Tạng.
|
Aside from these accusations and military preparedness
measures, India's border with China has remained calm for the last 50 years
-- except for rare and minor incidents. This is not likely to change in the
foreseeable future.
|
Ngoài những cáo buộc và các biện pháp chuẩn bị quân sự
này, biên giới của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn bình yên trong 50 năm qua, ngoại
trừ các sự cố hiếm hoi và nhỏ lẻ. Điều này khó có khả năng thay đổi trong
tương lai gần.
|
The Pakistani Factor
in Indian-Chinese Relations
|
Yếu tố Pakixtan
trong quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc
|
India's fear of a Chinese encirclement drives the thinking
of Indian strategists and policymakers. A key part of this thinking has to do
with the historical alliance between China and Pakistan, India's archrival
and western neighbor. China has used the rivalry between India and Pakistan
as a significant lever against New Delhi.
|
Việc lo ngại bị Trung Quốc bao vây đã tác động đến tư duy
của các chiến lược gia và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ. Phần quan
trọng của tư duy này liên quan đến mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và
Pakixtan – nước láng giềng đối thủ ở phía Tây của Ấn Độ. Trung Quốc đã sử
dụng sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakixtan làm đòn bẩy chống lại Niu Đêli.
|
Beijing's military cooperation with and economic
assistance to Islamabad has allowed the Chinese to establish a considerable
presence in Pakistan. From New Delhi's perspective, Chinese involvement in
developing transportation corridors in Pakistan's northern Gilgit-Baltistan
region, which the Pakistanis seized in the 1948 war in the Kashmir region,
enhances Pakistan's position in the disputed territory. In recent years, New
Delhi has alleged that Pakistan allowed up to 11,000 PLA troops to be
stationed in Gilgit-Baltistan.
|
Hợp tác quân sự và trợ giúp kinh tế cho Ixlamabát đã cho
phép Trung Quốc thiết lập sự hiện diện đáng kể tại Pakixtan. Đối với Niu
Đêli, sự tham dự của Trung Quốc vào việc phát triển hành lang giao thông ở
khu vực Gilgit-Baltistan, Đông Bắc Pakixtan, mà Pakixtan đã giành được trong
cuộc chiến tranh 1948 tại khu vực Casơmia, đã giúp nâng cao vị thế của
Pakixtan tại vùng lãnh thổ tranh chấp này. Trong những năm gần đây, Niu Đêli
đã cáo buộc rằng Pakixtan đã cho phép 11.000 quân PLA vào đồn trú tại
Gilgit-Baltistan.
|
China would like to use the full length of Pakistan's territory
as a land bridge for exports and, far more important, imports. This ability
would allow China to bypass the shipping lanes between its eastern and
southern seaboard that run through the Strait of Malacca and the Indian Ocean
-- an important step in making China's energy imports from the Middle East
more secure.
|
Trung Quốc có thể muốn sử dụng toàn bộ chiều dài lãnh thổ
Pakixtan làm cầu nối cho hàng xuất khẩu và quan trọng hơn là nhập khẩu. Khả
năng này sẽ giúp Trung Quốc tránh các tuyến đường biển giữa vùng biển phía
Đông và phía Nam chạy qua eo biển Malắca và Ấn Độ Dương. Đây là một bước đi
quan trọng giúp việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc từ Trung Đông trở
nên bảo đảm hơn.
|
Beijing can do just that if it can establish a robust and
secure transportation corridor between the Khunjerab Pass border crossing on
the Pakistani-Chinese border and the port of Gwadar on the Arabian Sea (which
the Chinese have helped develop). However, technological and financial
obstacles, as well as security, climate and terrain-related issues, have
prevented the Chinese from developing road and rail infrastructure along the
full length of Pakistan's territory. Given Pakistan's domestic convulsions
and the coming withdrawal of NATO forces from Afghanistan, only meager
progress on this front can be expected for a long time to come. However, the
port at Gwadar holds immense maritime value for Beijing and can serve as a
key Chinese naval outpost in the northwestern end of the Indian Ocean.
|
Bắc Kinh có thể thực hiện được điều này nếu họ có thể
thiết lập một hành lang giao thông tốt và an toàn giữa đèo Khunjerab ở biên
giới Pakixtan – Trung Quốc và cảng Gwadar ở Biển Arập (một cơ sở Trung Quốc
đã giúp xây dựng). Tuy nhiên, những trở ngại về kỹ thuật và tài chính cũng
như các vấn đề về an ninh, khí hậu và địa chất, đã ngăn cản Trung Quốc xây
dựng cơ sở hạ tầng đường sá và đường sắt dọc toàn bộ chiều dài lãnh thổ
Pakixtan. Do sự rối loạn trong nước của Pakixtan và việc NATO sẽ rút quân
khỏi Ápganixtan, về lâu dài, Bắc Kinh sẽ chỉ đạt được một phần nhỏ trong tham
vọng này. Tuy nhiên, cảng Gwadar lại có giá trị hàng hải rất lớn đối với Bắc
Kinh và có thể là một cảng hải quân quan trọng của Trung Quốc ở phía Tây Bắc
của Ấn Độ Dương.
|
Despite China's involvement in Pakistan, there are problems
with using that involvement as leverage against India. Instability within
Pakistan and the transnational Islamist militants headquartered there are
turning Pakistan into more of a liability than an asset. Pakistani-Chinese
relations are also affected by the United States' role in South Asia, and
Beijing has to balance its commitments to Islamabad with its relationship
with Washington. China also is neither willing nor able to play a role in
Pakistan -- financially or politically -- similar to the United States. More
important, China's geopolitical needs extend far beyond Pakistan.
|
Mặc dù có sự can dự của Trung Quốc vào Pakixtan, nhưng vấn
có nhiều khó khăn trong việc sử dụng sự can dự đó để chống lại Ấn Độ. Sự bất
ổn tại Pakixtan và các phần tử vũ trang Hồi giáo quốc tế đóng tổng hành dinh
tại đó đã biến Pakixtan thành một gánh nợ hơn là một tài sản. Quan hệ Trung
Quốc – Pakixtan cũng bị ảnh hưởng bởi vai trò của Mỹ ở Nam Á và Bắc Kinh phải
cân bằng những cam kết của mình với Ixlamabát và mối quan hệ với Oasinhtơn.
Trung Quốc cũng không sẵn sàng hoặc không thể đảm nhận một vai trò tại
Pakixtan, về mặt tài chính hoặc chính trị như Mỹ. Quan trọng hơn, nhu cầu địa
chính trị của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Pakixtan.
|
The shifts in China's political economy in recent decades
have forced Beijing to transform from a land power to a maritime one. Its
growing need for energy and other resources to feed its industrial engine and
thus its export sector require that the shipping lanes from its coasts to
Africa and the Middle East remain open. China has had to establish and
enhance its presence in the Indian Ocean Basin accordingly.
|
Sự thay đổi kinh tế chính trị của Trung Quốc trong những
thập kỷ gần đây đă buộc Bắc Kinh phải chuyển đổi từ cường quốc đất liền sang
cường quốc biển. Nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và các nguồn tài nguyên
khác để nuôi bộ máy công nghiệp và do lĩnh vực xuất khẩu yêu cầu các tuyến
đường vận chuyển từ bờ biển của Trung Quốc đến châu Phi và Trung Đông, Trung
Quốc phải thiết lập và tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương cho phù
hợp.
|
Though it will be a while before China develops considerable
blue-water naval capabilities, the Chinese reportedly have started developing
outposts of influence across the Indian Ocean in the form of port development
plans. While in many cases China has financed construction operations of
those ports, these projects in Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, the Maldives
and elsewhere are also potential sources of revenue for Chinese construction
companies. However, this intrusion into India's southern flank has
exacerbated India's security concerns regarding China.
|
Mặc đù sẽ mất thời gian để Trung Quốc có thể xây dựng năng
lực hải quân, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các tiền đồn ảnh hưởng
trên khắp Ấn Độ Dương. Mặc dù trong nhiều trường hợp Trung Quốc cung cấp tài
chính cho hoạt động xây dựng các cảng này, các dự án này tại Mianma,
Bănglađét, Xri Lanca, Manđivơ và những nơi khác cũng là nguồn thu tiềm năng
cho các công ty xây dựng của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc bị xâm nhập vào sườn
phía Nam này đã làm trầm trọng thêm sự lo ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc
trong vấn đề an ninh.
|
India's Options
Because China is a larger economic power and has much more
substantial long-range naval capabilities than India, New Delhi feels
pressured to work against Chinese encroachment on what the Indians consider
their territorial waters. Although India has not been able to use the Indian
Ocean for power projection beyond the basin, it has established significant
influence there. Furthermore, as India's own need for resources, especially
energy resources, grows, it will need to ensure the security of its shipping
lanes from Africa and the Middle East and from Southeast Asia. Along with
India's desire to protect its ownership of the Andaman and Nicobar Islands in
the Bay of Bengal and the Lakshadweep Islands near the Arabian Sea, this need
makes friction between China and India in the Indian Ocean Basin inevitable.
Since India is incapable of countering China's advances in the Indian Ocean
on its own, New Delhi cooperates with Washington, which has its own interest
in containing China's influence in the region.
|
Những lựa chọn của
Ấn Độ
Vì Trung Quốc là một cường quốc kinh tế lớn hơn và có khả
năng hải quân tầm xa tốt hơn so với Ấn Độ, Niu Đêli cảm thấy phải sớm hành
động để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc đối với những cái mà Ấn Độ coi là
lãnh hải của mình. Mặc dù Ấn Độ không có khả năng sử dụng Ấn Độ Dương cho
việc phát huy sức mạnh ra bên ngoài khu vực, nhưng nước này đã thiết lập được
ảnh hưởng đáng kể ở đây. Hơn nữa, do chính nhu cầu của Ấn Độ đối với các
nguồn tài nguyên, đặc biệt là năng lượng, đang tăng lên, Ấn Độ cần phải bảo
đảm an ninh cho các tuyến đường biển của mình từ châu Phi, Trung Đông và Đông
Nam Á. Cùng với mong muốn của Ấn Độ trong việc bảo vệ quyền sở hữu các quần
đảo Andaman và Nicobar tại vịnh Bengan và quần đảo Lakshadweep gần Biển Arập,
nhu cầu này làm cho những va chạm giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên khu vực Ấn Độ
Dương là điều không thể tránh khỏi. Do Ấn Độ không có khả năng tự mình chống
lại sức mạnh Trung Quốc trên Ấn Độ Dương nên Niu Đêli đã hỢp tác với
Oasinhtơn. Oasinhtơn cũng có lợi ích riêng khi kiềm chế ảnh hưởng của Trung
Quốc ở khu vực.
|
From India's standpoint, the southern reaches of the Bay
of Bengal are critical because of their proximity to the Strait of Malacca.
The strait is important to India's 20-year-old "Look East" policy,
driven by energy and trade needs and a strong interest in countering China
that has stagnated after several attempts at reinvigoration. The policy
involves New Delhi's developing close relations with Myanmar and the other
countries in the region formerly known as Indochina.
|
Từ góc độ của Ấn Độ, phần phía Nam của vịnh Bengan là rất
quan trọng vì nó gần với eo biển Malắcca. Eo biển Malắcca quan trọng đối với
chính sách “Hướng Đông” 20 năm tuổi của Ấn Độ, một chính sách được thúc đẩy
bởi nhu cầu năng lượng và thương mại và sự quan tâm mạnh mẽ đến việc chống
lại Trung Quốc. Chính sách này liên quan đến việc Ấn Độ phát triển mối quan
hệ chặt chẽ với Mianma và các nước khác trong khu vực vốn trước đây được gọi
là các nước Đông Dương.
|
In the past two decades, India has re-established close
relations with the ruling junta in Myanmar, a longtime Chinese ally. By
taking advantage of Myanmar's need for international partners, given the
country's pariah status, India has not only developed another source of
natural gas but has also begun offering China competition. Additionally,
energy cooperation deals with Vietnam have allowed India to establish a
presence in the South China Sea region -- an area China considers its
exclusive sphere of influence.
|
Trong 2 thập kỷ qua, Ấn Độ đã tái thiết lập quan hệ gần
gũi với Mianma, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc. Bằng việc tận dụng nhu
cầu của Mianma cần có các đối tác quốc tế, do vị thế cùng khổ của nước này,
Ấn Độ đã không chỉ phát triển nguồn tài nguyên khí đốt mà còn bắt đầu cạnh
tranh với Trung Quốc, Ngoài ra, các thoả thuận hợp tác năng lượng với Việt
Nam cũng cho phép Ấn Độ thiết lập sự hiện diện ở khu vực Biển Đông – một khu
vực Trung Quốc coi là độc quyền ảnh hưởng.
|
India has also developed close economic ties with other
key Southeast Asian states including Thailand, Singapore and Malaysia. This
has allowed India to establish a free trade agreement with the Association of
Southeast Asian Nations (ASEAN). Southeast Asian countries share India's
desire to counter China's growing influence.
|
Ấn Độ cũng xây dựng các mối quan hệ kinh tế gần gũi với
các quốc gia Đông Nam Á quan trọng khác như Thái Lan, Xinhgapo và Malaixia.
Điều này cho phép Ấn Độ thành lập một thoả thuận tự do thương mại với Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nước Đông Nam Á cũng chia sẻ mong
muốn của Ấn Độ trong việc chống lại ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc.
|
Beyond Southeast Asia, India is working with Japan, which
also has a strong interest in counterbalancing China. Both countries are
working with the United States to create a foothold in the South China Sea --
a trilateral arrangement that could help India. However, India's own ability
to counter China on its southern flank is limited by New Delhi's domestic,
political and economic situation.
|
Ngoài Đông Nam Á, Ấn Độ cũng đang làm việc với Nhật Bản,
nước cũng rất quan tâm đến việc đối trọng lại Trung Quốc. Cả hai nước đang
cùng làm việc với Mỹ để thiết lập chỗ đứng tại Biển Đông – một thoả thuận 3
bên có thể có ích cho Ấn Độ. Tuy nhiên, khả năng của Ấn Độ trong việc chống
lại Trung Quốc ở sườn phía Nam của mình bị hạn chế do tình hình nội bộ, chính
trị và kinh tế của Niu Đêli.
|
The Role of
Bilateral Trade
In the past decade or so, India's general outlook toward
China has changed so that enhanced trade relations and economic cooperation
have complemented the strategic competition between the two. The strengthened
Indian-Chinese economic ties have also increased India's importance to the
point where China feels it is necessary to balance its historical ties with
Pakistan with the need to work with India. Further, China's concern about a
strategic encirclement by the United States, of which New Delhi is a single
but significant part, has been working in India's favor. This has given New
Delhi the ability to deal with Islamabad, India's main security threat.
|
Vai trò của thương
mại song phương
Trong khoảng một thập kỷ qua, quan điểm chung của Ấn Độ
đối với Trung Quốc đã thay đổi, tăng cường quan hệ thương mại và hợp tác kinh
tế đã bổ sung cho sự cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia. Các mối quan hệ
kinh tế Ấn Độ – Trung Quốc đã nâng tầm quan trọng của Ấn Độ tới mức mà Trung
Quốc cảm thấy cần phải cân bằng các mối quan hệ lịch sử của mình với Pakixtan
để hợp tác với Ấn Độ. Hơn nữa, mối lo ngại của Trung Quốc về sự bao vây chiến
lược của Mỹ, trong đó Niu Đêli là một phần quan trọng, đã tạo thuận lợi cho
Ấn Độ. Điều này giúp Niu Đêli có khả năng để đối phó với Ixlamabát – mối đe
dọa an ninh chính của Ấn Độ.
|
However, there is a long-term trend in which China has
become India's largest trade partner while India's relevance to China has
remained static. From 2001-2010, India's trade with China steadily increased
from around 3 percent of overall trade to around 10 percent. However, China's
trade with India as a percentage of its overall trade stayed almost flat,
increasing from about 1 to 2 percent over the same period. In 2010, total
trade between the two was approximately $50 billion.
|
Tuy nhiên, có một xu hướng dài hạn theo đó Trung Quốc sẽ
trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong khi vai trò của Ấn Độ
đối với Trung Quốc không thay đổi. Từ năm 2001 đến 2010, thương mại của Ấn Độ
với Trung Quốc tăng đều đặn từ 3% lên 10% tổng thương mại. Tuy nhiên, thương
mại của Trung Quốc với Ấn Độ tính theo phần trăm trong tổng thương mại của
nước này gần như đứng im, tăng từ 1 – 2% trong giai đoạn trên. Năm 2010, tổng
kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 50 tỷ USD.
|
Much of this trend can be attributed to increased Indian
consumption of Chinese electronics and machinery (a full 42 percent of
imports in 2010). In 2001, Indian imports of Chinese goods totaled $1.8
billion, including about $200 million of electronic goods and $200 million of
machinery. By 2010, Indian imports of Chinese goods totaled $33 billion,
including $9 billion of electronic goods and $5.6 billion of machinery.
|
Xu hướng này phần lớn là do việc Ấn Độ tăng cường tiêu thụ
thiết bị điện tử và máy móc của Trung Quốc (mặt hàng chiếm 42% nhập khẩu
trong năm 2010). Năm 2001, Ấn Độ nhập khẩu 1,8 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc,
trong đó có khoảng 200 triệu USD hàng điện tử và 200 triệu USD máy móc. Đến
năm 2010, Ấn Độ nhập tổng cộng 33 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc, trong đó
hàng điện tử là 9 tỷ USD và máy móc là 5,6 tỷ USD.
|
This means China has been able to sell its low-cost manufactured
goods to India, in part displacing domestic manufacturers, while India has
been unable to sell China its major goods, such as refined petroleum
products, diamonds, jewelry, cars and electronics, and its higher value-added
services, such as software development, engineering and information
technology development. This imbalance has implications for the countries'
broader rivalry.
|
Điều này có nghĩa là Trung Quốc có khả năng bán các hàng
hoá có chi phí sản xuất thấp vào Ấn Độ, chiếm mất thị phần của các nhà sản
xuất nội địa, trong khi Ấn Độ không thể bán cho Trung Quốc các loại hàng hoá
chính của mình như các sản phẩm hoá dầu, kim cương, đồ trang sức, ôtô, hàng
điện tử và các dịch vụ giá trị gia tăng cao như phát triển phần mềm, kỹ thuật
và phát triển công nghệ thông tin. Sự mất cân bằng này có những tác động đến
sự kình địch chung giữa hai quốc gia.
|
Ultimately India depends more on China economically and
thus is in the weaker position in the countries' larger strategic
competition, which will continue playing out in the Indian Ocean rather than
along their shared border.
|
Cuối cùng, Ấn Độ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về
kinh tế và do đó sẽ ở vị trí yếu trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai
nước – một cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra trên Ấn Độ Dương chứ không phải là ở
biên giới chung giữa hai nước.
|
|
|
|
|
http://www.irgamag.com/?page=Competition_04042012
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, April 29, 2012
Competition in the Indian Ocean CẠNH TRANH TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG
Labels:
INTERNATIONAL-QUỐC TẾ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn