MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, April 22, 2012

Vietnam’s China Dilemma: Steering in New Strategic Environment Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc Việt Nam: Định hướng trong môi trường chiến lược mới





Vietnam’s China Dilemma: Steering in New Strategic Environment

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc Việt Nam: Định hướng trong môi trường chiến lược mới

By Marvin Ott
Apr 03, 2012

Marvin Ott
03/4/2012

THE ASCENDANCE of the United States as the world’s “sole superpower” and the rapid emergence of China as East Asia’s preeminent regional power have presented Vietnam with a dilemma. The rise of China has posed a potentially existential threat whereas the pivot of the US to Asia has offered a potential solution. While China’s challenge has tested the strategic acumen of officials in Hanoi, the Vietnamese response has been multifaceted and follows nine apparent guidelines.

Sự đi xuống của Mỹ trong vai trò “siêu cường duy nhất” của thế giới và sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc với vai trò là cường quốc nổi trội ở khu vực Đông Á đã tạo ra một thế khó cho Việt Nam. Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng, trong khi sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ tới châu Á có thể đem lại cho Việt Nam một giải pháp tiềm năng. Trong khi thách thức của Trung Quốc đã đo lường sự nhạy bén trong chiến lược của các quan chức tại Hà Nội, phản ứng của Việt Nam đa dạng và tuân thủ chín định hướng rõ ràng.


Nine Guidelines

The first is to work through Party-to-Party channels to cultivate improved relations with China. The signature accomplishment in this effort has been a settlement of the border dispute on land and in most of the Tonkin Gulf – but not the South China Sea. The second is to build Vietnam’s strength by reforming and opening the economy - doi moi - and upgrading the armed forces with an emphasis on maritime denial capabilities. The third is to join and bond with ASEAN so that any threat to Vietnam is increasingly seen as a threat to all. The fourth is to use every opportunity through official presence, public statements, military exercises, and “facts on the ground” to assert Vietnam’s “sovereign rights” in the South China Sea.

Chín định hướng

Thứ nhất là thông qua các kênh giữa hai Đảng để cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thành tựu nổi bật của nỗ lực này là việc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và gần như toàn bộ Vịnh Bắc Bộ – nhưng không phải là Biển Đông. Thứ hai là xây dựng sức mạnh của Việt Nam bằng việc cải cách và mở cửa nền kinh tế – còn gọi là Đổi Mới – và nâng cấp các lực lượng vũ trang vơi trọng tâm là khả năng chống tiếp cận trên biển. Thứ ba là gia nhập và liên kết với ASEAN để làm cho bất cứ mối đe dọa nào đối với Việt Nam ngày càng được coi là một mối đe dọa với tất cả. Thứ tư là sử dụng mọi cơ hội thông qua sự hiện diện chính thức, các tuyên bố công khai, các cuộc tập trận quân sự, và “sự thật trên thực địa” để khẳng định “quyền chủ quyền” của Việt Nam trên Biển Đông.

The fifth is to facilitate negotiations designed to ease territorial disputes among ASEAN states in the South China Sea so as to present a united front to China. The sixth is to draw international oil companies (including Indian) into the South China Sea by offering attractive concessions for leases. The seventh is to develop closer relations with Japan and upgraded military-to-military ties with Russia and India  – including possible naval access to a refurbished Cam Ranh Bay. The eighth is to inform Beijing frequently and explicitly that Vietnam “can never accept” China’s maritime claims. Finally, cultivate an increasingly close relationship with the US including economic, diplomatic, and military dimensions.

Thứ năm là tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ASEAN trên Biển Đông để tạo ra một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc. Thứ sáu là lôi kéo các công ty dầu lửa quốc tế (trong đó có Ấn Độ) vào Biển Đông bằng việc đưa ra các điều khoản hấp dẫn trong các hợp đồng. Thứ bảy là phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản và nâng cấp quan hệ quân sự với Nga và Ấn Độ – trong đó có khả năng cho hải quân tiếp cận với Cảng Cam Ranh. Thứ tám là thông báo cho Bắc Kinh thường xuyên và công khai rằng Việt Nam “không bao giờ có thể chấp nhận” các tuyên bố về biển của Trung Quốc. Cuối cùng là phát triển một mối quan hệ ngày càng gần hơn với Mỹ, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự.

The growth of military ties with the US has been particularly noteworthy. Beginning with cautious cooperation in resolving MIA/POW cases in the 1980s, actual military-to-military contacts began in the mid-1990s. These have blossomed into regular US naval visits to Vietnamese ports, a structured “strategic dialogue” between the two defence establishments, and regular references by senior Vietnamese officials to a “strategic partnership” with the US. The largely unspoken but unmistakable driver for this relationship is a shared concern about China.

Sự phát triển của quan hệ quân sự với Mỹ được đặc biệt chú ý. Bắt đầu bằng sự hợp tác thận trọng trong việc giải quyết vấn đề MIA/POW (người Mỹ mất tích trong chiến tranh và tù binh chiến tranh) trong những năm 1980, các mối liên lạc giữa hai quân đội bắt đầu từ giữa những năm 1990. Quan hệ này mở rộng nhanh chóng với các chuyến thăm cảng của tàu hải quân Mỹ, một diễn đàn “đối thoại chiến lược” giữa giới quân sự hai nước, và việc các quan chức cao cấp Việt Nam thường xuyên nhắc tới một “quan hệ đối tác chiến lược”. Động cơ không nói ra nhưng không thể nhầm lẫn được cho là mấu chốt của mối quan hệ này là sự quan ngại chung về Trung Quốc.

Vietnam’s Strategic environment

Môi trường chiến lược của Việt Nam

China’s expanding power creates a radically asymmetric strategic environment for Vietnam. Today there could be no repeat of Vietnam’s 1979 military success against China – and Hanoi knows it. If China is determined to assert itself - such as by excluding Vietnamese fishermen from parts of the South China Sea - there is probably nothing Vietnam can do to stop them. Nevertheless, certain trends in the region work to Vietnam’s advantage.

Sức mạnh đang tăng của Trung Quốc tạo ra một môi trường chiến lược rất bất cân xứng cho Việt Nam. Ngày nay không có sự lặp lại thành công về quân sự giống như Việt Nam đã thực hiện vào năm 1979 trước Trung Quốc, Nếu Trung Quốc quyết tâm – chẳng hạn như không cho ngư dân Việt Nam vào các vùng biển ở Biển Đông – có lẽ Việt Nam không thể làm gì được. Tuy nhiên, các xu hướng rõ rệt trong khu vực lại đang có lợi cho Việt Nam.

Firstly, there is the US strategic refocus (“pivot”) toward Southeast Asia and the South China Sea. Hanoi is well aware that American military power is ultimately the only effective counter to China’s growing assertiveness. Secondly, there is a palpable and growing uneasiness in Southeast Asia regarding China’s intentions. The result has been an increasing willingness among ASEAN governments to express their shared concerns to Beijing  – and the US. China has long sought to have the South China Sea disputes with Southeast Asia handled on a bilateral basis out of the spotlight. Vietnam has sought the opposite  – to internationalise and publicise. In this particular instance the advantage lies with Vietnam, not China.

Thứ nhất là sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược của Mỹ tới Đông Nam Á và Biển Đông. Hà Nội biết rõ rằng sức mạnh quân sự của Mỹ cuối cùng sẽ là đối trọng hiệu quả duy nhất cho sự mạnh bạo ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Thứ hai là sự bất an rõ rệt và ngày càng tăng tại Đông Nam Á trước các ý đồ của Trung Quốc. Kết quả là chính phủ các nước ASEAN ngày càng sẵn sàng thể hiện mối quan ngại của họ với Bắc Kinh. Trung Quốc từ lâu đã cố gắng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông với Đông Nam Á trong phạm vi song phương và tránh gây chú ý. Việt Nam thì cố gắng theo hướng ngược lại – quốc tể hóa và công khai hóa. Trong vấn đề cụ thể này, lợi thế thuộc về Việt Nam chứ không phải Trung Quốc.


Historically, Vietnam’s relationship with China is an epic struggle to gain and preserve national independence free of Chinese control. Compared to this the more recent wars against French and American interventions are secondary themes. Roughly a thousand years ago, the Viet people achieved autonomy vis-à-vis China and have maintained it (at no little cost) since. From this perspective the era of French colonial rule, World War II, and the Cold War stand out as historical aberrations.

Về mặt lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là một bản hùng ca đấu tranh để giành lấy và gìn giữ độc lập dân tộc khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc, So với điều này, các cuộc chiến tranh gần đây chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ sẽ là thứ yếu. Gần một nghìn năm trước, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập với Trung Quốc và duy trì nó (với cái giá không hề rẻ) kể từ đó. Từ khía cạnh này, thời kì cai trị thuộc địa của Pháp, Chiến tranh thế giới thứ Hai và Chiến tranh Lạnh chỉ là những sai số của lịch sử.


During this period Chinese-Vietnamese animosity was tempered by other overriding threats and demands. During the “American War” the two Marxist-Leninist regimes in Beijing and Hanoi worked together as allies. But that collaboration quickly dissolved after 1975 when a triumphant and unified Vietnam sided with Moscow and against Beijing in what had become a bitter Sino-Soviet confrontation. Matters came to a dramatic head in 1979 when China reacted to Vietnam’s invasion of Cambodia (in response to Khmer Rouge attacks on Vietnamese villages) by sending 30 PLA divisions across the Vietnamese border to teach Hanoi a “lesson.”

Trong thời kỳ này, mối oán thù Trung – Việt được hóa giải nhờ vào các mối đe dọa và nhu cầu nổi trội. Trong “Chiến tranh chống Mỹ”, Bắc Kinh và Hà Nội trở thành đồng minh của nhau. Nhưng mối quan hệ đó nhanh chóng đố vỡ sau năm 1975 khi một Việt Nam chiến thắng và thống nhất đã đứng về phía Matxcơva và chống lại Bắc Kinh trong cuộc đối đầu Xô-Trung. Câu chuyện lên đến đỉnh điểm vào năm 1979 khi Trung Quốc phản ứng trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia (do các cuộc tấn công của Khơme Đỏ vào các làng mạc của Việt Nam) bằng việc cử 30 sư đoàn vượt qua biên giới Việt Nam để thực hiện cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Vietnam’s new game
  
The principal lesson learned was that the PLA did not perform well by modern military standards. Vietnam’s autonomy survived intact. During the next two decades the China-Vietnam relationship settled into a period of strategic quiescence. Both countries were absorbed with colossal tasks of economic reconstruction and development. The collapse of the Soviet Empire by the beginning of the 1990s was unnerving for both.

Cuộc chơi mới của Việt Nam

Bài học lớn nhất rút ra là việc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã không tác chiến tốt theo các tiêu chuẩn quân sự hiện đại. Sự độc lập của Việt Nam được giữ nguyên vẹn. Trong hai thập kỷ kế tiếp, mối quan hệ Trung – Việt bước vào giai đoạn lắng dịu về chiến lược. Cả hai nước đều tập trung vào nhiệm vụ lớn là tái thiết kinh tế và phát triển. Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 là điều gây bất an cho cả hai nước.

For Hanoi it meant the loss of a crucial benefactor that provided it with security and economic assistance. It also marked the advent of an entirely new strategic landscape dominated by the two realities of the US’ pre-eminent position as the “sole superpower” and China’s growing strength in the region where Vietnamese interests lie. Vietnam’s joining ASEAN and its growing stature in the bloc is testament to Hanoi’s ability to steer a middle course between the US and China. Hanoi’s growing rapprochement with the US, its former adversary, is the most significant manifestation of Hanoi’s adroitness in reconciling its strategic dilemma.

Đối với Hà Nội, điều này đồng nghĩa với việc mất đi một nguồn bảo trợ quan trọng về an ninh và kinh tế. Nó cũng đánh dấu sự khởi đầu của một bối cảnh chiến lược hoàn toàn mới, với hai đặc điểm nổi bật là vị trí số một của Mỹ trong vai trò “siêu cường duy nhất” và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực mà Việt Nam có lợi ích. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và vị thế ngày càng tăng trong tổ chức này là bằng chứng về khả năng của Hà Nội trong việc tạo một lối đi giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự gần gũi ngày càng tăng của Hà Nội với Oasinhtơn, là biểu hiện quan trọng nhất cho sự khéo léo của Hà Nội trong việc giải quyết thế kẹt về chiến lược.
Marvin Ott, PhD, is a Public Policy Scholar at the Woodrow Wilson International Center for Scholars and an Adjunct Professor at Johns Hopkins University.
Marvin Ott, Tiến sĩ, là học giả về chính sách công tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson dành cho các học giả và giáo sư trợ giảng ở Đại học Johns Hopkins.

http://www.wilsoncenter.org/article/vietnam%E2%80%99s-china-dilemma-steering-new-strategic-environment

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn