MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 3, 2012

While We Sleep The Chinese Prepare For War Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh


While We Sleep The Chinese Prepare For War

Khi chúng ta ngủ thì Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh

by WC

WC

As China gears up for war, President Obama focuses on allowing more Chinese tourists (2) into the USA (3) to stave off a recession – what is wrong with these two world views?

Khi Trung Quốc cài số chuẩn bị chiến tranh thì Tổng thống Obama tập trung vào việc tạo điều kiện cho nhiều người Trung Quốc sang Mỹ du lịch hơn để ngăn chặn suy thoái – hai quan điểm này có gì sai?

While China promotes the notion of her peaceful rise, one has to wonder.

Khi Trung Quốc củng cố khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của họ, người ta lấy làm lạ.

China has had a contentious relationship with all 14 countries sharing her border as well as those that do not. If the communist party is to be believed, China is a State of peace and harmony.

Trung Quốc có quan hệ tranh chấp với tất cả 14 quốc gia có chung đường biên giới với họ cũng như những quốc gia không chung biên giới. Nếu có thể tin được đảng cộng sản, thì Trung Quốc là đất nước của hòa bình và hài hòa.

However, if this is true, why all the advanced weaponry? And if the weapons are to be used as a ‘deterrent’, then why the saber rattling by China’s President and Leader of the Communist Party – Hu Jin Tao?

Tuy nhiên, nếu điều đó đúng thì tại sao lại có tất cả những vụ nâng cấp vũ khí? Và nếu vũ khí được sử dụng với mục đích ngăn ngừa, thì tại sao lại có những vụ huyên náo trên mạng do Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc kiêm lãnh đạo Đảng Cộng sản gây ra?

The bottom line is that as President Obama courts Chinese visitors and our universities court their children, the communists are gearing up for war. Too many people and too few resources make up the toxic mix that will force the Chinese into some sort of confrontation, it’s almost a foregone conclusion.

Vấn đề mấu chốt là, khi Tổng thống Obama ve vãn du khách Trung Quốc, còn các trường đại học của chúng ta (Mỹ) ve vãn con cái của họ, thì những người cộng sản đang gài số cho một cuộc chiến tranh. Rất nhiều người, cộng với rất ít nguồn lực, tạo nên một hỗn hợp chất độc mà sẽ buộc Trung Quốc phải rơi vào một trạng thái đối đầu nào đó. Đó gần như là một kết luận đã được biết trước.

A Peaceful China?

Unfortunately for China, they share a border with 14 different countries, many of whom fear their rise. Disputes range from claims to the South China Sea, to the islands off the coast of Japan.

Trung Quốc hòa bình ư?

Không may cho Trung Quốc là họ chia sẻ biên giới với 14 nước khác nhau, trong đó rất nhiều nước đều sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tranh chấp từ việc đòi chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: South China Sea – biển Hoa Nam) cho tới những hòn đảo ở ngoài khơi Nhật Bản.

In addition to these problems, there is anger over China’s damming of water supplies to many nations. The question one has to ask is whether the Chinese are digging themselves into a hole from which there is no rational escape.

Bên cạnh các vấn đề đó, còn có nỗi tức giận về việc Trung Quốc xây đập ngăn nguồn nước chảy vào nhiều quốc gia. Vấn đề mà người ta nên hỏi là liệu Trung Quốc có đang tự đào hố chôn mình – một cái hố mà họ không thể thoát ra một cách có khôn ngoan.

China is humiliated by their recent past. Foreign invaders, according to them, forced addiction upon the masses. They refer to the unfair treaties, which the ‘sons of heaven’ – as the Chinese like to call their leaders – can not still countenance.

Trung Quốc luôn cảm thấy nhục nhã vì quá khứ cận đại của họ. Theo họ, các thế lực ngoại xâm đã đẩy quần chúng nhân dân vào nghiện ngập (thuốc phiện). Họ nói đến những hiệp ước bất bình đẳng, mà “thiên tử” – như cách người Trung Quốc gọi vua của họ – không thể ưng thuận.

The sick old men of Asia, they were called.

But now things have changed. Foreign investment and funds have provided the impetus for astronomical growth and a newfound respect.

Họ từng bị gọi là Á Châu Bệnh phu.

Nhưng bây giờ mọi sự đã thay đổi. Đầu tư và các quỹ nước ngoài đã mang lại xung lực cho quá trình tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ và một sự tôn trọng mới.

An analogy would be that the skinny kid who was always picked on in gym class has grown up over the summer. Perhaps he’s taken some anabolic steroids for good measure, just to look good.

Việc này tương tự như chuyện một thằng bé gầy nhẳng vốn luôn bị trêu chọc ở lớp thể dục bỗng lớn vọt lên sau một mùa hè. Có lẽ nó đã dùng một số steroid tốt cho tiêu hóa nào đó để được cải thiện về hình thể, chỉ để trông khá hơn.

The boy, harboring years of resentment, shows off his new bulk as he cruises his ’74 Nova up and down the strip.

Đứa bé, nuôi trong lòng nhiều năm thù hận, khoe vóc dáng mới ngay bằng việc cưỡi chiếc Nova 74 của nó lượn phố khắp nơi.

To most of the town, he is still that skinny little kid – but now more dangerous. He is dangerous not for his heft, but for what he believes he must do to prove himself.

Đối với phần lớn người trong thị trấn, nó vẫn cứ là thằng bé gầy giơ xương kia – nhưng bây giờ nó nguy hiểm hơn. Nguy hiểm không phải vì cân nặng của nó, mà vì những điều mà nó nghĩ là nó cần phải làm để chứng tỏ mình.

For, as the Chinese say, “The nail that sticks up, gets pounded down”. Thus, all of the street cred all of the other bullies previously enjoyed will now come under scrutiny.

“Will they test him or will they back down?”

Bởi vì, như tục ngữ Trung Quốc có nói, “Móng tay mà dựng lên thì phải giũa phẳng đi”, tất cả những gì mà những kẻ bắt nạt nó khi xưa tin tưởng, bây giờ sẽ phải bị xem xét lại.

“Họ sẽ thử nó hay họ sẽ rút lui?”

It’s a question as old as time. As all school yard tough guys know, if you are going to talk the talk, then one day you are going to have to ‘walk the walk’.

Đó là câu hỏi xưa như trái đất. Như tất cả những thằng bé hư ở trường đều biết, nếu nói thật rồi thì một ngày nào đó anh sẽ phải làm thật.

Just look at the US in the late 60′s. The Chinese are now setting themselves up for conflict, as an article in the communist party ‘mouthpiece’ Global Times best exemplifies:

Hãy nhìn nước Mỹ vào cuối thập niên 60. Người Trung Hoa bây giờ đang dọn mình chuẩn bị cho chiến tranh, như một bài báo trong tờ “cơ quan ngôn luận” của đảng cộng sản, Global Times (tức là Hoàn Cầu Thời báo – ND) đang là ví dụ rất tốt:

“China, concentrating on interior development and harmony, has been ultimately merciful….We shouldn’t waste the opportunity to launch some tiny-scale battles that could deter provocateurs from going further…. could just be an ideal place to punish them…. I believe the constant military drill and infringement provide no better excuse for China to strike back…. being rational and restrained will always be our guidance on this matter. We should make good preparations for a small-scale battle while giving the other side the option of war or peace (4).”

“Trung Quốc, tập trung vào phát triển và hài hòa trong nước, đã cực kỳ nhân từ rồi… Chúng ta không nên bỏ phí cơ hội tiến hành một số cuộc chiến quy mô cực nhỏ có khả năng ngăn chặn, không để những kẻ khiêu khích đi xa hơn… có thể là một nơi lý tưởng để trừng phạt chúng… Tôi tin việc tập trận và xâm phạm lãnh thổ không ngừng (của chúng) đem đến những lý do không thể tốt hơn để Trung Quốc phản công… Lý trí và kiềm chế sẽ luôn hướng dẫn chúng ta trong vấn đề này. Chúng ta nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho một trận chiến quy mô nhỏ, trong khi để bên kia phải lựa chọn hoặc chiến tranh hoặc hòa bình”.

Border Problems

A major problem is that the Chinese are alienating a considerable amount of her neighbors. Problems with the Japanese (5), Vietnamese (6) and Philippines (7) are some of the more obvious disputes, not to mention Taiwan. And then there is India (8), a country with whom they waged a local conflict 50 years ago (9).

Các vấn đề biên giới

Một vấn đề lớn là Trung Quốc đang làm cho một số đáng kể láng giềng của họ căm ghét họ. Các rắc rối mà họ có với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines là một số trong những tranh chấp thể hiện rõ nhất, chưa kể với Đài Loan. Và rồi với Ấn Độ, một nước mà họ từng gây chiến cách đây 50 năm.

The range of the disputes vary, but at its heart is the fundamental issue, “Do we trust China?”. And based upon the response of those countries bordering her, the answer is a resounding “no we do not”.

Nội dung tranh chấp rất khác nhau, nhưng trung tâm của các cuộc tranh chấp vẫn là vấn đề căn bản: “Chúng ta có tin được Trung Quốc không?”. Và dựa vào phản ứng của những nước tiếp giáp với Trung Quốc, có thể thấy câu trả lời là: “Không, chúng ta không tin”.

The problem has gotten so grave that military assistance is being requested (10) of the USA from more (11) countries than one (12).

Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng đến mức bây giờ không chỉ một nước đề nghị được Mỹ hỗ trợ về quân sự.

At issue, aside from China’s increasing hawk-like rhetoric, is her military growth. China wields a veritable hodge podge of “purloined US tech (13)”. The seas around China now are littered with submarines equipped with the latest innovations “borrowed” from other nations.

Vấn đề cốt lõi, bên cạnh những ngôn từ ngày càng diều hâu của Trung Quốc, là tốc độ gia tăng quân sự của họ. Trung Quốc sử dụng một mớ thực sự hổ lốn “công nghệ ăn cắp từ Mỹ”. Các vùng biển bao quanh Trung Quốc giờ đây lố nhố tàu ngầm trang bị những phát minh mới nhất “vay mượn” từ quốc gia khác.

As if this were not enough, the sick old man of the orient has got himself a new “can”, or aircraft carrier. A resuscitated cold war relic that was purchased under the auspices of becoming a casino (14) has been retrofitted to be a tool of war.

Có lẽ như thế chưa đủ, ông già ốm yếu của phương Đông lại còn kiếm cho mình một chiếc “ba-toong” mới, tức là một tàu sân bay (hàng không mẫu hạm). Đó thật sự là một di vật của thời chiến tranh lạnh, được làm mới lại, được mua liều như đánh bạc, và được trang bị thêm nhiều bộ phận mới để trở thành công cụ chiến tranh.

The air is not safe, or so they say, as a knockoff US stealth fighter (15) has been developed, and a helicopter (16) as well. With all of this buildup, it is little wonder that her neighbors fear China’s rise.

Bầu trời cũng không an toàn, hoặc ít nhất là người ta đã nói như thế, khi mà Trung Quốc đã phát triển một máy bay tàng hình, nhái hàng Mỹ, và cả trực thăng nữa. Với tất cả những thứ đó, không có gì đáng ngạc nhiên lắm khi các nước láng giềng đều sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Could it be that all of this hardware of destruction is necessary to support China’s “peaceful” rise, as stated by the Chinese?

Liệu có phải tất cả những cỗ máy mang tính hủy diệt đó là cần thiết để hỗ trợ cho sự trỗi dậy “hòa bình” của Trung Quốc, như Trung Quốc nói, hay không?

“First of all, China is taking the road of peaceful development, unlike certain Western countries that evolved into world powers through military expansion. Wars are no longer the theme of the times. By contrast, China has quickly enhanced its comprehensive national strength and international status by adhering to peaceful development. (17)”

“Đầu tiên, Trung Quốc đi theo con đường phát triển hòa bình, không giống như một số nước phương Tây đã trở thành siêu cường thế giới thông qua bành trướng về quân sự. Chiến tranh không còn là gam chủ đạo của thời đại nữa. Ngược lại, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia cũng như vị thế quốc tế của họ, bằng việc tuân thủ nguyên tắc phát triển hòa bình”.

China – Once a War Nation, Always a War Nation

While it is popular and politically correct to say that the People’s Republic of China is experiencing a ‘peaceful rise’, but her history tells a different story.

Trung Hoa – đã từng là nước hiếu chiến, thì sẽ luôn là nước hiếu chiến

Mặc dù nói rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang trải qua giai đoạn “trỗi dậy hòa bình” là cách nói phổ biến và đúng đắn về mặt sử dụng ngôn từ chính trị, nhưng lịch sử của nước này thì cho thấy một câu chuyện khác hẳn.

Over the past 2500 years, China has warred for two millennia, while it has been at peace for merely 500 years – harmonious society indeed.

Suốt hơn 2500 năm, Trung Quốc trải qua hai thiên niên kỷ chiến tranh, và chỉ có hòa bình trong khoảng 500 năm – quả thật là xã hội hài hòa.

And things do not seem to be getting better. Chinese-on-Chinese violence has accounted for more deaths than both World Wars combined. And a good part of that was by the hands of the regime still ruling to this day.

Và mọi chuyện dường như không khá lên. Bạo lực mà bản thân dân Trung Hoa nhằm vào nhau là nguyên nhân làm cho nhiều người chết hơn tổng số người chết trong hai cuộc thế chiến. Đóng một vai trò quan trọng trong việc này là bàn tay của cái chế độ mà giờ vẫn đang cai trị Trung Quốc.



For all her talk about peace and harmony, one has to wonder.

Another issue propelling China into a horrible eventuality is resources, or lack thereof.

Với tất cả những lời Trung Quốc nói về hòa bình và hòa hợp, người ta phải thắc mắc.

Một vấn đề khác đẩy Trung Quốc vào một kết cục kinh khủng là chuyện tài nguyên, hay xuất phát từ đó là chuyện thiếu tài nguyên.

With twenty percent of the world’s population and less than ten percent of its arable land, much of which has been turned into a toxic bog, China needs more resources. They cannot produce enough grains (18), meat, pork nor oil to meet their needs.

Chiếm 20% dân số thế giới và không đầy 10% quỹ đất nông nghiệp của trái đất, hầu hết đã bị biến thành đầm lầy độc hại, Trung Quốc đang cần nhiều tài nguyên hơn nữa. Họ không thể sản xuất đủ ngũ cốc, dầu, để đáp ứng nhu cầu của mình.

And just like all dictators, the Chinese communists fear revolt. The clamoring masses require access to things the Chinese alone, do not possess.

Và cũng giống như mọi nhà độc tài khác, những người cộng sản Trung Quốc rất sợ các cuộc nổi dậy. Đám đông đang la ó đòi tiếp cận với những thứ mà Trung Quốc không sở hữu một mình.

As the good times wane and bellies groan for sustenance, the Chinese are forced to look outwards. Their presence in Africa and business dealings with the world’s leading despots is a testament as to how far they can and must go to secure raw materials.

Khi thời đẹp đẽ đã suy và những cái bụng đói bắt đầu rên rỉ đòi ăn, người Trung Quốc buộc lòng phải hướng ra bên ngoài. Sự hiện diện của họ ở châu Phi, việc họ giao thương với những tên bạo chúa của thế giới, là một sự chứng thực cho việc họ có thể và sẽ phải đi xa tới mức nào để kiếm tài nguyên thô.

As far as the U.S. home front is concerned, the rise of China is no big deal. After all, if the truth were told, some may question companies moving our R&D to a growing empire some have likened to Nazi Germany (19).

Đối với dư luận trong nước Mỹ thì sự trỗi dậy của Trung Quốc lại không phải chuyện gì quan trọng. Suy cho cùng, nếu sự thật được phơi bày, thì một số người có thể đặt vấn đề nghi vấn những công ty đang chuyển việc nghiên cứu và phát triển (R&D) của họ tới một quốc gia từng bị nhiều người so sánh với Đức Quốc xã.

I would not be as bold in my assertions over China, but would definitely be mindful of them. Yet, I wonder about the US and how trusting we are of communist China and her front companies (20), in light of what they have said and done.

Tôi sẽ không nói liều khi đưa ra những khẳng định về Trung Quốc, nhưng dứt khoát tôi sẽ lưu tâm tới họ. Tuy nhiên, tôi thắc mắc về chính nước Mỹ, và về việc chúng ta (tức là Mỹ – ND) đang tin tưởng nước Trung Hoa cộng sản cùng các công ty tuyến đầu của họ đến như thế nào, bất kể những gì họ đã nói và đã làm.

The Chinese have proven their ability to penetrate our most secure resources and skill at heisting our secrets. As if this were not enough, we are allowing them control over our Internet and data transmissions.

Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc thâm nhập vào những nguồn tài nguyên an toàn nhất của chúng ta, cũng như kỹ năng ăn cắp các bí mật của ta. Thế mà dường như vẫn chưa đủ, chúng ta còn để cho họ kiểm soát Internet và việc truyền dữ liệu.

Huawei, Alleged Communist Spy Front Comes to the Heartland

An example of our ignorance and trust of communist China can be seen by the inroads of China’s Huawei, an alleged front for the communist party.

Hoa Vi – mặt trận gián điệp Trung quốc – tiến vào trung nguyên

Một ví dụ về sự ngu dốt của chúng ta khi tin tưởng vào nước Trung Hoa cộng sản là sự xâm nhập của Hoa Vi (Huawei) – được cho là tiền trạm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

This company, which sells routers and thus controls access to the Internet, has set up shop in Texas and Michigan. Huawei has been accused of spying (21), espionage and being a Chinese tool of information destruction – should war ever break out.

Công ty này chuyên bán dây dẫn, đường truyền, và do đó kiểm soát được việc truy cập Internet. Họ đã mở cửa hàng ở Texas và Michigan. Hoa Vi từng bị buộc tội làm gián điệp, ăn cắp dữ liệu, và là công cụ của Trung Quốc nhằm phá thông tin trong trường hợp có chiến tranh.



From the UK (22) to India, distrust over Huawei’s true intentions abound. The most often cited reason cited are its ties to the communist party (23). As a matter of fact, even the US government has severe reservations citing:

Từ Anh cho tới Ấn Độ đều tràn ngập nghi ngờ về những mục đích thực của Hoa Vi. Lý do thường được nêu ra nhất là Hoa Vi có những mối liên hệ với chính quyền cộng sản. Thực tế là, ngay cả chính phủ Mỹ cũng có những ý kiến thể hiện sự e dè:

“A U.S. intelligence report for the first time links China’s largest telecommunications company to Beijing’s KGB-like intelligence service and says the company recently received nearly a quarter-billion dollars from the Chinese government.(24)”

Huawei part of Chinese spy network, says R&AW (25):

“Một báo cáo của cơ quan tình báo Mỹ đã lần đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc này với cơ quan tình báo tương tự như KGB của Bắc Kinh. Báo cáo cho rằng gần đây công ty đã nhận được gần một phần tư tỷ đôla từ chính phủ Trung Quốc”.

R&AW cho rằng Hoa Vi là một phần trong mạng lưới gián điệp của Trung Quốc:

“NEW DELHI: Chinese telecom major Huawei may aggressively deny any link to the China’s People’s Liberation Army, but independent assessments of Indian intelligence agencies so far clearly point out that PLA remains a customer of the company and has become more involved with it.

“NEW DELHI: Người khổng lồ viễn thông Trung Quốc – công ty Hoa Vi – đã hung hăng phủ nhận mọi sự liên hệ đến Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), nhưng các đánh giá độc lập của cơ quan tình báo Ấn Độ cho đến nay đã chỉ ra rõ ràng rằng PLA vẫn là một khách hàng của Hoa Vi và ngày càng dính líu tới Hoa Vi nhiều hơn.

The security concerns of Indian intelligence agencies about Huawei’s close connection with the Chinese security establishment are shared by the US administration and had led the latter to cancel Huawei’s 2008 bid to pick up stake in 3Com (26).”

Chính quyền Mỹ chia sẻ những mối lo ngại của cơ quan tình báo Ấn Độ về an ninh và về sự liên hệ mật thiết của Hoa Vi với lực lượng an ninh Trung Quốc, điều này đã dẫn đến việc họ hủy bỏ đơn dự thầu của Hoa Vi vào năm 2008 khi Hoa Vi tham gia một dự án 3Com”.

How wise is it to lighten restrictions on Chinese students, immigrants and business people when by their own admission they are preparing for war?

Giảm bớt những hạn chế đối với sinh viên, người nhập cư và doanh nhân Trung Quốc khi mà họ, bằng sự xuất hiện của mình, đang chuẩn bị cho chiến tranh. Việc ấy có khôn ngoan không?

Do we really trust companies like Huawei, whose reclusive leader Ren Zhengfie is an ex-Chinese military officer and member of the communist party (27)?

Chúng ta có thực sự tin tưởng được những công ty như Hoa Vi không, khi mà vị lãnh đạo ẩn dật của Hoa Vi – Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfie) – là cựu sĩ quan quân đội Trung Hoa và là đảng viên cộng sản?

Yes, the leader of the Chinese company we have chosen to manage our data transmissions is a proud Red Army officer and communist. Before you confuse communist party membership with other ideologies such as Democrats and Republicans, you must understand the realities of communism in China.

Vâng, vị lãnh đạo của công ty Trung Quốc mà chúng ta đã lựa chọn cho hoạt động quản lý việc truyền dữ liệu của chúng ta là một sĩ quan hồng quân Trung Hoa đầy kiêu hãnh, một đảng viên cộng sản. Trước khi các vị nhầm tư cách đảng viên cộng sản với những ý thức hệ khác như đảng dân chủ hay cộng hòa, thì các vị phải hiểu rõ thực tế chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc cái đã.

To China, the party is like god (28), it is everywhere. Rather than being ‘just’ a political entity, it’s more like the mafia. It’s secrecy, corruption and control have more in common with organized crime than political ideologies. Communism, like the mafia, is blood in-blood out. What could be more telling than the fact that one of the harshest punishments for a communist party member is to lose their communist party privileges for life?

Đối với Trung Quốc, đảng cũng giống như chúa trời, nghĩa là có mặt ở khắp mọi nơi. Thay vì “chỉ” là một thực thể chính trị, thì đảng giống mafia hơn. Tính bí mật, hủ bại, và sự kiểm soát của đảng có nhiều điểm chung với tội phạm có tổ chức hơn là giống với các ý thức hệ chính trị khác. Chủ nghĩa cộng sản, cũng giống như mafia, vào là phải uống máu ăn thề. Còn gì đáng nói hơn việc một trong những hình phạt nặng nề nhất đối với một đảng viên cộng sản là bị mất những đặc quyền đặc lợi mà đảng ban cho đến suốt đời.

With all the concerns surrounding Huawei (29), one has to wonder why Michigan has outsourced data transmissions (30) to the global pariah.

Với tất cả những mối lo ngại về Hoa Vi, ta phải tự hỏi tại sao Michigan còn đem hoạt động truyền tải dữ liệu đi thuê ngoài (outsource), thuê kẻ hạ đẳng của thế giới làm.

Huawei’s entry into the US market is symbolic of either our naivete or ignorance. As the Chinese gear up for 21st century war, we idly poke through ‘made in China’ goods and disregard their actions while stomaching their rhetoric.

Việc Hoa Vi gia nhập thị trường Mỹ là tiêu biểu cho sự ngây thơ hay là ngu dốt của chúng ta. Trong khi Trung Quốc cài số chuẩn bị cho cuộc chiến của thế kỷ 21 thì chúng ta bám lấy hàng hóa “sản xuất tại Trung Quốc” (made in China), không chú ý gì tới hành động của họ, và nuốt từng luận điệu của họ.

War, like ignorance, should be avoided at all costs.

As for the Chinese and harmony, we can only hope that by some miracle they come to their senses and realize that aggressive behavior will do little more than upset the economic apple cart and good thing they have going. But until we are sure of their true intentions, we must remain alert.

Chiến tranh, cũng như sự ngu dốt, là cái cần phải tránh đi, bằng bất cứ giá nào.

Nói về Trung Quốc và về sự hòa hợp, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng bằng một phép màu nào đó, họ sẽ tỉnh dần và nhận ra rằng hành xử một cách hung hăng sẽ gần như làm hỏng hết mọi kế hoạch kinh tế và những điều tốt đẹp họ đang làm. Nhưng chừng nào còn chưa chắc chắn được về các ý định thực sự của họ thì chúng ta còn phải tiếp tục cảnh giác.

“…virtually everyone in the cybersecurity world is quick to state and that Huawei itself concedes. In a world in which hacking is proliferating, no company or government agency wants to risk giving potential enemies the means to access its network by buying vulnerable equipment. (31)”

“Hầu như tất cả mọi người trong thế giới an ninh mạng đều nhanh chóng lên tiếng và bản thân Hoa Vi cũng đã thừa nhận. Trong một thế giới mà tin tặc đang phát triển mạnh, chẳng doanh nghiệp hay cơ quan chính quyền nào lại muốn mạo hiểm đem cho kẻ thù tiềm tàng của mình công cụ để tiếp cận hệ thống mạng nhà mình, bằng cách đi mua những thiết bị nhạy cảm cả”.

WC is an American citizen living and working in China. He brings TSW readers a wealth of knowledge and experience in international affairs, culture and business. WC has 47 post(s) at Top Secret Writers

Tác giả: WC là công dân Mỹ, hiện đang sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông cung cấp cho độc giả trang Top Secret Writers nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các vấn đề quốc tế, văn hóa và thương mại. Ông có 47 bài viết ở trang này.

Top Secret Writer



Translated by Đan Thanh



http://www.topsecretwriters.com/2012/02/while-we-sleep-the-chinese-prepare-for-war/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn