MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 3, 2012

New tensions in India-China border dispute raise concerns Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung



After relatively calm four decades, India and China are squabbling again over the long-disputed border in northeastern Indian state of Arunachal Pradesh.

Sau bốn thập kỷ tương đối yên tĩnh, Ấn Độ và Trung Quốc lại cãi vả một lần nữa về biên giới tranh chấp tại bang Arunachal Pradesh đông bắc của Ấn Độ.

New tensions in India-China border dispute raise concerns

Căng thẳng mới ở biên giới Ấn – Trung

By Simon Denyer, Published: February 29

Simon Denyer 29/2/2012

NEW DELHI — It was supposed to be a “golden period” in relations between India and China, but it is looking seriously tarnished.

NEW DELHI — Người ta đã nghĩ đến một “giai đoạn vàng” trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng xem ra nó lại đang bị lu mờ nghiêm trọng.

Early this year, China’s top diplomat, Dai Bingguo, arrived in New Delhi for a 15th round of talks between the nuclear-armed neighbors over their long — and long-disputed — border, proclaiming that they shared a historic opportunity to forge a brighter future “hand in hand.”

Đầu năm nay, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã tới New Delhi trong vòng hội đàm thứ 15 về vấn đề tranh chấp biên giới bấy lâu nay giữa hai láng giềng hạt nhân. Ông Đới tuyên bố rằng, họ đã chia sẻ một cơ hội lịch sử để tiến tới tương lai tươi sáng "tay trong tay".

But already India and China are squabbling again, and their frontier is the flash point.

Nhưng rõ ràng Ấn Độ và Trung Quốc lại đang có những tranh cãi trở lại, và khu vực biên giới của họ chính là điểm nóng.

A visit by India’s defense minister to a border state claimed by China, accompanied by a fly-past by fighter jets recently stationed in the area, provoked some frosty advice from Beijing not to “complicate” matters. In return, the Indian defense minister, A.K. Antony, called China’s comments “most unfortunate” and “really objectionable.”

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới một bang biên giới mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, đi kèm là đoàn máy bay bay diễu gần đây đóng trong khu vực, đã khuấy động phản ứng từ Bắc Kinh với lời khuyên "không làm phức tạp" tình hình. Đáp trả lại, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, A.K. Antony, đã gọi bình luận của Trung Quốc là "rất không thích hợp" và "thực sự đáng phản đối".

The spat, experts say, is a symptom of a deterioration in relations that began in 2005, as India drew closer to the United States and negotiated a civil nuclear cooperation agreement.

Sự đấu khẩu này, theo các chuyên gia, là một "triệu chứng" suy giảm trong mối quan hệ đã từng bắt đầu năm 2005, khi Ấn Độ xích gần lại hơn với Mỹ và đàm phán về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự.

That new alignment appeared to threaten Beijing and set relations with India on a downward spiral — so much so that India’s multibillion-dollar military-modernization plans are now largely directed toward containing the growing threat from China.

Mối liên kết mới dường như đe dọa Bắc Kinh và đặt quan hệ với Ấn Độ theo chiều đi xuống - nhiều tới nỗi mà các kế hoạch hiện đại hóa quân sự nhiều tỉ đô lâ của Ấn Độ giờ đây phần lớn là để kiềm chế mối đe dọa ngày một lớn từ Trung Quốc.

“Ever since the U.S. nuclear deal in 2005, relations with China have been going through a turbulent time,” said Brahma Chellaney at the Center for Policy Research in New Delhi. “Nothing has changed in recent months to suggest that turbulence is easing or subsiding. What we are seeing actually is that Chinese state media is taking an increasingly hard line.”

"Kể từ thỏa thuận hạt nhân với Mỹ năm 2005, quan hệ với Trung Quốc đã trải qua một thời gian bất ổn", Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu Chính sách ở New Delhi nói. "Không có gì thay đổi trong vài tháng nay để có thể nói rằng, sự bất ổn ấy đang gia tăng hay suy giảm. Những gì chúng ta nhìn thấy là thực tế rằng, truyền thông quốc gia Trung Quốc đang đưa ra những tuyên bố ngày càng cứng rắn".

At the heart of the tension lies a seemingly intractable border dispute that erupted into a brief war in 1962.

Tâm điểm của căng thẳng có vẻ nằm ở tranh chấp biên giới dai dẳng giữa hai bên từng bùng nổ thành một cuộc chiến tranh ngắn năm 1962.

China claims the northeastern Indian state of Arunachal Pradesh, a thickly forested, mountainous region that shares cultural links with Tibet. India contests China’s occupation of a barren plateau in Kashmir, far to the west.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bang Arunachal Pradesh phía đông bắc Ấn Độ - một khu vực rừng núi rậm rạp có nhiều nét tương đồng văn hóa với Tây Tạng. Ấn Độ thì tranh cãi sự chiếm đóng của Trung Quốc với một cao nguyên cằn cỗi tại Kashmir, xa hẳn về phía tây.

In 2005, the two sides agreed to respect “settled populations” in any final deal, suggesting that they might one day agree to accept the status quo. But soon after the U.S.-India nuclear agreement was signed, the backsliding began.

Trong năm 2005, hai bên đã nhất trí tôn trọng "các khu vực dân cư" trong bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào, cho thấy rằng ngày nào đó, họ có thể nhất trí chấp thuận hiện trạng. Nhưng không lâu sau thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Ấn được kí kết, tranh cãi lại bắt đầu.

China took every opportunity to reassert its claim to Arunachal, which it refers to as Southern Tibet. Sensing that there was no longer any hope of a deal, India hardened its position, too.

Trung Quốc tận dụng mọi cơ hội để tái khẳng định tuyên bố chủ quyền với Arunachal, nơi họ gọi là Nam Tây Tạng. Cảm thấy không còn bất kỳ hy vọng nào cho một thỏa thuận, Ấn Độ cũng cứng rắn hơn trong lập trường của mình.

The extent of the deterioration in relations was underlined this week when a team of Indian foreign policy experts and former senior officials warned that India needed to be better prepared in case China decided to assert its territorial claims by force.

Mối quan hệ giữa hai láng giềng lớn tiếp tục trở nên xấu đi vào tuần này, khi một nhóm các chuyên gia đối ngoại của Ấn Độ và các cựu quan chức cảnh báo rằng, Ấn Độ cần có sự chuẩn bị tốt hơn trong trường hợp Trung Quốc quyết định khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng vũ lực.

“There is the possibility that China might resort to territorial grabs,” they wrote in a major review of Indian foreign policy, saying China probably would aim to occupy “bite-sized” chunks of land along the ill-defined frontier. “We cannot also entirely dismiss the possibility of a major military offensive in Arunachal Pradesh or Ladakh [Kashmir].”

"Đó là khả năng Trung Quốc có thể phải dùng tới để chiếm lãnh thổ", họ viết trong bản đánh giá chính sách đối ngoại Ấn Độ. Theo các chuyên gia này, Trung Quốc có thể nhằm mục tiêu chiếm giữ các vùng đất dọc theo biên giới không rõ ràng giữa hai bên. "Chúng ta không thể hoàn toàn bác bỏ khả năng một hành động quân sự lớn ở Arunachal Pradesh hoặc Ladakh [Kashmir]".

In January, China denied a visa to an Indian air force officer who comes from the state and was due to visit Beijing as part of an Indian military delegation. New Delhi responded by canceling the entire trip.

Trong tháng 1, Trung Quốc đã từ chối cấp thị thực cho một quan chức không quân Ấn Độ tới từ bác này và dự kiến thăm Bắc Kinh trong đoàn đại biểu quân sự Ấn Độ. New Delhi phản ứng bằng cách hủy bỏ toàn bộ chuyến đi.

Antony then visited Arunachal for the state’s silver jubilee celebrations. The festivities included a fly-past by India’s top-of-the-line fighter jets, the Russian-made Sukhoi-30s, pointedly led by the same officer who was denied the visa. The Sukhois were stationed just outside Arunachal last year to counter the Chinese threat.

Ông Antony sau đó tới thăm bang Arunachal trong dịp kỷ niệm tròn 25 năm thành lập. Các hoạt động chào mừng trong đó có đoàn máy bay bay diễu thuộc hàng "đầu bảng" của Ấn Độ, Sukhoi do Nga chế tạo và dẫn đầu đoàn chính là vị quan chức đã bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực. Các máy bay Sukhoi này hiện đóng ở ngay phía ngoài Arunachal kể từ năm ngoái để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc.

“India should maintain the peace and safety of the border area together with China and refrain from taking any action that could complicate the issue,” Foreign Ministry spokesman Hong Lei said in Beijing.

"Ấn Độ nên duy trì khu vực biên giới hòa bình và an toàn với Trung Quốc và kiềm chế không tiến hành bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói tại Bắc Kinh.



It is the sort of diplomatically worded objection that India might have ignored a few years ago but now feels compelled to rebut. “India will not tolerate external interference of China into Indian territorial affairs,” Foreign Minister S.M. Krishna said.

Kiểu phản ứng mang đậm tính chất ngoại giao này thường bị Ấn Độ không để ý tới trong ít năm trước, nhưng giờ đây họ lại cảm thấy buộc phải đáp trả. "Ấn Độ sẽ không khoan dung cho bất kỳ sự can thiệp bên ngoài nào của Trung Quốc vào vấn đề lãnh thổ Ấn Độ", Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna tuyên bố.

In Chinese state media, calls for restraint and tolerance are mixed with jabs at the Indian government for being “pushy” or “surrendering” to increasingly nationalist public opinion. An article this month in the People’s Daily, a Communist Party mouthpiece, even upbraided India for suggesting that China’s occupation of a slice of Kashmir was in dispute at all.

Trong các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các kêu gọi kiềm chế và khoan dung được pha lẫn với những cú chọc giận với chính phủ Ấn Độ kiểu như "tự phụ" hay "đầu hàng" làm thúc đẩy quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Một bài báo đăng tháng này trên tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, thậm chí còn mắng nhiếc Ấn Độ khi gợi ý rằng Trung Quốc chỉ chiếm đóng một phần nhỏ của cả bang Kashmir rộng lớn đang tranh chấp.

India is the world’s largest arms importer, and as tensions with China have risen, it has embarked on a military-modernization plan that is expected to cost $100 billion over the next decade.

Ấn Độ đang là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, và khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng, họ đã bắt đầu theo đuổi một chương trình hiện đại hóa quân sự dự kiến có chi phí 100 tỉ đô la trong suốt thập niên tới.

In January, India selected France’s Rafale for a $15 billion contract to supply 126 new fighter jets, while the air force has been upgrading landing strips throughout the Himalayas.

Vào tháng 1, Ấn Độ đã chọn hãng Rafale của Pháp cho một hợp đồng 15 tỉ USD để cung cấp 126 máy bay chiến đấu mới, trong khi lực lượng không quân không ngừng nâng cấp các sân bay dọc dãy Himalaya.

The army has deployed about 36,000 additional troops near Arunachal Pradesh and plans to raise two more mountain divisions. At the annual Republic Day parade in January, India unveiled its latest and longest-range nuclear-capable missile, able to fly more than 2,000 miles and reach deep into China.

Quân đội Ấn Độ đã triển khai thêm 36.000 quân gần Arunachal Pradesh và dự kiến tăng thêm hai sư đoàn miền núi. Trong buổi diễu binh hàng năm chào mừng Ngày Cộng hòa vào tháng 1, Ấn Độ đã trình diễn các tên lửa tầm xa mới nhất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có thể bay hơn 2.000 dặm và tiến sâu vào Trung Quốc.

India’s navy has taken a Russian nuclear submarine on a 10-year lease, and it gathered maritime officers from 14 countries for exercises beside its strategically important Andaman Islands in the Indian Ocean, a meeting that conspicuously excluded China. India is also spending $2 billion to set up a military command on the islands to counter China’s growing influence in the region.

Hải quân Ấn Độ cũng đã nhận một tàu ngầm hạt nhân Nga trong hợp đồng thuê 10 năm và đã tổ chức hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia, quan chức và thành viên hàng hải từ 14 nước, thực hiện cuộc diễn rập ngay ở bên cạnh trọng tâm chiến lược - quần đảo Andaman - ở Ấn Độ Dương. Sự kiện này không có mặt Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang chi khoảng 2 tỉ USD để xây dựng căn cứ chỉ huy quân sự ngay trên quần đảo để đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

“The Indian military is strengthening its forces in preparation to fight a limited conflict along the disputed border and is working to balance Chinese power projection in the Indian Ocean,” James R. Clapper Jr., the U.S. director of national intelligence, told a Senate committee last month.

"Quân đội Ấn Độ đang tăng cường lực lượng của mình để chuẩn bị chiến đấu trong một xung đột có thể giới hạn dọc theo biên giới tranh chấp và làm việc để cân bằng với sự trình diễn sức mạnh cảu Trung Quốc tại Ấn Độ Dương", James R. Clapper Jr., giám đốc tình báo quốc gia Mỹ nói trước một ủy ban thượng viện hồi tháng trước.

A full-blown war between India and China appears highly unlikely, but a small border skirmish can’t be ruled out unless the two sides arrest the slide in relations, some experts say. With China’s leadership embroiled in a succession contest and India’s government seen as paralyzed by a lack of leadership, they are pessimistic about the chances of that happening soon.

Một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc khó có thể xảy ra, nhưng kiểu chạm trán nhỏ vùng biên giới là không thể bác bỏ trừ phi hai bên kiểm soát các vết trượt trong quan hệ của mình, một số chuyên gia nhấn mạnh. Với việc Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi lãnh đạo, còn chính phủ Ấn Độ thì dường như thiếu lãnh đạo trầm trọng, giới phân tích bi quan về tiến triển trước mắt trong quan hệ hai nước.

“The trajectory is all downwards, and there has been no significant attempt to address the issues that matter to both sides,” said Harsh Pant, a lecturer in the department of defense studies at King’s College London. “Before 2006, no one even talked of a Sino-Indian conflict, and economic relations were seen in a much more positive light. But that sense is gone now.

"Qũy đạo là đi xuống và không có dấu hiệu nào chứng tỏ nỗ lực giải quyết tranh chấp với cả hai bên", Harsh Pant, nhà thuyết trình thuộc khoa nghiên cứu quốc phòng tại trường King's College London nói. "Trước 2006, thậm chí không có ai nói về sự xung đột Trung - Ấn, và quan hệ kinh tế dường như có nhiều điểm tích cực hơn. Nhưng cảm nhận ấy giờ không còn.

“China is India’s biggest trading partner, but that does not preclude the possibility of some kind of border kerfuffle or minor skirmish in coming years,” he said.

"Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, nhưng điều đó không ngăn cản khả năng có những ồn ào hay chạm trán nhỏ ở khu vực biên giới những năm tới", ông nói.

Researcher Zhang Jie in Beijing contributed to this report.

Nhà nghiên cứu Zhang Jie ở Bắc Kinh đã có đóng góp vào bài báo này.


Translated by Nguyễn Huy

http://www.washingtonpost.com/world/new-tensions-in-india-china-border-dispute-raise-concerns/2012/02/28/gIQAT26HiR_story.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn