|
|
|
How Myanmar Liberates Asia | TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CỦA MIANMA SẼ TÁC ĐỘNG ĐẾN TOÀN KHU VỰC CHÂU Á |
by Robert D. Kaplan | Robert D. Kaplan |
March 21, 2012 | 21/03/2012 |
Myanmar's ongoing liberalization and its normalization of relations with the outside world have the possibility of profoundly affecting geopolitics in Asia -- and all for the better. | Tự do hóa và bình thường hóa quan hệ với thế giới bên ngoài đang diễn ra Myanmar có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến địa chính trị ở châu Á - và theo xu hướng tốt hơn. |
Geographically, Myanmar dominates the Bay of Bengal. It is where the spheres of influence of China and India overlap. Myanmar is also abundant in oil, natural gas, coal, zinc, copper, precious stones, timber and hydropower, with some uranium deposits as well. The prize of the Indo-Pacific region, Myanmar has been locked up by dictatorship for decades, even as the Chinese have been slowly stripping it of natural resources. Think of Myanmar as another Afghanistan in terms of its potential to change a region: a key, geo-strategic puzzle piece ravaged by war and ineffective government that, if only normalized, would unroll trade routes in all directions. | Về mặt địa lý, Mianma thống trị vịnh Bengal. Đó là nơi phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ chồng chéo lên nhau. Mianma cũng có rất nhiều dầu mỏ, khí đốt, than, kẽm, đồng, đá quý, gỗ, thủy điện cũng như urani. Là quốc gia nổi bật của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mianma đã bị hạn chế bởi chế độ chuyên quyền trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Trung Quốc đã lấy dần các nguồn tài nguyên của nước này. Mianma như một Ápganixtan khác về tiềm năng làm thay đổi một khu vực. Đây là miếng ghép quan trọng chiến lược trong một câu đố nhưng bị tàn phá bởi chiến tranh và một chính phủ không hiệu quả mà nếu chỉ cần bình thường hóa sẽ giúp mở ra các con đường thương mại đi tất cả các hướng. |
Ever since China's Yuan (ethnic Mongol) dynasty invaded Myanmar in the 13th century, Myanmar has been under the shadow of a Greater China, with no insurmountable geographic barriers or architectural obstacles like the Great Wall to separate the two lands -- though the Hengduan Shan range borders the two countries. At the same time, Myanmar has historically been the home of an Indian business community -- a middleman minority in sociological terms -- that facilitated the British hold on Myanmar as part of a Greater British India. | Từ thời nhà Nguyên của Trung Quốc xâm lược Mianma trong thế kỷ 13, Mianma đã núp dưới cái bóng của Đại Trung Hoa, không có rào cản địa lý hay những kiến trúc không thể vượt qua như Vạn Lý Trường thành để chia tách hai quốc gia này – dù dãy núi Hoành Đoạn dọc biên giới hai nước. Đồng thời, Mianma có lịch sử là nơi cư trú của cộng đồng kinh doanh Ẩn Độ, một cộng đồng trung gian thiểu số về mặt xã hội, nhưng giúp Anh nắm Mianma như là một phần của Đại Ấn Độ thuộc Anh. |
But if Myanmar continues on its path of reform by opening links to the United States and neighboring countries, rather than remaining a natural resource tract to be exploited by China, Myanmar will develop into an energy and natural resource hub in its own right, uniting the Indian subcontinent, China and Southeast Asia all into one fluid, organic continuum. And although Chinese influence in Myanmar would diminish in relative terms, China would still benefit immensely. Indeed, Kunming, in China's southern Yunnan province, would become the economic capital of Southeast Asia, where river and rail routes from Myanmar, Laos and Vietnam would converge. | Tuy nhiên, nếu Mianma tiếp tục con đường cải cách của mình bằng việc mở những kết nối với Mỹ và các nước láng giềng, thay vì vẫn là một vùng đất đầy nguồn tài nguyên bị Trung Quốc khai thác, thì nước này sẽ phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, quy tụ được tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á vào một quần thể cơ bản, linh động. Và mặc dù ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mianma sẽ giảm đi một cách tương đối, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn vô cùng có lợi. Thực vậy, Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam ở phía Nam Trung Quốc có thể trở thành thủ đô kinh tế của Đông Nam Á, nơi các tuyến đường sông và đường sắt từ Mianma, Lào và Việt Nam hội tụ. |
|
|
Much of this infrastructure activity is already under way. At Ramree Island off Myanmar's northwestern Arakan coast, the Chinese are constructing pipelines to take oil and natural gas from Africa, the Persian Gulf and the Bay of Bengal across the heart of Myanmar to Kunming. The purpose will be to alleviate China's dependence on the Strait of Malacca, through which four-fifths of its crude oil imports pass at present. There will also be a high-speed rail line roughly along this route by 2015. | Đa số các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng này đang được thực hiện. Tại đảo Ramree, ngoài khơi bờ biển Arakan phía tây bắc Mianma, Trung Quốc đang xây dựng đường ống để vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ châu Phi, vịnh Ba Tư và vịnh Bengal qua trung tâm Mianma đến Côn Minh. Mục đích là giảm sự phụ thuộc vào eo biển Malacca, nơi hiện tại 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Cũng sẽ có một tuyến đường sắt cao tốc chạy dọc theo tuyến đường này vào năm 2015. |
India, too, is constructing an energy terminal at Sittwe, north of Ramree, on Myanmar's coast, that will potentially carry offshore natural gas northwest through Bangladesh to the vast demographic inkblot that is the Indian state of West Bengal. The Indian pipeline would actually split into two directions, with another proposed route going to the north around Bangladesh. Commercial goods will follow along new highways to be built to India. Kolkata, Chittagong and Yangon, rather than being cities in three separate countries, will finally be part of one Indian Ocean world. | Ấn Độ cũng đang xây dựng một cảng năng lượng trên bờ biển của Mianma tại Sittwe, phía Bắc Ramree, để có thể vận chuyển khí đốt ngoài khơi lên phía tây bắc, thông qua Bănglađét đến khu vực rộng lớn đông dân là bang Tây Bengal của Ấn Độ. Các hàng hóa thương mại cũng sẽ đi theo tuyến đường cao tốc mới được xây dựng đến Ấn Độ. Kolkata, Chittagong và Yangon sẽ không còn là thành phố riêng rẽ tại 3 quốc gia mà cuối cùng sẽ là một phần của thế giới Ấn Độ Dương. |
The salient fact here is that by liberating Myanmar, India's hitherto landlocked northeast, lying on the far side of Bangladesh, will also be opened up to the outside. Northeast India has suffered from bad geography and underdevelopment, and as a consequence it has experienced about a dozen insurgencies in recent decades. Hilly and jungle-covered, northeast India is cut off from India proper by backbreakingly poor Bangladesh to the west and by Myanmar, hitherto a hermetic and undeveloped state, to the east. But Myanmar's political opening and economic development changes this geopolitical fact, because both India's northeast and Bangladesh will benefit from Myanmar's political and economic renewal. | Thực tế nổi bật ở đây là bằng việc giải phóng Mianma, vùng đất ở phía Đông Bắc Ấn Độ, kẹt trong lục địa và phía bên kia Bănglađét, sẽ được mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Vùng Đông Bắc Ấn Độ có điều kiện địa lý xấu và kém phát triển và do đó đã chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy trong những thập kỷ gần đây. Khu vực rừng núi Đông Bắc Ấn Độ bị chia cắt với khu vực chính của Ấn Độ bởi nước Bănglađét vô cùng nghèo đói ở phía tây và Mianma, một quốc gia cho đến nay vẫn khép kín va kém phát triển, ở phía đông. Tuy nhiên, sự mở cửa về chính trị và phát triển về kinh tế của Mianma sẽ làm thay đổi thực tế địa lý này vì cả vùng Đông Bắc Ấn Độ và Bănglađét sẽ hưởng lợi từ sự đổi mới chính trị và kinh tế của Mianma. |
With poverty reduced somewhat in all these areas, the pressure on Kolkata and West Bengal to absorb economic refugees will be alleviated. This immeasurably strengthens India, whose land borders with semi-failed states within the subcontinent (Pakistan, Nepal and Bangladesh) has undermined its ability to project political and military power outward into Asia and the Middle East. More broadly, a liberalized Myanmar draws India deeper into Asia, so that India can more effectively balance against China. | Với việc đói nghèo giảm đi phần nào tại tất cả các khu vực, áp lực đối với Kolkata và Tây Bengal trong việc phải tiếp nhận những người tị nạn kinh tế sẽ giảm đi. Điều này sẽ ngay lập tức tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ. Việc có biên giới trên bộ với những quốc gia bán bất ổn trong tiểu lục địa (Pakixtan, Nêpan và Bănglađét) đã hạn chế khả năng phát huy sức mạnh chính trị và quân sự ra châu Á và Trung Đông của Ấn Độ. Nói rộng lớn hơn, một Mianma tự do sẽ kéo Ấn Độ vào châu Á sâu hơn, do đó Ấn Độ có thể cân bằng hơn trong việc chống lại Trung Quốc. |
But while the future beckons with opportunities, the present is still not assured. The political transition in Myanmar has only begun, and much can still go wrong. The problem, as it was in Yugoslavia and Iraq, is regional and ethnic divides. | Tuy nhiên, trong khi tương lai vẫy gọi nhiều cơ hội, thì hiện tại vẫn chưa được bảo đảm. Sự chuyển đổi chính trị ở Mianma mới chỉ bắt đầu và vấn có nhiều khả năng đi sai đường, vấn đề khó khăn, cũng giống như tại Nam Tư và Irắc, đó là sự chia rẽ khu vực và sắc tộc. |
|
|
Myanmar is a vast kingdom organized around the central Irrawaddy River Valley. The ethnic Burman word for this valley is Myanmar, hence the official name of the country. But a third of the population is not ethnic Burman, even as regionally based minorities in friable borderlands account for seven of Myanmar's 14 states. The hill areas around the Irrawaddy Valley are populated by Chin, Kachin, Shan, Karen and Karenni peoples, who also have their own armies and irregular forces, which have been battling the Burman-controlled national army since the early Cold War period. | Mianma là một vương quốc lớn được tổ chức xung quanh thung lũng trung tâm sông Irrawaddy. Tên của thung lũng này trong tiếng của bộ tộc Miến Điện là Mianma, do đó cũng là tên chính thức của quốc gia này. Tuy nhiên, khoảng 1/3 dân sô Mianma không phải là người dân tộc Miến Điện. Khu vực biên giới của người thiểu số chiếm tới 7 trên tổng số 14 bang của Mianma. Các khu vực đồi núi xung quanh thung lũng Irrawaddy là nơi cư trú của người Chin, Kachin, Shan, Karen và Karenni – những dân tộc có lực lượng quân đội và quân không chính quy riêng của mình. Những lực lượng vũ trang này đã đánh nhau với lực lượng quân đội quốc gia do người Miến Điện kiếm soát từ giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh. |
Worse, these minority-populated hill regions are ethnically divided from within. For example, the Shan area is also home to Was, Lahus, Paos, Kayans and other tribal peoples. All these groups are products of historical migrations from Tibet, China, India, Bangladesh, Thailand and Cambodia, so that the Chin in western Myanmar have almost nothing in common with the Karen in eastern Myanmar. Nor is there a community of language and culture between the Shans and the ethnic Burmans, except for their Buddhist religion. As for the Arakanese, heirs to a cosmopolitan seaboard civilization influenced by Hindu Bengal, they feel particularly disconnected from the rest of Myanmar and compare their plight to disenfranchised minorities in the Middle East and Africa. | Tệ hơn, các khu vực đồi núi của người dân tộc thiểu số này cũng bị chia rẽ về mặt sắc tộc ngay từ bên trong. Ví dụ như khu vực của người Shan cũng là nơi trú ngụ của người Wa, Lahu, Pao, Kayan và các bộ tộc khác. Tất cả các nhóm này đều là sản phẩm của lịch sử di dân từ Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađét, Thái Lan và Campuchia, cho nên người Chin ở miền Tây Mianma gần như chẳng có gì chung với người Karen ở miền Đông Mianma. Cũng không có điểm gì chung về ngôn ngữ và văn hóa giữa người Shan và người Miến Điện, ngoài việc tôn giáo của họ là đạo Phật, về phần người Arakan, bộ tộc kế thừa nền văn minh ven biển quốc tế bị chi phối bởi người Bengal theo đạo Hindu, họ cảm thấy đặc biệt bị chia tách với phần còn lại của Mianma và so sánh tình cảnh khó khăn của họ với những bộ tộc bị tước quyền công dân ở Trung Đông và châu Phi. |
In other words, simply holding elections is not enough if all elections do is bring ethnic Burmans to power who do not compromise with the minorities. The military came to power in Myanmar in 1962 to control the minority-populated borderlands around the Irrawaddy Valley. The military has governed now for half a century. Myanmar has few functioning institutions that are not military-dominated. A system with generous power awarded to the minorities must now be constructed from scratch; peaceful integration of restive minorities requires vibrant federal institutions. | Nói cách khác, chỉ đơn giản tổ chức bầu cử là không đủ nếu cuộc bầu cử lại đưa người dân tộc Miến Điện, những người không thỏa hiệp với các dân tộc thiểu số, lên nắm quyền. Quân đội lên nắm quyền tại Mianma vào năm 1962 để kiểm soát các vùng đất biên giới của người thiểu số xung quanh thung lũng Irrawaddy. Quân đội đã nắm quyền nửa thế kỷ. Mianma có rất ít cơ quan hoạt động mà không bị quân đội thống trị. Một hệ thống với nhiều quyền lực được trao cho các dân tộc thiểu số phải được xây dựng từ đâu. Tập hợp hòa bình các dân tộc thiểu số đòi hỏi phải có các cơ quan liên bang vững mạnh. |
Myanmar, it is true, is becoming less repressive and more open to the outside world. But that in and of itself does not make for a viable institutionalized state. In sum, for Myanmar to succeed, even with civilians in control, the military will have to play a significant role for years to come, because it is mainly officers who know how to run things. | Đúng là Mianma đang trở nên ít hà khắc hơn và mở cửa với thế giới bên ngoài hơn. Tuy nhiên, điều đó thực chất không tạo ra một nhà nước được thể chế hóa và có thể đứng vững. Tóm lại, đối với Mianma, để thành công, thậm chí với việc những người dân sự nắm quyền, lực lượng quân đội sẽ vẫn phải đảm nhận một vai trò quan trọng trong những năm tới vì các quan chức quân đội mới là người biết cách điều hành các công việc. |
But given its immense natural resources and sizable population of 48 million, if Myanmar can build pan-ethnic institutions in coming decades it could come close to being a midlevel power in its own right -- something that would not necessarily harm Indian and Chinese interests, and, by the way, would unleash trade throughout Asia and the Indian Ocean world. | Nhưng với nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la và dân số khá lớn lên đến 48 triệu người, nếu Mianma có thể xây dựng các tổ chức bao gồm tất cả các sắc tộc trong những thập kỷ tới, nước này cỏ thể tự mình tiến gần đến việc là một cường quốc trung bình – một điều không nhất thiết gây tổn hại đến các lợi ích của Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng lại có thể giải phóng thương mại cho toàn châu Á và thế giới Ấn Độ Dương. |
http://www.stratfor.com/analysis/how-myanmar-liberates-asia-robert-d-kaplan |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn