MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 24, 2012

CONFIDENTIAL SECTION 01 OF 02 GUANGZHOU Điện mật Quảng Châu



CONFIDENTIAL SECTION 01 OF 02 GUANGZHOU

Điện mật Quảng Châu

South China Sea - Hainan-Based Think Tank Probes DATT for Official Policy Positions

Viện Nghiên cứu Nam Hải thăm dò Tùy viên Quân sự Mỹ về quan điểm chính sách chính thức

1. (U) Classified by Economic/Political Section Chief Steve Lang for reason 1.4 (d).

1.(U) Phân loại bởi Steve Lang phụ trách kinh tế / Chính Trị vì lý do 1.4 (d).

2. (C) SUMMARY: During a visit to the National Institute for South China Sea Studies (NISCS), Defense Attach (DATT) Rear Admiral Gehrke was treated to more than a generic overview of the institute's history and current activities. Researchers at the Hainan-based think tank -- purportedly the only strategic oceanographic institute backed by the State Council -- peppered the DATT with questions concerning official USG policy positions on controversial issues related to China's claims to sovereignty in the South China Seas.

The researchers asked about comments made by U.S. Senator Jim Webb on the need to balance China's influence in Southeast Asia, USG motivations for improving ties with countries like Cambodia and U.S. non-ratification of the U.N. Convention on the Law of the Seas (UNCLOS). In turn, the DATT inquired about China's position on overlapping claims over exclusive economic zones (EEZs) in the South China Sea and the status of the maritime dispute with Japan over the

median line separating each country's EEZ in the East China Sea. END SUMMARY.

(2)Tóm lược : Trong một chuyến thăm tới Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (National Institute for South China Sea Studies – NISCS) (Viện Nghiên cứu về Biển Đông của Trung Quốc - ND), Tùy viên Quân sự (DATT), Đề đốc Hải quân Gehrke đã được đón tiếp kỹ lưỡng hơn mức cần thiết cho một cuộc viếng thăm thông thường chỉ nhằm để giới thiệu về tổng quan lịch sử và những hoạt động thường nhật của cơ quan này. Những nhà nhiên cứu của trung tâm nghiên cứu đặt tại Hải Nam – có vẻ là viện nghiên cứu chiến lược hải dương duy nhất được tài trợ bởi hội đồng nhà nước Trung Quốc – đã chuẩn bị cho Tùy viên Quân sự những câu hỏi về quan điểm chính sách của chính phủ Mỹ đối với những vấn đề gây tranh cãi liên quan đến yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Những nhà nghiên cứu cũng hỏi về các phát biểu được đưa ra bởi Thượng Nghị sỹ Jim Webb về nhu cầu cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, động cơ của chính phủ Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với những quốc gia như Cam-pu-chia và việc Mỹ không phê chuẩn Hiến chương LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Đáp lại, Tùy viên Quân sự cũng hỏi về quan điểm của Trung Quốc đối với những yêu sách chồng chéo đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tại Biển Đông và tình trạng tranh chấp hàng hải với Nhật Bản về đường trung tuyến phân chia vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước tại biển.

Seeking a "Sea of Peace, Friendship and Cooperation"

3. (SBU) The two primary functions of NSCIS are to provide intellectual and legal support to the peaceful settlement of disputes

in the South China Seas and to promote the economic and social development of Hainan province, according to NISCS President Wu Shicun. The institute's promotional video identifies its mission as the "promotion of a [South China] Sea of peace, friendship and cooperation." Kang explained to the DATT that the institute conducted research on the application of international law in the South China Sea, measures for the peaceful resolution of the Spratly Island disputes and the cooperative development of natural resources.

NSCIS also hosts international seminars, publishes an annual report and a monthly South China Seas Journal, and engages in academic exchanges with other oceanographic institutions. In addition, Kang said the institute had provided policy consulting services to the central government on the development of marine resources and maritime economic development and is working to promote the creation of a South China Seas economic cooperation organization.

Tìm kiếm một “hải dương hòa bình, hữu nghị và hợp tác”

(3)Theo Giám đốc NISCS Ngô Thục Tồn, NSCIS có hai chức năng chính là cung cấp kiến thức và các hỗ trợ luật pháp cho những giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp tại Biển Đông và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Nam. Trong Video giới thiệu đã xác định nhiệm vụ của viện này như là “Thúc đẩy [Biển Đông] thành biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác.” Cô Kang giải thích với Tùy viên Quân sự rằng, Viện (Nghiên cứu Nam Hải) đã thực hiện những nghiên cứu về ứng dụng luật pháp quốc tế tại Biển Đông, khả năng cho các giải pháp hòa bình đối với quần đảo tranh chấp Trường Sa và việc hợp tác phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. NSCIS cũng tổ chức các hội thảo quốc tế, xuất bản các báo cáo thường niên , các tạp chí Biển Đông hàng tháng, và tham gia trao đổi về học thuật với những tổ chức hải dương học khác. Thêm vào đó, Kang cũng nói rằng, Viện Nam Hải còn cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách cho chính phủ trung ương về phát triển tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển, cũng như làm việc nhằm thúc đẩy việc tạo ra một tổ chức hợp tác kinh tế tại Biển Đông.

Top Challenge: Prove China's Sovereignty

4. (C) Proving from a "historic and legal point of view" Chinese sovereignty in the South China Seas over the U-shaped line and the islands delineated by this line was the top challenge facing NISCS, according to Kang. She also identified figuring out how to work together with neighboring countries to jointly develop maritime resources and settle disputes as another major challenge. She noted that this would involve the creation of a political and economic cooperation mechanism that would ensure "peace, stability, mutual development, and the final resolution of disputes." Kang also told the DATT that since 30% of Hainan's economy is based on marine or "blue" resources, the future development of the province depended on a peaceful South China Sea.

Thách thức cao nhất: Chứng minh chủ quyền của Trung Quốc

(4)Theo cô Kang, vấn đề khó nhất mà Viện Nghiên cứu Nam Hải phải đối mặt, đó là chứng minh từ “lịch sử và quan điểm pháp luật” về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đối Đường Lưỡi Bò (U-shaped) và những hòn đảo được khoanh định bởi đường này. Cô này cũng xác định, việc làm sao để hợp tác với các quốc gia láng giềng nhằm cùng tham gia phát triển tài các nguồn tài nguyên hàng hải và giải quyết các tranh chấp cũng là một thách thức cơ bản khác. Cô nhấn mạnh rằng, điều này có thể liên quan đến việc tạo ra một cơ chế hợp tác kinh tế, chính trị nhằm đảm bảo cho “hòa bình, ổn định, cùng phát triển, và một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp”. Kang cũng nói với Tùy viên Quân sự rằng, từ khi 30% nền kinh tế của Hải Nam là dựa trên hàng hải và tài nguyên vùng nước xanh (“blue” resource), tương lai phát triển của tỉnh (Hải Nam) phụ thuộc vào một Biển Đông hòa bình.

Probing DATT for Official Positions

5. (C) As soon as Kang concluded her presentation, a junior researcher asked the DATT whether or not he believed remarks made by U.S. Senator Jim Webb, which called on the United States to do more to balance Chinese influence in Southeast Asia, reflected the official USG position. The researcher also wanted to know if the DATT was familiar with a group known as the Southeast Asian Anti-China Spratly Group and if he could confirm rumors that the United States, Japan, and Australia were members of the group. As a follow-up question, the same researcher asked the DATT to explain why the United States was making efforts to improve relations with countries in Southeast Asia like Cambodia. Moments later, the Director of the NISCS Research Center for Oceans Law and Policy, Zhao Wei, mentioned the incident involving the USNS Impeccable as one of multiple instances in which U.S. Navy ships had allegedly crossed into China's EEZ before asking the DATT to clarify the U.S. position regarding ratification of the U.N. Convention on the Law of the Seas.

Thăm dò Tùy Viên Quân sự về lập trường chính thức

(5) Ngay sau khi Kang kết thúc phần trình bầy của mình, một nhà nghiên cứu đã hỏi Tùy viên Quân sự rằng, liệu ông có tin vào những nhận xét được đưa ra bởi Thượng Nghị sỹ Mỹ Jim Webb khi ông kêu gọi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ cần làm nhiều hơn nữa nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và điều này là phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ. Nhà nghiên cứu này cũng muốn biết việc liệu Tùy viên Quân sự có thân quen với một nhóm được biết tới như là Nhóm Đông Nam Á chống Trung Quốc về Trường Sa (Southeast Asian Anti – China Spratly Group ) và liệu ông có khẳng định tin đồn rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia là các thành viên của nhóm này. Trong một câu hỏi tiếp theo, cũng nhà nghiên cứu này đã hỏi Tùy viên Quân sự giải thích việc tại sao Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm phát triển quan hệ với những quốc gia tại Đông Nam Á như Cam-pu-chia. Lát sau, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Luật biển và Chính sách của viện NISCS, ông Zhao Wei, đề cập tới vụ tai nạn liên quan đến tầu USNS Impeccable như là một trong nhiều những trường hợp mà tầu Hải quân Mỹ bị cáo buộc là đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, trước khi ông này đề nghị Tùy viên Quân sự làm rõ quan điểm của chính phủ Mỹ liên quan đến việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.

(Comment: The line of questioning researchers launched immediately after the introductory remarks sheds light on PRC sensitivity to potential U.S. involvement in the resolution of territorial disputes in the South China Sea. End comment.)

(Bình luận: Những câu hỏi được các nhà nghiên cứu đưa ra ngay lập tức sau khi phần giới thiệu vừa kết thúc đã làm sáng tỏ việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhậy cảm với khả năng Hoa Kỳ tham gia vào các giải pháp về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Hết bình luận.)

NISCS: China's Position Supported by International Law

Viện Nghiên cứu Nam Hải: Lập trường của Trung Quốc được ủng hộ bởi Luật pháp Quốc tế



6. (C) Given the researchers' apparent willingness to engage in open discussion, the DATT inquired about China's interpretation of the limits of their EEZ in the South China Sea and competing claims made by other countries. NISCS Deputy Director Li Jianwei responded that although China claimed historical sovereignty over the area delineated by the U-shaped, or nine-dotted line, it did not consider the EEZ to be part of its national territorial integrity. Without elaborating Li added that the historical and legal bases supporting the Chinese claim include a 1947 map containing the nine-dotted line, a 1958 declaration that defines China's territorial seas, and the codification of China's claims into domestic law in 1992. (Note: Li referred to additional historical support of the claim from 1998 but did not clarify the reference. End Note.) When asked about the dispute between China and Japan over their respective EEZs and the median line in the East China Sea, Zhao replied that this dispute was

"strictly bound by current international laws" and that China's claim of 200 nautical miles from its continental shelf, although it extended into the EEZ claimed by Japan, had a clear basis in international law.

(6) Nhân việc các nhà nghiên cứu (Trung Quốc) đang sẵn sàng tham gia vào những thảo luận cởi mở, Tùy viên Quân sự đã hỏi họ về cách giải thích của Trung Quốc đối với những hạn chế mà họ áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại Biển Đông và yêu sách chủ quyền được đưa ra bởi những quốc gia khác. Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Nam hải Li Jianwei trả lời rằng, mặc dù Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền mang tính lịch sử đối với toàn bộ khu vực được khoanh bởi Đường Lưỡi Bò (U – shaped), hoặc đường chín đoạn, Trung Quốc không xem xét việc EEZ là một phần của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ. Không có giải thích, Li thêm rằng những cơ sở pháp lý và lịch sử ủng hộ cho yêu sách của Trung Quốc bao gồm một bản đồ năm 1947 có chứa đường chín đoạn, một tuyên bố năm 1958 về định nghĩa lãnh hải của Trung Quốc, và Pháp điển hóa yêu sách của Trung Quốc vào luật quốc nội năm 1992. ( Chú thích: Li nhắc thêm tới những yếu tố lịch sử ủng hộ yêu sách từ năm 1998 nhưng đã không làm rõ những tài liệu tham khảo. Hết chú thích .) Khi hỏi về tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với các vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của họ và đường trung tuyến tại Đông Hải, Zhao trả lời rằng, tranh chấp này bị “ràng buộc chặt chẽ bởi luật pháp quốc tế hiện hành” và rằng yêu sách của Trung Quốc đối với 200 hải lý từ thềm lục địa, mặc dù nó đã mở rộng vào vùng đặc quyền kinh tế yêu sách bởi Nhật Bản, nhưng đã có một cơ sở rõ ràng trong luật pháp quốc tế.

7. (U) This cable was coordinated with Embassy Beijing.

GOLDBECK

7.(U) Điện này được thực hiện phối hợp với Đại sứ quán Bắc Kinh.

GOLDBECK



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn