MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, December 26, 2011

Václav Havel’s Life in Truth Cuộc đời thật của Václav Havel


Václav Havel’s Life in Truth

Cuộc đời thật của Václav Havel

Jiří Pehe

Jiří Pehe

PRAGUE – Long before Czechoslovakia’s communist regime collapsed in 1989, Václav Havel was one of the most remarkable figures in Czech history – already a successful playwright when he became the unofficial leader of the opposition movement. Though he hoped to return to writing, the revolution catapulted him to the presidency of Czechoslovakia, and, after the country split in 1993, he was elected President of the new Czech Republic, serving until 2003.

PRAGUE - Từ lâu trước khi chính quyền cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ vào năm 1989, Václav Havel đã là một trong những nhân vật nổi bật trong lịch sử Czech – vốn đã là một nhà viết kịch thành công trước khi ông trở thành người lãnh đạo không chính thức của phong trào đối kháng. Mặc dù ông hi vọng quay lại việc viết văn, cuộc cách mạng đã đưa ông trở thành tổng thống Tiệp Khắc, và sau khi quốc gia tách ra vào năm 1993, ông đã được bầu làm Tổng thống của nước Cộng hoà Séc mới, làm việc cho đến năm 2003.

A political career rooted in historical coincidence made Havel an unusual politician. Not only did he bring to post-1989 politics a certain distrust of political parties; as a former dissident, he considered it essential to emphasize the moral dimension of politics – a stance that steered him onto a collision course with the pragmatists and technologists of power, whose main representative, Václav Klaus, succeeded him as President.

Một sự nghiệp chính trị bắt nguồn từ ngẫu nhiên của lịch sử đã biến Havel thành một chính trị gia đặc biệt. Không những ông đem đến môi trường chính trị hậu 1989 một mức độ hoài nghi đối với các đảng chính trị; là một người bất đồng chính kiến trước đây, ông cho rằng rất quan trọng khi nhấn mạnh khía cạnh đạo đức trong chính trị – một vị thế đã đưa ông đối đầu với những kẻ thực dụng và kỹ trị của quyền lực mà đại diện chính là Václav Klaus, người kế nhiệm chức Tổng thống thay ông.

Havel’s public life could be divided into three distinct periods: artist (1956-1969), dissident (1969-1989), and politician (1989-2003) – except that he always combined all three sensibilities in his public activities. As a promising playwright in the 1960s, he was certainly very “political,” focusing on the absurdity of the regime. He was also one of the most vocal critics of censorship and other human-rights violations, which made him a dissident even during the liberal “Prague Spring” of 1968.

Cuộc sống xã hội của Havel có thể chia ra làm ba giai đoạn khác nhau: nghệ sĩ (1965-1969), nhân vật đối lập (1969-1989), và chính trị gia (1989-2003) – ngoại trừ việc ông luôn tổng hợp cả ba tri giác này vào những hoạt động xã hội của mình. Là một nhà viết kịch đầy hứa hẹn trong những năm 1960, rõ ràng là ông đã mang tính “chính trị” nhiều, chú trọng vào sự vô lý của chính quyền. Ông cũng là một tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với nạn kiểm duyệt và những vi phạm nhân quyền khác, biến ông thành một người phản kháng ngay cả trong gian đoạn cấp tiến “Mùa xuân Prague” năm 1968.

Havel was blacklisted and openly persecuted after the Soviet-led invasion of Czechoslovakia in August of that year, but he continued to write anti-totalitarian plays. In 1977, he and more than 200 other dissidents founded the human-rights movement Charter 77, which quickly established itself as a leading opposition force. Havel was one of the movement’s first three spokesmen.

Havel đã bị liệt vào sổ đen và bị đàn áp công khai sau khi Liên Xô chiếm đóng Tiệp Khắc vào tháng Tám của năm ấy, nhưng ông vẫn tiếp tục viết những vở kịch chống độc tài. Vào năm 1977, ông và hơn 200 nhà chống đối khác đã thành lập phong trào nhân quyền Hiến Chương 77, tổ chức này nhanh chóng trở thành một lực lượng chống đối hàng đầu. Havel là một trong ba phát ngôn viên đầu tiên của phong trào.

The following year, he wrote a seminal essay, “The Power of the Powerless,” in which he described Czechoslovakia’s post-1968 “normalization” regime as a morally bankrupt system based on all-pervasive lying. In 1979, he was sentenced to a five-year prison term for his activities in the Committee for the Defense of the Unjustly Prosecuted, an offshoot of Charter 77 that monitored human-rights abuses and persecution in Czechoslovakia. He was released near the end of his term after contracting pneumonia (a source of serious health problems for the rest of his life). His Letters to Olga, philosophical essays written from prison and addressed to his wife, quickly became a classic of anti-totalitarian literature.

Một năm sau, ông đã viết một bài bài tham luận kết tinh “Quyền lực của Không Quyền lực” trong đó ông tường thuật chính quyền “bình thường hoá” của Tiệp Khắc giai đoạn hậu 1989 là một hệ thống phá sản về luân lý dựa trên sự dối trá toàn khắp. Năm 1979, ông bị kết án 5 năm tù vì những hoạt động trong Uỷ ban Bảo vệ những người bị Truy bố một cách bất công, một chi nhánh của Hiến Chương 77 chuyên theo dõi những vi phạm và đàn áp nhân quyền tại Tiệp Khắc. Ông đã được trả tự do khi gần mãn hạn tù sau khi bị mắc bệnh viêm phổi (một nguyên nhân của những khó khăn trầm trọng về sức khoẻ trong suốt cuộc đời ông). Tác phẩm Lá thư gửi Olga bao gồm một loạt những bài viết trong tù gửi cho vợ ông, đã nhanh chóng trở thành một tác phẩm kinh điển của văn học chống độc tài.

During his presidencies, Havel continued to combine his political, dissident, and artistic sensibilities. He insisted on writing his own speeches, conceiving many of them as philosophical and literary works, in which he not only criticized the dehumanized technology of modern politics, but also repeatedly appealed to Czechs not to fall prey to consumerism and mindless party politics.

Trong thời gian làm tổng thống, Havel tiếp tục tổng hợp những tri giác chính trị, chống đối và nghệ sĩ của mình. Ông nhất định tự mình viết diễn văn, biến nhiều bài trở thành những tác phẩm văn học và tư tưởng, trong đó ông không chỉ chỉ trích thủ thuật vô nhân đạo của nền chính trị đương thời, mà còn liên tục kêu gọi người Séc không biến thành con mồi của chủ nghĩa tiêu thụ và những đảng chính trị vô tâm.

His was a conception of democracy based on a strong civil society and morality. That distinguished him from Klaus, the other leading figure of the post-communist transformation, who advocated a quick transition, stripped, if possible, of inconvenient moral scruples and impediments posed by the rule of law. Their conflict came to a head in 1997, when the Klaus-led government fell after a series of scandals. Havel described the economic system created by Klaus’s post-communist reforms as “mafioso capitalism.”

Tư tưởng của ông là một sản phẩm của dân chủ dựa trên một xã hội dân sự và luân lý vững mạnh. Điều này làm ông khác hẳn với Klaus, nhân vật lãnh đạo khác của quá trình chuyển hoá hậu cộng sản, người cổ vũ một quá trình chuyển hoá nhanh chóng, loại bỏ, nếu có thể, những dè dặt và trở ngại về đạo đức phiền toái mà nền pháp trị đặt ra. Mâu thuẫn giữa hai người đã xảy ra vào năm 1997, khi chính phủ do Klaus lãnh đạo bị đổ vỡ sau hàng loạt tai tiếng. Havel đã xem hệ thống kinh tế tạo ra bởi quá trình đổi mới hậu cộng sản của Klaus là “Chủ nghĩa tư bản mafia”.

Although Klaus never returned as Prime Minister, his “pragmatic” approach gained the upper hand in Czech politics, especially after Havel’s departure from presidency in 2003. Indeed, Havel’s greatest defeat may be that most Czechs now view their country as a place where political parties serve as agents of powerful economic groups (many of them created by the often-corrupt privatization process overseen by Klaus).

Mặc dù Klaus không quay lại làm Thủ tướng, phương pháp “thực dụng” của ông đã chiếm thế thượng phong trong nền chính trị Séc, đặc biệt sau khi Havel rời khỏi chức tổng thống vào năm 2003. Thật vậy, thất bại lớn nhất của Havel có thể là việc đa số người Séc hiện xem đất nước mình như là một nơi mà các đảng chính trị hoạt động như những đại diện cho những nhóm kinh tế đầy quyền lực (đa số được tạo ra bởi quá trình tư nhân hoá đầy tham nhũng do Klaus chỉ đạo).

In the last years of his presidency, Havel’s political opponents ridiculed him as a naïve moralist. Many ordinary Czechs, on the other hand, had come to dislike him not only for what seemed like relentless moralizing, but also because he reflected back to them their own lack of courage during the communist regime. While he continued to enjoy respect and admiration abroad, if only for continuing his fight against human-right abuses around the world, his popularity at home was shaken.

Trong những năm cuối nhiệm kỳ tổng thống của ông, những đối thủ chính trị của Havel đã chế nhạo ông như là một nhà đạo đức ngây thơ. Trong khi đó, nhiều người dân Séc đã không thích ông không chỉ vì cái mà họ xem là quá trình đạo đức hoá không ngừng nghỉ, mà còn bởi vì ông đã phản ánh lại cho họ thấy sự thiếu can đảm của chính họ dưới chế độ cộng sản. Trong khi ông tiếp tục nhận được lòng kính trọng và ngưỡng mộ từ nước ngoài qua việc tiếp tục đấu tranh chống nạn vi phạm nhân quyền trên thế giới, tiếng tăm của ông trong nước lại bị lung lay.

But not anymore. Czechs, given their growing dissatisfaction with the current political system’s omnipresent corruption and other failings, have increasingly come to appreciate the importance of Havel’s moral appeals. In fact, now, after his death, he is well on the way to being lionized as someone who foresaw many current problems, and not only at home: while still President, he repeatedly called attention to the self-destructive forces of industrial civilization and global capitalism.

Nhưng điều này đã không còn nữa. Người Séc, với sự bất bình ngày càng tăng đối với nạn tham nhũng lan tràn và những thất bại khác của hệ thống chính trị hiện tại, đã ngày càng thấy cảm kích tầm quan trọng từ những lời kêu gọi luân lý của Havel. Trên thực tế, giờ đây, sau khi ông qua đời, ông đang trên quá trình được tôn vinh như người đã tiên lượng được trước nhiều vấn đề hiện tại, và không chỉ ở trong nước: khi còn là Tổng thống, ông đã liên tục kêu gọi lưu tâm đến những sức mạnh tự huỷ hoại của nền văn minh công nghiệp và chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Many will ask what made Havel exceptional. The answer is simple: decency. He was a decent, principled man. He did not fight against communism because of some hidden personal agenda, but simply because it was, in his view, an indecent, immoral system. When, as president, he supported the bombing of Yugoslavia in 1999 or the coming invasion of Iraq in 2003, he did not talk about geo-political or strategic objectives but about the need to stop human-rights abuses by brutal dictators.

Nhiều người sẽ hỏi rằng điều gì khiến Havel trở nên nổi bật. Câu trả lời thật đơn giản: sự đứng đắn. Ông là một con người đứng đắn, tôn trọng nguyên tắc. Ông không đấu tranh chống lại chủ nghĩa cộng sản vì động cơ cá nhân thầm kín nào đấy, mà đơn giản bởi vì theo ông, nó là một hệ thống không đứng đắn và vô đạo đức. Khi còn là tổng thống, ông đã ủng hộ việc ném bom Nam Tư vào năm 1999 hoặc là việc chiếm đóng Iraq sắp xảy ra vào năm 2003, ông đã không nói về tình hình địa chính trị hoặc mục đích chiến lược mà chỉ vì sự cần thiết phải chấm dứt những vi phạm nhân quyền bởi những kẻ độc tài tàn bạo.

Acting on such beliefs in his political career made him a politician of the kind that the contemporary world no longer sees. Perhaps that is why, as the world – and Europe in particular – faces a period of profound crisis, the clarity and courageous language that would bring about meaningful change is missing.

Hoạt động dựa trên những niềm tin này trong sự nghiệp chính trị đã biến ông thành một loại chính trị gia mà thế giới hiện tại không còn thấy được. Có lẽ vì thế mà tại sao khi thế giới – và đặc biệt là châu Âu – đang đối diện với giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, hiện đang thiếu vắng thứ ngôn ngữ rõ ràng và can đảm vốn thường đưa đến những thay đổi có ý nghĩa.

The death of Havel, a great believer in European integration, is thus highly symbolic: he was one of the last of a now-extinct breed of politicians who could lead effectively in extraordinary times, because their first commitment was to common decency and the common good, not to holding power. If the world is to make it through its various crises successfully, his legacy must remain alive.

Cái chết của Havel, một người tin tưởng lớn vào sự hội nhập của châu Âu, vì thế đã trở thành biểu tượng: ông là một trong những người của tầng lớp chính trị gia vốn đã tiệt chủng, những người có thể lãnh đạo một cách hiệu quả trong những giai đoạn đặc biệt, vì cam kết đầu tiên của họ là sự đứng đắn chung và vì mục đích chung chứ không phải là để nắm lấy quyền lực. Nếu thế giới vượt qua được những khủng hoảng một cách thành công, cần phải nuôi dưỡng di sản của ông.

Jiří Pehe was Vaclav Havel’s political adviser from September 1997 to May 1999. He is currently Director of New York University in Prague.

Jiří Pehe từng là Trưởng Cố vấn Chính trị của cựu Tổng thống Czech Václav Havel, hiện là nhà phân tích chính trị và giám đốc Đại học New York tại Prague.


Translated by Diên Vỹ

http://www.theaustralian.com.au/news/world/vaclav-havels-life-in-truth/story-e6frg6ux-1226226009357

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn