|
The United States, China, and the Kissinger Doctrine | Warren I. Cohen - Hoa Kỳ, Trung Quốc, và học thuyết Kissinger |
Warren I. Cohen - August 11, 2011 | Warren I. Cohen -11/8/ 2011 |
On China by Henry Kissinger Penguin Press, 2011, 608 pp. |
|
HAPPILY MISSING from current rancorous debates over the policies of the Obama administration is the issue of what to do about the People’s Republic of China (PRC). There are, however, strikingly different perspectives on how to manage the relationship among American analysts, in and out of government. Henry Kissinger, along with Richard Nixon, contributed mightily to the opening of relations with the PRC in the early 1970s. His recent book, On China, is a lengthy justification of what he did then and explanation of his current thoughts on how to avoid conflict with a rising China. | Điều mà người ta đã vui vẻ bỏ quên ở các cuộc tranh luận gay gắt hiện nay về các chính sách của chính quyền Obama là vấn đề Hoa Kỳ phải ứng xử thế nào với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích Mỹ, cả trong lẫn ngoài chính phủ, đã có những quan điểm rất khác nhau về cách quản lý mối quan hệ với Trung Quốc (TQ). Henry Kissinger, cùng với Richard Nixon, đã đóng góp to lớn cho việc mở ra những quan hệ với TQ vào đầu thập niên 1970. Cuốn sách vừa xuất bản của ông, On China (Bàn về Trung Quốc), là một nỗ lực biện minh dài dòng về những điều ông đã làm lúc bấy giờ và lý giải tư duy hiện nay của ông về phương cách tránh xung đột với một TQ đang trỗi dậy. |
The upsurge of Chinese military power in the last decade poses a serious threat to the interests of the United States and to the international order created after the Second World War. The face-off between Beijing and Washington in the Taiwan Strait—between two nuclear-armed powers—is arguably the most dangerous confrontation on the globe. Specialists, however much they disagree on the nature of the Chinese threat, are virtually unanimous in contending that the two countries must cooperate. | Sự gia tăng đột biến sức mạnh quân sự của TQ trong thập kỷ vừa qua đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các lợi ích của Hoa Kỳ và cho trật tự quốc tế được thiết lập sau Thế chiến II. Cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington tại Eo biển Đài Loan – nghĩa là, giữa hai cường quốc nguyên tử -- có thể được coi là một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất hoàn cầu. Dù có bất đồng đến đâu về bản chất của mối đe dọa TQ, các chuyên gia cũng thực sự nhất trí cho rằng hai nước phải hợp tác với nhau. |
There are a number of politicians and intellectuals who are intensely critical of China, some of whom perceive American policy since the end of the Cold War as appeasement. Whether committed anti-Communists or dedicated advocates for human rights, they want regime change—a Chinese liberal democracy. Although we have been astonished in recent years by the collapse of the Soviet Union and the revolutionary tide in the Middle East, the odds against similar events occurring in China are enormous. There is little if anything the United States can do to bring about the “peaceful evolution” of Chinese society that American statesmen and politicians have called for since the 1950s. The China we see today is the China with which the U.S. government must deal for the foreseeable future. | Có một số chính trị gia và trí thức chỉ trích TQ gay gắt, trong đó nhiều người đã coi chính sách Mỹ kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh đến nay là nhượng bộ vô nguyên tắc (appeasement). Dù quyết tâm chống cộng hay tha thiết cổ vũ cho nhân quyền, những người này đều muốn thay đổi chế độ bằng một nền dân chủ tự do cho TQ. Mặc dù chúng ta liên tục ngạc nhiên trong những năm qua trước sự sụp đổ của Liên Xô và ngọn triều cách mạng tại Trung Đông, nhưng những trở ngại cho những biến cố tương tự có thể xảy ra tại TQ là rất lớn. Hoa Kỳ chẳng làm được một điều gì đáng kể để mang lại “diễn biến hoà bình” cho xã hội TQ, một diễn biến mà các lãnh đạo và các nhà chính trị Mỹ đã kêu gọi kể từ thập niên 1950. Nước Trung Hoa mà chúng ta chứng kiến hiện nay là nước Trung Hoa mà chính phủ Hoa Kỳ phải đối phó trong một tương lai có thể thấy trước được. |
Perceptions of the “China threat” center on the growing capacity of its government to disrupt the existing international order. Militarily, it is acquiring the means to project power outside East Asia and to challenge the U.S. Navy in the Western Pacific, specifically in the vicinity of Taiwan. Its experiments with cyber-warfare have been unsettling to the Pentagon. Economically, its extraordinary need for raw materials has driven up prices on a wide range of commodities. It has expanded its extraction operations to every continent save Antarctica and manipulated the market for “rare-earth” minerals. Its skewed currency exchange rate is set without regard for the difficulties it causes the United States and other countries. It cheats on its WTO obligations to open its domestic markets and it wreaks havoc with its disregard for intellectual property rights. Politically, it has protected a number of states in conflict with the United States because of human rights violations: Burma, Sudan, Uzbekistan, and Zimbabwe. Not least, its rise offers an alternative to Western democratic and open-market models of state organization. | Những nhận thức về “mối đe dọa TQ” xoay quanh khả năng ngày càng lớn của chính phủ TQ trong việc làm rối loạn trật tự quốc tế hiện hữu. Về quân sự, TQ đang thu thập những phương tiện chiến tranh nhằm phóng chiếu quyền lực của mình ra ngoài biên giới Đông Á và thách thức Hải quân Hoa Kỳ tại Tây Thái Bình Dương, cụ thể là trong vùng lân cận Đài Loan. Những thí nghiệm về chiến tranh mạng của TQ đã làm cho Lầu Năm Góc giao động. Về kinh tế, nhu cầu vĩ đại của TQ về nguyên vật liệu đã đẩy cao giá cả của rất nhiều thương phẩm. TQ đã mở rộng các hoạt động khai thác nguyên liệu đến mọi châu lục ngoại trừ Nam Cực và đã dùng thủ đoạn để thao túng thị trường khoáng sản “đất hiếm”. TQ đã đặt ra hối suất giả tạo cho đồng nhân dân tệ bất chấp cả những khó khăn nó tạo ra cho Hoa Kỳ và nhiều nước khác. TQ đã trí trá tránh né những bổn phận đối với WTO về việc mở cửa thị trường nội địa và TQ đã gây nhiều thiệt hại to lớn [cho các công ty nước ngoài] vì đã coi thường quyền sở hữu trí tuệ. Về chính trị, TQ đã bao che một số quốc gia thù nghịch với Hoa Kỳ vì những vi phạm nhân quyền của họ: Miến Điện, Sudan, Uzbekistan, và Zimbabwe. Điều nghiêm trọng là, sự trỗi dậy của TQ đã cống hiến một mô hình thay thế cho mô hình dân chủ và thị trường tự do của phương Tây trong việc tổ chức quốc gia. |
Missing is a clear indication of what Beijing intends to do with its renewed power. The official line is that China has no aggressive intentions, that it is still a developing country, and that it will be decades before its military can compete with the United States. On the other hand, leading members of the People’s Liberation Army and some intellectuals are more belligerent, warning Americans and others not to challenge China’s ever-expanding concept of its “core interests.” Recent efforts to intimidate its neighbors in the South China Sea suggest at the very least the possibility that as the PRC’s power grows, it will not resist the temptation to behave assertively, as great powers, including traditional China and the United States, usually have. | Không có một chỉ dấu rõ ràng nào cho thấy Bắc Kinh có ý định sẽ làm gì với quyền lực mới khôi phục của mình. Đường lối tuyên truyền chính thức của nhà nước nói rằng TQ không có ý định xâm lấn, rằng TQ vẫn còn là một nước đang phát triển, và rằng phải mất thêm nhiều thập kỷ nữa quân đội TQ mới có thể cạnh tranh với quân đội Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, nhiều sĩ quan cấp cao trong Giải phóng quân Nhân dân và một số trí thức TQ lại tỏ ra hiếu chiến hơn, lên tiếng cảnh báo người Mỹ và các dân tộc khác không được thách thức quan niệm đang phổ biến ngày một rộng rãi của TQ về “quyền lợi cốt lõi của họ”. Những nỗ lực gần đây nhằm đe nẹt các nước láng giềng của TQ tại Biển Đông chí ít cho thấy khả năng là, khi quyền lực của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa gia tăng, nước này sẽ không chống lại cám dỗ hành xử một cách quyết đoán, như các đại cường thường làm, kể cả nước Trung Hoa ngày xưa và Hoa Kỳ. |
There are a number of prominent American intellectuals—Andy Nathan at Columbia and Rod MacFarquhar and Elizabeth Perry at Harvard, among them—who doubt that the current projections of the PRC’s rise are sustainable. Some foresee a collapse of the Communist regime; others simply argue that China’s economy will falter. They note flaws in the banking system, especially nonperforming loans to state enterprises. They point to mounting unrest evidenced by tens of thousands of antigovernment demonstrations across the country every year. More recently, demographers have pointed to the aging of China’s work force and the absence—caused by the one-child rule—of youthful replacements. And the demands of Chinese laborers for higher wages and better work conditions are driving some industry abroad. The intelligence community in the United States has considered various scenarios involving the collapse of the Beijing regime. But China’s extraordinary economic growth continues, in marked contrast to the current struggles in Europe and the United States, and the omnipresent security apparatus in the PRC has enabled the Communist Party to stifle domestic opposition with ease. | Có một số trí thức Mỹ nổi tiếng -- chẳng hạn, Andy Nathan tại Đại học Columbia và Rod MacFarquhar và Elizabeth Perry tại Đại học Harvard – không tin rằng những dự đoán hiện nay về sự trổi dậy của TQ là có cơ sở vững chắc. Một số người tiên đoán sự sụp đổ của chế độ Cộng sản; một số người khác tranh luận giản dị rằng kinh tế TQ sẽ chao đảo. Họ ghi nhận những khuyết tật trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là những món nợ cho doanh nghiệp nhà nước vay mà không đòi lại được. Họ viện dẫn bất ổn xã hội ngày một gia tăng, với bằng chứng là hằng chục ngàn cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra khắp nước mỗi năm. Gần đây, các nhà nghiên cứu dân số đã vạch ra tình trạng ngày một già nua của lực lượng lao động TQ mà không có giới trẻ thay thế -- do chính sách một con của nước này. Ngoài ra, những đòi hỏi của lao động TQ về đồng lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn đang đẩy một số công nghiệp ra nước ngoài. Cộng đồng tình báo tại Hoa Kỳ đã xét đến nhiều kịch bản khác nhau liên quan đến sự sụp đổ của chế độ Bắc Kinh. Nhưng sự tăng trưởng kinh tế phi thường của TQ vẫn tiếp tục, tương phản rõ nét với những khó khăn hiện nay tại châu Âu và Hoa Kỳ. Bộ máy công an hiện diện khắp mọi nơi tại TQ đã giúp Đảng Cộng sản bóp nghẹt sự chống đối của dân chúng trong nước một cách dễ dàng. |
KISSINGER’S ON China may be seen as his valedictory statement on Chinese-American relations. Like most of his writings since he left office in 1977, much of the book is self-promoting and glosses over some of his more egregious mistakes in his initial contacts with Zhou Enlai, most notably his offering greater concessions on Taiwan at the outset of negotiations—more movement toward the abandonment of Taiwan—than Zhou might have imagined. His analysis of Beijing’s reasoning and methods is nonetheless worthy of consideration. He insists, of course, that cooperation between China and the United States is essential to world peace and stability, as well as the interests of the two nations. He constantly implies that it is the American protection of Taiwan and Washington’s demands that Beijing improve its record on human rights, however admirable the values these policies reflect, that are the principle sources of tension in the relationship. He does not ask Americans to abandon their values but suggests that his own realist approach, in which they are subordinated to the presumed needs of the state, is infinitely superior. | Cuốn On China của Kissinger có thể được coi như một diễn văn từ biệt của ông về quan hệ Mỹ-Trung. Cũng như hầu hết các tác phẩm ông viết ra từ khi rời chức vụ vào năm 1977, phần lớn cuốn sách này được dùng để tự đề cao mình và bỏ qua một số sai lầm ghê gớm của ông trong những lần tiếp xúc đầu tiên với Chu Ân Lai, đáng lưu ý nhất là việc ông đưa ra những nhượng bộ to lớn về Đài Loan vào đầu các cuộc thương thuyết – một động thái tiến tới việc bỏ Đài Loan – lớn hơn cả điều mà họ Chu có thể tưởng tượng. Nhưng sự phân tích của ông về cách lý luận và phương pháp làm việc của phía Bắc Kinh là đáng suy nghĩ. Hẳn nhiên, Kissinger nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa TQ và Hoa Kỳ là thiết yếu cho hoà bình và ổn định của thế giới, cũng như lợi ích của hai quốc gia. Ông luôn luôn ám chỉ rằng chính việc Hoa Kỳ che chở cho Đài Loan và việc Hoa Kỳ đòi hỏi Bắc Kinh cải thiện hồ sơ nhân quyền là nguyên nhân chính cho sự căng thẳng trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, dù cho những chính sách này có phản ánh những giá trị đáng chiêm ngưỡng bao nhiêu đi nữa. Ông không đòi hỏi người Mỹ phải từ bỏ những giá trị của mình, nhưng gợi ý rằng đường lối thực tế của ông, theo đó những giá trị này phải được đặt dưới các nhu cầu của quốc gia, là vô cùng ưu việt. |
The first part of the book is a potted history of traditional China up to but not including the Republican era. He uses this history to explain Chinese sensitivities and strategies. His discussion of sensitivities is a sophisticated variation of the familiar Chinese complaint about the “century of humiliation,” the years in which China was plagued by European, Japanese, and American imperialists. Kissinger includes some of China’s earlier problems, such as the depredations of the Mongols, and stresses the country’s historic fear of encirclement. Much like the Chinese, however, he neglects to discuss the humiliations they inflicted on their neighbors in the course of the centuries during which their leaders built the Chinese Empire—the maximum extent of which the PRC now claims as its territory. In the creation of that empire they were no less arrogant, no less ruthless than the Europeans, Japanese, or Americans in the creation of theirs. They relied on conquest and the subjugation of militarily inferior people whom the Chinese portrayed as subhuman to justify their own conduct. The obvious point, obscured by Kissinger’s discussion of Confucianism and historic strategies, is that there is no reason, cultural or genetic, to expect China as a great power to act any less aggressively than have other great powers over the millennia. | Phần đầu cuốn sách là một lịch sử đại cương về nước Trung Hoa cổ trước thời Cộng hòa dân quốc. Kissinger dùng lịch sử này để giải thích những điểm nhạy cảm và chiến lược của TQ. Việc ông phân tích tính nhạy cảm này cũng là một cách trình bày tinh tế lời than phiền quen thuộc của TQ về một “thế kỷ bị chà đạp”, những năm trong đó TQ bị bọn đế quốc châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ xâu xé. Kissinger còn đưa vào trong phần này một số vấn đề mà TQ đã chịu đựng trước đó, chẳng hạn những đợt tàn phá do người Mông Cổ gây ra, và nhấn mạnh nỗi sợ kinh niên của TQ về hiểm họa bị bao vây. Tuy nhiên, Kissinger, cũng như người TQ, không chịu nói đến những nỗi nhục nhã mà người Trung Hoa đã gây ra cho các nước láng giềng qua những thế kỷ mà lãnh đạo của họ xây dựng Đế quốc Trung Hoa -- phần lãnh thổ tối đa mà TQ đang tuyên bố chủ quyền. Trong quá trình kiến tạo một đế quốc như vậy, người Trung Hoa cũng hống hách, tàn bạo không thua gì người châu Âu, người Nhật Bản, hay người Mỹ trong việc xây dựng đế quốc của mình. Người Trung Hoa cũng dùng biện pháp quân sự để xâm chiếm và khuất phục những giống dân yếu kém mà họ cho là bọn man di thiếu phẩm chất con người (subhuman) để biện minh cho hành vi của mình. Điều hiển nhiên -- nhưng bị làm cho lu mờ bởi cách Kissinger bàn về Khổng giáo và các chiến lược lịch sử -- là chúng ta không có lý do, văn hóa hay di truyền, để tin chắc TQ trong tư thế một đại cường có thể hành động ít hiếu chiến hơn các đại cường khác qua hằng ngàn năm nay. |
The critical flash point in Chinese-American relations today remains Taiwan. In the late 1940s, when Jiang Jieshi (Chiang Kai-shek) and the remnants of his defeated mainland army ruled the island with brutal disregard for the local population, the Truman administration attempted to abandon it. War in Korea forced the administration to change course and to aid Jiang’s one-party dictatorship. Most officials critical of Jiang, a favorite of the American Right, were purged during the McCarthy era. Eisenhower and Dulles increased the flow of assistance and signed a mutual defense treaty with Taipei. American opposition to Beijing’s determination to reunite the island with the mainland became the principal sticking point in Chinese-American conversations. Not until the Nixon administration was a second attempt made to abandon Taiwan. Nixon and Kissinger risked anger on their right flank but, determining that a working relationship with the PRC was of greater value to the United States than was its Taiwanese protectorate, indicated to Zhou and Mao Zedong their willingness to back away from Taipei. The assumption in both Washington and Beijing was that without American support, Jiang’s regime eventually would collapse, facilitating a PRC takeover. | Điểm rất dễ bộc phát xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung hiện nay vẫn là Đài Loan. Vào cuối thập 1940, khi Tưởng Giới Thạch và đám tàn dư của bại quân lục địa cai trị đảo này với thái độ khinh miệt thô bạo đối với dân bản xứ, chính quyền Truman đã toan tính bỏ rơi Đài Loan. Chiến tranh Triều Tiên buộc chính quyền này phải thay đổi đường lối và quay ra hậu thuẫn chế độ độc tài độc đảng của Tưởng Giới Thạch. Hầu hết các quan chức chính phủ từng chỉ trích họ Tưởng, một con cưng của Cánh hữu Mỹ, đều bị thanh trừng trong thời kỳ McCarthy [một giai đoạn chống cộng rất điên cuồng tại Mỹ, DG.] Tổng thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles gia tăng luồng viện trợ và ký một thỏa ước phòng thủ chung với Đài Bắc. Việc Hoa Kỳ chống đối quyết tâm của Bắc Kinh tái thống nhất đảo Đài Loan với lục địa là điểm thường gây bế tắc trong các cuộc thương thuyết Mỹ-Trung. Mãi cho đến chính quyền Nixon mới có một toan tính thứ hai nhằm bỏ Đài Loan. Nixon và Kissinger biết mình đã liều lĩnh gây phẫn nộ bên cánh hữu nhưng, vì kết luận rằng thiết lập một quan hệ hữu hiệu với TQ là có ích lợi hơn làm một nước bảo hộ Đài Loan, đã bày tỏ cho Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông biết quyết tâm bỏ Đài Loan của mình. Điều mà cả Washington và Bắc Kinh đều đinh ninh là, nếu không có hậu thuẫn Mỹ, chế độ Tưởng cuối cùng sẽ sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho TQ sáp nhập Đài Loan. |
But Taiwan did not collapse, not even after the normalization of Chinese-American relations and the end of the alliance during the Carter administration. Instead it developed as a robust democracy, frequently led by American-educated politicians who shared American values. Support for Taipei spread in the United States as liberals joined conservatives in voicing their delight with the transformation of Taiwan’s political culture. Attempts by the PRC to intimidate the island’s people were thwarted by the United States, most obviously when Bill Clinton sent two carrier battle groups to the region in 1996. The Taiwan issue once again became a major source of tension between Washington and Beijing. | Nhưng Đài Loan đã không sụp đổ, thậm chí cả sau sự kiện bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung và sự kiện Mỹ chấm dứt liên minh với Đài Loan dưới thời chính quyền Carter. Thay vì sụp đổ, Đài Loan đã phát triển thành một nước dân chủ vững mạnh, thường xuyên được lãnh đạo bởi những chính khách từng được đào tạo ở Mỹ và chia sẻ những giá trị của Mỹ. Hậu thuẫn cho Đài Loan lan rộng tại Hoa Kỳ khi cả giới tự do và giới bảo thủ Mỹ cùng nhau bày tỏ niềm hân hoan trước sự chuyển đổi văn hóa chính trị của Đài Loan. Những âm mưu hù dọa người dân đảo quốc của TQ đã bị Hoa Kỳ chặn đứng, rõ ràng nhất là khi Bill Clinton gửi hai toán tàu chiến có hàng không mẫu hạm (carrier battle groups) vào trong khu vực năm 1996. Vấn đề Đài Loan một lần nữa đã trở thành nguyên nhân chính cho mối căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. |
Kissinger never openly calls for abandoning Taiwan, but there is no doubt that he still believes the relationship with China is too important to be jeopardized by continued support for democratic Taiwan. Throughout his career and in On China, he stresses his preference for Realpolitik. He praises Bismarck and others less concerned with ideals than with national interest. He has little use for America’s “missionary” zeal to spread its values and sees men like Zhou and Mao as admirable strategists in his own image. | Kissinger không bao giờ công khai kêu gọi bỏ rơi Đài Loan, nhưng rõ ràng là ông vẫn còn tin tưởng rằng quan hệ hữu nghị với TQ là quá quan trọng, không thể để cho nó bị đe dọa vì việc Mỹ tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan. Suốt sự nghiệp và ngay cả trong cuốn On Politics, Kissinger nhấn mạnh khuynh hướng Realpolitik (chính trị thực tế) của mình. Ông ca ngợi Bismark và một số nhà lãnh đạo khác, những nhân vật ít bận tâm với các lý tưởng nhân đạo nhưng biết coi trọng lợi ích quốc gia. Kissinger không cần đến cái nhiệt tình “truyền giáo” của Hoa Kỳ để đi rao giảng các giá trị Mỹ, nhưng ông lại coi những nhân vật như Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông là những nhà chiến lược đáng khâm phục, được khuôn nắn theo hình ảnh của ông. |
If there is such a thing as a Kissinger Doctrine, it is to put values aside and focus relentlessly on strategic interest. Applied to the relationship with China, specifically in the years since China’s rise became apparent, he has argued for an end to American criticism of China’s one-party dictatorship, and for an end to complaints about China’s human rights abuses. Always a supporter of the Westphalian notion that states keep out of the internal affairs of other states, he pronounces the Chinese to be today’s model Westphalians. If Washington wants to avoid conflict with a rising China, it would be wise to yield on these points and concentrate on those issues in which the PRC and the United States have shared interests. | Nếu có cái gọi là một Học thuyết Kissinger, thì học thuyết này sẽ gạt bỏ các giá trị nhân đạo qua một bên và chỉ tập trung một cách không nương nể vào lợi ích chiến lược của quốc gia. Áp dụng vào quan hệ hữu nghị với TQ, nhất là trong những năm kể từ khi sự trỗi dậy của TQ đã trở nên hiển nhiên, Kissinger yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chỉ trích chế độ độc tài độc đảng của TQ và chấm dứt than phiền về những vi phạm nhân quyền của TQ. Luôn luôn bênh vực tinh thần Hoà ước Westphalia, một chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, ông tuyên bố người Trung Quốc là những người mang tinh thần Westphalia gương mẫu trong thế giới ngày nay. Nếu Washington muốn tránh xung đột với một TQ đang trỗi dậy, thì việc nhượng bộ về những điểm này và chỉ tập trung vào những vấn đề mà TQ và Hoa Kỳ cùng có lợi ích chung sẽ là một điều khôn ngoan. |
THERE IS, of course, another approach: balancing ideals and national interest. Indeed, it could be argued that support for American ideals abroad is in the national interest, that promoting democracy and respect for human rights across the globe increases the chances of living in a world in which American interests can thrive. The United States has for many years been an attractive model for other peoples because of its open society, its democracy, and its protection of human rights. Its focus on these virtues proved attractive during the Cold War. They can prove attractive again, if promoted without the use of force—if Washington can overcome the stigma attached to its sense of mission during the George W. Bush administration. | Đương nhiên, vẫn còn có một đường lối khác: đó là, quân bình các lý tưởng với lợi ích quốc gia. Thật vậy, chúng ta có thể lý giải rằng hậu thuẫn các lý tưởng nhân đạo của Mỹ ở nước ngoài cũng là phục vụ lợi ích quốc gia, rằng cổ vũ dân chủ và tôn trọng nhân quyền khắp địa cầu sẽ gia tăng cơ may sống trong một thế giới mà lợi ích của Hoa Kỳ có thể phát triển. Qua nhiều năm nay, Hoa Kỳ là mô hình hấp dẫn đối với các dân tộc khác nhờ nó có một xã hội cởi mở, một chế độ dân chủ, và cam kết bảo vệ nhân quyền. Sự tập trung của Hoa Kỳ vào những giá trị này tỏ ra có sức hấp dẫn trong thời Chiến tranh Lạnh. Ngày nay, những giá trị này có thể thu hút loài người thêm một lần nữa, nếu chúng được phát huy mà không cần sử dụng vũ lực -- nếu Washington khắc phục được vết ô nhục gắn liền với cái ý thức về một sứ mệnh (sense of mission) của Mỹ trong thời chính quyền George W. Bush. |
The Chinese cannot be expected to enjoy American criticism of their political culture; nor will they be pleased by Washington’s continued support for Taiwan. These differences and American opposition to Chinese behavior abroad doubtless will cause friction in the years ahead. The Chinese are no more likely than Americans to accept complaints about their actions without pushing back. But that’s what we have diplomats for. These issues can be knocked about, raged over, negotiated—all without military conflict. | Chúng ta không thể kỳ vọng người TQ lấy làm thích thú vì Hoa Kỳ chỉ trích văn hóa chính trị của họ; họ cũng sẽ không hài lòng vì Washington tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan. Những bất đồng này và việc Hoa Kỳ phản đối hành vi của TQ ở nước ngoài chắc chắn sẽ tạo ra những va chạm trong những năm tới. Người TQ chắc không khác hơn người Mỹ ở chỗ chịu chấp nhận những phàn nàn về hành vi của mình mà không phản đối. Nhưng đấy là lý do chúng ta cần đến những nhà ngoại giao. Những vấn đề này có thể đá qua đá lại, có thể hậm hực với nhau, có thể thương thuyết -- tất cả đều không cần đến xung đột vũ trang. |
Today the PRC is in no position to replace the United States as the dominant power in world affairs, but Chinese analysts are exhilarated by the prospect of American decline. If we want to live in peace with China for the next fifty to one hundred years, the Kissinger Doctrine suggesting deference to Chinese sensitivities is the wrong approach. Americans have to demonstrate that their nation is not in decline. They must cope successfully with the economic and political problems they have confronted in the first years of this century. They must be prepared militarily to deter the adventurism to which successful Chinese empires have succumbed in the past. American analysts across the political spectrum, no matter what their perception of China’s intent, agree that the principal threat to the international primacy of the United States comes from within. | Ngày nay TQ chưa ở trong tư thế có thể thay thế Hoa Kỳ như một siêu cường để giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng các học giả TQ tỏ ra rất hân hoan trước viễn ảnh suy yếu của Hoa Kỳ. Nếu chúng ta muốn sống trong hoà bình với TQ trong vòng từ 50 đến 100 năm, học thuyết Kissinger với chủ trương tôn trọng những điểm nhạy cảm của TQ là một đường lối sai lầm. Người Mỹ cần chứng tỏ rằng quốc gia của mình không suy yếu. Họ phải đối phó thành công với những vấn đề kinh tế và chính trị mà họ đã đương đầu trong những năm đầu tiên của thế kỷ này. Họ phải chuẩn bị về mặt quân sự để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu mà những đế chế thịnh trị của TQ đã lao vào trong quá khứ. Các nhà phân tích Mỹ đủ mọi khuynh hướng chính trị, bất luận nhận thức của họ về ý đồ của TQ là như thế nào, đều đồng ý rằng đe dọa chính cho vai trò siêu cường quốc tế của Hoa Kỳ xuất phát từ bên trong. |
Warren I. Cohen is a professor emeritus of the University of Maryland, Baltimore County, and senior scholar in the Asia program of the Woodrow Wilson International Center for Scholars. He is the author of America’s Response to China: A History of Sino-American Relations. | Warren I. Cohen là giáo sư danh dự của Đại học Maryland, Baltimore, và là học giả thâm niên trong chương trình châu Á thuộc Trung tâm Học giả Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson. Ông là tác giả cuốn America’s Response to China: A History of Sino-American Relations. |
| Translated by Trần Ngọc Cư |
http://www.dissentmagazine.org/online.php?id=517 |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn