|
Navigating the Road to Riches | Vạch đường đến thịnh vượng |
Otaviano Canuto 2011-07-12 | Otaviano Canuto |
WASHINGTON, D.C. – A switchover of global growth engines is taking place. Developing economies as a whole are now the source of more than half of global GDP growth. As a result, concern has naturally shifted to a new question: Are there risks that some or many of these developing countries could fall prey to the “middle-income trap”? | WASHINGTON, D.C. – Những cỗ máy tăng trưởng trên thế giới đã chuyển hướng. Các nền kinh tế đang phát triển hiện đã tạo ra trên một nửa tăng trưởng GDP toàn cầu. Kết quả là sự quan tâm đương nhiên được chuyển sang vấn đề mới: Có nguy cơ là một số hay nhiều nước đang phát triển có thể trở thành miếng mồi ngon của “cái bẫy thu nhập trung bình” hay không? |
The “middle-income trap” has captured many developing countries: they succeeded in evolving from low per capita income levels, but then appeared to stall, losing momentum along the route toward the higher income levels of advanced economies. Such a trap may well characterize the experience of most of Latin America since the 1980’s, and in recent years, middle-income countries elsewhere have expressed fears that they could follow a similar path. Does moving up the income ladder get harder the higher one climbs? | “Bẫy thu nhập trung bình” đã và đang níu kéo nhiều nước đang phát triển: họ đã thoát khỏi mức thu nhập thấp - tính theo đầu người – nhưng sau đó thì có vẻ như đã dẫm chân tại chỗ, họ đánh mất động lực trên con đường tiến lên mức thu nhập cao ngang bằng với các nền kinh tế tiên tiến. Đấy là kinh nghiệm mà hầu hết các nước Mĩ Latin đã trải qua trong những năm 1980, và trong những năm gần đây các nước có thu nhập trung bình ở các nơi khác cũng sợ rằng họ có thể lạc vào con đường tương tự như thế. Có phải là càng lên cao thì cái thang thu nhập càng khó leo hơn không? |
In most cases of successful evolution from low- to middle-income status, the underlying development process is broadly similar. Typically, there is a large pool of unskilled labor that is transferred from subsistence-level occupations to more modern manufacturing or service activities that do not require much upgrading of these workers’ skills, but nonetheless employ higher levels of capital and embedded technology. | Trong đa số trường hợp, quá trình phát triển làm nền tảng cho sự chuyển hóa từ mức thu nhập thấp lên mức thu nhập trung bình là khá giống nhau. Thường thì, có rất nhiều người lao động không có tay nghề được chuyển từ những công việc với thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang những ngành sản xuất hay dịch vụ hiện đại hơn – cần vốn đầu tư lớn hơn và công nghệ cao hơn - mà không cần phải nâng cao tay nghề cho những người lao động này. |
The associated technology is available from richer countries and easy to adapt to local circumstances. The gross effect of such a transfer – usually occurring in tandem with urbanization – is a substantial increase in “total factor productivity,” leading to GDP growth that goes beyond what can be explained by the expansion of labor, capital, and other physical factors of production. | Những ngành công nghệ đó đã có sẵn trong các nước giàu có hơn và dễ dàng thích ứng với hoàn cảnh địa phương. Hiệu quả tổng hợp của công việc chuyển giao đó – thường đi kèm với quá trình đô thị hóa – là sự gia tăng đáng kể “năng suất lao động toàn xã hội”, dẫn tới sự gia tăng GDP, mà nếu chỉ sử dụng những tác nhân như việc làm gia tăng, tiền vốn gia tăng và những tác nhân vật chất khác thì không thể nào giải thích được. |
Reaping the gains from such “low-hanging fruit” in terms of growth opportunities sooner or later faces limits, after which growth may slow, trapping the economy at middle-income levels. The turning point in this transition occurs either when the pool of transferrable unskilled labor is exhausted, or, in some cases, when the expansion of labor-absorbing modern activities peaks before the pool is empty. | Không chóng thì chày, việc gặt hái lợi ích từ những loại “hoa quả ở cành thấp” như thế - hiểu theo nghĩa cơ hội tăng trưởng – sẽ gặp phải giới hạn, sau đó tốc độc tăng trưởng có thể chậm lại, làm cho nền kinh tế rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bước ngoặt xảy ra khi lực lượng lao động không có tay nghề có thể chuyển nghề đã chuyển hết hoặc là, như trong một số trường hợp cho thấy, khi những hoạt động thu hút nhiều lao động đã đạt đến cực đỉnh mà số lao động không có tay nghề vẫn còn. |
Beyond this point, raising total factor productivity and maintaining rapid GDP growth depends on an economy’s ability to move up on manufacturing, service, or agriculture value chains, toward activities requiring technological sophistication, high-quality human capital, and intangible assets such as design and organizational capabilities. Furthermore, an institutional setting supportive of innovation and complex chains of market transactions is essential. | Sau bước ngoặt vừa nói, sự gia tăng năng suất lao động toàn xã hội và giữ tốc độ phát triển GDP cao phụ thuộc vào khả năng của nền kinh tế trong việc chuyển sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp theo hướng hoạt động cần nhiều công nghệ phức tạp hơn, vốn con người có chất lượng cao hơn, và hướng đến những tài sản vô hình như thiết kế và năng lực tổ chức. Tiếp theo, việc thiết lập các định chế trợ giúp cho đổi mới và chuỗi phức tạp các giao dịch trên thương trường có vai trò vô cùng quan trọng. |
Instead of mastering existing standardized technologies, the challenge becomes the creation of domestic capabilities and institutions, which cannot be simply bought or copied from abroad. Provision of education and appropriate infrastructure is a minimum condition. | Bây giờ thách thức không còn là nắm được những công nghệ đã có mà là tạo ra tạo ra năng lực và những định chế nội địa, tức là những thứ không thể nhập khẩu hoặc sao chép một cách dễ dàng được nữa. Có một nền giáo dục và cơ sở hạ tầng phù hợp là điều kiện cần thiết tối thiểu. |
Today’s middle-income countries in Latin America saw the transfer of labor from subsistence-level employment slow well before they had exhausted their labor surpluses, as macroeconomic mismanagement and an inward-looking orientation until the 1990’s established early limits to that labor-transfer process. Nevertheless, some enclaves have been established in high positions on global value chains (for example, Brazil’s technology-intensive agriculture, sophisticated deep-sea oil-drilling capabilities, and aircraft industry). | Hiện nay các nước có mức thu nhập trung bình ở Mĩ Latin đã thấy quá trình chuyển lao động từ những công việc có thu nhập chỉ đủ sống qua ngày sang những công việc có thu nhập cao hơn đang chậm lại, trong khi số lao động dư thừa vẫn còn. Đấy là do sai lầm trong quản lí kinh tế vĩ mô và nền sản xuất hướng nội trước những năm 1990 đã thiết lập quá sớm giới hạn cho quá trình dịch chuyển này. Tuy nhiên, có một số người đã có vị trí vững vàng trong chuỗi giá trị toàn cầu (ngành nông nghiệp công nghệ cao, khả năng khoan dầu ở biển sâu và công nghiệp hàng không của Brazil là một thí dụ.) |
By contrast, Asian developing countries have relied extensively on international trade to accelerate their labor transfer by inserting themselves into the labor-intensive segments of global value chains. This has been facilitated by advances in information and communication technologies, and by decreasing transport costs and lower international trade barriers. | Ngược lại, các nước đang phát triển ở châu Á lại dựa chủ yếu vào thương mại quốc tế nhằm đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động bằng cách tự mình tham gia vào những lĩnh vực cần nhiều lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Những tiến bộ trong công nghệ thông tin liên lạc và cước vận chuyển rẻ cũng như hàng rào thương mại quốc tế giảm đã tạo nhiều thuận lợi cho xu hướng này. |
The path from low to middle income per capita, and then to high-income status, corresponds to the increase in the share of the population that has moved from subsistence activities to simple modern tasks, and then to sophisticated ones. International trade has opened that path, but institutional change, high-quality education, and local creation of intangible assets are also essential for sustaining progress over the long run. South Korea is a prime example of a country that exploited these opportunities to move all the way up the income ladder. | Con đường từ thu nhập thấp (tính theo đầu người) lên mức trung bình và sau đó là lên mức cao đồng nghĩa với việc gia tăng tỉ lệ dân chúng chuyển từ những công việc chỉ đủ sống qua ngày sang những công việc đơn giản của thời hiện đại và sau đó là sang những công việc phức tạp hơn. Ngành thương mại quốc tế đã mở rộng cửa cho con đường này, nhưng những thay đổi trong lĩnh vực định chế, nền giáo dục chất lượng cao và việc tạo ra những tài sản vô hình tại chỗ là vấn đề then chốt cho sự tiến bộ bền vững trong một thời gian dài. Nam Hàn là thí dụ rõ nhất về việc một nước biết tận dụng cơ hội để leo lên trên các nấc thang thu nhập cao hơn. |
As for maintaining high growth in developing countries, the remaining pool of rural-subsistence and urban-underemployed labor in low- and middle-income countries constitutes a still-untapped source for increases in total factor productivity via occupational change. For this to succeed at the global level, middle-income countries that have already started the process must overcome the obstacles on the road to higher income, thereby creating demand and opening supply opportunities for the primary labor transfer in developing countries farther down the income ladder. | Muốn giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong các nước đang phát triển thì số người có thu nhập thấp ở nông thôn và số lao động bán thất nghiệp ở khu vực đô thị trong các nước có mức thu nhập thấp và trung bình vẫn là nguồn lực chưa được khai thác nhằm gia tăng năng suất lao động toàn xã hội thông qua việc chuyển nghề. Muốn thu được thành công trên bình diện toàn cầu thì các nước có mức thu nhập trung bình đã bước vào quá trình này phải vượt qua các rào cản trên con đường dẫn tới thu nhập cao hơn và bằng cách đó, tạo ra nhu cầu và mở ra cơ hội cung cho quá trình chuyển dịch lao động trong những nước đang phát triển còn đứng ở những nấc thang thu nhập thấp hơn. |
Natural-resource-rich middle-income countries face a road of their own, one made wider by the apparent long-term increase in commodities prices that has accompanied the shifts in composition of global GDP. Unlike manufacturing, natural-resource use is to a large extent idiosyncratic, which creates scope for local creation of capabilities in sophisticated upstream activities, with the corresponding challenge to do so in a sustainable fashion. | Các nước có mức thu nhập trung bình nhưng giàu tài nguyên trực diện với con đường riêng của mình, một con đường đã được mở rộng ra nhờ sự tăng giá các nguyên vật liệu trong một thời gian dài, kèm theo sự dịch chuyển trong cơ cấu GDP toàn cầu. Khác với các quốc gia sản xuất, sử dụng nguồn tài nguyên thường có những tính chất đặc thù, tạo cơ hội cho việc hình thành năng lực mang tính địa phương trong những hoạt động khai thác phức tạp, với những thách thức tương ứng cho việc phát triển một cách bền vững. |
While most country that evolve from low- to middle-income status have followed a fairly common route, their next stages point to a more diverse set of experiences in terms of institutional change and accumulation of intangible assets. Given advanced economies’ poor growth prospects, the world economy’s dynamics nowadays will depend on how successful country-specific steps up the income ladder turn out to be. | Trong khi phần lớn các nước tiến từ trạng thái thu nhập thấp lên thu nhập trung bình đều đi qua một con đường nói chung là giống nhau thì những giai đoạn tiếp theo của họ cho ta thấy một loạt những kinh nghiệm khác nhau, dưới dạng những thay đổi về mặt định chế và tích lũy tài sản vô hình. Căn cứ vào triển vọng phát triển không lấy gì làm tốt đẹp của những nền kinh tế tiên tiến, động lực của nền kinh tế thế giới hiện nay sẽ phụ thuộc vào các bước đi của những nước đã từng thành công trong quá trình trèo lên cái thang thu nhập sẽ diễn ra như thế nào. |
| Phạm Nguyên Trường |
|
|
Otaviano Canuto, the World Bank’s Vice-President for Poverty Reduction and Economic Management, is co-author of The Day After Tomorrow: A Handbook on the Future of Economic Policy in the Developing World, available at www.worldbank.org/prem. | Otaviano Canuto, là phó chủ tịch ban giảm nghèo và quản lí kinh tế của Ngân hàng thế giới (the World Bank’s Vice-President for Poverty Reduction and Economic Management), đồng tác giả cuốn: Một ngày sau ngày mai: Sổ tay về chính sách kinh tế trong tương lai trong thế giới đang phát triển (The Day After Tomorrow: A Handbook on the Future of Economic Policy in the Developing World). |
|
|
http://www.project-syndicate.org/commentary/canuto3/English |
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn