MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 1, 2011

Rice 2.0: Toxic rice in China Gạo độc ở Trung Quốc


Rice 2.0: Toxic rice in China

Gạo độc ở Trung Quốc

Kathleen E. McLaughlin

November 28, 2011

Kathleen E. McLaughlin

28.11.2011

Recent reports show that up to 10 percent of rice grown in China contains cadmium.

Báo cáo gần đây cho thấy đến 10% gạo được trồng ở Trung Quốc có chứa cadmium.

Editor's note: Of the world's 50,000 edible plant species, only a few hundred find their way to menus around the globe. Of those, just three — rice, wheat and maize — make up two-thirds of the human food supply. And only rice is responsible for feeding half the world, or more than 3.5 billion people.

Chú thích của biên tập: Trong số 50.000 loài thực vật ăn được trên thế giới, chỉ có vài trăm loại nằm trong thực đơn của nhân loại trên toàn cầu. Trong số đó, chỉ ba thứ - gạo, lúa mì và ngô – đã chiếm hai phần ba nguồn cung cấp thực phẩm cho người. Và chỉ riêng gạo đã chịu trách nhiệm nuôi sống một nửa thế giới, hoặc hơn 3,5 tỷ người.

In other words, rice is important. So important, in fact, that a tweak to the way rice is grown, sold or eaten can send ripples through the world economy. Earlier this year, government subsidies for rice in Thailand, where 30 percent of the world's crop originates, did just that. Prices everywhere shot up, though it looks like any looming instability has been offset by other exporters, namely India, steadying the market.

Nói cách khác, gạo quan trọng. Quan trọng tới mức mà, trên thực tế, một chỉnh sửa về cách trồng, lúa, bán gạo hay ăn cơm đều có thể tạo ra những đợt sóng tràn qua các nền kinh tế thế giới. Đầu năm nay, trợ cấp của chính phủ đối với gạo ở Thái Lan, nơi mà 30% vụ mùa thế giới bắt nguồn, đã làm làm dâng đợt sóng như thế. Giá gạo ở khắp mọi nơi tăng vọt, mặc dù có vẻ như sự bất ổn đe dọa đã được bù đắp bởi các nhà xuất khẩu khác, cụ thể là Ấn Độ, đang giúp ổn định thị trường.

Still, the point is rice in one place affects millions. In Indonesia, Suharto coaxed a people into growing the grain and changed a culture. In India, the genetically modified golden rice could save millions of lives and, yet, may never get into the ground. Rice 2.0 is GlobalPost's look at a tiny grain with a giant footprint.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là gạo ở một nơi ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tại Indonesia, Suharto khuyến dụ một dân tộc chuyên tâm phát lúa gạo và làm thay đổi một nền văn hóa. Tại Ấn Độ, lúa vàng biến đổi gen có thể cứu sống hàng triệu sinh mạng, nhưng, thể không bao giờ nhận được có chỗ đứng. Lúa 2.0 là cái nhìn của GlobalPost vào một hạt lúa nhỏ bé với một dấu chân khổng lồ.

BEIJING, China — Xu Limin goes out of her way to make sure the rice she buys wasn’t grown in southern China.

Xu Limin làm hết sức mình để bảo đảm rằng loại gạo cô mua không phải từ miền nam Trung Quốc.

“I’m not too picky about every single food item, but rice is the most important thing, so I want the cleanest,” said Xu, a 28-year-old office worker in Beijing, chatting as she shopped for groceries in an organic supermarket.

“Tôi không quá kén chọn mọi món ăn, nhưng gạo là thứ quan trọng nhất, vì thế tôi muốn có loại gạo sạch nhất,” Xu, một nhân viên văn phòng 28 tuổi ở Bắc Kinh trò chuyện trong khi cô đang mua sắm thức ăn tại một siêu thị thực phẩm tự nhiên.

“Everyone knows rice from the south might be contaminated so I want rice from the north, or even something imported.”

“Mọi người đều biết gạo từ miền nam có thể bị nhiễm độc vì thế tôi muốn tìm gạo từ miền bắc, hoặc thậm chí gạo nhập.”

On a scale of China’s food safety issues, pollution-tainted rice might just be the biggest problem of all. Rice is the country’s national staple, a grain deeply intertwined with history, culture and all things Chinese.

Trên cán cân về an toàn lương thực tại Trung Quốc, gạo bị ô nhiễm có thể là vấn đề lớn nhất từ trước đến nay. Gạo là mặt hàng chủ lực của quốc gia, gắn sâu với lịch sử, văn hoá và mọi thứ ở Trung Quốc.

Though rice farming is on the decline as the country grows wealthier and more urban, China still produces almost one-third of the world’s rice. It is also the No. 1 consumer of rice.

Mặc dù ngành trồng lúa đang giảm đi khi đất nước này trở nên đô thị hoá và giàu có hơn, Trung Quốc vẫn sản xuất gần một phần ba lượng gạo trên thế giới. Nước này cũng là quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất.

So when reports came out earlier this year indicating that up to 10 percent of China’s domestically grown rice, and a total of 12 million tons of all grains, might be contaminated by heavy metals in polluted soil, consumers were understandably worried.

Vì thế khi có những báo cáo được đưa ra vào đầu năm nay cho thấy có đến 10% lượng gạo trồng trong nước với tổng cộng 12 triệu tấn các loại gạo, có thể bị nhiễm độc vì những chất kim loại có trong đất bị ô nhiễm, rất dễ hiểu khi người tiêu dùng trở nên lo lắng.

More Rice 2.0: Happy farmers, hungrier planet?

Gạo 2.0: Nông dân mừng, hành tinh đói?

Many, like Xu, said they heard rumors about tainted rice for years. Xu says she wasn’t shocked by the reports, but they did confirm her suspicions and make her more willing to search for specific, potentially more expensive rice.

Nhiều người như cô Xu nói rằng họ nghe tin đồn về gạo bị nhiễn độc đã nhiều năm nay. Xu nói rằng cô không thấy sốc vì những báo cáo trên, nhưng chúng cũng đã củng cố mối nghi ngờ của mình và khiến cô càng sẵn sàng tìm kiếm loại gạo đặc biệt và có khả năng là đắt hơn.

Of course, as with most other foods in China, it’s almost impossible to tell for certain where something was grown and whether it might be contaminated with some sort of toxin.

“Rice from the north is shorter, denser and tastes a little earthier,” Xu said, elaborating on her own personal system for selecting rice.

Đương nhiên, cũng như hầu hết những thực phẩm khác tại Trung Quốc, hầu như khó có thể nói một cách chắc chắn là chúng được trồng từ đâu và liệu chúng có bị nhiễm vài loại chất độc nào không.

“Hạt gạo từ miền bắc ngắn hơn, cứng hơn và có mùi đất hơn,” Xu nói, giải thích thêm về phương pháp lựa chọn gạo của mình.

More Rice 2.0: Is rice the enemy?

Gạo 2.0 nhiều hơn: Liệu gạo có là kẻ thù

The toxic rice reports gained traction in February, when Chinese media highlighted scientific studies showing that up to 10 percent of rice grown in China contained cadmium. The toxic heavy metal was presumably deposited onto southern China’s fertile farmlands through years of industrial waste and sewage disposal.

Những báo cáo về gạo độc đã bắt đầu được lưu tâm từ tháng Hai, khi truyền thông Trung Quốc đưa ra những nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 10% gạo trồng ở Trung Quốc bị nhiễm chất Cadmium. Thứ kim loại nặng độc hại này được cho là đã được đổ vào phân bón ruộng qua nhiều năm đổ bỏ chất thải công nghiệp và cống rãnh.

Chinese investigative magazines highlighted several cases in which whole villages were affected by tainted rice crops. In one village in Guangxi province, farmers described painful details of what sounded like cadmium poisoning, including severe bone and joint pains. Cadmium poisoning can also lead to kidney failure.

Những tạp chí điều tra Trung Quốc đã đưa ra vài trường hợp trong đó toàn bộ những ngôi làng bị ảnh hưởng bởi gạo nhiễm độc. Tại một ngôi làng ở tỉnh Quảng Tây, các nông dân đã kể lại những chi tiết đầy đau đớn của triệu chứng nhiễm độc Cadmium, bao gồm chứng đau khớp và xương trầm trọng. Nhiễm Cadmium có thể dẫn đến chứng suy thận.

Public outcry over the tainted rice news died down fairly quickly, however, after the government promised substantive steps to fix the problem. Yet the broader health impacts remain unknown.

Tuy nhiên sự giận dữ của công chúng trước những tin tức về gạo nhiễm độc đã nhanh chóng lắng dịu sau khi chính quyền hứa hẹn sẽ đưa ra những biện pháp lâu dài nhằm giải quyết vấn đề. Nhưng tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn về sức khoẻ vẫn không được rõ.

These days, the scientists at Nanjing Agricultural University who conducted the landmark rice study in 2008 refuse to talk about it any further, saying that the information has been released publicly and there is nothing to add.

Trong những ngày nay, các khoa học gia tại Đại học Nông nghiệp Nam Kinh từng tiến hành việc nghiên cứu mốc về gạo năm 2008 lại từ chối đề cập sâu hơn về vấn đề này, nói rằng thông tin đã được công bố và không còn gì để bổ xung.

Chinese food-safety experts say tainted rice is only the tip of the iceberg and points to wider problems in China’s food supply.

Các chuyên gia về an toàn thực phẩm Trung Quốc nói rằng gạo nhiễm độc chỉ là phần nổi của tảng băng và chỉ ra những vấn đề rộng lớn hơn trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc.

Guo Hongwei, a food and nutrition researcher at Shanghai’s Fudan University, said contaminated rice is a tricky topic to tackle because pollution levels are highest at the source, on farms, and it’s tough to tell what affect the rice might have on consumers at the end of the chain.

Guo Hongwei, một nhà nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải nói rằng gạo nhiễm độc là một chủ đề tế nhị để đề cập vì mức độ ô nhiễm cao tại nguồn gốc là những cánh đồng, và khó để nói rằng gạo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng nằm phía cuối của công đoạn thức ăn.

Fan Zhihong, a well-known food-safety advocate, said contaminated rice is a dangerous warning sign.

Fan Zhihong, một nhà hoạt động an toàn thực phẩm có tiếng nói rằng gạo nhiễm độc là một dấu hiệu cảnh báo đầy nguy hiểm.

“You can't tell by vision and you can't even taste it,” said Fan. “It's up to food-safety agencies to take care of this. But items like cadmium are not always checked during regular monitoring, which makes it more dangerous since nobody is watching it.”

“Bạn không thể nhìn thấy và bạn cũng không thể nếm được,” Fan nói. “Các cơ quan an toàn thực phẩm phải có nhiệm vụ giải quyết nó. Nhưng những chất như Cadmium lại thường không được kiểm tra trong quá trình kiểm tra bình thường, khiến nó càng trở nên nguy hiểm hơn vì chẳng ai theo dõi cả.”

Rice’s position as the staple food for nearly two-thirds of China’s population means consumers can’t easily switch to something else when they fear a problem.

Vị trí của gạo như là nguồn lương thực chủ lực của gần hai phần ba dân số Trung Quốc có nghĩa là người tiêu dùng không thể dễ dàng chuyển sang món khác nếu họ sợ có vấn đề.

“It's hard to replace rice,” Fan added. “You could switch to another kind of fruit or fish if one type is reported to have been polluted. But you don't go far without eating rice.”

“Khó mà thay thế được gạo,” Fan nói thêm. “Bạn có thể chuyển sang một loại trái cây hoặc loại cá khác nếu loại này được cho là bị ô nhiễm. Nhưng bạn không làm được gì nếu không ăn cơm.”

Fan said the solution lies in better-informed citizens and environmental protection. If consumers understand the link between pollution and food problems, they’ll begin to take more interest in underlying environmental issues.

Fan nói rằng giải pháp nằm trong việc người dân được hiểu biết hơn và biện pháp bảo vệ môi trường. Nếu người tiêu dùng hiểu được mối liên hệ giữa ô nhiễm và những vấn đề thực phẩm, họ sẽ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề môi trường căn bản.


Translated by Diên Vỹ

http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/asia-pacific/china/111122/rice-2.0-toxic-rice-cadmium-poisoning-global-economy

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn