MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 1, 2011

Clinton’s Burma Verification Mission Sứ mệnh xác minh tình hình Miến Điện của bà Clinton


Clinton’s Burma Verification Mission

Sứ mệnh xác minh tình hình Miến Điện của bà Clinton

By The Diplomat

December 01, 2011

The Diplomat

The Diplomat speaks with Elizabeth Economy, C.V. Starr Senior Fellow and Director for Asia Studies at the Council on Foreign Relations, about U.S. Secretary of State Hillary Clinton’s visit to Burma.

The Diplomat nói chuyện với Elizabeth Economy, C.V. Starr, chuyên viên cao cấp Giám đốc nghiên cứu Châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Miến Điện.

As Hillary Clinton begins her historic trip to Burma, The Diplomat speaks with leading China analyst Elizabeth Economy about how Beijing sees things.

Khi bà Hillary Clinton bắt đầu chuyến đi lịch sử của mình đến Miến Điện, tờ Diplomat nói chuyện với nhà phân tích hàng đầu về Trung Quốc: Bà Elizabeth Economy về cách Bắc Kinh đánh giá sự kiện này.

With Secretary Clinton’s historic visit to Burma, how much is about the U.S. “pivot” to the Pacific? Does the move correspond directly to an attempt to balance off China in the region?

Với chuyến thăm lịch sử của Ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện, bao nhiêu phần là nằm trong sự việc "xoay chuyển" đến Thái Bình Dương của Mỹ? Động thái này có phù hợp trực tiếp với một nỗ lực nhằm cân bằng Trung Quốc trong khu vực hay không?

I think that this visit has very little to do with China and everything to do with an historic commitment on the part of the United States to encourage repressive, authoritarian states to move toward democracy and better protection of human rights. The Burmese government has taken steps toward political change, and Secretary Clinton’s visit is a means of helping the United States understand the precise nature of this change and how best it can encourage and help this process of political reform. The timing certainly accords with a firmer and more explicit U.S. commitment to economic growth and security in the Asia Pacific, but the visit wouldn’t have occurred without very clear signals of change from both the Burmese government and leading opposition figures, such as Aung San Suu Kyi.

Tôi nghĩ rằng chuyến viếng thăm này có rất ít liên quan đến Trung Quốc và tất cả đều là về một cam kết có tính lịch sử về phần vai trò của Hoa Kỳ để khuyến khích quốc gia đàn áp, độc tài này di chuyển theo hướng dân chủ và bảo vệ nhân quyền tốt hơn. Chính phủ Miến Điện đã có những bước hướng tới những thay đổi về chính trị, và chuyến thăm của Ngoại trưởng Clinton là một phương tiện giúp Hoa Kỳ hiểu được bản chất chính xác của sự thay đổi này và phương cách tốt nhất mà họ có thể thực hiện nhằm khuyến khích, giúp vào quá trình cải cách chính trị này. Thời điểm của cuộc viếng thăm đúng là có phù hợp với cam kết mạnh mẽ và rõ ràng hơn của Mỹ về tăng trưởng kinh tế và an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng chuyến thăm sẽ không diễn ra nếu không có những tín hiệu rõ ràng về sự thay đổi từ cả hai phía chính phủ và các nhà đối lập hàng đầu ở Miến Điện, chẳng hạn như bà Aung San Suu Kyi.

How do you believe Chinese government officials look at the U.S. visit to Burma? Do they feel it’s directed towards them?

Bà nghĩ thế nào về cách các quan chức chính phủ Trung Quốc nhìn vào chuyến thăm Miến Điện của Mỹ? Họ có cảm thấy là nhằm vào họ hay không?

Opinion in China over Secretary Clinton’s visit to Burma is divided. Some clearly realize that it isn’t about China, but rather about attempting to ascertain the depth and breadth of the Burmese leadership’s commitment to political and economic change, as well as an opportunity to assess whether the time is drawing near for the U.S. to lift its economic sanctions.

Ở Trung Quốc, các ý kiến về chuyến thăm của ngoại trưởng Clinton đến Miến Điện thì khác nhau. Một số rõ ràng nhận ra rằng chuyến thăm ấy không phải là nhằm vào Trung Quốc, mà đúng hơn là để cố gắng xác định độ sâu rộng của cam kết thay đổi chính trị kinh tế của giới lãnh đạo ở Miến Điện, cũng như một cơ hội để đánh giá xem liệu thời gian có là lúc để Mỹ tháo gỡ các trừng phạt kinh tế của mình ở Miến Điện chưa.

Others, of course, view the visit as part of a broader effort on the part of the United States to encircle China and isolate it from its neighbors. Some of these conspiracy -focused analysts also see the United States behind Burmese President Thein Sein’s decision to stay the construction of the Chinese-supported Myitsone Dam. That view, of course, ignores the significant opposition to the dam within the population of Burma.

Tất nhiên, những người khác đã xem chuyến thăm này như là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn về phía Hoa Kỳ muốn bao vây và cô lập Trung Quốc khỏi các nước láng giềng. Một số các nhà phân tích chú trọng vào âm mưu này cũng nhìn thấy Mỹ đàng sau quyết định ngưng xây con đập Myitsone do Trung Quốc hỗ trợ của Tổng thống Miến Điện Thein Sein. Tất nhiên, quan điểm đó rõ ràng bỏ qua những khía cạnh tiêu cực đáng kể đến con đập trong phạm vi dân số của Miến Điện.

Finally, there’s also concern expressed in some Chinese media that China’s effort to secure trade routes to the Indian Ocean and fuel routes to the Middle East and Africa may be jeopardized by growing ties between Burma and the United States. Of course, if China’s engagement with Burma is genuinely the “win-win” proposition that it proclaims it is, there shouldn’t be any real cause for concern.

Cuối cùng, cũng có những quan tâm thể hiện trong một số phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng nỗ lực đảm bảo các tuyến đường thương mại với Ấn Độ Dương và các tuyến đường nhiên liệu tới Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ đang phát triển giữa Miến Điện và Hoa Kỳ. Rõ ràng là, nếu sự tham dự của Trung Quốc với Miến Điện thực sự là một quan hệ "hai bên cùng có lợi" như họ từng tuyên bố thì chẳng có nguyên nhân chính đáng nào cho các lo lắng như thế cả.

What do you feel the United States must show from the trip in order for it be a success? Does the U.S. have a specific agenda? What would Burma need to gain from the visit in order to judge such a visit a success?

Theo bà thì Hoa Kỳ cần phải biểu hiện như thế nào để chuyến đi này được thành công? Hoa Kỳ có một chương trình nghị sự cụ thể gì không? Và Miến Điện sẽ cần phải đạt được gì từ chuyến thăm này để đánh giá rằng chuyến thăm này là một thành công?

In terms of a tangible outcome from the Secretary’s visit, I think that both sides are very much hoping for the same thing, namely a positive appraisal by Secretary Clinton of the reform steps that Burma has taken to date, and a pledge on both sides to work toward further opening, both within Burma and between Washington and Rangoon.

Từ các ý nghĩa của một kết quả hiển nhiên từ chuyến thăm của bà Bộ trưởng, tôi nghĩ rằng cả hai bên đều hy vọng rất nhiều cho những điều tương tự, cụ thể là một thẩm định tích cực của Bộ trưởng Clinton về các bước cải cách mà Miến Điện đã thực hiện được cho đến nay và một cam kết của cả hai bên để làm việc hướng tới việc mở cửa hơn nữa, cả bên trong Miến Điện và giữa Washington với Rangoon.

Secretary Clinton needs to return to the United States with the ability to convince the U.S. Congress that further change is coming on the political front if there’s going to be any significant shift in the bilateral relationship. Some progress on understanding the relationship between North Korea and Burma/Myanmar would also be very useful.

Ngoại trưởng Clinton cần phải trở về Hoa Kỳ với khả năng thuyết phục được Quốc hội Mỹ rằng nếu có được một thay đổi đáng kể trong quan hệ song phương giữa hai nước thì nhiều thay đổi hơn nữa sẽ diễn ra trên mặt trận chính trị. Một số tiến bộ về sự hiểu biết mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Miến Điện/Myanmar cũng sẽ là rất hữu ích.

Does China feel it has to react to the visit?

Trung Quốc có cảm thấy mình cần phải phản ứng với chuyến thăm hay không?

Thus far, Chinese official response has been rather muted, as it should be.

Cho đến nay, phản ứng chính thức của Trung Quốc đã là một sự im lặng, đúng như họ nên im lặng như thế.

If relations between the United States and Burma expand and Burma continues to reform, China may face some new political and economic challenges in its relations with Burma. In most respects, however, these challenges will arise as a result of the steps Burma takes at home rather than anything that the United States does. Nonetheless, there’s no advantage to be gained for Burma by alienating China. The worst thing that China can do at this point would be to respond with the type of rhetoric that some commentators are evincing.

Nếu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện mở rộng và Miến Điện tiếp tục cải cách, Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức chính trị và kinh tế mới trong quan hệ với Miến Điện. Tuy nhiên, trong hầu hết các mối liên quan, những thách thức này sẽ phát sinh như kết quả của các biện pháp mà Miến Điện tiến hành ở trong nước chứ không phải từ bất cứ điều gì từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chẳng có lợi gì để Miến Điện phải xa lánh Trung Quốc. Điều tệ nhất mà Trung Quốc có thể làm vào thời điểm này chính là việc phải đáp ứng với các loại hùng biện mà một số nhà bình luận đang muốn chứng tỏ.

Global Times commentator Ding Gang, for example, wrote, “No ASEAN country can develop without China's growth. We should be careful in case the US hurts China's interests by underhand moves and prepare for it. When necessary, we should make the US taste bitterness. China has the ability.”

Chẳng hạn như nhà bình luận Ding Gang của tờ Toàn Cầu Thời báo, đã viết, "Không có tăng trưởng của Trung Quốc thì không một nước ASEAN nào có thể phát triển được. Chúng ta nên cẩn thận trong trường hợp Mỹ gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc bằng các chuẩn bị và động thái ám muội". Khi cần thiết, chúng ta nên cho Mỹ nếm mùi cay đắng. Trung Quốc có khả năng làm được điều ấy".

This is precisely the type of thinking and rhetoric that has caused so many Asian countries to turn away from China despite the country's important economic role in the region. Once again, China may prove to be its own worst enemy.

Đây chính là những loại lời lẽ và suy nghĩ khiến rất nhiều nước châu Á đang quay lưng lại với Trung Quốc bất chấp vai trò kinh tế quan trọng của đất nước này trong khu vực. Một lần nữa, Trung Quốc lại chứng minh rằng mình chính là kẻ thù tồi tệ nhất của mình.

Looking more generally at U.S. policy in Asia, what adjustments will China make in its foreign policy to the U.S. pivot? Do you see China maybe lessening any of its demands in the South China Sea or on Taiwan?

Nhìn tổng quát hơn vào chính sách của Mỹ ở châu Á, Trung Quốc nên có những điều chỉnh nào trong chính sách đối ngoại của mình đối với bước xoay chuyển của Mỹ? Bà có thấy Trung Quốc đang giảm bớt các đói hỏi của mình ở biển Nam Trung Quốc hoặc Đài Loan không?

How China will respond is anyone’s best guess.

Trung Quốc sẽ đáp trả ra sao là các dự đoán hay nhất dựa trên hiểu biết của bất cứ ai.

I’ve been surprised at the inability or unwillingness of Chinese officials over the past few months to temper their assertive rhetoric or demonstrate a genuine willingness to recalibrate their policy in the Pacific.

Tôi đã từng ngạc nhiên trước sự không khả năng hoặc không sẵn lòng giảm nhẹ giọng điệu hung hăng quyết đoán hoặc thể hiện sự chân thành xác định lại chính sách ở Thái Bình Dương của các quan chức Trung Quốc trong vài tháng qua.

From my perspective, it seems clear that Chinese foreign policy has gone seriously off the rails. When most of your neighbors and important economic partners repeatedly raise concerns over your assertive – even bullying – behavior, it’s time to take a step back and review what you are doing. (This is a lesson that the United States, unfortunately, has had to relearn on many occasions.)

Từ quan điểm của tôi, có vẻ rõ ràng rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã đi trật ra khỏi đường ray một cách ngiệm trọng. Khi hầu hết hàng xóm và các đối tác kinh tế quan trọng của mình liên tục nêu lên những lo ngại về hành vi quyết đoán - thậm chí là bắt nạt - của mình, thì đó chính là lúc phải lùi lại, xem lại những gì mình đang làm. (Thật không may rằng, đây chính là bài học mà Hoa Kỳ từng đã phải học lại trong nhiều trường hợp).

Among Chinese scholars there’s a vibrant debate over whether China has made some serious foreign policy missteps over the past year, but it’s unclear who is listening and learning in the Foreign Ministry and within the PLA and, particularly the PLA Navy.

Có một cuộc tranh luận sôi động trong số các học giả Trung Quốc về việc phải chăng Trung Quốc đã thực hiện một số sai lầm nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao trong năm qua, nhưng không rõ ràng ai trong Bộ Ngoại giao và Quân đội TQ, đặc biệt là Hải quân Trung Quốc là những người đang lắng nghe và học hỏi từ những điều ấy.

Thus far, we haven’t seen any real change emanating from China’s foreign policy; the easiest and most obvious step would be for China to move forward on talks on resolving the South China Sea dispute and jointly developing the resources of the East China Sea with Japan. Of course, it will also have to rein in its navy and fishing vessels that have been the source of so much concern throughout the region. That, in my opinion, would be the smart thing to do.

Như vậy đến nay, chúng ta đã không nhìn thấy bất kỳ thay đổi thực sự nào phát ra từ chính sách đối ngoại của Trung Quốc; bước dễ nhất và rõ ràng nhất đối với Trung Quốc là di chuyển về phía trước trong cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và cùng nhau phát triển các nguồn tài nguyên trong khu vực Biển Đông của Trung Quốc với Nhật Bản. Tất nhiên, TQ cũng sẽ phải kiềm chế lực lượng hải quân và tàu đánh cá vốn đã từng là nguồn gốc của mối lo lắng rất cao trong khu vực. Theo tôi, đấy là những điều khôn ngoan để phải làm.

Whether China can actually reverse course and moderate its behavior remains to be seen. It wouldn’t make much sense for China to become more aggressive: it would have no support from any significant actor in the region and would only provoke a much more militarized regional response in return.

Trung Quốc có đảo ngược được tiến trình và tiết chế được hành vi của họ hay không vẫn còn là việc phải chờ xem. Đối với Trung Quốc, trở nên hung hăng hơn sẽ chẳng có ích lợi gì : họ sẽ không có được sự hỗ trợ từ bất kỳ thành phần quan trọng nào trong khu vực và thay vào đó, sẽ chỉ kích động nên những phản ứng quân sự hóa trong khu vực mà thôi.


Translated by Le Quoc Tuan

http://the-diplomat.com/2011/12/01/clinton%E2%80%99s-burma-verification-mission/?all=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn