MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 1, 2011

Droughtbusters Cách Trừ Hạn Hán Trên Thế Giới


A six-month drought, China's worst in 50 years, has devastated crops and drinking water supplies.

Một đợt hạn hán sáu tháng tồi tệ nhất Trung Quốc trong 50 năm qua, đã tàn phá cây trồng và nguồn cung cấp nước uống.

Droughtbusters

Cách Trừ Hạn Hán Trên Thế Giới

By Anita Hamilton Monday, Oct. 03, 2011


Record droughts have parched the earth's crust from Somalia to Texas this year. The effects on the world's drinking-water supply have been enormous. The level of China's Yangtze River, the third largest in the world, sank so low this spring that about 400,000 people along its shores were stuck without a local drinking-water source until the government opened the gates of its massive Three Gorges dam to help counteract the crisis. In East Africa, some 10 million people have been punished by the region's worst drought in 60 years. And in Texas, where wildfires scorched 4 million acres (1.6 million hectares) this summer, the financial losses from starving cattle and blighted crops have reached $5 billion.

Hạn hán kỉ lục đã làm khô cằn bề mặt của trái đất trong năm nay, từ Somalia tới Texas. Những tác động của nó trong việc cung cấp nước uống trên thế giới thật là kinh khủng. Cấp độ nước của sông Dương Tử ở Trung quốc, con sông lớn hạng thứ ba trên thế giới, xuống quá thấp trong mùa xuân này khiến 400.000 người sống dọc theo bờ sông không có đến một nguồn nước uống điạ phương nào cho đến khi chính phủ mở cửa đập Tam Hiệp vĩ đại của nó để giúp chống lại cuộc khủng hoảng này. Ở phía bên kia địa cầu, tại Đông Phi châu, khoảng 10 triệu người đã phải sống cam khổ dưới một cuộc hạn hán tồi tệ nhất của khu vực trong 60 năm qua. Và ở Texas, nơi nạn cháy rừng đã đốt 4 triệu mẫu đất (1,6 triệu hectares) vào mùa hè này, thiệt hại tài chính từ gia súc chết đói tới mùa vụ xác xơ đã lên đến $5 tỉ đô la.

Things will likely get worse. According to a new report from McKinsey, by 2030, global water supplies will meet just 60% of the total demand. Meanwhile, we'll spend an estimated $50 billion to $60 billion per year trying to bridge that gap. But while water scarcity is real, it's not happening because we have any less than we did a century ago. "We have the same amount of water," says James Famiglietti, a professor of earth-system science and civil engineering at the University of California at Irvine. But we have 250% more people drinking it. What's more, climate change means that water is "moving around to different places, even as populations are growing," notes Famiglietti. The result is not only a shortage but also a mismatch between where water is and where it's needed.

Những bất cập này có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo một báo cáo mới từ McKinsey, tới năm 2030, nguồn cung cấp nước toàn cầu sẽ chỉ đáp ứng được 60 phần trăm tổng nhu cầu. Trong khí đó, chúng ta sẽ chi tiêu khoảng $50 tỉ tới $60 tỉ đô la mỗi năm để cố gắng tìm lối thoát. Nhưng, mặc dầu tình trạng khan hiếm nước là có thật, nó lại chưa xẩy ra, không phải vì chúng ta có nước ít hơn so với một thế kỉ trước. James Famiglietti, một giáo sư về khoa học về hệ thống trái đất và công trình dân dụng tại đại học UC Irvine, nói: “Chúng ta có cùng một lượng nước.” Nhưng chúng ta lại có thêm 250 phần trăm số người uống nước đó. Hơn nữa, sự thay đổi của khí hậu có nghĩa là nước đã “di chuyển đến những nơi khác, ngay cả khi dân số đang phát triển,” theo Famiglietti. Kết quả là không phải chỉ có sự thiếu hụt nước mà còn là sự không phù hợp giữa nơi có nước và nơi cần nước.

In the past, we beat water shortages by drilling for groundwater, building dams and erecting massive pipelines. But the enormousness of the problem today demands radical solutions that promote conservation as well as boost supply. "One of the reasons we have been so wasteful in the past is because it has been so easy to find another source of water," says Peter Gleick of the Pacific Institute. "But those days are over."

Trong quá khứ, chúng ta vượt thắng tình trạng thiếu nước bằng cách khoan nước ngầm, xây dựng đập và sắp dẫn các đường ống dẫn nước khổng lồ. Nhưng vần đề to lớn hiện nay đòi hỏi những giải pháp triệt để hầu thúc đẩy sự duy trì cũng như sự tăng gia nguồn cung cấp của nước. Peter Gleick tại Pacific Institute nói: “Một trong những lí do chúng ta đã quá lãng phí trong quá khứ là vì nó quá dễ dàng để tìm một nguồn nước khác. Nhưng thời đó đã qua rồi.”

Novel ideas abound. In the Punjab region of India, for example, 6,500 rice and wheat farmers are testing out a $7 device called a tensiometer that analyzes ground moisture in order to prevent overwatering crops. In 2010, farmers using the tensiometer cut their water use by 22%. The trial, sponsored by PepsiCo and Columbia Water Center, will expand to some 50,000 farmers by 2012. Since agriculture accounts for 70% of global water consumption, a large-scale rollout of such devices could create massive savings.

Có rất nhiều ý tưởng mới đang hiện hành. Thí dụ, tại khu vực Punjab của Ấn độ, 6.500 nông dân trồng lúa và lúa mì đang thử nghiệm một thiết bị trị giá chỉ có $7 đô la có tên là máy đo độ căng để phân tích độ ẩm dưới mặt đất hầu giúp họ tránh dẫn nước quá nhiều vào vườn ruộng. Trong năm 2010, sử dụng máy đo độ căng này đã giúp nông dân cắt giảm lượng nước dùng tới 22 phần trăm. Cuộc thử nghiệm, tài trợ bởi PepsiCo và Columbia Water Center, sẽ mở rộng lên tới khoảng 50.000 nông dân vào năm 2012. Vì nông nghiệp chiếm 70 phần trăm lượng nước tiêu thụ toàn cầu, triển khai một cách qui mô việc sử dụng các thiết bị như vậy có thể đưa tới nhiều khoản tiết kiệm to lớn.

While no single solution makes sense everywhere because of differences in climate, geography and local politics, a few are gaining traction. The best strategy often involves combining several tactics. Here are five smart ways that communities around the globe are fighting back against water scarcity:

Trong khi không có một giải pháp duy nhất nào có lí cho khắp mọi nơi vì sự khác biệt về khí hậu, địa lí và chính trị địa phương của mỗi vùng, nhưng vẫn có một vài đáp án được đưa ra với những hiệu quả đáng kể. Chiến lược tốt nhất thường liên quan đến việc kết hợp nhiều chiến thuật với nhau. Dưới đây là năm cách thức tinh kì mà các cộng đồng trên toàn thế giới đang thực hiện để chống lại sự khan hiếm nước:

1 Tackling the toilet-to-tap taboo Windhoek, Namibia

1. Giải quyết điều kiêng kị về nước vệ sinh và nước uống Windhoek, Namibia

The idea of drinking water that was once in your toilet bowl may seem like a bad joke, but it's not. Stripped of its impurities and rigorously tested to ensure its safety, reclaimed water is one of the most inexpensive and reliable supplies of water on earth. "This is where we have to use our rational brains to overcome our natural aversion," says Alex Prud'homme, author of The Ripple Effect. In Namibia, the driest country south of the Sahara, such recycled water accounts for 35% of the drinking supply in the country's capital city of Windhoek.

Cái ý tưởng uống nước được lấy ra từ nhà xí có vẻ như là một trò đùa khó ưa, nhưng thật ra không phải vậy. Được tước bỏ tạp chất và thử nghiệm chặt chẽ để đảm bảo an toàn, nước tái chế là một trong các nguồn cung cấp nước rẻ tiền và đáng tin cậy nhất trên trái đất. Alex Prud’homme, tác giả cuốn The Ripple Effect, nói: “Đây là lúc mà chúng ta phải sử dụng một cách hợp lí bộ não để vượt qua ác cảm tự nhiên của chúng ta.” Tại Namibia, quốc gia khô cằn nhất ở miền nam sa mạc Sahara, nguồn nước thải tái chế như thế chiếm tới 35 phần trăm lượng nước uống trong thủ đô Windhoek của nước đó.

Located some 5,000 ft. (1,500 m) above sea level and surrounded by mountains, Windhoek receives a paltry amount of precipitation--just 14 in. (36 cm) a year on average--which quickly evaporates in the region's hot, windy clime. Although Namibia sits on the western Atlantic, Windhoek is too high for desalination to be feasible and too far from big rivers to the north and south to build expensive pipelines to them. So this fast-growing city first turned to wastewater processing in 1968 when local reservoirs began running dry. Upgraded in 2002, the New Goreangab Water Reclamation Plant, which cost about $16 million to build, now delivers 2 billion gal. (7.6 billion L) of water a year to the city's more than 300,000 residents, who use it for everything from drinking to bathing.

Nằm khoảng 1.500 mét trên mực nước biển và bị bao quanh bởi các dãy núi, Windhoek nhận được một số lượng mưa ít ỏi - chỉ có 36 cm bình quân mỗi năm – mà nó lại bốc hơi nhanh chóng trong một vùng khí hậu nóng nực và gió quần. Mặc dù Namibia nằm ở phía tây của Đại Tây Dương, Windhoek lại ở quá cao để việc khử muối có tính khả thi và quá xa để dẫn những đường ống đắt tiền từ các con sông lớn ở phía bắc và phía nam. Vì vậy, thành phố phát triển nhanh chóng này đã trước hết chuyển ngay sang việc sử lí nước thải chế biến vào năm 1968 khi các hồ chứa nước địa phương bắt đầu khô cạn. Nâng cấp vào năm 2002, Nhà Máy Thu hồi Nước Goreangab Mới, tốn khoảng $16 triệu đô la để xây dựng, hiện nay cung cấp 7,6 tỉ lít nước mỗi năm cho thành phố của hơn 300.000 cư dân trong việc ăn uống và tắm rửa.

Forced through a series of sand and carbon filters as well as ultrafine membranes--some with pores less than one-hundredth the width of a human hair--before being chlorinated and tested for impurities, the treated water is then blended with freshwater piped in from a network of three different reservoirs in a 35%-to-65% ratio. The process is 37% cheaper than pumping in water from distant reservoirs, and the recycled wastewater costs the city less than two-tenths of a penny a gallon to treat.

Được đẩy qua một loạt các bộ lọc bằng cát và carbon cùng các màng siêu mịn - một số màng có lỗ nhỏ hơn một phần trăm chiều rộng của một sợi tóc - trước khi được khử trùng bằng chlorine và thử nghiệm cho những tạp chất, nước đã sử lí sau đó được trộn với nước ngọt dẫn vào từ một mạng lưới của ba hồ chứa nước khác nhau với một tỉ lệ 35 phần trăm nước đã sử lí và 65 phần trăm nước ngọt. Quá trình này rẻ hơn 37 phần trăm so với việc bơm nước từ những hồ chứa nước từ xa, và chi phí cho nước thải tái chế này chỉ tốn khoảng nửa xu cho mỗi lít nước được điều trị.

The economics are persuading many to put aside their prejudices. In 2008, Orange County, California, began treating about 70 million gal. (265 million L) of sewage water that it then pours into its underground aquifers. Meanwhile, Zimbabwe's capital city of Harare will begin recycling some 21 million gal. (79 million L) of wastewater a day by 2014 for use as drinking water.

Những nhà kinh tế đang thuyết phục người ta bỏ qua những định kiến của họ. Trong năm 2008, Orange County, California, đã bắt đầu điều trị khoảng 265 triệu lít nước thải rồi sau đó dẫn nó vào các tầng ngậm nước dưới lòng đất. Trong khi đó, thủ đô Harare của Zimbabwe sẽ bắt đầu tái chế khoảng 79 triệu lít nước thải mỗi ngày vào năm 2014 để sử dụng làm nước uống.

2 Success with seawater desalination Perth, Australia

Most of our planet's surface is covered by oceans, so finding a way to turn our salty seas into something palatable is an obvious solution. Desalination, which typically involves using high pressure to force water through membranes that keep the brine behind, has become increasingly popular, with more than 15,000 desalination plants churning out about 17 billion gal. (64 billion L) of freshwater a day.

2. Thành công với việc khử mặn nước biển

Perth, Úc

Phần lớn bề mặt của trái đất được bao phủ bởi các đại dương, do đó việc tìm kiếm một cách thức để biến vùng biển mặn của chúng ta thành một cái gì đó ngon miệng là một giải pháp đương nhiên. Khử muối, thường liên quan đến việc dùng áp suất cao để đẩy nước thông qua các màng lọc khi muối bị giữ lại phiá sau, đã trở nên ngày càng phổ biến, với hơn 15.000 nhà máy khử muối tạo ra khoảng 64 tỉ lít nước ngọt mỗi ngày.

One place where desal makes sense is Perth (pop. 1.7 million), the largest city in Western Australia. With daytime watering bans firmly in place and most homeowners already collecting rainwater in backyard barrels to hydrate their gardens, Western Australia's capital city turned to desal in 2007 as a drought-proof insurance policy when water levels in dams dipped to less than a quarter of their maximum capacity.

Một trong những nơi mà việc khử muối trở nên có lí nhất là Perth (dân số 1,7 triệu), thành phố lớn nhất ở Tây Úc. Với lệnh cấm tưới nước vào ban ngày nghiêm ngặt và phần lớn các chủ nhà hứng giữ nước mua để tưới vườn, thành phố thủ đô của Tây Úc đã chuyển qua hệ khử muối trong năm 2007 như một chính sách bảo hiểm hạn hán khi mực nước ở các đập giảm xuống dưới một phần tư.

Today, a third of Perth's 96 billion-gal. (363 billion L) annual water supply comes from government-owned desalination plants in nearby Kwinana and Binningup. By the end of 2012, half the city's freshwater will come from the two plants, which will be powered by renewable-energy credits from wind and solar farms. Households will pay an extra $50 on top of their average annual bill of $700 to cover building and maintenance costs for the additional supply.

Ngày nay, một phần ba của 363 tỉ lít lượng nước cung cấp hàng năm cho Perth là từ các nhà máy của chính phủ ở vùng Kwinana và Binningup kế cận. Đến cuối năm 2012, một nửa lượng nước ngọt của thành phố sẽ đến từ hai nhà máy này; chúng được trang bị bởi các tín dụng năng lượng tái tạo từ gió và năng lượng mặt trời ở các trang trại. Hộ gia đình sẽ phải trả thêm $50 đồng trên số tiền $700 đồng của chi dụng trung bình hàng năm để trang trải chi phí xây dựng và bảo trì của những cung cấp bổ sung.

Desal is no cure-all. Even as the technology has taken off in much of Australia, Israel and the Persian Gulf, residents in some coastal communities in California, for example, are balking at the costs, which can be up to five times more than for wastewater recycling.

Khử muối không thể là phương thuốc cho tất cả. Ngay cả khi công nghệ này đã được thực hiện ở Úc, Israel và vùng Vịnh Ba tư, dân cư ở một số cộng đồng ven biển California không bằng lòng với các chi phí này vì nó có thể lên tới năm lần nhiều hơn so với nước thải tái chế.

But new measures to reduce desalination's ecological impact, combined with smart thinking on how to lower the costs of powering the plants, are making desalination much easier to swallow. In July, Siemens announced that it had successfully tested a new desalination technique called electrodialysis that mimics the human kidney's electrochemical filtering process and uses less than half the power of traditional desalination methods.

Tuy nhiên, các biện pháp mới dùng để giảm tác động sinh thái của việc khử muối, kết hợp với những ý tưởng tài tình về việc làm thế nào để giảm chi phí năng lượng cho các nhà máy, đang làm cho việc khử mặn được dễ dàng chấp nhận hơn. Trong tháng bảy, Siemens thông báo rằng họ đã thử nghiệm thành công một kĩ thuật khử muối mới được gọi là sự thẩm tách bằng điện bắt chước quá trình điện hoá lọc của thận con người và sử dụng ít hơn một nửa năng lực của phương pháp khử muối truyền thống.

3 Mandating rainwater harvesting Bangalore, India

Water scarcity is a problem not just in desert climates. Even Bangalore, in southern India, which gets more than 38 in. (97 cm) of rain a year and is nicknamed the Garden City for its lush, hilly terrain, has been rationing tap water for its 9.5 million residents in recent years. The population has increased nearly 50% since 2001, thanks to an influx of workers to the city, the heart of India's Silicon Valley. Now half of Bangalore's 2,00,000 wells--which account for some 40% of the city's water supply--have gone dry, and running water is available only two to three hours a day. Shortages have become so bad that some people use bottled water for bathing or buy tanks of it from privately run trucks that drive around town when the city taps shut down.

3. Buộc thu hoạch nước mưa Bangalore, Ấn độ

Khan hiếm nước là một vấn đề không chỉ ở vùng có khí hậu sa mạc. Ngay cả Bangalore, ở miền nam Ấn độ, nơi được hơn 97 cm lượng nước mưa mỗi năm và được mệnh danh là Thành phố Vườn tược vì có địa hình đồi núi tươi tốt, đã phân phối nước máy cho 9,5 triệu cư dân trong những năm gần đây. Dân số Bangalore đã tăng gần 50 phần trăm từ năm 2001 vì dòng người lao động đổ xô vào thành phố, trung tâm của Silicon Valley của Ấn độ. Bây giờ, một nửa trong số 2.000 giếng nước của Bangalore - chiếm khoảng 40 phần trăm nguồn cung cấp nước của thành phố - đã cạn khô, và nước máy chỉ được mở ra hai hay ba giờ mỗi ngày. Tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng đến nỗi có người đã phải dùng nước đóng chai để tắm và phải mua nước từ các xe tải tư nhân chạy xung quanh thị trấn khi vòi nước thành phố đã đóng. Đối với người dân, đây là một sự bất tiện khá tốn tiền.

In 2009, when Bangalore's water supply fell 25% below the estimated 112 billion gal. (424 billion L) needed each year, the city finally resorted to mandatory rainwater collection on both commercial and residential plots larger than 2,400 sq. ft. (223 sq m). In less than two years, half of the 60,000 households covered by the order began harvesting rainwater on their properties.

Trong năm 2009, khi nguồn cung cấp nước của Bangalore giảm 25 phần trăm dưới lượng 424 tỉ lít nước cần thiết cho mỗi năm, chính quyền thành phố cuối cùng đành dùng đến phương pháp bắt buộc những khu thương mại cũng như dân cư lớn hơn 223 mét vuông phải hứng trữ nước mưa. Trong chưa đầy hai năm, một nửa trong số 60.000 hộ gia đình trong hai khu vực trên đã bắt đầu thu hoạch nước mưa trên mảnh đất của họ.

Those who have complied have done so without a government subsidy of any sort, even though a typical setup costs about $500. That rate of compliance can be attributed to government threats to cut off the water supply, a rather draconian stick. To ease the transition, the state has set up educational fairs, trained 1,300 plumbers and developed low-cost, compact filters to replace the larger, less effective sandpits used in other areas of the country. In addition, the city plans to offer a 2% property-tax rebate for those who comply by the end of the year. With the program expanding to smaller plots as well as all commercial and government buildings, A.R. Shivakumar, one of the program's architects, hopes that 40% of the city's water supply will come from rainwater harvesting within the next few years.

Những người tuân thủ theo luật này đã làm như vậy mà không có một sự trợ cấp của chính phủ dưới bất cứ loại dạng nào, mặc dù chi phí thiết lập thường tốn khoảng $500 đô la. Tỉ lệ người hứng nước cao như thế có thể là do các lời đe dọa của chính phủ, hăm he sẽ cắt đứt nguồn cung cấp nước nếu họ không theo luật, một hình phạt khá hà khắc cho dân. Để làm sự chuyển tiếp trở nên dễ dàng, nhà nước đã thiết lập các hội chợ giáo dục, đào tạo 1.300 thợ ống nước và phát triển những bộ lọc rẻ tiền và nhỏ gọn để thay thế những thùng cát to lớn và kém hiệu quả đã dùng để lọc nước ở các nơi khác. Ngoài ra, hội đồng thành phố sẽ giảm thuế tài sản xuống 2 phần trăm cho những người thực hiện theo qui định vào cuối năm nay. Với chương trình mở rộng tới những khu đất nhỏ cũng như với tất cả các tòa nhà chính phủ và thương mại, A. R. Shivakumar, một trong những kiến trúc sư của chương trình, hi vọng rằng 40 phần trăm nguồn cung cấp nước của thành phố sẽ đến từ nước mưa thu hoạch trong vòng vài năm tới.

4 Incentivizing conservation Albuquerque, New Mexico

Graced with an abundance of freshwater resources, Americans have long been the poster children for water gluttony, consuming an estimated 147 gal. (556 L) of water per person per day--several times more per person than their counterparts across the pond in England. But even water hogs can change their ways: Albuquerque (pop. 550,000), once one of the most wasteful cities in the U.S., has decreased its per capita water use 38%--from 251 gal. (950 L) to 175 gal. (662 L) per person per day--since 1995, in large part by handing out more than $14 million in rebates for everything from low-flow toilets to more climate-friendly landscaping.

4. Khuyến khích việc bảo tồn nước Albuquerque, New Mexico

Đuợc hưởng thụ một sự phong phú về tài nguyên nước ngọt, người Mĩ từ lâu đã nổi tiếng về tật xài nước thả dàn, tiêu thụ khoảng 556 lít nước cho mỗi người mỗi ngày - nhiều lần cao hơn cho mỗi người so với các đối tác khác sống ở vùng sông hồ bên Anh. Nhưng ngay cả những con trâu rút nước vũng này cũng có thể thay đổi cách sống của chúng: Albuquerque (dân số 550.000), trước đây là một trong những thành phố lãng phí nhất ở Mĩ, đã giảm lượng sử dụng nước ở mỗi đầu người xuống 38 phần trăm - từ 950 lít tới 662 lít cho mỗi người mỗi ngày - kể từ năm 1995, phần lớn bằng cách chi ra hơn $14 triệu đô la để bồi hoàn cho cư dân tất cả mọi thứ mà họ dùng để giảm lượng nước dùng, từ bồn cầu dùng ít nước tới cây vườn thân thiện với khí hậu.

With just 9 in. (23 cm) of rain per year on average, Albuquerque, the largest city in New Mexico, had long gulped down massive amounts of water for outdoor landscaping. As recently as the 1980s, lawns were actually required for residential plots, despite that fact that the city is located on the northern edge of the Chihuahuan Desert.

Với chỉ có trung bình 23 cm nước mưa mỗi năm, Albuquerque, thành phố lớn nhất ở New Mexico, từ lâu đã ngốn một lượng nước khổng lồ cho việc tưới cây cỏ chung quanh nhà. Những năm 1980 gần đây, mỗi căn hộ đều cần có một thảm cỏ trước nhà, mặc dù thành phố thực sự nằm ở rìa phía bắc của sa mạc Chihuahua.

But since 1996, Albuquerque's water authority has been paying residents 75 cents per square foot (7 cents /sq m) to rip out their thirsty lawns and replace them with native plants that need little water to thrive. To date, some 6 million sq. ft. (557,000 sq m) of turf has been replaced with agave plants, Joshua trees, hyacinths and other desert-appropriate vegetation in a style known as xeriscaping, which has taken off everywhere from Las Vegas to San Antonio.

Nhưng kể từ năm 1996, cơ quan chức trách về nước của Albuquerque đã trả cư dân 7 xu cho mỗi thước vuông để gỡ bỏ thảm cỏ khát nước đó đi và thay thế với các thực vật bản địa cần ít nước để sống. Cho đến nay, khoảng 557.000 thước vuông sân cỏ đã được thay thế bằng cây dứa mĩ, cây Joshua, cây lan dạ hương và các thực vật phù hợp với sa mạc khác trong một phong cảnh được gọi là xeriscaping, mà hầu hết các vùng từ Las Vegas tới San Antonio đều theo.

To get consumers to cut back indoors, Albuquerque has instituted another set of rebates, including $200 off the price of low-flow toilets, $75 for waterless urinals, and $100 off high-efficiency washing machines. The city even pays residents $20 each to attend classes on conservation. "The most effective thing we do is educate our customers," says Albuquerque's water-conservation manager, Katherine Yuhas.

Để kêu gọi người tiêu dùng cắt giảm việc xài nước trong nhà, Albuquerque đã thiết lập một tập hợp các giảm giá, bao gồm giảm $200 đô la cho một bồn cầu dùng ít nước, $75 đô la cho bệ đi tiểu không dùng nước, và $100 đô la cho máy giặt có hiệu quả cao. Thành phố thậm chí còn trả tiền cho mỗi người dân $20 đô la để họ tham dự các lớp về bảo tồn nước. Giám đốc bảo tồn nước của Albuqerque, Katherine Yuhas, nói: “Điều có hiệu quả nhất mà chúng tôi làm là giáo dục khách hàng của chúng tôi.”

Fines and rate hikes play a key role in that education. Since 1995 the city has brought in $1 million in fines, which are levied on homeowners who let water run off their property or turn on sprinklers between 11 a.m. and 7 p.m. from April to October. A new rate hike set to kick in next year will increase residential customers' bills by about $3 a month, for a total price increase of 154% since 1995. That may sound extreme, but some think the price of water should be even higher. "If you compare the price of water with the price of gasoline, it is grossly underpriced," notes Upmanu Lall, director of Columbia Water Center.

Phạt tiền và tăng giá đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đó. Điều này có nghĩa là: Nếu anh làm đúng điệu thì chúng tôi sẽ thưởng cho anh nhiều tiền, nhưng nếu anh làm trật trẹo thì chúng tôi sẽ phạt anh chết bỏ. Từ năm 1995, thành phố đã thu được 1 triệu đô la tiền phạt, đó chỉ là với những chủ nhà xài nước quá nhiều khiến cho nó chảy tràn qua hàng xóm hoặc bật vòi phun nước từ 11 giờ sáng tới 7 giờ tối từ khoảng tháng tư đến tháng mười. Một lượt tăng giá nước mới sẽ được thi hành trong năm tới khiến cư dân phải trả thêm $3 đô la mỗi tháng, một gia tăng tổng cộng là 154 phần trăm kể từ năm 1995. Điều đó nghe có vẻ cực đoan, nhưng một số cho rằng giá nước thậm chí còn nên cao hơn nữa. Upmanu Lall, giám đốc Trung tâm Nước Columbia, cho biết: “So sánh giá của nước với giá xăng, giá nước vẫn còn quá thấp.”

The city's mostly gentle nudging has paid off. Since 1994, Albuquerque has saved more than 100 billion gal. (380 billion L) of water. That's a three-year supply.

Cú thọc nhẹ vào sườn cư dân này của thành phố đã có hiệu quả. Từ năm 1994, Albuquerque đã tiết kiệm được 380 tỉ lít nước. Tương đương với lượng nước cung cấp cho ba năm.

5 Closing the water loop, Singapore

The world leader in water conservation is arguably the tiny island nation of Singapore. Smaller than New York City and packed with some 6 million residents, this economic powerhouse located just north of the equator gets plenty of rain but has little room to store it. Its densely populated terrain and sandy soil don't hold groundwater. As a result, Singapore has had to import up to 40% of the 380 million gal. (1.4 billion L) of water it uses each day from neighboring Malaysia, from which it gained political independence in 1965.

5. Khép lại dòng nước quí Singapore

Nơi bảo tồn nước thành công nhất trên thế giới là một quốc đảo nhỏ có tên là Singapore. Nhỏ hơn thành phố New York và chật cứng với 6 triệu cư dân, cường quốc kinh tế này nằm ngay phiá trên đường xích đạo và nhận được nhiều mưa, nhưng không có chỗ để lưu trữ nó. Địa hình đông nghẹt dân cư và đất đai thẩm thấu toàn cát khiến nó không giữ nước được. Kết quả là Singapore đã phải nhập khẩu hơn 40 phần trăm của 1.4 tỉ lít nước dùng mỗi ngày từ quốc gia láng giềng Malaysia, nước mà Singapore tách ra và giành được độc lập chính trị vào năm 1965.

To achieve its goal of water independence before 2061, when its contract with Malaysia expires, Singapore has moved fast to exploit new technologies, promote conservation and ensure that every drop of water used is also recycled.

Để đạt được mục tiêu độc lập về nước trước năm 2061, khi hợp đồng kí với Malaysia hết hạn, Singapore đã nhanh chóng khai thác các công nghệ mới, thúc đẩy việc bảo tồn nước và đảm bảo rằng mỗi giọt nước được sử dụng cũng sẽ là mỗi giọt nước được tái chế.

The Singapore solution has four main "faucets." First, 17 reservoirs, many of which were created by damming rivers, collect the nation's 100 in. (254 cm) of annual rainfall. Second, all rain that flows into the city sewers gets recycled as drinking water. Third, the county desalinates water from the surrounding seas to supply another 10% of its drinking water. Most impressive, however, is Singapore's $3 billion wastewater-recycling system, which channels all water from toilets and other household uses into a 30-mile (48 km) underground tunnel, then sends it out to four water-recycling plants that use reverse osmosis and ultraviolet light for purification. This water is not reused for drinking but instead gets piped to the island's silicon-wafer plants for use in their water-intensive manufacturing process. The recycled water is also used to cool commercial air-conditioning systems in the country's many high-rise buildings.

Giải pháp của Singapore gồm có bốn “vòi nước” chính. Thứ nhất, 17 hồ chứa nước, nhiều hồ trong số đó được tạo ra bởi sông được đắp đập, thu thập 254 cm của lượng mưa hàng năm của quốc gia. Thứ hai, tất cả các nước mưa chảy vào hệ thống cống rãnh của thành phố sẽ được tái chế thành nước uống. Thứ ba, thành phố sẽ khử muối từ nước biển xung quanh để cung cấp thêm 10 phần trăm nước uống cho người dân. Tuy nhiên ấn tượng nhất là hệ thống tái chế nước thải trị giá 3 tỉ đô la của Singapore, nó gom tất cả các nước từ nhà vệ sinh và các sử dụng khác trong nhà vào một đường hầm dài 48 km dưới lòng đất, rồi đưa nó đến bốn nhà máy để tái chế và thanh lọc nước qua công cuộc thẩm thấu ngược và những chùm ánh sáng cực tím. Nước này không được tái sử dụng để uống mà sẽ được dẫn đến nhà máy làm bánh bán dẫn silicon trong quá trình sản xuất cần rất nhiều nước của nó. Nước tái chế cũng được dùng để làm mát hệ thống điều hoà không khí thương mại trong những tòa nhà cao tầng đầy dẫy trong nước.

The government's tiered pricing structure penalizes those who use too much water. Use of dual-flush toilets (which vary the amount of water per flush for liquid or solid waste) and other efficient appliances is strongly encouraged.

Cấu trúc giá cả nhiều tầng lớp của chính phủ sẽ phạt nặng những ai dùng quá nhiều nước. Sử dụng bồn cầu dội nước với hai cách (lượng nước dùng thay đổi theo cách xả chất lỏng hay chất rắn) và các thiết bị hiệu quả khác được nhà nước khuyến khích một cách mạnh mẽ.

"They've become the world's ultimate water conservationists," notes Cynthia Barnett, author of Blue Revolution, a new book on water scarcity. In 2010, Singaporeans used just 41 gal. (155 L) of water per person per day--a fraction of that consumed by Americans--all while enjoying one of the highest standards of living on earth. Even the city's many reservoirs double as water parks, where boating and other aquatic sports can be enjoyed by all. It's real-world proof that conservation doesn't have to mean deprivation.

Cynthia Barnett, tác giả cuốn Cách Mạng Xanh, một cuốn sách mới bàn về tình trạng khan hiếm nước, viết: “Họ đã trở thành nhà bảo tồn nước chủ yếu nhất của thế giới.” Trong năm 2010, người dân Singapore chỉ dùng 155 lít nước cho mỗi người mỗi ngày - một phần nhỏ so với sự tiêu thụ của người Mĩ – mà vẫn có thể hưởng được một trong những tiêu chuẩn đời sống cao nhất trên trái đất. Thậm chí nhiều hồ chứa nước của thành phố còn được dùng làm công viên nước, nơi mà mọi người tới để chèo thuyền và chơi các môn thể thao dưới nước khác. Đây là một bằng chứng thực thể cho thấy rằng bảo tồn và duy trì không có nghĩa là mất đi và tước đoạt.


Translated by ngon co lau

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2094377,00.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn