The Culture of Liberty
| Nền văn hóa của tự do
|
Mario Vargas Llosa JANUARY 1, 2001
| Mario Vargas Llosa 1/1/2001
|
Cries of Western cultural hegemony are as common as they are misguided. In reality, globalization does not suffocate local cultures but rather liberates them from the ideological conformity of nationalism.
| Những tiếng kêu gào về quyền bá chủ của văn hóa phương Tây vừa phổ biến vừa sai lầm. Trong thực tế, toàn cầu hóa không bóp nghẹt nền văn hóa địa phương mà là giải thoát chúng khỏi vỏ bọc tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc. |
The most effective attacks against globalization are usually not those related to economics. Instead, they are social, ethical, and, above all, cultural. These arguments surfaced amid the tumult of Seattle in 1999 and have resonated more recently in Davos, Bangkok, and Prague. They say this:
| Những cuộc công kích hiệu quả nhất nhằm chống lại quá trình toàn cầu hóa thường lại không phải là những cuộc công kích liên quan tới kinh tế học. Mà là những cuộc công kích về mặt xã hội, đạo đức, và trên hết là lĩnh vực văn hóa. Những luận cứ này từng nổi lên trong những vụ lộn xộn ở Seattle vào năm 1999 và lại vang lên ở Davos, ở Bangkok, và Prague trong thời gian gần đây. Họ nói như sau:
|
The disappearance of national borders and the establishment of a world interconnected by markets will deal a deathblow to regional and national cultures and to the traditions, customs, myths, and mores that determine each country or region's cultural identity. Since most of the world is incapable of resisting the invasion of cultural products from developed countries -- or, more to the point, from the superpower, the United States -- that inevitably trails the great transnational corporations, North American culture will ultimately impose itself, standardizing the world and annihilating its rich flora of diverse cultures.
| Sự biến mất của các đường biên giới quốc gia và giới quyền uy trên thế giới gắn bó với thương trường sẽ giáng những đòn chí tử vào nền văn hóa khu vực và quốc gia, vào truyền thống, thói quen, truyền thuyết và tập tục, tức là những thứ quyết định bản sắc văn hóa của đất nước và khu vực. Vì đa số các nước và các khu vực trên thế giới không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa từ các nước đã phát triển – mà cụ thể là từ siêu cường Mỹ – nước chắc chắn sẽ mở đường cho các công ty đa quốc gia cực kỳ lớn, nền văn hóa Bắc Mỹ cuối cùng sẽ buộc người ta phải chấp nhận nó, nó sẽ định ra tiêu chuẩn cho thế giới và xóa sổ sự đa dạng của những nền văn hóa khác nhau.
|
In this manner, all other peoples, and not just the small and weak ones, will lose their identity, their soul, and will become no more than 21st-century colonies -- zombies or caricatures modeled after the cultural norms of a new imperialism that, in addition to ruling over the planet with its capital, military might, and scientific knowledge, will impose on others its language and its ways of thinking, believing, enjoying, and dreaming.
| Theo cách này, tất cả các dân tộc, chứ không chỉ các dân tộc nhỏ và yếu, sẽ đánh mất bản sắc, sẽ đánh mất tâm hồn mình và chỉ còn các thuộc địa trong thế kỉ XXI – những thây ma hay những hình nộm được làm theo những tiêu chuẩn văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới, đấy là chủ nghĩa thực dân mà ngòai việc cai trị thế giới bằng đồng vốn, sức mạnh quân sự và kiến thức khoa học của nó, còn áp đặt cho người ta ngôn ngữ, cách tư duy, niềm tin, thú vui và ước mơ của nó nữa.
|
This nightmare or negative utopia of a world that, thanks to globalization, is losing its linguistic and cultural diversity and is being culturally appropriated by the United States, is not the exclusive domain of left-wing politicians nostalgic for Marx, Mao, or Che Guevara. This delirium of persecution -- spurred by hatred and rancor toward the North American giant -- is also apparent in developed countries and nations of high culture and is shared among political sectors of the left, center, and right.
| Cơn ác mộng hay là điều hoang tưởng theo nghĩa tiêu cực về một thế giới mà do toàn cầu hóa đang đánh mất dần sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, đang bị Mỹ xâm lược về mặt văn hóa không chỉ là địa hạt của các chính trị gia tả khuynh, luyến tiếc Marx, Mao hay Che Guevara. Cơn mê sảng về việc bị ngược đãi – do lòng thù hận người khổng lồ Bắc Mỹ mà ra – còn được thể hiện rõ ở cả những nước đã phát triển và những dân tộc có nền văn hóa cao, được cả các nhóm tả, trung dung và hữu khuynh chia sẻ nữa.
|
The most notorious case is that of France, where we see frequent government campaigns in defense of a French "cultural identity" supposedly threatened by globalization. A vast array of intellectuals and politicians is alarmed by the possibility that the soil that produced Montaigne, Descartes, Racine, and Baudelaire -- and a country that was long the arbiter of fashion in clothing, thought, art, dining, and in all domains of the spirit -- can be invaded by McDonald's, Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, rock, rap, Hollywood movies, bluejeans, sneakers, and T-shirts. This fear has resulted, for instance, in massive French subsidies for the local film industry and demands for quotas requiring theaters to show a certain number of national films and limit the importation of movies from the United States. This fear is also the reason why municipalities issued severe directives penalizing with high fines any publicity announcements that littered with Anglicisms the language of Molière. (Although, judging by the view of a pedestrian on the streets of Paris, the directives were not quite respected.) This is the reason why José Bové, the farmer-cum-crusader against la malbouffe (lousy food), has become no less than a popular hero in France. And with his recent sentencing to three months in prison, his popularity has likely increased.
| Khét tiếng nhất là nước Pháp, ở đây chúng ta thường thấy chính phủ tung ra những chiến dịch nhằm bảo vệ “bản sắc văn hóa Pháp”, một nền văn hóa được cho là đang bị quá trình toàn cầu hóa đe dọa. Một loạt các nhà tri thức và chính trị gia Pháp lo lắng về khả năng là cái vùng đất từng sinh ra Montaigne, Descartes, Racine, và Baudelaire – và đất nước đã có một thời gian dài từng là người đưa ra tiếng nói cuối cùng về thời trang, tư duy, nghệ thuật, ẩm thực và về tất cả những lĩnh vực tinh thần khác – có thể bị những McDonald’s, Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, rock, rap, và phim ảnh của Hollywood, quần bò, bánh sneakers, áo T-shirts xâm lấn. Nỗi sợ này đã dẫn tới, thí dụ, những khoản tài trợ rất lớn của Pháp cho ngành công nghiệp điện ảnh và đòi hỏi các rạp chiếu bóng phải chiếu một số lượng phim trong nước và hạn chế nhập phim Mỹ. Nỗi sợ này còn là lý do vì sao các chính quyền địa phương ban hành những quy định xử phạt nặng những băng rôn quảng cáo làm ô uế ngôn ngữ của Molière bằng những từ ngữ tiếng Anh (mặc dù, nếu nhìn vào vỉa hè các đường phố ở Paris thì thấy rằng những quy định như thế cũng không được người ta tôn trọng cho lắm). Đấy là lí do vì sao José Bové, một điền chủ có thái độ bài xích các món ăn tạp nham (ngụ ý thức ăn nhanh của Mỹ – ND), trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Pháp. Và việc ông ta bị bắt giam ba tháng trong thời gian gần đây có vẻ như chỉ làm cho ông ta nổi tiếng thêm mà thôi.
|
globalization is unacceptable, we should recognize that deep within it lies an unquestionable truth. This century, the world in which we will live will be less picturesque and imbued with less local color than the one we left behind. The festivals, attire, customs, ceremonies, rites, and beliefs that in the past gave humanity its folkloric and ethnological variety are progressively disappearing or confining themselves to minority sectors, while the bulk of society abandons them and adopts others more suited to the reality of our time. All countries of the earth experience this process, some more quickly than others, but it is not due to globalization. Rather, it is due to modernization, of which the former is effect, not cause. It is possible to lament, certainly, that this process occurs, and to feel nostalgia for the eclipse of the past ways of life that, particularly from our comfortable vantage point of the present, seem full of amusement, originality, and color. But this process is unavoidable. | Nhưng tôi tin rằng luận cứ chống toàn cầu hóa như thế là không thể chấp nhận được, chúng ta phải công nhận rằng nó ẩn chứa một sự thật không thể bác bỏ được. Trong thế kỷ này, cái thế giới chúng ta sống sẽ kém sinh động và không có nhiều màu sắc như là cái thế giới mà chúng ta đã bỏ lại phía sau. Những buổi lễ hội, đồ trang sức, phong tục, nghi lễ, nghi thức và tín ngưỡng, tức là những thứ đã tạo cho nhân loại sự khác biệt mang màu sắc dân tộc và văn hóa dân gian, đang dần dần biến mất hoặc sẽ thu mình vào trong những nhóm thiểu số, trong khi phần lớn xã hội từ bỏ chúng và chấp nhận những thứ khác, phù hợp hơn với thời đại của chúng ta. Tất cả các nước trên thế giới đang trải qua quá trình này, nhanh chậm khác nhau, nhưng đấy không phải là do toàn cầu hóa. Mà đấy là do quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hóa là kết quả chứ không phải là nguyên nhân. Có thể khóc than, dĩ nhiên là như thế, rằng quá trình này đang diễn ra và có thể nuối tiếc về cuộc sống của một thời đã qua, mà với những tiện nghi của ngày hôm nay dường như đấy là cuộc sống vui vẻ, độc đáo và đầy màu sắc. Nhưng đây là quá trình không thể nào tránh được.
|
Totalitarian regimes in countries like Cuba or North Korea, fearful that any opening will destroy them, close themselves off and issue all types of prohibitions and censures against modernity. But even they are unable to impede modernity's slow infiltration and its gradual undermining of their so-called cultural identity. In theory, perhaps, a country could keep this identity, but only if -- like certain remote tribes in Africa or the Amazon -- it decides to live in total isolation, cutting off all exchange with other nations and practicing self-sufficiency. A cultural identity preserved in this form would take that society back to prehistoric standards of living.
| Những chế độ toàn trị như Cuba hay Bắc Hàn sợ rằng mở cửa sẽ là tự sát, họ tìm cách bế quan tỏa cảng, ban hành đủ thứ quy định kiểu cấm đoán và chỉ trích hiện đại hóa. Nhưng ngay cả những nước đó cũng không ngăn cản được sự thẩm thấu một cách từ từ của quá trình hiện đại hóa và nó sẽ gặm nhấm dần cái gọi là bản sắc văn hóa của họ. Về lý thuyết, một đất nước có thể giữ được bản sắc của mình, nhưng với điều kiện là họ phải sống trong tình trạng cô lập hoàn toàn, chấm dứt mọi trao đổi với các dân tộc khác và thực hiện một nền kinh tế tự cấp tự túc – giống như một vài bộ lạc ở Châu Phi hay những bộ lạc sống trong rừng già Amazon vậy. Bản sắc văn hóa dưới hình thức như thế sẽ đưa xã hội trở lại với cách sống của thời tiền sử.
|
Even though I believe this cultural argument against It is true that modernization makes many forms of traditional life disappear. But at the same time, it opens opportunities and constitutes an important step forward for a society as a whole. That is why, when given the option to choose freely, peoples, sometimes counter to what their leaders or intellectual traditionalists would like, opt for modernization without the slightest ambiguity.
| Đúng là hiện đại hóa làm cho nhiều lối sống truyền thống không thể tồn tại được. Nhưng đồng thời nó lại mở ra cơ hội và làm cho cả xã hội tiến những bước quan trọng về phía trước. Đấy là lý do vì sao khi có cơ hội tự do lựa chọn quần chúng lại ủng hộ hiện đại hóa mà không hề có chút lưỡng lự nào, đôi khi họ còn phản đối điều mà các nhà lãnh đạo hay những người nệ cổ ủng hộ.
|
The allegations against globalization and in favor of cultural identity reveal a static conception of culture that has no historical basis. Which cultures have ever remained identical and unchanged over time? To find them we must search among the small and primitive magical-religious communities that live in caves, worship thunder and beasts, and, due to their primitivism, are increasingly vulnerable to exploitation and extermination. All other cultures, in particular those that have the right to be called modern and alive, have evolved to the point that they are but a remote reflection of what they were just two or three generations before. This evolution is easily apparent in countries like France, Spain, and England, where the changes over the last half century have been so spectacular and profound that a Marcel Proust, a Federico García Lorca, or a Virginia Woolf would hardly recognize today the societies in which they were born -- the societies their works helped so much to renew.
| Những luận điệu nhằm chống lại toàn cầu hóa và ủng hộ bản sắc văn hóa tiết lộ cho ta thấy quan niệm tĩnh về văn hóa, một quan niệm không có cơ sở lịch sử. Nền văn hóa nào đã từng giữ mãi bản sắc và không thay đổi theo thời gian? Muốn tìm được những nền văn hóa như thế, chúng ta phải thâm nhập vào những cộng đồng tôn giáo ma thuật nguyên thủy và nhỏ bé, tức là những cộng đồng sống trong hang hốc, thờ thần sấm và thú dữ; và vì tính chất nguyên thủy như thế mà họ càng ngày càng dễ bị bóc lột và hủy diệt. Tất cả những nền văn hóa khác, nhất là những nền văn hóa có quyền được gọi là hiện đại và sống động đều tiến hóa đến mức mà chúng chỉ còn là cái bóng mờ của nền văn hóa từng hiện diện cách đây vài ba thế hệ mà thôi. Sự tiến hóa này thể hiện rõ nhất ở các nước như Pháp, Tây Ban Nha và Anh, nơi đã diễn ra những thay đổi cực kỳ ngoạn mục và sâu sắc đến mức Marcel Proust, Federico García Lorca, hay Virginia Woolf khó mà có thể coi đây là những xã hội nơi họ đã ra đời – những xã hội mà tác phẩm của họ đã có đóng góp rất lớn trong việc làm cho chúng thay da đổi thịt.
|
The notion of "cultural identity" is dangerous. From a social point of view, it represents merely a doubtful, artificial concept, but from a political perspective it threatens humanity's most precious achievement: freedom. I do not deny that people who speak the same language, were born and live in the same territory, face the same problems, and practice the same religions and customs have common characteristics. But that collective denominator can never fully define each one of them, and it only abolishes or relegates to a disdainful secondary plane the sum of unique attributes and traits that differentiates one member of the group from the others. The concept of identity, when not employed on an exclusively individual scale, is inherently reductionist and dehumanizing, a collectivist and ideological abstraction of all that is original and creative in the human being, of all that has not been imposed by inheritance, geography, or social pressure. Rather, true identity springs from the capacity of human beings to resist these influences and counter them with free acts of their own invention.
| Khái niệm “bản sắc văn hóa” là khái niệm nguy hiểm. Từ quan điểm xã hội thì đấy có thể chỉ là quan niệm nhân tạo và đáng ngờ, nhưng từ viễn cảnh chính trị thì nó đe dọa ngay thành tựu quí giá nhất của nhân loại: quyền tự do. Tôi không phủ nhận rằng những người nói cùng một ngôn ngữ, sinh ra và sống trên cùng một vùng lãnh thổ, phải giải quyết những vấn đề giống nhau, theo những phong tục và tôn giáo như nhau, có những đặc điểm như nhau. Nhưng tính chất chung đó không bao giờ có thể xác định được đầy đủ đặc tính của từng người, nó chỉ xóa bỏ hoặc đẩy tất cả những tính chất và đặc điểm đơn nhất, tức là những đặc điểm làm người nọ khác biệt với người kia, xuống hàng thứ yếu mà thôi. Quan niệm bản sắc, khi không được áp dụng cho từng cá nhân riêng biệt, là một quan niệm đã được đơn giản hóa và phi nhân tính, nó là sự trừu tượng hóa mang tính ý thức hệ và tinh thần tập thể của tất cả những gì là độc đáo và sáng tạo trong mỗi con người, của tất cả những gì không được áp đặt bởi di sản, nơi sinh hay áp lực xã hội. Mà sự thật là, bản sắc xuất phát từ khả năng của con người trong việc chống lại những ảnh hưởng đó và phản công lại với chúng bằng những hành động tự do theo sáng kiến của riêng mình.
|
The notion of "collective identity" is an ideological fiction and the foundation of nationalism. For many ethnologists and anthropologists, collective identity does not represent the truth even among the most archaic communities. Common practices and customs may be crucial to the defense of a group, but the margin of initiative and creativity among its members to emancipate themselves from the group is invariably large, and individual differences prevail over collective traits when individuals are examined on their own terms, and not as mere peripheral elements of collectivity. Globalization extends radically to all citizens of this planet the possibility to construct their individual cultural identities through voluntary action, according to their preferences and intimate motivations. Now, citizens are not always obligated, as in the past and in many places in the present, to respect an identity that traps them in a concentration camp from which there is no escape -- the identity that is imposed on them through the language, nation, church, and customs of the place where they were born. In this sense, globalization must be welcomed because it notably expands the horizons of individual liberty.
| Khái niệm “bản sắc tập thể” là khái niệm hư cấu mang tính ý thức hệ và là nền tảng của chủ nghĩa dân tộc. Nhiều nhà nhân chủng học và nhân loại học cho rằng ngay cả các cộng đồng cổ xưa nhất cũng không có bản sắc tập thể. Những thói quen và phong tục được nhiều người chia sẻ có thể là những điều tối cần thiết đối với việc bảo vệ cả nhóm người, nhưng sự cách biệt về khả năng sáng tạo và sáng kiến giữa các cá nhân – điều kiện để họ tách biệt khỏi nhóm – bao giờ cũng khá lớn, và khi các cá nhân được thử thách theo những khả năng của riêng họ thì những khác biệt của từng người sẽ lấn át những đặc tính chung, chứ không chỉ là những thành tố ngoại vi của tập thể nữa. Toàn cầu hóa mở rộng một cách căn bản khả năng của tất cả các công dân trên hành tinh này, nó tạo điều kiện cho họ thông qua những hành động tự nguyện mà tạo dựng bản sắc văn hóa của riêng mình, phù hợp với sở thích và động cơ thầm kín của họ. Bây giờ người công dân không phải lúc nào cũng phải - như trong quá khứ và ở nhiều nơi hiện nay – tôn trọng bản sắc nhưng trên thực tế là làm cho họ mắc kẹt vào trại tập trung không thể nào thoát ra được – đấy là bản sắc được áp đặt lên mỗi người thông qua ngôn ngữ, dân tộc, nhà thờ, thói quen của vùng đất nơi họ ra đời. Theo nghĩa này thì ta phải hoan nghênh toàn cầu hóa vì nó mở rộng một cách đáng kể chân trời cho tự do cá nhân.
|
ONE CONTINENT'S TWO HISTORIES
Perhaps Latin America is the best example of the artifice and absurdity of trying to establish collective identities. What might be Latin America's cultural identity? What would be included in a coherent collection of beliefs, customs, traditions, practices, and mythologies that endows this region with a singular personality, unique and nontransferable? Our history has been forged in intellectual polemics -- some ferocious -- seeking to answer this question. The most celebrated was the one that, beginning in the early 20th century, pitted Hispanists against indigenists and reverberated across the continent.
| Hai lịch sử của cùng một lục địa
Châu Mỹ Latin có thể là thí dụ tốt nhất của những thủ đoạn và sự phi lý của việc cố tình thiết lập bản sắc tập thể. Cái gì có thể là bản sắc văn hóa của Châu Mỹ Latin? Phải đưa những gì vào cái tập hợp những tín điều, phong tục, truyền thống, thói quen và những câu chuyện cổ tích để thể hiện rằng khu vực này có một tính cách duy nhất, không ai có và không chuyển nhượng được? Lịch sử của chúng ta được trui rèn trong những cuộc tranh luận trí tuệ - đôi khi quyết liệt – nhằm tìm cho ra đáp án cho câu hỏi đó. Đáp án nổi bật nhất là đáp án của những người lấy Tây Ban Nha làm trung tâm (*) đưa ra trong cuộc đấu trí với những người ủng hộ văn hóa bản địa và có ảnh hưởng trên khắp lục địa ngay từ những năm đầu thế kỉ XX.
|
For Hispanists like José de la Riva Agüero, Victor Andrés Belaúnde, and Francisco García Calderón, Latin America was born when, thanks to the Discovery and the Conquest, it joined with the Spanish and Portuguese languages and, adopting Christianity, came to form part of Western civilization. Hispanists did not belittle pre-Hispanic cultures, but considered that these constituted but a layer -- and not the primary one -- of the social and historical reality that only completed its nature and personality thanks to the vivifying influence of the West.
| Đối với những người Hispanic* như José de la Riva Agüero, Victor Andrés Belaúnde, và Francisco García Calderón thì Mỹ Latin hình thành khi – nhờ quá trình phát hiện và chinh phục – nó gặp ngôn ngữ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chấp nhận Thiên chúa giáo và trở thành một phần của nền văn minh phương Tây. Những người lấy Tây Ban Nha làm trung tâm không coi thường những nền văn hóa tiền-Tây Ban Nha, nhưng họ coi đấy chỉ là một lớp chứ không phải là cốt lõi của hiện thực xã hội và lịch sử, phải nhờ ảnh hưởng của phương Tây mà nó mới hoàn thiện được bản chất và tính cách của mình.
|
Indigenists, on the other hand, rejected with moral indignation the alleged benefits that Europeans brought to Latin America. For them, our identity finds its roots and its soul in pre-Hispanic cultures and civilizations, whose development and modernization were brutally stunted by violence and subjected to censure, repression, and marginalization not only during the three colonial centuries but also later, after the advent of republicanism. According to indigenist thinkers, the authentic "American expression" (to use the title of a book by José Lezama Lima) resides in all the cultural manifestations -- from the native languages to the beliefs, rites, arts, and popular mores -- that resisted Western cultural oppression and endured to our days. A distinguished historian of this vein, the Peruvian Luis E. Valcárcel, even affirmed that the churches, convents, and other monuments of colonial architecture should be burned since they represented the "Anti-Peru." They were impostors, a negation of the pristine American identity that could only be of exclusively indigenous roots. And one of Latin America's most original novelists, José María Arguedas, narrated, in stories of great delicacy and vibrant moral protest, the epic of the survival of the Quechua culture in the Andean world, despite the suffocating and distortionary presence of the West.
| Mặt khác, những người ủng hộ văn hóa bản địa lại cực lực bác bỏ những lợi ích mà có người cho rằng người châu Âu đã mang tới Mỹ Latin. Theo họ, bản sắc của chúng ta có nguồn gốc và linh hồn trong nền những nền văn hóa và văn minh tiền-Tây Ban Nha, quá trình phát triển và hiện đại hóa của nó đã bị kìm hãm bằng bạo lực và là đối tượng của kiểm duyệt, đàn áp và đẩy ra ngoài lề không chỉ trong suốt ba thế kỉ thuộc địa mà còn cả sau này, tức là sau khi có chế độ cộng hòa nữa. Theo những tư tưởng gia ủng hộ văn hóa bản địa thì “Biểu hiện Mỹ” (tên một tác phẩm của José Lezama Lima) nằm ở tất cả những biểu hiện mang tính văn hóa – từ ngôn ngữ bản xứ tới đức tin, nghi lễ, nghệ thuật và tập tục của nhân dân – nhằm chống lại sự áp chế về mặt văn hóa của phương Tây và còn tồn tại cho đến ngày nay. Ông Luis E. Valcárcel, một nhà sử học nổi tiếng của Peru, thậm chí còn khẳng định rằng cần phải đốt bỏ tất cả các nhà thờ, các nhà tu và tượng đài theo phong cách kiến trúc thuộc địa vì chúng thể hiện tinh thần “bài-Peru”. Chúng là những kẻ giả hình, là sự phủ nhận bản sắc nguyên thủy của châu Mỹ, một bản sắc có nguồn gốc hoàn toàn bản địa. Và ông José María Arguedas, một trong những tiểu thuyết gia độc đáo nhất của Mỹ Latin đã xây dựng được – trong những câu chuyện cực kì duyên dáng và đầy tinh thần phản kháng – bản anh hùng ca về tàn tích của nền văn hóa Cuechua trong dãy núi Andes, mặc dù đã bị phương Tây chẹn họng và làm cho méo mó đi.
|
Hispanicism and indigenism produced excellent historical essays and highly creative works of fiction, but, judged from our current perspective, both doctrines seem equally sectarian, reductionist, and false. Neither is capable of fitting the expansive diversity of Latin America into its ideological straitjacket, and both smack of racism. Who would dare claim in our day that only what is "Hispanic" or "Indian" legitimately represents Latin America?
| Những người thân Tây Ban Nha cũng như những người ủng hộ văn hóa bản địa đã viết được những tác phẩm lịch sử tuyệt vời và những cuốn tiểu thuyết đầy tinh thần sáng tạo, nhưng nếu xét theo bối cảnh của chúng ta ngày hôm nay thì cả hai học thuyết này đều là những học thuyết mang tính bè phái, giản lược và sai lầm. Không bên nào đủ sức nhồi nhét sự đa dạng đang gia tăng của châu Mỹ Latin vào những khuôn khổ ý thức hệ của họ, và cả hai bên đều sặc mùi phân biệt chủng tộc. Hiện nay ai còn dám tuyên bố rằng chỉ có những cái mang “phong cách Tây Ban Nha” hoặc “da đỏ” mới có quyền đại diện hợp pháp cho Mỹ Latin?
|
Nevertheless, efforts to forge and isolate our distinct "cultural identity" continue today with a political and intellectual zeal deserving of worthier causes. Seeking to impose a cultural identity on a people is equivalent to locking them in a prison and denying them the most precious of liberties -- that of choosing what, how, and who they want to be. Latin America has not one but many cultural identities; no one of them can claim more legitimacy or purity than the others. | Thế mà hiện nay những cố gắng nhằm trui rèn và phân lập “bản sắc văn hóa” đặc thù của chúng ta vẫn được tiếp tục thực hiện với lòng nhiệt tình chính trị và tri thức đáng lẽ nên dành cho những công việc xứng đáng hơn. Tìm cách áp đặt bản sắc văn hóa cho quần chúng nhân dân cũng chẳng khác gì nhốt họ vào tù và không cho họ được hưởng một trong những quyền tự do quý giá nhất – đấy là quyền lựa chọn: họ muốn thành người như thế nào, và bằng cách nào? Châu Mỹ Latin không có một mà có nhiều bản sắc văn hóa, không có bản sắc nào có thể tuyên bố là hợp pháp hơn hay trong sạch hơn những bản sắc khác.
|
Of course, Latin America embodies the pre-Hispanic world and its cultures, which, in Mexico, Guatemala, and the Andean countries, still exert so much social force. But Latin America is also a vast swarm of Spanish and Portuguese speakers with a tradition of five centuries behind them whose presence and actions have been decisive in giving the continent its current features. And is not Latin America also something of Africa, which arrived on our shores together with Europe? Has not the African presence indelibly marked our skin, our music, our idiosyncrasies, our society? The cultural, ethnic, and social ingredients that make up Latin America link us to almost all the regions and cultures of the world. We have so many cultural identities that it is like not having one at all. This reality is, contrary to what nationalists believe, our greatest treasure. It is also an excellent credential that enables us to feel like full-fledged citizens in our globalized world.
| Dĩ nhiên là Mỹ Latin bao hàm trong nó cả thế giới tiền-Tây Ban Nha lẫn các nền văn hóa của nó, những nền văn hóa đó còn giữ được sức mạnh xã hội đáng kể ở các nước như Mexico, Guatemala, và các nước vùng Andes. Nhưng Mỹ Latin còn là rất đông người nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, với truyền thống của năm thế kỉ ở sau lưng, sự hiện diện và hành động của họ có ý nghĩa quyết định trong việc định hình những đặc điểm hiện nay của châu lục. Và chả lẽ Mỹ Latin không phải là một phần của châu Phi, châu lục đã đến bến bờ của chúng ta cùng với châu Âu hay sao? Không phải sự hiện diện của châu Phi đã tạo ra làn da, âm nhạc, khí chất và xã hội của chúng ta hay sao? Những thành tố mang tính xã hội, sắc tộc và văn hóa làm nên Mỹ Latin đã liên kết chúng ta với hầu như tất cả các khu vực và các nền văn hóa trên thế giới. Chúng ta có nhiều bản sắc văn hóa đến nỗi tưởng như chẳng hề có một bản sắc nào hết. Thực tế đó – trái ngược với niềm tin của những người dân tộc chủ nghĩa – là tài sản quí báu nhất của chúng ta. Đấy cũng là phẩm chất tuyệt vời, làm cho chúng ta cảm thấy mình là những công dân đầy đủ tư cách trong thế giới toàn cầu hóa này.
|
LOCAL VOICES, GLOBAL REACH
The fear of Americanization of the planet is more ideological paranoia than reality. There is no doubt, of course, that with globalization, English has become the general language of our time, as was Latin in the Middle Ages. And it will continue its ascent, since it is an indispensable instrument for international transactions and communication. But does this mean that English necessarily develops at the expense of the other great languages? Absolutely not. In fact, the opposite is true. The vanishing of borders and an increasingly interdependent world have created incentives for new generations to learn and assimilate to other cultures, not merely as a hobby but also out of necessity, since the ability to speak several languages and navigate comfortably in different cultures has become crucial for professional success. Consider the case of Spanish. Half a century ago, Spanish speakers were an inward-looking community; we projected ourselves in only very limited ways beyond our traditional linguistic confines. Today, Spanish is dynamic and thriving, gaining beachheads or even vast landholdings on all five continents. The fact that there are some 25 to 30 million Spanish speakers in the United States today explains why the two recent U.S. presidential candidates, Texas Governor George W. Bush and Vice President Al Gore, campaigned not only in English but also in Spanish.
| Giọng điệu địa phương, lan tỏa toàn cầu
Sợ Mỹ hóa toàn bộ hành tinh là hoang tưởng mang tính ý thức hệ chứ không phải là thực tế. Dĩ nhiên là không nghi ngờ gì rằng cùng với quá trình toàn cầu hóa, tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ phổ biến trong thời đại của chúng ta, cũng như tiếng Latin trong thời Trung Cổ vậy. Nó sẽ còn tiếp tục vươn lên vì đấy là phương tiện không thể thiếu được trong giao dịch và thông tin quốc tế. Nhưng điều đó có nghĩa là tiếng Anh nhất thiết sẽ phát triển, sẽ gây thiệt hại cho các ngôn ngữ lớn khác hay không? Hòan toàn không. Trên thực tế, ngược lại mới đúng. Sự xóa nhòa các đường biên giới và thế giới ngày càng tương thuộc lẫn nhau hơn đã và đang khuyến khích các thế hệ trẻ học và đồng hóa với những nền văn hóa khác, đấy không chỉ là sở thích mà còn là điều cần thiết, vì nói được vài thứ tiếng và thích ứng một cách dễ dàng trong những nền văn hóa khác nhau đã trở thành yếu tố quyết định cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Hãy xem xét trường hợp tiếng Tây Ban Nha. Nửa thế kỷ trước những người nói tiếng Tây Ban Nha là cộng đồng hướng nội, chúng ta cho rằng mình chẳng có mấy cơ hội ở bên ngoài biên giới ngôn ngữ truyền thống. Hiện nay tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ năng động và có nhiều người dùng, nó đã chiếm được những thành tựu ban đầu hay thậm chí những vùng đất rộng lớn trên cả năm châu lục. Sự kiện là có từ hai mươi lăm đến ba mươi triệu người nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ là nguyên nhân vì sao hai ứng viên Tổng thống Mỹ gần đây - Thống đốc Texas là George W. Bush và Phó tổng thống Al Gore – tiến hành vận động tranh cử không chỉ bằng tiếng Anh mà còn dùng cả tiếng Tây Ban Nha nữa.
|
How many millions of young men and women around the globe have responded to the challenges of globalization by learning Japanese, German, Mandarin, Cantonese, Russian, or French? Fortunately, this tendency will only increase in the coming years. That is why the best defense of our own cultures and languages is to promote them vigorously throughout this new world, not to persist in the naive pretense of vaccinating them against the menace of English. Those who propose such remedies speak much about culture, but they tend to be ignorant people who mask their true vocation: nationalism. And if there is anything at odds with the universalist propensities of culture, it is the parochial, exclusionary, and confused vision that nationalist perspectives try to impose on cultural life. The most admirable lesson that cultures teach us is that they need not be protected by bureaucrats or commissars, or confined behind iron bars, or isolated by customs services in order to remain alive and exuberant; to the contrary, such efforts would only wither or even trivialize culture. Cultures must live freely, constantly jousting with different cultures. This renovates and renews them, allowing them to evolve and adapt to the continuous flow of life. In antiquity, Latin did not kill Greek; to the contrary, the artistic originality and intellectual depth of Hellenic culture permeated Roman civilization and, through it, the poems of Homer and the philosophies of Plato and Aristotle reached the entire world. Globalization will not make local cultures disappear; in a framework of worldwide openness, all that is valuable and worthy of survival in local cultures will find fertile ground in which to bloom.
| Có bao nhiêu triệu thanh niên nam nữ trên khắp hoàn cầu đã và đang phản ứng lại những thách thức của toàn cầu hóa bằng cách học tiếng Nhật, tiếng Đức, tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Nga hay tiếng Pháp? May thay, xu hướng này sẽ gia tăng trong những năm sắp tới. Đấy là lí do vì sao cách bảo vệ tốt nhất nền văn hóa và ngôn ngữ của chúng ta là nỗ lực quảng bá chúng trên khắp thế giới chứ không phải cứ vờ vịt tìm cách làm cho nó miễn nhiễm với sự đe dọa của tiếng Anh. Những người đưa ra những biện pháp như thế là những người nói rất nhiều về văn hóa, nhưng đấy là những kẻ dốt nát, họ đang che dấu ý định thật sự của mình: chủ nghĩa dân tộc. Đấy không phải là họ đang tranh luận về những xu hướng phổ quát của văn hóa, đấy là những cách nhìn thiển cận, lầm lẫn, biệt lập, mà những người có quan điểm dân tộc chủ nghĩa tìm các áp đặt lên đời sống văn hóa. Bài học tuyệt vời nhất mà văn hóa dạy cho chúng ta là nó không cần những quan chức hay các chính trị viên bảo vệ, cũng không cần che chắn sau song sắt hay dùng lực lượng hải quan để cách li nhằm giữ cho nó sống và đơm hoa kết trái; ngược lại, những cố gắng như thế chỉ làm cho nó khô kiệt hoặc trở thành tầm thường mà thôi. Văn hóa phải sống một cách tự do, phải thường xuyên va chạm với những nền văn hóa khác. Điều đó sẽ làm cho nó luôn luôn đổi mới, luôn luôn tái tạo, làm cho nó tiến hóa và thích ứng với dòng chảy liên tục của cuộc đời. Ngày xưa tiếng Latin đã không giết chết tiếng Hy Lạp; ngược lại, sự độc đáo và chiều sâu trí tuệ của nền văn hóa Hy Lạp đã thẩm thấu vào nền văn minh La Mã và nhờ nó mà những bản trường ca của Homer và triết lí của Plato và Aristotle mới vươn ra khắp thế giới. Toàn cầu hóa không xóa bỏ các nền văn hóa khu vực, trong không gian bao la của cả hoàn vũ, tất cả những gì có giá trị và đáng sống trong những nền văn hóa khu vực sẽ tìm thấy những mảnh đất màu mỡ để có thể đơm hoa kết trái.
|
This is happening in Europe, everywhere. Especially noteworthy is Spain, where regional cultures are reemerging with special vigor. During the dictatorship of General Francisco Franco, regional cultures were repressed and condemned to a clandestine existence. But with the return of democracy, Spain's rich cultural diversity was unleashed and allowed to develop freely. In the country's regime of autonomies, local cultures have had an extraordinary boom, particularly in Catalonia, Galicia, and the Basque country, but also in the rest of Spain. Of course, we must not confuse this regional cultural rebirth, which is positive and enriching, with the phenomenon of nationalism, which poses serious threats to the culture of liberty.
| Điều đó đã diễn ra trên khắp Châu Âu. Đặc biệt đáng ghi nhận là ở Tây Ban Nha, ở đây những nền văn hóa địa phương đang tái xuất hiện với một sức mạnh đặc biệt. Dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco, những nền văn hóa địa phương bị đàn áp và buộc phải sống trong vòng bí mật. Nhưng cùng với sự trở về của chế độ cộng hòa, sự đa dạng của nền văn hóa đã được cởi trói và được tự do phát triển. Ở những khu vực tự trị, văn hóa địa phương càng phát triển mạnh, đặc biệt là ở Catalonia, Galicia, và xứ Basque; các khu vực khác ở Tây Ban Nha cũng đều như thế cả. Nhưng dĩ nhiên là chúng ta không được đánh đồng sự hồi sinh của văn hóa khu vực – một hiện tượng tích cực và làm cho đời sống ngày càng phong phú thêm – với chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc sẽ tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền văn hóa của tự do.
|
In his celebrated 1948 essay "Notes Towards the Definition of Culture,” T.S. Eliot predicted that in the future, humanity would experience a renaissance of local and regional cultures. At the time, his prophecy seemed quite daring. However, globalization will likely make it a reality in the 21st century, and we must be happy about this. A rebirth of small, local cultures will give back to humanity that rich multiplicity of behavior and expressions that the nation-state annihilated in order to create so-called national cultural identities toward the end of the 18th, and particularly in the 19th, century. (This fact is easily forgotten, or we attempt to forget it because of its grave moral connotations.) National cultures were often forged in blood and fire, prohibiting the teaching or publication of vernacular languages or the practice of religions and customs that dissented from those the nation-state considered ideal. In this way, in many countries of the world, the nation-state forcibly imposed a dominant culture upon local ones that were repressed and abolished from official life. But, contrary to the warnings of those who fear globalization, it is not easy to completely erase cultures -- however small they may be—if behind them is a rich tradition and people who practice them, even if in secret. And today, thanks to the weakening of the nation-state, we are seeing forgotten, marginalized, and silenced local cultures reemerging and displaying dynamic signs of life in the great concert of this globalized planet.
| Trong tác phẩm nổi tiếng: Góp phần định nghĩa văn hóa (Notes Towards the Definition of Culture) xuất bản năm 1948, T.S. Eliot đã dự đoán rằng trong tương lai, nhân loại sẽ được chứng kiến sự phục hưng của những nền văn hóa địa phương và khu vực. Lúc đó, đấy là một lời tiên đoán quá táo bạo. Nhưng toàn cầu hóa có vẻ như sẽ làm cho nó trở thành hiện thực trong thế kỉ XXI và chúng ta nên vui mừng vì chuyện đó. Sự phục sinh của những nền văn hóa nhỏ bé, mang tính khu vực sẽ trả lại cho nhân loại sự đa dạng trong cách thể hiện và hành vi mà cuối thế kỉ XVII và đặc biệt là trong thế kỷ XIX các quốc gia - dân tộc đã từng hủy bỏ nhằm tạo ra cái gọi là bản sắc văn hóa (Sự kiện này đã dễ dàng bị lãng quên hay chúng ta tìm cách lãng quên vì những ẩn ý mang tính đạo đức sâu sắc của nó). Các nền văn hóa dân tộc thường được trui rèn trong máu lửa, nó cấm đoán giảng dạy và xuất bản các tác phẩm viết bằng thổ ngữ hay cấm đoán thực hành các tôn giáo và tục lệ khác biệt với những tôn giáo và tục lệ được quốc gia - dân tộc coi là lí tưởng. Bằng cách đó, các quốc gia - dân tộc tại nhiều nước trên thế giới đã áp đặt nền văn hóa ưu trội lên các nền văn hóa địa phương, văn hóa địa phương bị đàn áp và bị loại bỏ khỏi đời sống chính thức. Nhưng, trái ngược với những cảnh báo của những người sợ toàn cầu hóa, không dễ gì xóa bỏ một nền văn hóa – dù nó có nhỏ đến đâu – nếu đằng sau nó là một truyền thống phong phú và có những người thực hành nó, dù là thực hành một cách bí mật. Và hôm nay, nhờ có sự suy yếu của quốc gia - dân tộc, chúng ta mới được nhìn thấy sự tái xuất hiện của những nền văn hóa đã từng bị lãng quên, bị đẩy ra bên lề và vị bóp nghẹt và thể hiện một đời sống năng động trong sự hài hòa vĩ đại của hành tinh toàn cầu hóa này.
|
Jorge Mario Pedro Vargas Llosa, born March 28, 1936) is a Peruvian-Spanish writer, politician, journalist, essayist, and Nobel Prize laureate. He was awarded the 2010 Nobel Prize in Literature "for his cartography of structures of power and his trenchant images of the individual's resistance, revolt, and defeat". He is the author of famous novels such as The Feast of the Goat, The War of the End of the World), Aunt Julia and the Scriptwriter, The Bad Girl, The real life of Alejandro Mayta, and many other books. | Mario Vargas Llosa là tiểu thuyết gia và trí thức nổi tiếng thế giới. Năm 2010 ông được trao giải Nobel Văn chương vì “những thành tựu trong việc mô tả cơ cấu của quyền lực và những hình tượng sắc bén về sự kháng cự, nổi dậy và thất bại của cá nhân con người”. Ông là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như: Bữa tiệc của con dê (The Feast of the Goat), Cuộc chiến của ngày tận thế (The War of the End of the World), Cô Julia và người viết kịch bản (Aunt Julia and the Scriptwriter), Cô gái không ra gì (The Bad Girl), Cuộc đời thực của Alejandro Mayta (The Real Life of Alejandro Mayta), và nhiều cuốn khác.
|
|
|
| Translated by Phạm Nguyên Trường |
|
(*) bao gồm cả gốc gác Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Saturday, December 31, 2011
The Culture of Liberty Nền văn hóa của tự do
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn