| |
Asia's Free-Riders
| Những đồng minh quá giang ở châu Á
|
BY JUSTIN LOGAN | NOVEMBER 9, 2011
| Justin Logan, Foreign Policy, 9/11/ 2011
|
The U.S. turn to the East makes sense. But tacitly telling its allies in Asia that it's going to foot the bill for their security is foolish and unsustainable.
| Mỹ quyết định hướng về phương Đông là hợp lý. Nhưng ngấm ngầm bảo các đồng minh ở châu Á rằng Mỹ sẽ chi viện để bảo vệ nền an ninh của họ là một luận cứ điên rồ và không đứng vững.
|
It's on the record. President Barack Obama's administration wants to pivot U.S. foreign policy away from the Middle East and toward East Asia. Secretary of State Hillary Clinton's recent Foreign Policy article exemplified this thinking. "The future of the United States is intimately intertwined with the future of the Asia-Pacific," Clinton wrote, touting Washington's "irreplaceable role in the Pacific."
| Sự kiện được lưu lại trên hồ sơ là, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama muốn chuyển hướng chính sách đối ngoại Mỹ từ Trung Đông sang Đông Á. Bài viết mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton trên tạp chí Foreign Policy tiêu biểu cho tư duy này. “Tương lai của Mỹ được đan quyện thiết thân với tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, bà Clinton đã viết như vậy, đồng thời đề cao “vai trò không thể thay thế [của Washington] trong khu vực Thái Bình Dương”.
|
The desire to focus on the Asia-Pacific is sound, but the administration's policies there are not. The impulse to reassure America's Asian allies that the U.S. commitment to their security is rock solid perversely makes it likely that they will continue to free-ride on America's exertions -- in an era when Washington has less and less money to spend.
| Tập trung sự quan tâm của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một tham vọng hợp lý, nhưng chính sách của Chính quyền Obama ở vùng này thì không. Chính cái động lực muốn trấn an các đồng minh châu Á rằng Mỹ chắc chắn sẽ bảo vệ an ninh cho họ có khả năng khiến họ tiếp tục lợi dụng các nỗ lực của Mỹ để đỡ phải chi phí an ninh quốc phòng – trong một thời đại mà Washington càng ngày càng thâm hụt ngân sách.
|
Both Robert Gates and Leon Panetta, during their tenures as U.S. defense secretaries, have traveled to Europe to hector allies there for not spending enough on their militaries. This is not a new phenomenon in Europe -- even during the Cold War, America's European partners were only supporting actors in the drama between Washington and Moscow. Since the collapse of the Soviet Union, the disparity has grown worse: Only four of the 27 non-U.S. NATO militaries spend the agreed-upon 2 percent of GDP on defense.
| Cả Robert Gates lẫn Leon Panetta, trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đều đã đến châu Âu để khiển trách các đồng minh của Mỹ ở đó đã không có một ngân sách đầy đủ cho quân lực của mình. Đây không phải là một hiện tượng lạ tại châu Âu – thậm chí trong thời Chiến tranh lạnh, các đối tác của Mỹ tại châu Âu cũng chỉ đóng những vai phụ trong vở tuồng giữa hai vai chính là Washington và Moscow. Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, sự cách biệt về ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn nữa: Chỉ 4 trong 27 quân đội của các nước thành viên NATO, không tính đến Mỹ, chịu chi tiêu đủ tỷ số đã thỏa thuận là 2% GDP vào ngân sách quốc phòng.
|
The reason these NATO allies have shirked on their defense commitments is because they are smart. They know that if they fail to provide for their own defense, Uncle Sam will do it for them. This has allowed the Europeans to spend their resources on a variety of goods other than defense, from expansive welfare states to impressive infrastructure programs. U.S. taxpayers -- and now their creditors -- are left footing the bill for Europe's defense.
| Sở dĩ các đồng minh châu Âu này đã tránh né những cam kết quốc phòng cũng chỉ vì họ quá khôn ngoan đó thôi. Họ biết rằng nếu họ không tự bảo vệ chính mình, thì đã có Chú Sam làm việc đó cho họ. Thái độ khôn ngoan này đã cho phép người châu Âu chi tiêu các nguồn lực của mình vào nhiều thứ khác hơn là quốc phòng, từ việc bành trướng nhà nước phúc lợi (welfare states) đến việc thực thi các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng đồ sộ. Họ để người đóng thuế tại Mỹ – và bây giờ là chủ nợ của họ – đứng ra chi tiêu cho quốc phòng của châu Âu.
|
As far back as the 1960s, U.S. policymakers puzzled over the low levels of defense spending among the European members of NATO. In a 1966 article, economists Mancur Olson Jr. and Richard Zeckhauser showed that in the provision of collective goods (like security) in organizations (like alliances), the largest members will tend to bear a "disproportionately large share of the common burden." When a group declares something a common interest, it is rational for the poorer members to shirk and allow the wealthier members to carry a disproportionate portion of the load.
| Trở về với thập niên 1960, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã phải ngỡ ngàng ở mức độ chi tiêu quốc phòng quá thấp của các thành viên NATO châu Âu. Trong một bài báo xuất bản năm 1966, các nhà kinh tế Mancur Olson Jr. và Richard Zeckhauser chứng minh rằng trong việc cung ứng các lợi ích tập thể (như an ninh) trong các tổ chức (như các liên minh), các thành viên to lớn nhất có khuynh hướng chịu đựng “một phần to lớn vượt mức tương xứng [disproportionately] trong gánh nặng chung”. Khi một tập thể tuyên bố một điều gì đó là lợi ích chung, thì người ta coi là hợp lý khi các thành viên nghèo khổ tránh né nghĩa vụ và để các thành viên giàu có hơn gánh vác phần lớn gánh nặng vượt mức tương xứng.
|
What happened in Europe is now happening in Asia. Countries in the region have expressed considerable anxiety about China's growing power -- and have stirred diplomatic waters in response. In September, in the wake of Chinese provocations in the South China Sea, the leaders of the Philippines and Japan issued a joint statement marking a new "Strategic Partnership" and expressing "common strategic interests" such as "ensuring the safety of sea lines of communication." More recently, Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda declared that Japan's security environment had grown "increasingly murky due to China's stepped-up activities in local waters and its rapid military expansion."
| Những gì đã diễn ra ở châu Âu hiện đang diễn ra ở châu Á. Các nước trong khu vực đã bày tỏ mối lo âu đáng kể trước sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc – và đang phản ứng bằng các vận động ngoại giao. Tháng Chín vừa qua, tiếp theo sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], các lãnh đạo của Philippines và Nhật Bản đã ra một tuyên bố chung đánh dấu một “Quan hệ đối tác chiến lược” mới mẻ và bày tỏ “những lợi ích chiến lược chung” như “đảm bảo sự an toàn của các đường vận chuyển trên biển”. Gần đây hơn, Thủ tướng Nhật Yoshihico Noda tuyên bố rằng môi trường an ninh của Nhật ngày càng trở nên “vẩn đục do việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên các vùng biển trong khu vực và do việc Trung Quốc bành trướng quân đội quá nhanh”.
|
These diplomatic developments are welcome, but the problem is that the most critical U.S. allies in the region are not paying their share of the bill. Japan spends a paltry 1 percent of its GDP on defense, and South Korea spends less than 3 percent, despite its much closer proximity to both China and North Korea. Taiwan, which faces one of the worst threat environments on Earth, also spends less than 3 percent of its GDP on defense. Absent the assumption of U.S. protection, these countries would be doing much more for themselves.
| Những vận động ngoại giao này là đáng hoan nghênh, nhưng vấn đề là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực này không chịu chi tiêu sòng phẳng. Nhật bản chỉ tiêu 1% GDP cho quốc phòng, và Nam Hàn tiêu chưa đến 3%, mặc dù nước này ở sát nách Trung Quốc và Bắc Hàn. Đài Loan, đang đối mặt với một trong những tình thế đe dọa nhất trên địa cầu, cũng chi tiêu chưa tới 3% GDP cho quốc phòng. Giả dụ không có sự che chở của Mỹ, chắc chắn các nước này sẽ nỗ lực nhiều hơn để tự lo cho chính mình.
|
Instead, the United States, with the benefit of geographic isolation and a massive nuclear arsenal, spends nearly 5 percent of its national income on its military. Unless one believes that robust economic growth, sizable cuts in Medicare and Social Security, or large tax increases are right around the corner, the country's fiscal dilemma -- and with it, pressure to cut military spending -- will only continue to grow.
| Nhưng Mỹ, với lợi thế cô lập địa lý và kho vũ khí hạt nhân đồ sộ, lại chi tiêu đến 5% lợi tức quốc gia cho quốc phòng. Trừ phi người ta vững tin rằng sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh, những cắt giảm y tế cho người cao niên và an sinh xã hội, hay những đợt tăng thuế to lớn sắp diễn ra trên đất Mỹ, tình trạng bế tắc ngân sách – và cùng với nó, sức ép thúc đẩy phải cắt giảm các chi tiêu quốc phòng – chỉ tiếp tục gia tăng mà thôi.
|
Washington policymakers in both parties seem to think that reassuring America's Asian allies is the best way to defend U.S. interests in the Asia-Pacific. But instead of seeking to assuage their partners' anxiety, America ought to sow doubt about its commitment to their security. Only then will they be forced to take up their share of the burden of hedging against Chinese expansionism. Otherwise, U.S. defense secretaries may soon be complaining that their Asian partners, like the Europeans before them, won't get off the dole. | Các nhà hoạch định chính sách tại Washington trong cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa, có vẻ tin tưởng rằng trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á là đường lối tốt nhất để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng thay vì tìm cách xoa dịu nỗi lo lắng của các quốc gia đối tác, Mỹ cần phải gieo hoài nghi về sự cam kết của Mỹ đối với nền an ninh của các nước đồng minh. Chỉ khi đó họ mới chịu chia sẻ gánh nặng đề phòng chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Nếu không, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nay mai lại phải than phiền các đồng minh châu Á, cũng như các đồng minh châu Âu trước đây, không chịu từ bỏ việc ăn bám.
|
Justin Logan is director of foreign-policy studies at the Cato Institute. | Justin Logan là Giám đốc Ban nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Cato.
|
| Translated by Trần Ngọc Cư |
|
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/11/09/asias_free_riders?page=0,1 |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, December 6, 2011
Asia's Free-Riders Những đồng minh quá giang ở châu Á
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn