MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 21, 2011

Russia's Eastern Anxieties Những mối lo ở phía Đông của nước Nga



By RAFFAELLO PANTUCCI AND ALEXANDROS PETERSEN

Raffaello Pantucc và Alexandros Petersen

October 17, 2011

17/10/2011

BEIJING — Traffic around Tiananmen Square was even worse than usual last week as President Vladimir Putin rolled through town to cement the supposedly flowering Chinese-Russian relationship. A series of high-level deals were signed between Chinese and Russian state-owned enterprises and China announced a substantial infusion into the new Russian Direct Investment Fund.

Bắc kinh – Tình hình giao thông xung quanh quảng trường Thiên An Môn trong tuần qua – khi Tổng thống Vladimir Putin tới thành phố này nhằm củng cố mối quan hệ dường như đang đơm hoa kết trái giữa hai nước Nga - Hoa – còn tệ hại hơn mọi khi. Hàng loạt thỏa thuận giữa các công ty quốc doanh hai nước đã được ký kết, còn Trung Quốc thì tuyên bố về đóng góp quan trọng vào một quỹ đầu tư trực tiếp mới được thành lập ở Nga.

While cordial, an unspoken undertone to the meetings was Russian concern about growing Chinese influence in the former Soviet Union and particularly Central Asia.

Trong bầu không khí thân mật như thế người ta vẫn cảm thấy mối lo ngấm ngầm của Nga về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với khu vực Liên Xô cũ và đặc biệt là ở vùng Trung Á.

Just before his visit to Beijing, Putin had announced a desire to form a new Eurasian Union that would tie a number of former Soviet states back into the Russian orbit. Hands immediately starting wringing in Brussels. At this time of E.U. weakness, the Eurasian Union was seen to be aimed at counterbalancing Western institutions.

Ngay trước chuyến thăm tới Bắc Kinh, Putin đã tuyên bố ý định thành lập một Liên minh Á-Âu mới, liên minh này sẽ gắn kết một số nước thuộc Liên Xô cũ vào quỹ đạo của Nga. Ở Brussels người ta liền vò đầu bứt tai. Trong giai đoạn suy yếu của khối E.U như hiện nay, Liên minh Á-Âu được coi là đối trọng với các định chế của phương Tây.

These concerns are largely ill-founded. While the new organization is clearly an effort by Russia to reassert authority over its old dominions, it is in fact aimed East rather than West. Russia is far more concerned by growing Chinese influence in its backyard than anything the West is throwing its way.

Lo lắng như thế nói chung là không có cơ sở. Trong khi tổ chức mới này rõ ràng là một cố gắng của Nga nhằm tái khẳng định uy quyền đối với những lãnh địa cũ, trên thực tế nó nhằm vào phía Đông chứ không phải phía Tây. Nga lo lắng về ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại sân sau của họ hơn bất kỳ hành động nào của phương Tây.

The core of Russia’s concerns is the slow but steady progress of the Shanghai Cooperation Organization, originally set up in the post-Cold War period to define borders between its five members — China, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia and Tajikistan (later joined by Uzbekistan).

Mối lo lớn nhất của Nga là sự phát triển, tuy chậm nhưng liên tục, của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (S.C.O.), khởi kỳ thủy được dựng lên trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh nhằm xác định đường biên giới giữa năm thành viên của nó: Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan (sau này có thêm Uzbekistan nữa).

But in the last 10 years the S.C.O. has evolved into the most interesting, and perhaps consequential, example of Chinese diplomacy. As a Chinese scholar put it to us the other day in Beijing, the organization went from being focused on regional security to honing in on regional development — a trajectory that accords tidily both with China’s and the Central Asians’ interests.

Nhưng trong 10 năm gần đây S.C.O. đã trở thành một thí dụ thú vị nhất và cũng có thể là thí dụ quan trọng nhất của nền ngoại giao Trung Quốc. Có lần một học giả Trung Quốc đã nói với chúng tôi ở Bắc Kinh rằng tổ chức này đã không còn tập trung vào vấn đề an ninh khu vực nữa mà chuyển sang sự phát triển của khu vực – rất phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc cũng như các nước Trung Á.

While nominally an equal partner to all members, Russia has felt like a junior partner in the S.C.O. Once one of the two poles in the world, Russia is now considered among the ranks of new rising powers — not a bad group to be in, but clearly a step down from its previous position in global affairs.

Trong khi về danh nghĩa Nga là một thành viên bình đẳng, nhưng nước này lại cảm thấy như một đàn em trong S.C.O. Có thời từng là một trong hai cực của thế giới, hiện Nga đang được coi là nằm trong số những nước đang phát triển – không phải là tồi, nhưng rõ ràng là đã thụt lùi so với vị trí trước đây trong những vấn đề quốc tế.

Moscow has sought to counter this by retaining links and authority among former Soviet republics. Those in Europe have now been absorbed into the European Union, but the Eurasian states have remained within the Kremlin’s sphere of influence, bound by a latticework of organizations like the Collective Security Treaty Organization, the Commonwealth of Independent States and the Eurasian Economic Community.

Moskva cố gắng đương đầu với vấn đề đó bằng cách giữ những mối liên hệ và uy quyền với các nước cộng hòa Xô Viết cũ. Những nước cộng hòa Xô Viết cũ ở châu Âu đã hợp nhất vào E.U, nhưng các nước ở khu vực Á-Âu vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Điện Cẩm Linh, bị trói buộc bởi một loạt các tổ chức như Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Cộng đồng kinh tế Á-Âu.

The S.C.O. was initially ignored by Russia when it was set up a decade ago, but it has steadily developed into an increasingly important actor that has become a vehicle for China’s push to develop Central Asia.

Ban đầu, khi mới thành lập S.C.O. bị Nga lờ đi, nhưng nó đã phát triển liên tục và trở thành một tác nhân ngày càng quan trọng, một công cụ để Trung Quốc đưa Trung Á tiến lên.

China has focused on trying to turn the S.C.O. from a security-focused organization into an economic bloc, a policy predicated on the knock-on effect that a stable and prosperous Central Asia would have on China’s underdeveloped Xinjiang Province.

Trung Quốc cố gắng lái S.C.O. từ tổ chức tập trung vào lĩnh vực an ninh thành một khối kinh tế, với nhận thức rằng khu vực thịnh vượng và ổn định ở Trung Á sẽ có tác dụng tích cực đối với tỉnh Tân Cương còn lạc hậu của Trung Quốc.

Using its deep pockets to pour money into the poor and isolated Central Asian states, China has secured energy contracts, worked on hydroelectric plants and helped develop infrastructure from roads to telephone systems.

Sử dụng túi bạc rủng rỉnh để rót tiền vào những quốc gia nghèo túng và bị cô lập ở vùng Trung Á, Trung Quốc đã kiếm cho mình các hợp đồng trong lĩnh vực năng lượng, làm trong những nhà máy thủy điện và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đường sá cho tới hệ thống thông tin liên lạc.

But China has gone beyond hard-nosed economics, developing a holistic strategy that attempts to bring Chinese soft power to bear on the region. China has established Confucius Institutes to teach Chinese in all the Central Asian states but Turkmenistan, and has also helped develop an S.C.O. University that brings together some 50-plus universities across China and Eurasia.

Nhưng Trung Quốc còn đi xa hơn lĩnh vực kinh tế thuần túy, họ đang phát triển một chiến lược tổng thể nhằm đưa sức mạnh mềm vào trong khu vực. Trung Quốc đã thành lập những Viện Khổng Tử để dạy tiếng Hoa trong tất cả các nước vùng Trung Á, ngoại trừ Turkmenistan, và giúp xây dựng Trường đại học Tổng hợp S.C.O., liên kết 50 trường đại học tổng hợp trên khắp Trung Quốc và khu vực Á-Âu.

As part of a push to develop the S.C.O. as a cultural entity, as well as one focused on security and economics, these are admittedly baby steps, but there is some evidence of success. Growing numbers of Central Asian students can be found at Chinese Universities and reports from Confucius Institutes in the region point to the children of affluent families trying to learn Mandarin.

Kế hoạch biến S.C.O. thành môt thực thể văn hóa, cùng với kế hoạch tập trung vào lĩnh vực an ninh và kinh tế, mới chỉ là những bước đầu, nhưng đã có một số bằng chứng của sự thành công. Càng ngày người ta càng thấy có nhiều sinh viên Trung Á trong các trường đại học của Trung Quốc và báo cáo từ các Viện Khổng Tử trong khu vực cho thấy là con em những gia đình khá giả đang cố gắng học tiếng Quan Thoại.

This is perhaps the greatest threat to Russia’s powerful legacy in the region. Moscow has no money to spend, so it has been happy to allow China’s investment in Central Asia, as long as Russia retains cultural predominance. That is starting to slip. Putin’s efforts at a Eurasian Union thus appear to be a rearguard action to stem the tide of increasing Chinese omnipotence in Russia’s backyard.

Đây có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với di sản đầy sức mạnh của Nga trong khu vực. Moskva không có tiền cho nên họ đã cho phép Trung Quốc đầu tư vào khu vực, với điều kiện là Nga vẫn giữ được thế thượng phong về văn hóa. Nhưng chuyện này bắt đầu thay đổi. Cố gắng của Putin về việc thành lập Liên minh Á-Âu dường như là một đòn tập hậu nhằm ngăn chặn dòng thác quyền lực của Trung Quốc đang đổ vào sân sau của nước Nga.

Raffaello Pantucci is a visiting scholar at the Shanghai Academy of Social Sciences. Alexandros Petersen is an adviser at the Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington.

Raffaello Pantucci là Giáo sư thỉnh giảng tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Thượng Hải. Alexandros Petersen là cố vấn tại Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington.

The New York Times

Translated by Phạm Nguyên Trường

http://www.nytimes.com/2011/10/18/opinion/18iht-edpantucci18.html?_r=1

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn