MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 10, 2011

Premier Wen's "Southern Tour": Ideological Rifts in the CCP? Chuyến “Nam Du” Của Thủ Tướng Ôn: Rạn Nứt Ý Thức Hệ Trong ĐCSTQ?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhub6AZqRlZjGu0Sy5rp0-gCTppDuiBDuLiyE-xN9F4LeynDeQDSbAocz8RWF4BHAe9QYwOrOAvx3IKvYmLBhwvrWbUXfK2jiWAkrWqUBs7Gw9TWfc6xtSN19V-V4GxzN2xkLHwwh6RcuXC/s1600/hujintao.jpeg
Premier Wen Jiabao Thủ Tướng Ôn Gia Bảo


Premier Wen's "Southern Tour": Ideological Rifts in the CCP?
Chuyến “Nam Du” Của Thủ Tướng Ôn: Rạn Nứt Ý Thức Hệ Trong ĐCSTQ?
Publication: China Brief Volume: 10 Issue: 18
By: Willy Lam
Tác giả: Willy Lam
Two years before he is due to retire from the Chinese Communist Party’s Politburo, Premier Wen Jiabao has issued his boldest-ever call for liberalization. While in the Guangdong boom town of Shenzhen in late August, the premier raised national eyebrows by playing up the pivotal role of political reform within the country’s reform and modernization program. “Not only do we need to push forward reform of the economic structure, we must also push forward reform of the political structure,” Wen said on the eve of the 30th anniversary of the establishment of the Shenzhen Special Economic Zone (SEZ) (Xinhua News Agency, August 21).
Hai năm trước kỳ hạn phải thối xuất Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã gióng lên lời hiệu triệu táo bạo chưa từng có của mình về việc tự do hóa chính trị. Trong chuyến viếng thăm thành phố tân hưng Thâm Quyến vào cuối tháng 8, ngài thủ tướng đã khiến thiên hạ trố mắt ngạc nhiên khi ông đề cao vai trò trụ cột của cải cách thể chế chính trị trong kế hoạch cải cách và hiện đại hóa của quốc gia. Hôm trước ngày kỷ niệm 30 năm thành lập Đặc Khu Kinh Tế (ĐKKT) Thâm Quyến, Ôn đã phát biểu rằng: “Chúng ta không những phải xúc tiến cải cách thể chế kinh tế mà còn phải xúc tiến cải cách thể chế chính trị” (Tân Hoa Xã, 21 tháng 8).
Wen’s unusually strong words have aroused controversy particularly because President Hu Jintao skirted the sensitive issue of political reform while marking the official celebration of the SEZ’s 30th birthday on September 6. The stark contrast between the Wen and Hu speeches—and, in particular Wen’s single-minded championship of political liberalization—has raised a host of questions about key issues in elite Chinese politics. Is the progressive-minded premier engaged in a struggle with an “anti-reform” faction within the CCP? Is there an ideological split between the Premier and the President? Equally importantly, will Wen really go about picking up the threads of political reform, and if so, will he succeed?
Lời phát biểu mạnh dạn ít thấy của Ôn đã dấy lên tranh luận, đặc biệt là vì Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào lại cố ý tránh né vấn đề cải cách thể chế chính trị mẫn cảm này tại buổi lễ chính thức đánh dấu sinh nhật thứ 30 của ĐKKT Thâm Quyến vào ngày 6 tháng 9. Tương phản rõ rệt giữa hai bài diễn văn của Ôn và Hồ—và cụ thể là việc Ôn đã tỏ thái độ ủng hộ tự do hóa chính trị một cách chân thành—đã khiến nhiều người phân vân về các sách lược chủ yếu của giới chính trị chóp bu Trung Quốc. Có phải vị thủ tướng có khynh hướng tiến bộ này đang tiến hành đấu tranh với phe “phản cải cách” trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)? Giữa Thủ Tướng và Chủ Tịch có sự chia rẽ về ý thức hệ ư? Không kém phần quan trọng là liệu Ôn có thực sự bắt tay vào việc phục hồi công cuộc cải cách hay không, và nếu có, sẽ thành công hay thất bại?
Without the “guarantee” of political reform, Wen said in his August speech, “the fruits of the reform of the economic structure may be lost, and it will be impossible to realize the goal of modernization.” Dragging one’s feet on reform or retrogressing, he warned, “can only lead eventually to the road of perdition” (Xinhua News Agency, August 21; People’s Daily, August 22). A little over two weeks later, while speaking to Shenzhen cadres and guests from Hong Kong and Macau, President Hu praised the SEZ for “being brave in making changes and innovation and for not being fossilized [in thinking].” Yet while Hu pledged the CCP authorities’ continued support for Shenzhen’s “bold explorations,” the Party General Secretary urged officials in the go-go city to “resolutely uphold the road of socialism with Chinese characteristics as well as the socialist theoretical system with Chinese characteristics.” Hu added that Shenzhen must “continue to liberate its thinking and uphold the reform and open door policy to acquit itself of being a pacesetter in implementing the scientific theory of development and in promoting social harmony” (Xinhua News Agency, September 6; China News Service, September 6). In other words, Shenzhen must focus on economic—not political—reforms, and such endeavors must not deviate from “socialism with Chinese characteristics.”
Trong bài diễn văn tháng 8 của mình, Ôn đã nói rằng nếu không có sự “bảo chứng” của cải cách thể chế chính trị, “thành quả gặt hái được trong quá trình cải cách thế chế kinh tế sẽ tiêu tan và nỗ lực hiện đại hóa hóa quốc gia sẽ thất bại.” Ông cảnh cáo rằng dậm chân tại chỗ hoặc thối bước trong công cuộc cải cách “cuối cùng chỉ dẫn đến con đường diệt vong” (Tân Hoa Xã, 21 tháng 8; Nhân Dân Nhật Báo, 22 tháng 8). Chỉ hơn hai tuần sau, trong buổi nói chuyện với cán bộ thành phố Thâm Quyến và quan khách đến từ Hồng Kông và Ma Cao, Chủ Tịch Hồ khen ngợi ĐKKT Thâm Quyến “đã dũng cảm canh tân và không để [tư tưởng] bị hủ hóa.” Tuy Hồ trịnh trọng hứa rằng ĐCSTQ sẽ tiếp tục hậu thuẫn những “thám hiểm bạo dạn” của Thâm Quyến, nhưng ông Tổng Bí Thư lại thôi thúc cán bộ địa phương phải “kiên trì con đường phát triển xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc cũng như hệ thống lý thuyết xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc.” Hồ lại nói thêm rằng Thâm Quyến phải “tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách và khai phóng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ dẫn đầu việc phát triển khoa học và xúc tiến hài hòa xã hội” (Tân Hoa Xã, 6 tháng 9; China News Agency, 6 tháng 9). Nói cách khác, Thâm Quyến phải tập trung vào cải cách kinh tế chứ không phải cải cách chính trị, và những nỗ lực này “không thể thoát ly con đường xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc.”
In order to discern the significance of Wen's speech, it is instructive to compare the series of liberal pronouncements made by the premier in recent years and his Shenzhen talk. At a National People’s Congress press conference in early 2007, Premier Wen became the first senior cadre to openly advocate the adoption of pushi jiazhi, or “universal values.” “Democracy, a [fair] legal system, freedom, human rights, egalitarianism… are not unique to capitalism,” Wen indicated. “They are values that all humankind is jointly going after.” In April this year, Wen published an article in People’s Daily eulogizing the CCP’s liberal icon, the late Party Chief Hu Yaobang. The premier, who had worked under Hu from 1985 to 1987, praised his former boss’s “superior working style” as well as “lofty morality and openness [of character]”. The Wen article also sparked speculation that he might try to rehabilitate the reputation of another late party chief Zhao Ziyang, who was sacked for supporting no-holds-barred, “Westernized” political reforms (Xinhua News Agency, March 15, 2007; People’s Daily, April 15, 2009; New York Times, April 15).
Muốn hiểu rõ ý nghĩa bài diễn văn của Ôn, một phương thức hữu hiệu là so sánh loạt công bố có khuynh hướng tiến bộ của ngài thủ tướng trong những năm gần đây với ngôn luận ông phát biểu tại Thâm Quyến. Trong một cuộc họp báo tại kỳ Đại Hội Đảng Toàn Quốc vào đầu năm 2007, Thủ Tướng Ôn là cán bộ cao cấp đầu tiên công khai đề xướng việc tiếp nạp pushi jiazhi 普世价, có nghĩa là “giá trị phổ thế” hay “giá trị phổ cập.” Ôn nhận định rằng: “Dân chủ, pháp chế, tự do, nhân quyền, bình đẳng ... không phải chỉ riêng chủ nghĩa tư bản mới có. Đây là những giá trị mà toàn thể cộng đồng nhân loại đều truy cầu.” Vào tháng tư năm nay, Ôn đã cho đăng trên Nhân Dân Nhật Báo một bài ca tụng công đức cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang, một thần tượng tự do của ĐCSTQ. Ngài thủ tướng, đã từng làm việc dưới trướng Hồ [Diệu Bang] từ 1985 đến 1987, khen ngợi “tác phong ưu việt” cũng như “phẩm đức cao thượng và quang minh lỗi lạc” của người chủ cũ. Bài viết của Ôn cũng đã khiến nhiều người suy đoán rằng có lẽ ông sẽ cố gắng phục hồi thanh danh của một lãnh tụ khác, cố Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương, một người đã bị sa thải vì ủng hộ triệt đễ cải cách chính trị “kiểu Tây phương” (Tân Hoa Xã, 15 tháng 3, 2007; Nhân Dân Nhật Báo, 15 tháng 4, 2009; Nữu Ước Thời Báo, 15, tháng 4).
While these opinions constituted a departure from the party’s conservative mainstream, Wen had refrained from criticizing his colleagues. The Shenzhen fusillade is remarkable because it amounted to a warning to—and a rebuke of—cadres who have failed to implement the edicts of illustrious reformers such as Deng Xiaoping. “Staying put and regressing will not only doom the attainments of 30 years of the reform and open-door policy—and the valuable opportunities of development—but also suffocate the vitality of socialism with Chinese characteristics and go against the wishes of the people,” Wen said. Moreover, parts of Wen’s speech—especially the caveat about enemies of reform shepherding the nation down a “road to perdition”—were repetitions of what late patriarch Deng Xiaoping said during his famous “tour of the south” in 1992. While visiting the Shenzhen and Zhuhai SEZs, the chief architect of reform delivered a stern warning to the CCP’s conservative faction (Xinhua News Agency, February 19, 2009; People’s Daily, February 19, 2009).
Tuy những ý kiến này cấu thành một chi lưu tách rời nguồn bảo thủ của ĐCSTQ, nhưng Ôn đã kiềm chế việc chỉ trích các đồng liêu của mình. Loạt súng tại Thâm Quyến đã tạo tiếng vang vì đó là những viên đạn cảnh cáo—và chỉ trích—nhắm vào giới cán bộ không chịu thực thi sắc lệnh của các nhà cải tổ lừng lẫy như Đặng Tiểu Bình. Ôn cho rằng: “Dậm chân tại chỗ và thối bước không những sẽ hủy diệt thành quả đã gặt hái được trong 30 năm cải cách và khai phóng—và những cơ hội phát triển vô giá—mà còn bóp nghẹt sinh khí của chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc và đi ngược nguyện vọng của nhân dân.” Hơn thế nữa, nhiều bộ phận trong bài diễn văn của Ôn—đặc biệt là lời cảnh báo về những thế lực thù địch đang đẩy đưa đất nước vào con đường diệt vong—là bản sao lời phát biểu của cố trưởng lão Đặng Tiểu Bình trong chuyến “Nam Tuần” nổi tiếng của cụ vào năm 1992. Khi viếng thăm các ĐKKT Châu Hải và Thâm Quyến vị tổng kiến trúc sư của cải cách đã phát biểu nghiêm khắc cảnh cáo phái bảo thủ của ĐCSTQ (Tân Hoa Xã, 19 tháng 2, 2009; Nhân Dân Nhật Báo, 19 tháng 2, 2009).
Who, then, is Wen targeting? At the very least, mid- to senior-ranked cadres who have cast aspersions on the premier’s pro-reformist edicts. Following Wen’s favorable assessment of pushi jiazhi, a number of crypto-Maoist academics and commissars in influential units such as the Chinese Academy of Social Sciences (CASS) slammed the premier for introducing “dangerous” Western ideas. Take, for example, well-known CASS Marxist scholar Hou Huiqing, who made a thinly veiled attack against Wen in a 2008 article in the Journal of the Chinese Academy of Social Sciences. Hou asserted that people who praised “universal values” were “challenging mainstream socialist ideology” and “submitting themselves to the strong-willed discourse of the West.” At the same time, CASS President Chen Kuiyuan noted, “we must not engage in blind worship [of the West] and we must not extol Western values such as so-called universal values” (Chinaelections.org, June 28, 2008; Journal of Chinese Academy of Social Sciences, March 19, 2009). In a recently circulated Internet article, commissar Zhang Qinde, a retired official at the Policy Research Office of the CCP Central Committee, went so far as to single out Wen for having committed “six major errors.” These included fomenting “capitalism with Chinese characteristics;” encouraging “bourgeois liberalization” or wholesale Westernization; and even “fanning the flames of the Zhao Ziyang Faction” (Ming Pao [Hong Kong], June 9; Maoflag.Net [Beijing], April 23).
Vậy thì Ôn đang nhắm vào ai? Chí ít là nhắm vào những kẻ trong giới cán bộ trung và cao cấp cố ý bôi nhọ các sắc lệnh ủng hộ cải cách của ngài thủ tướng. Sau khi Ôn đưa ra nhận định tán thành giá trị phổ cập, một số trí thức và chính ủy bí mật theo chủ nghĩa Mao hoạt động tại các đơn vị có tầm ảnh hưởng như Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc (VKHXH) đã lên tiếng đả kích gay gắt việc ngài thủ tướng đề xướng những tư tưởng Tây phương “nguy hiểm.” Ví dụ, hãy xem trường hợp của Hầu Huệ Cần, một học giả Mác-xít nổi tiếng của VKHXH đã mở cuộc tấn công Ôn dường như chẳng cần che dấu trong một bài viết đăng trên Tạp Chí Của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc. Hầu cho rằng những người tán dương “giá trị phổ cập” đang “thách thức ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chủ đạo” và “cam chịu khuất phục trước luận thuyết cứng rắn của Tây phương.” Cùng lúc ấy, Viện Trưởng VKHXH Trần Khuê Nguyên cũng nhắc nhở rằng “chúng ta không được phép mù quáng sùng bái [Tây phương] và chúng ta không được phép tâng bốc những giá trị Tây phương chẳng hạn như cái được mệnh danh là giá trị phổ cập” (Chinaelections.org, 28 tháng 6, 2008; Tạp Chí Của Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, tháng 3, 2009). Trong một bài báo được lưu hành trên mạng Internet, chính ủy Trương Cần Đức, một cán bộ hồi hưu tại Văn Phòng Nghiên Cứu Chính Sách của Trung Ương ĐCSTQ còn đi xa đến chỗ nêu đích danh Ôn ra mà cáo buộc là ông đã phạm “sáu lỗi lầm nghiêm trọng,” bao gồm phiến động “chủ nghĩa tư bản với đặc sắc Trung Quốc,” khuyến khích “tự do hóa kiểu giai cấp tư sản” hay là Tây hương hóa đại quy mô, và thậm chí còn “thổi bùng ngọn lửa cuồng ngạo của tập đoàn Triệu Tử Dương” (Minh Báo [Hồng Kông], 9 tháng 6; Maoflag.Net [Bắc Kinh], 23 tháng 4).
There is speculation that Wen’s Shenzhen speech is emblematic of an ideological rift between the premier and President Hu, who as party general secretary is in charge of the party and country’s overall political orientations (Apple Daily [Hong Kong], August 31; Asiasentinel.com, August 30; Frontline [Hong Kong monthly], July 2010). For the past few years, Hu, together with Politburo members Li Changchun and Liu Yunshan—who have direct control over the party’s ideological and propaganda apparatuses—has been trying to enrich what he calls the party’s “socialist theoretical system” by reviving orthodox values such as “sinicizing and popularizing Marxism” (See “Chinese leaders revive Marxist orthodoxy,” China Brief, April 29). For example, in a late 2008 speech marking the 30th anniversary of the inauguration of the era of reform, Hu said the CCP “never copies the political system and model of the West”—and that it must avoid the “deviant path” of capitalist values. (Xinhua News Agency, December 18, 2008; People’s Daily, December 19, 2008). And in his Shenzhen speech, Hu called on local cadres to “push forward the construction of the system of socialist core values, firm up beliefs in socialist ideals with Chinese characteristics, and to popularize patriotism, collectivism and socialist ideas” (Xinhua News Agency, September 6; People’s Daily, September 6).
Có người suy đoán rằng bài diễn văn của Ôn tượng trưng cho sự rạn nứt ý thức hệ giữa ngài thủ tướng và Chủ Tịch Hồ, trong cương vị tổng bí thư, là người đảm trách việc lèo lái định hướng chính trị tổng thể của đảng và quốc gia (Apple Daily [Hồng Kông], 31 tháng 8; Asiasentinel.com, 30 tháng 8; nguyệt san Frontline [Hồng Kông] tháng 7, 2010). Trong mấy năm vừa qua, cùng với Lý Trường Xuân và Lưu Vân Sơn, hai ủy viên Bộ Chính Trị trực tiếp điều khiển guồng máy tuyên truyền và ý thức hệ của đảng, Hồ đã cố gắng phong phú hóa cái mà ông mệnh danh là “hệ thống lý thuyết xã hội chủ nghĩa” bằng cách phục hồi những giá trị chính thống như “Trung Quốc hóa và phổ biến hóa chủ nghĩa Mác (Xem “Giới Lãnh Đạo Trung Quốc Phục Hồi Tư Tưởng Mác-xít Chính Thống,” China Brief [của Jamestown.org], 19 tháng 4). Thí dụ, trong một bài diễn văn vào cuối năm 2008, nhân dịp kỷ niệm ngày khởi đầu kỷ nguyên cải cách vừa tròn 30 năm, Hồ đã nói rằng ĐCSTQ “không bao giờ quay cóp hệ thống chính trị và mô hình Tây phương”—và nó phải tránh xa “con đường lệch lạc” của giá trị tư bản chủ nghĩa (Tân Hoa Xã, 18 tháng 12, 2008; Nhân Dân Nhật Báo, 19 tháng 12, 2008). Và trong bài diễn văn tại Thâm Quyến, Hồ đã kêu gọi cán bộ địa phương “tiếp tục nỗ lực xây dựng hệ thống giá trị hạch tâm xã hội chủ nghĩa, giữ vững niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc, và hoành dương chủ nghĩa ái quốc, chủ nghĩa tập thể, lý tưởng xã hội chủ nghĩa (Tân Hoa Xã, 6 tháng 9; Nhân Dân Nhật Báo, 6 tháng 9).
The belief that Wen may not see eye to eye with his conservative Politburo colleagues is supported by the fact that several of Wen’s speeches over the past year have not been fully reported by the state media. For example, in reporting on Wen’s activities in the SEZ last month, Shenzhen Television exorcized Wen’s remarks about political liberalization. At the height of labor unrest in Guangdong and other provinces earlier this year, the premier told Hong Kong-based Pheonix TV that the incidents reflected “deep-seated contradictions” in Chinese society. Not a single official media picked up Wen’s seminal remark. Given Wen’s rank and prominence, the decision to underplay his speeches could only have been made at the very top of the party hierarchy (Yazhou Zhoukan [Hong Kong weekly], September 5; HKreporter.com, August 30).
Sự kiện một số bài diễn văn trong mấy năm qua của Ôn không được giới truyền thông nhà nước đăng tải đầy đủ là thực tế xác minh niềm tin cho rằng Ôn không cùng quan điểm với các đồng chí bảo thủ của ông trong Bộ Chính Trị. Chẳng hạn, khi báo cáo hoạt động của Ôn tại ĐKKT hồi tháng trước, đài Truyền Hình Thâm Quyến đã khu trừ nhận định của ông về việc tự do hóa chính trị. Khi bình luận về đỉnh cao của tình trạng náo loạn lao động tại Quảng Đông cũng như các tỉnh khác vào đầu năm nay, Ôn đã phát biểu với đài Truyền Hình Phượng Hoàng, có trụ sở tại Hồng Kông, rằng các sự cố này phản ánh “nhiều mâu thuẩn thâm căn cố đế” trong xã hội Trung Quốc. Không một cơ cấu truyền thông nào săn đưa nhận xét có ảnh hưởng sâu xa này của Ôn. Căn cứ vào địa vị và danh giá của Ôn, việc hạn chế đăng tải các bài diễn văn của ông chỉ có thể do các lãnh tụ chóp bu của đảng quyết định (Tuần Báo Á Châu [Hồng Kông], 5 tháng 9; HKreporter.com, 30 tháng 8).
In light of conservative party leaders’ negative views about reform, it is doubtful whether, having made a bold call for liberalization, Premier Wen is willing and able to follow this up with concrete policies. Several avant-garde academics and thinkers have given Wen high marks for re-hoisting the flag of political reform. Zhou Ruijin, a liberal theorist and former deputy chief editor of People’s Daily, praised Wen for “directly and comprehensively raising the goal of political reform.” “While some people are blindly optimistic about ‘the China model,’ Wen has the wisdom of seeing the danger of freezing reforms,” he said. According to liberal party elder Du Daozheng, who was once close to Zhao Ziyang, the premier is capable of taking substantive measures to realize his goals. Wen was “genuinely and resolutely committed to implementing the Deng Xiaoping line,” Du indicated. “He is firmly, clearly and unyieldingly pushing forward reform and the open-door policy” (Yazhou Zhoukan, August 30; Sina.com, August 28).
Trong tình thế các lãnh tụ bảo thủ của đảng đã tỏ rõ quan điểm phản đối cải cách chính trị, việc Thủ Tướng Ôn, sau khi đã bạo dạn kêu gọi tự do hóa, có muốn và có thể tiếp tục đưa ra những chính sách cụ thể hay không vẫn còn là một vấn đề khả nghi. Một số học giả và tư tưởng gia tiền vệ đã đánh giá cao sự kiện Ôn lại lần nữa dương cao ngọn cờ cải cách chính trị. Châu Thụy Kim, một lý thuyết gia thuộc phái tự do và tiền phó tổng biên tập Nhân Dân Nhật Báo, ca ngợi Ôn đã “đề cao mục đích cải tổ chính trị một cách trực tiếp và toàn diện.” “Trong khi nhiều người tỏ ra lạc quan một cách mù quáng về 'mô hình Trung Quốc,' Ôn đã sáng suốt nhận thức được nguy cơ của việc đóng băng cải tổ,” Châu ghi nhận. Theo Đỗ Đạo Chính, một đảng viên lão thành thuộc phái tự do, đã từng có quan hệ thân mật với Triệu Tử Dương, thì ngài thủ tướng có đủ năng lực đề xuất những biện pháp thiết thực để đạt đến mục đích của mình. Ôn “kiên quyết tận tụy thực thi đường lối Đặng Tiểu Bình,” Đỗ nhận định. “Ông nỗ lực xúc tiến cải cách và khai phóng một cách ngay thẳng và không nhân nhượng” (Tuần Báo Á Châu, 30 tháng 8; Sina.com, 28 tháng 8).
Other heavyweight intellectuals, however, gravitate toward the view that Wen is just paying lip service to high-minded goals. Well-known writer Yu Jie, who recently published Wen Jiabao: China’s Best Actor in Hong Kong, believes that the premier is merely trying to burnish his liberal credentials for the history books. “Wen Jiabao is not Zhao Ziyang,” Yu pointed out after reading Wen’s Shenzhen speech. “There is thunder but no rain. It is unrealistic to see Wen as the star who can save China” (Apple Daily, September 1; BBC News, August 16). Moreover, it is important to note that like his predecessor, former premier Zhu Rongji, Wen’s portfolio consists entirely in economic matters. He has little say on matters relating to ideology, culture or propaganda.
Tuy nhiên những trí thức hạng nặng khác lại hướng về quan điểm cho rằng Ôn chỉ đãi bôi ngoài miệng chứ không thực sự muốn xúc tiến những mục đích cao thượng này. Tác giả nổi tiếng Dư Kiệt, vừa cho xuất bản cuốn Ôn Gia Bảo: Diễn Viên Số 1 Của Trung Quốc, tin rằng Ôn chỉ đang nỗ lực đánh bóng thành tích của mình cho sử sách mà thôi. “Ôn Gia Bảo không phải là Triệu Tử Dương,” Dư phát biểu sau khi đọc xong bài diễn văn tại Thâm Quyến của Ôn. “Sấm sét vang rền nhưng chẳng có mưa rơi. Xem Ôn như là vì sao có thể giải cứu Trung Quốc là một ý tưởng không thiết thực” (Apple Daily, 1 tháng 9; BBC News, 16 tháng 8). Hơn thế nữa, điều quan trọng đáng lưu ý là cũng giống như người tiền nhiệm của mình, tiền Thủ Tướng Chu Dung Cơ, nhiệm vụ của Ôn chỉ hoàn toàn nằm trong lãnh vực kinh tế. Ông chẳng có quyền hạn gì trong những vấn đề liên quan đến ý thức hệ, văn hóa, hoặc tuyên truyền.
In public statements the past year, senior officials and media commentators have largely steered clear of the controversial issue of political reform. The exception is a series of articles distinguishing between “two kinds of political reform” and “two kinds of democracy,” namely, the dubious, capitalist-style variety in the West versus socialist political and democratic norms. For example, in an early September commentary entitled “Don’t confuse two kinds of democracy,” Guangming Daily lambasted liberal cadres for “failing to distinguish between socialist and capitalist democracies” and for “having arbitrarily imposed Western concepts on the reality of China’s political development.” In an apparent dig at Wen, the Guangming Daily commentator noted that those who talk about political liberalization in Shenzhen should first clarify the question of “who will be running the show” after such reforms have run their course (Guangming Daily, September 5; Newcenturynews.com, September 5). In other words, conservatives are arguing that both Deng- and Wen-style political reform may result in the CCP losing its stronghold on power.
Trong những tuyên bố công khai hồi năm ngoái, các viên chức cao cấp cũng như bình luận gia của giới truyền thông đã tránh né vấn đề cải cách chính trị đang gây tranh luận này. Trường hợp ngoại lệ là loạt bài phân biện “hai thể loại cải cách chính trị” và “hai thể loại dân chủ,” tức là thể loại theo kiểu tư bản chủ nghĩa ở Tây phương đáng hoài nghi đối chọi với tiêu chuẩn dân chủ và chính trị xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn, trong một bài bình luận mang tựa đề “Đừng Nhầm Lẫn Hai Loại Dân Chủ,” tờ Quang Minh Nhật Báo đã quở trách giới cán bộ có khuynh hướng tự do đã “không phân biệt được dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư bản chủ nghĩa” và đã “tùy tiện áp đặt những khái niệm Tây phương vào thực tế phát triển chính trị của Trung Quốc.” Trong một biếm luận đâm chọc hình như cố ý nhắm vào Ôn, nhà phê bình của tờ Quang Minh Nhật Báo đã thách thức những kẻ đề xuất tự do hóa chính trị tại Thâm Quyến trước hết cần phải làm sáng tỏ vấn đề “ai sẽ điều hành công chuyện” sau khi công cuộc cải cách đã kết thúc (Quang Minh Nhật Báo, 5 tháng 9; Newcenturynews.com, 5 tháng 9). Nói cách khác, phe bảo thủ lý luận rằng cải cách chính trị cả kiểu Đặng lẫn kiểu Ôn có thể dẫn đến kết quả ĐCSTQ phải mất luôn pháo đài quyền lực.
Instead of political reform as defined by liberal leaders such as Deng Xiaoping and Hu Yaobang, mainstream cadres, including President Hu, have been focusing on administrative streamlining and, more recently, “innovation in social management.” In an early September article, the Xinhua News Agency cited Hu’s ideas about social management, which included “safeguarding and improving people’s livelihood” and “promoting social equality and justice.” Moreover, the main thrust of social management is not large-scale political change but ways and means to foster socio-economic harmony by defusing contradictions among China’s disparate classes and interest groups (Xinhua News Agency, September 4; Legal Daily, July 2). The possibilities that the CCP leadership may revisit political reform is also affected by the fact that preparations for large-scale personnel changes at the upcoming 18th CCP Congress have begun and honchos of various factions are preoccupied with pushing the promotion prospects of their protégés. Even assuming that Wen is totally committed to resuscitating reform, the odds that the 68-year-old premier—who appears to be a minority of one within the CCP’s top echelon—can do much in this regard are slim.
Thay vì cải cách chính trị theo chiều hướng của các lãnh tụ thuộc phái tự do như Đặng Tiểu Bình và Hồ Diệu Bang, giới cán bộ chủ đạo, bao gồm Hồ Cẩm Đào, đã tập trung vào việc hợp lý hóa hành chính và gần đây “cách tân hệ thống quản lý xã hội.” Trong một bài báo vào đầu tháng 9, Tân Hoa Xã đã trích dẫn những ý tưởng của Hồ về chính sách quản lý xã hội, bao gồm “bảo vệ và cải thiện sinh kế của nhân dân” và “xúc tiến công lý và bình đẳng xã hội.” Hơn nữa, động lực chủ yếu của chính sách quản lý xã hội không phải là thay đổi chính trị trên quy mô rộng lớn mà chỉ là các phương tiện thúc đẩy hài hòa kinh tế và xã hội bằng cách xoa dịu mâu thuẩn giữa các giai cấp và đoàn thể quyền lợi tại Trung Quốc (Tân Hoa Xã, 4 tháng 9; Luật Pháp Nhật Báo, 2 tháng 7). Hoạt động chuẩn bị cho biến đổi nhân sự có quy mô lớn tại Đại Hội Toàn Quốc Thứ 18 sắp đến của ĐCSTQ cũng như việc quý vị đại gia trong các phe nhóm khác nhau đang bận bịu thúc đẩy triển vọng thăng chức của đám đàn em mình cũng ảnh hưởng đến khả năng giới lãnh đạo ĐCSTQ tái xét vấn đề cải cách chính trị. Dẫu có giả định rằng Ôn thực sự quan tâm đến việc hồi sinh công cuộc cải cách chính trị, căn cứ vào hoàn cảnh dường như đơn thương độc mã của ông trong nhóm lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ, xác suất của viễn ảnh vị thủ tướng 68 tuổi này có thể thực thi nhiều cải cách chính trị rất mong manh.

Translated by Nam Hải Trường Sơn
http://www.jamestown.org/single/?no_cache=1&tx_ttnews[tt_news]=36809&tx_ttnews[backPid]=7&cHash=4eef1db714

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn