MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 10, 2011

Confronting the Dragon: Assertiveness Required Đối Chọi Với Rồng Cần Phải Quyết Đoán



Confronting the Dragon: Assertiveness Required

Đối Chọi Với Rồng Cần Phải Quyết Đoán

Maj Gen Dhruv C Katoch, Additional Director, Centre for Land Warfare Studies (CLAWS).

Thiếu Tướng Dhruv C Katoch, Chủ Tịch Bổ Sung, Trung Tâm Nghiên Cứu Địa Chiến

Ngày 03 tháng 10 năm 2011

Chinese actions over the last few years reflect an increasing assertiveness bordering on domination. While the relationship between India and China could be considered stable at the strategic level as borne out by burgeoning economic ties and cooperation at the international level on issues such as climate change, continued Chinese intransigence at the tactical level raise serious questions about Chinese intentions. These range from increased military presence in the border regions, incursions into Indian Territory in Ladakh and Arunachal Pradesh, the issue of stapled visas to Indian citizens of Jammu and Kashmir, denial of visa to the Commander in Chief of the Northern Army and the like.

Hành động của Trung Quốc trong mấy năm gần đây phản ánh một sách lược quyết đoán ngày càng tiếp cận đường ranh của thống trị. Trong khi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc có thể được xem là ổn định trên bình diện chiến lược (như những kết nối kinh tế đang nẩy nở và tiến trình hợp tác trên trường quốc tế trong các lãnh vực như biến đổi khí hậu có thể minh chứng), thái độ ngang ngạnh liên miên của Trung Quốc trên bình diện chiến thuật đang dấy lên nhiều nghi vấn nghiêm trọng về ý định của quốc gia này. Phạm vi của những vấn đề này bao gồm việc gia tăng sự hiện diện quân sự tại các vùng biên giới, những cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ tại Ladak và Arunachal Pradesh, vấn đề cấp thị thực ghim cho công dân Ấn Độ tại Jammu và Kashmir, cũng như quyết định từ chối cấp thị thực cho Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Bắc Ấn và những vấn đề tương tự.

Chinese assertiveness is not limited to the border regions but encompass other areas as well. A number of port construction projects by China just outside India’s periphery such as Gwadar in Pakistan, Hambantota in Sri Lanka, Chittagong in Bangladesh and Kyaukpyu in Myanmar give rise to concerns that China is trying to encircle India through a string of pearls policy, each of the above ports representing a pearl in the string. China has also increased its troop presence in the Gilgit Baltistan region of Pakistan. Of greater import is the recent objection by China to ONGCs oil exploration projects in two Vietnamese blocks in South China Sea claiming that the area is disputed.

Sự quyết đoán của Trung Quốc không phải chỉ giới hạn trong vùng biên giới mà còn bao gồm nhiều lãnh vực khác nữa. Một số công trình kiến thiết hải cảng do Trung Quốc thực hiện nằm ngay ngoài rìa Ấn Độ như Gwadar tại Pakistan, Hambantota ở Sri Langka, Chittagong ở Bangladesh, và Kyaukpyu tại Miến Điện đã gây ra nhiều mối quan ngại cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực bao vây Ấn Độ bằng sách lược chuỗi ngọc trai, với mỗi hải cảng kể trên tượng trưng cho một hạt ngọc trong chuỗi. Trung Quốc cũng đã tăng cường sự hiện diện của quân đội mình tại khu vực Gilgit Baltistan của Pakistan. Quan trọng hơn là gần đây Trung Quốc đã lên tiếng phản đối những dự án thăm dò và khai thác dầu khí của ONGC trên hai lô quy hoạch của Việt Nam tại Biển Đông, với tuyên bố rằng đây là khu vực tranh chấp.

China has asked India to refrain from any activity, commercial or otherwise, in what they term as ‘Chinese maritime territory’. India has brushed aside Chinese objections claiming rightly that India’s cooperation with Hanoi for oil exploration is in accordance with international law and is set to grow. The Chinese media has commented widely on this issue and has warned that such actions on the part of India will harm Sino-Indian relations in the long term. In fact, the continual reference in the Chinese media is for India to play a constructive and beneficial role for stability in the region and not to venture into the South China Sea which evidently Beijing is trying to propagate as ‘China’s Sea’. That assumption is fatuous. Just as the Indian Ocean is not ‘India’s Ocean’, so also the South China Sea is not ‘China’s Sea’.

Trung Quốc đã yêu cầu Ấn Độ đình chỉ mọi hoạt động, thương mãi cũng như trong các lãnh vực khác, tại nơi mà họ mệnh danh là "lãnh thổ hải dương của Trung Quốc". Ấn Độ đã bác bỏ phản đối của Trung Quốc bằng một tuyên bố xác đáng rằng tiến trình hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong việc thăm dò dầu khí là phù hợp với luật pháp quốc tế và được thiết lập để tiếp tục phát triển. Giới truyền thông của Trung Quốc đã bình luận rộng rãi về vấn đề này và cảnh báo rằng những hành động như thế của Ấn Độ sẽ gây tổn hại cho quan hệ Ấn-Trung trong tương lai lâu dài. Sự thực là giới truyền thông Trung Quốc thường xuyên nhắc nhở rằng Ấn Độ nên đóng vai trò xây dựng và mang lại lợi ích cho sự ổn định của khu vực và đừng nên mạo hiểm dấn thân vào Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang nỗ lực tuyên truyền là 'Biển Của Trung Quốc'. Đây là một giả định ngu ngốc. Giống như chuyện Ấn Độ Dương không phải là 'Biển Của Ấn Độ', Nam Trung Quốc Hải đương nhiên cũng không phải là 'Biển Của Trung Quốc'.

Also, what is seen by China as a constructive and beneficial role is one that is in accord with Chinese interests. Such an outcome can only come about when the interests of both countries converge. When interests diverge, as invariably they will between sovereign countries, Chinese view of harmonious relationship would imply an acceptance of Chinese terms. That is clearly something which India cannot do.

Ngoài ra, cái mà Trung Quốc xem là vai trò xây dựng và mang lại lợi ích là những gì phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Một kết quả như thế chỉ có thể xảy ra khi lợi ích của cả hai nước hội tụ. Khi lợi ích phân kỳ, một điều chắc chắn sẽ xảy ra giữa các quốc gia tự chủ, quan điểm của Trung Quốc về quan hệ hài hòa ngụ ý phải chấp nhận điều kiện của Trung Quốc. Đó rõ ràng là việc mà Ấn Độ không thể làm.

Chinese assertiveness is also a reflection of its concerns over energy. Increased troop presence opposite Ladakh and in the Gilgit Baltistan region of Pakistan have much to do with Chinese attempts to get a secure overland route for supply of oil from the Central Asian Republics and from the Gulf via Gwadar.Their claims over parts of Arunachal Pradesh are to keep India unsettled in the short term. In the long term, China appears to be eyeing the large reserves of shale oil in the state. As per Chudamani Ratnam, former chief of Oil India Limited, these deposits could produce 140 million tons over 100 years making India a net oil exporter. While the technology for extraction as of now is uneconomical, that situation could change in the future. Arunachal Pradesh, along with Tibet is also a reservoir for water and China has been very aggressive over its hydrological policies. Aggressiveness over Arunachal Pradesh is hence unlikely to diminish in future.

Thái độ quyết đoán của Trung Quốc còn phản ánh mối quan tâm của họ đối với vấn đề năng lượng. Tăng cường sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại khu vực đối diện Ladakh và trong vùng Gilgit Baltistan của Pakistan có quan hệ mật thiết với nỗ lực thiết lập một tuyến đường bộ an toàn cho nguồn cung ứng dầu hỏa từ các nước cộng hòa Trung Á và vùng Vịnh qua ngã Qwadar. Tuyên bố chủ quyền của họ trên nhiều phần đất của Arunachal Pradesh nhắm vào mục tiêu tạo tình hình bất ổn cho Ấn Độ trong tương lai gần. Trong tương lai xa, Trung Quốc tỏ vẻ ngắm nghé những trữ lượng dầu đá phiến lớn lao của tỉnh bang này. Theo ông Chudamani Ratnam, cựu chủ tịch công ty Oil India Limited, những lớp trầm tích ở đó có khả năng sản xuất 140 triệu tấn trong vòng 100 năm, có thể đưa Ấn Độ lên địa vị một nước xuất khẩu dầu thực thụ. Tuy trong hiện tại kỹ thuật khai thác không có hiệu quả kinh tế, nhưng tình trạng này có thể thay đổi trong tương lai. Arunachal Pradesh cùng với Tây Tạng là một nguồn chứa nước và Trung Quốc rất hùng hổ trong chính sách thủy văn của họ. Bởi thế thái độ gây hấn về chuyện Arunachal Pradesh không có khả năng suy giảm trong tương lai.

The South China Sea region with its rich oil and gas reserves has long been a cause for dispute between China and key ASEAN members, Vietnam, Philippines, Malaysia and Brunei. China wishes to settle the issue bilaterally with the concerned countries but they are rightfully wary of Chinese designs and would prefer multilateral resolution to their respective claims. The escalation of tensions in the South China Sea smacks of a return to the old Chinese doctrine of righting the wrongs of the past and claiming what it believes is rightfully its own territory by any means possible. The harassment of Philippine and Vietnamese survey vessels earlier this year along with the rather assertive submission that “China’s sovereignty and related rights and jurisdiction in the South China Sea are supported by abundant historical and legal evidence,” is a pointer to increasing Chinese intransigence in the region. In its strategic implications, China considers India a non-player beyond South Asia and aims to check India’s rising status in the region. This fits in well with China’s larger strategy to limit New Delhi’s influence to just the SAARC nations. Beijing’s support to Islamabad in the military and nuclear field is aimed at keeping India tied down in South Asia. The proxy war being waged by Pakistan in Jammu and Kashmir could well have Chinese support as it admirably fits into Chinese policy.

Đã từ lâu, vùng Biển Đông với nhiều trữ lượng dầu khí phong phú là nguyên nhân gây ra tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước thành viên chủ yếu của ASEAN — Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei. Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề với các nước liên quan theo biện pháp song phương nhưng các nước này tỏ ý cảnh giác một cách chính đáng trước những kế hoạch của Trung Quốc và muốn chọn lựa biện pháp đa phương để giải quyết những đòi hỏi của mình. Tình trạng leo thang căng thẳng tại Biển Đông biểu hiện rõ ràng ý đồ muốn quay trở lại với học thuyết cũ rích của Trung Quốc là phải cải chính những sai lầm của quá khứ và đòi hỏi những gì mà họ tin tưởng là lãnh thổ đương nhiên của mình bằng tất cả mọi phương tiện có thể tiến hành. Việc quấy nhiễu các tàu khảo sát của Phi-lip-pin và Việt Nam vào đầu năm nay cùng với luận điệu rất quả quyết rằng "chủ quyền, quyền tài phán cũng như các quyền hạn liên quan khác của Trung Quốc tại Biển Đông được hỗ trợ bằng nhiều chứng cứ lịch sử và pháp lý phong phú," là dấu hiệu biểu thị thái độ ngang ngạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại khu vực. Trong hàm ý chiến lược của mình, Trung Quốc không xem Ấn Độ là một tay chơi ở ngoài vùng Nam Á và kiếm cách kiểm soát địa vị đang trỗi dậy của Ấn Độ tại khu vực này. Điều đó phù hợp hoàn hảo với chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc là giới hạn ảnh hưởng của New Delhi trong phạm vi các nước thành viên của SAARC [Hiệp Hội Hợp Tác Khu Vực Nam Á]. Mục đích của việc Bắc Kinh hỗ trợ cho Islamabad trong lãnh vực quân sự và hạt nhân là để cột chân Ấn Độ tại vùng Nam Á. Cuộc chiến ủy nhiệm do Pakistan tiến hành tại Jammu và Kashmir cũng rất có khả năng được Trung Quốc hỗ trợ bởi vì nó ăn khớp một cách tuyệt vời với chính sách của họ.

There are some in India’s strategic circles who would avoid an adversarial relationship with China at any cost. They wouldabandon India’s oil exploration bid with Vietnam to the altar of friendship with China. Such thinking puts the onus on India for maintaining good relations even if it means compromising on Indian interest. Such an attitude is dangerous and is reminiscent of Arthur Neville Chamberlain’s famous statement of ‘Peace in our Times’, after he negotiated a peace treaty with Hitler prior to the outbreak of the Second World War. Churchill was to say later that Mr. Chamberlain views everything through the wrong end of a municipal drain-pipe. Much the same can be said for the band of pacifists who continually espouse China’s cause.

Có một số người trong giới chiến lược của Ấn Độ muốn tránh né quan hệ thù địch với Trung Quốc bằng mọi giá. Họ sẽ từ bỏ nỗ lực khai thác dầu khí với Việt Nam và đưa nó lên bệ thờ tình hữu nghị với Trung Quốc. Loại tư duy đó đặt lên vai Ấn Độ một trách nhiệm nặng nề là phải duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc ngay cả khi nó mang ý nghĩa hy sinh lợi ích của Ấn Độ. Đó là một thái độ nguy hiểm và gợi lại tuyên bố nổi tiếng "Hòa bình cho thời chúng ta" của Arthur Neville Chamberlain sau khi ông ta ký kết một hiệp ước hòa bình với Hitler trước khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ. Về sau Churchill đã nói rằng ông Chamberlain chuyên nhìn mọi sự vật từ miệng dưới của ống cống thành phố. Ý nghĩa đó đại khái cũng có thể miêu tả thái độ của nhóm người theo chủ nghĩa hòa bình luôn luôn ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Five thousand years of Chinese diplomatic history suggest it is more likely to respect a strong state than a weak and vacillating one. Appeasement would only increase China’s appetite for regional domination. There is no doubt that increasing Chinese military and economic clout is leading to a gradual shift in power away from the United States. The process is however a gradual one and will take decades from now. For India to preserve her core interests, it must have the requisite military capability on land, sea and air to counter Chinese designs. This must proceed apace with economic growth otherwise our ability to stand up for what we believe in will be seriously compromised.

Năm ngàn năm lịch sử ngoại giao của Trung Quốc cho thấy họ có nhiều khả năng tôn trọng một quốc gia hùng cường hơn một nước yếu đuối và lung lay. Nhượng bộ chỉ làm tăng khát vọng thống trị khu vực của Trung Quốc. Một điều không thể nghi ngờ là sự gia tăng ảnh hưởng quân sự và kinh tế của Trung Quốc đang dẫn đến tình trạng chuyển dịch quyền lực dần dần ra khỏi tay Hoa Kỳ. Tuy nhiên quá trình này mang tính chất tiệm tiến và từ bây giờ cho đến lúc đó còn cần thêm nhiều thập kỷ nữa. Để bảo tồn lợi ích cốt lõi của mình, Ấn Độ phải có khả năng quân sự cần thiết trên đất liền, biển cả, và không gian để đối chọi với những kế hoạch của Trung Quốc. Điều này cần phải được tiến hành cấp tốc cùng với mức tăng trưởng kinh tế, nếu không khả năng đứng lên để bảo vệ những gì chúng ta tin tưởng sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.

Indian Defence Review

Translated by Nam Hải Trường Sơn

http://www.indiandefencereview.com/IDR-Updates/Confronting-the-Dragon-Assertiveness-Required.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn