MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 14, 2011

Political rivalry reflects a split within China's Communist Party Chạy đua chính trị phản ánh rạn nứt


Political rivalry reflects a split within China's Communist Party

Chạy đua chính trị phản ánh rạn nứt

By Mark MacKinnon

Saturday's Globe and Mail

Published Saturday, Oct. 08, 2011

Mark MacKinnon

Ngày 8-10-2011

On the 90th anniversary of the founding of China's ruling Communist Party, the boss of the sweltering Yangtze River metropolis of Chongqing gathered 100,000 people in a soccer stadium and led them in a birthday singalong for the ages. They belted out, Without the Communist Party, There Would Be No New China, among other standards of decades past.

More related to this story

Vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc, ông chủ của thủ phủ Trùng Khánh vùng Dương Tử tập hợp 100.000 người vào một sân bóng và bắt nhịp cho họ hát một bài hát mừng sinh nhật. Họ hát rất to: Không có Đảng Cộng sản, sẽ không có nước Trung Hoa mới, cùng với rất nhiều nghi thức khác, các nghi thức cũ của nhiều thập niên trước.

A 90-minute flight away, in the coastal manufacturing hub of Guangzhou, the anniversary was also celebrated July 1, but the master of ceremonies gave the day a somewhat more subdued tenor. “For a mature ruling political party, it's more important to study and review its history and strengthen a sense of anxiety than just to sing the praises of its brilliance,” Guangdong's Party chief, Wang Yang said in remarks that were published in the official People's Daily newspaper.

Cách đó một quãng đường dài bằng chuyến bay 90 phút, ở vùng sản xuất công nghiệp duyên hải Quảng Châu, một lễ mừng ngày thành lập đảng cũng được tổ chức vào ngày 1-7. Nhưng chủ lễ ở đây phát biểu bằng một giọng tenor (nam cao) dịu dàng hơn: “Đối với một đảng cầm quyền đang trưởng thành, rất cần phải học hỏi và nhìn lại lịch sử để làm mạnh thêm những ước mơ, hơn là chỉ hát ngợi ca sự lỗi lạc của mình” – bí thư Đảng ủy Quảng Đông, ông Uông Dương, nói trong một bài phát biểu mà sau này được đăng tải trên tờ Nhân Dân Nhật báo.

By Western standards, that was a very subtle poke at Bo Xilai, the singing boss of Chongqing. But in the murky world of Chinese leadership politics, Mr. Wang's jab was rare for its directness. Here was one top Party official taking public aim at another's leadership style, on a day that was supposed to be set aside for celebrating the Party's successes.

Xét theo các tiêu chuẩn của phương Tây thì đó là một cú chọc sườn rất nhẹ vào Bạc Hy Lai, ông bí thư tỉnh ủy thích ca hát của Trùng Khánh. Nhưng trong cái thế giới chính trị tăm tối của ban lãnh đạo Trung Quốc, cú chọc ấy của ông Uông thật sự là hiếm, vì tính trực diện của nó. Đây là chuyện một quan chức cao cấp của Đảng công khai chỉ trích cung cách lãnh đạo của một quan chức khác, vào một ngày được coi là phải dành riêng để tôn vinh những thành tựu của Đảng.

The remark drew back the curtain a hair's breadth on a behind-the-scenes rivalry that could shape the direction the world's rising superpower will take in the coming decade.

Bài phát biểu hé lộ một tí sự thật về cuộc đấu đá trong hậu trường – cái đang định hình hướng đi trong thập niên tới của cường quốc đang nổi lên của thế giới.

Mr. Bo and Mr. Wang are not only provincial Party bosses, but rivals for coveted spots on the nine-man Standing Committee of the Politburo – the top of China's power pyramid – during the once-in-a-decade leadership shuffle set to take place over the next year. And the regions they now govern offer starkly differing models for the direction China should head next.

Ông Bạc và ông Uông không chỉ là hai vị bí thư tỉnh ủy, mà còn là đối thủ cạnh tranh vào những cương vị bí mật trong số 9 chiếc ghế của Ban Chấp hành Bộ Chính trị – đỉnh tháp quyền lực của Trung Quốc – trong một cuộc đua 10 năm mới xảy ra một lần. Cuộc đua này sẽ diễn ra vào năm tới. Và các địa phương mà hiện giờ họ đang cai quản thường là ví dụ về những mô hình hoàn toàn khác nhau về đường lối của Trung Quốc năm tới.

The rivalry between the two men reflects a split within the Chinese Communist Party that, no matter how good the Party is at presenting a united front to the world, some see as a struggle for China's very soul.

Đấu đá giữa hai ông cho thấy một sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến mức mà, cho dù Đảng hiện giờ có đang trình diễn tuyệt vời như thế nào trước thế giới cái vai mặt trận thống nhất, thì một số người vẫn nhìn nhận sự chia rẽ đó như một cuộc chiến đấu để nắm được linh hồn của Trung Quốc.

On one side, there is Mr. Bo's Chongqing model, the favourite of a powerful faction of hard leftists who are prone to harkening back wistfully to the era of Chairman Mao, and want to see the country's pursuit of growth balanced with a renewed focus on social stability, including more equitable distribution of China's new-found wealth.

Một bên là ông Bạc với mô hình Trùng Khánh của ông – món ưa thích của một tỷ lệ đáng kể các thành phần cánh tả cứng rắn, có xu hướng hoài cổ và đi theo đường lối của thời Mao Trạch Đông, muốn thấy đất nước theo đuổi tăng trưởng một cách cân bằng với tập trung vào ổn định xã hội, phân phối bình đẳng hơn những của cải mới ở Trung Quốc.

On the other is Mr. Wang's more open Guangdong model, the choice of a smaller clutch of free-market liberals, who argue that now is not the time to pause the country's economic and political reforms.

Bên kia là mô hình Quảng Đông cởi mở hơn của ông Uông. Đây là sự lựa chọn của một nhóm nhỏ hơn gồm các nhà dân chủ thị trường tự do, mà với họ thì bây giờ không phải thời điểm để ngừng tất cả cải cách kinh tế, chính trị trong nước.

Since Mr. Bo took over as Party Secretary in Chongqing four years ago, he has won wide praise for smashing the region's crime syndicates. But he is even more notorious for his nostalgic embrace of “Red culture” – which includes not only revolutionary songs but bureaucrats being sent to the countryside to work alongside farmers, and Mao quotations being sent to millions of mobile phones by Mr. Bo himself.

Kể từ khi ông Bạc tiếp quản ghế Bí thư tỉnh ủy ở Trùng Khánh từ cách đây 4 năm, ông đã được khen ngợi rất nhiều về thành tích phá tan các xanh-đi-ca tội phạm trong khu vực. Nhưng thậm chí ông còn tai tiếng hơn thế vì hành động áp dụng chính sách hoài cổ “Văn hóa Đỏ”: các cán bộ viên chức không chỉ ca các bài ca cách mạng mà còn được điều về nông thôn để lao động cùng nông dân, bản thân ông Bạc còn gửi tin nhắn với nội dung là những câu trích dẫn lời Mao nói đến hàng triệu điện thoại di động.

Mr. Bo's campaigns have made him a hero of the country's “new left” but also unnerved some prominent intellectuals, who hear unsettling echoes of the Cultural Revolution, when tens of millions were violently purged in the name of ideological purity.

Chiến dịch của ông Bạc biến ông thành vị anh hùng của “phe cánh tả mới” của Trung Quốc, nhưng cũng làm cho một số trí thức nổi tiếng bực mình khi phải chứng kiến những dư âm đáng sợ của thời Cách mạng Văn hóa, cái thời mà hàng chục triệu người bị thanh trừng bằng bạo lực, nhân danh việc làm trong sạch ý thức hệ.

Meanwhile, Mr. Wang – who preceded Mr. Bo as Chongqing party boss before moving east to Guangdong – has recently emerged as the new hope of the country's liberals.

Trong khi đó, ông Dương – người tiền nhiệm của ông Bạc ở cương vị bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, sau mới chuyển sang Quảng Đông – đã nổi lên như là niềm hy vọng mới của phe tự do.

Guangdong, particularly the cities of Shenzhen and Guangzhou, famously gave birth to China's economic reforms in the 1980s and 1990s. Now the region is home to the country's freest media and has become an incubator for civil society. But a wave of strikes and protests in the province in recent years has unsettled other top party officials, who make no secret of their preference for stability over freedom.

Quảng Đông, đặc biệt là hai thành phố Thâm Quyến và Quảng Châu, nổi tiếng là cái nôi của cải cách kinh tế ở Trung Quốc những năm 1980 và 1990. Bây giờ tỉnh này là nơi có báo chí tự do nhất nước và đã trở thành cái lồng ấp nuôi dưỡng xã hội dân sự. Nhưng một làn sóng đình công và biểu tình trong vài năm qua ở Quảng Đông đã khiến các quan chức cao cấp khác của đảng cảm thấy bất an. Những người này chẳng hề giấu giếm việc họ ưu tiên ổn định hơn tự do.

“Bo's approach is a populist approach based on appealing to the masses with historical nostalgia,” said Russell Leigh Moses, a Beijing-based analyst of Chinese politics. “Wang's efforts are no less populist, but they rest upon the notion that the Party's legitimacy will have to rest on more than simply economic growth.”

“Đường lối của Bạc là đường lối dân túy, dựa vào việc thu hút quần chúng bằng nỗi hoài nhớ lịch sử” – ông Russell Leigh Moses, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc, hiện ở Bắc Kinh, nhận định. “Mọi việc ông Uông làm cũng không kém dân túy hơn, nhưng chúng dựa trên quan điểm cho rằng tính chính thống, chính danh của đảng phải cậy vào nhiều thứ chứ không chỉ là tăng trưởng kinh tế”.

Some Chinese see the coming battle as critical to whether their country continues its lurching reform, or takes a dangerous step backward. “Chongqing is on the way to becoming North Korea. Guangdong is on the way to becoming Singapore,” said Yu Chen, an investigative journalist at the Guangzhou-based Southern Metropolis Daily, widely considered one of the country's most independent newspapers.

Một số người Trung Quốc coi cuộc chiến đấu sắp tới là quyết định để biết liệu đất nước có tiếp tục con đường cải cách chông chênh, hay là sẽ tiến một bước nguy hiểm lên phía trước. “Trùng Khánh đang trên đường trở thành Bắc Triều Tiên. Quảng Đông thì sắp thành Singapore” – Yu Chen, nhà báo điều tra của tờ Nhật báo Đô thị Miền nam ở Quảng Châu (được nhiều người coi là một trong những tờ báo độc lập nhất Trung Quốc), nói.

It's unfair, though, to lay that unflattering comparison purely at the feet of Mr. Bo. Chongqing and Guangdong are as different culturally and politically as Newfoundland and Alberta; no politician could hope to lead in either place without adapting to the local realities (as evidenced by Mr. Wang's career – he only emerged as a leading “liberal” after arriving in Guangdong) and local bureaucracies.

Dù vậy, thật không công bằng khi cho rằng phép so sánh thẳng thừng ấy hoàn toàn xuất phát từ lỗi của ông Bạc. Trùng Khánh và Quảng Đông khác nhau về mặt văn hóa và chính trị cũng hệt như Newfoundland khác Alberta; chẳng chính trị gia nào hy vọng có thể lãnh đạo được những nơi đó mà không phải thích nghi với thực tế ở địa phương (lấy sự nghiệp của ông Uông làm ví dụ – ông chỉ nổi lên như là một “người theo trường phái tự do” hàng đầu sau khi đã chuyển đến Quảng Đông) và với bộ máy hành chính ở đó.

But with as many as seven of the current nine members of the Standing Committee of the Politburo set to retire in the next 12 months, both men are accentuating their differences, in an apparent effort to win support from the rival wings of the Communist Party.

Nhưng với việc có tới 7 trên 9 ủy viên hiện tại của Ban Chấp hành Bộ Chính trị sẽ nghỉ hưu trong vòng 12 tháng tới, cả hai ông đều đang làm nổi bật những khác biệt của mình, trong một nỗ lực rõ ràng nhằm thu hút sự ủng hộ từ các phe phái trong Đảng Cộng sản.

BO XILAI’S CHONGQING

When Bo Xilai arrived here four years ago, this region was sometimes referred to as “Detroit on the Yangtze.” It wasn’t meant to be a flattering comparison.

Trùng Khánh của Bạc Hy Lai

Bốn năm về trước, khi Bạc Hy Lai đến đây, khu vực này đôi lúc được gọi là “Detroit của vùng Dương Tử”. Gọi thế không phải để tâng bốc.

Chongqing was then known in the rest of China for two things, besides its spicy food – as one of the centres of the country’s automotive industry, and as a hub of organized crime.

Trùng Khánh khi ấy được cả nước Trung Hoa biết đến nhờ hai đặc điểm, ngoài chuyện đồ ăn ở đó rất cay: là một trong những trung tâm của ngành sản xuất xe hơi của đất nước, và là trung tâm tội phạm có tổ chức.

Now it’s known primarily as Mr. Bo’s political laboratory.

Initially, many saw Mr. Bo’s assignment to this sweaty megapolis (which, including the surroun- ding countryside, is home to 29 million people) as something akin to banishment from Beijing.

Bây giờ Trùng Khánh được biết đến chủ yếu là vì đó là phòng thí nghiệm chính trị của ông Bạc.

Ban đầu, nhiều người thấy việc ông Bạc được bổ nhiệm tới thành phố làm thiên hạ toát mồ hôi này (thành phố mà nếu kể cả vùng ngoại ô thì có tới 29 triệu cư dân) là một điều cũng tương tự như bị đày khỏi Bắc Kinh.

He’d been seen as a lock for the 2007 Standing Committee of the Politburo lineup – and perhaps later for one of the country’s highest offices. But he was left out when President Hu Jintao strode onto the red carpet at the Great Hall of the People, surrounded by the other eight most powerful people in China, the members of the new Politburo.

Trước đó ông Bạc từng được coi như cái chốt chặn trong đội ngũ nhân sự dự bị của Ban Chấp hành Bộ Chính trị năm 2007 – và sau đó có lẽ sẽ là trong một trong những cơ quan cao nhất đất nước. Nhưng ông bị gạt ra khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sải chân bước trên thảm đỏ ở Đại sảnh đường Nhân dân, xung quanh ông Hồ là 8 nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc, thành viên của Bộ Chính trị mới.

The two factions sometimes portrayed as battling within the Communist Party are one associated with Mr. Hu, who has his roots in the Communist Youth League, and another linked with his predecessor Jiang Zemin, with its power base in Shanghai and the party’s influential “princelings” – the sons of famous revolutionaries.

Hai phe phái được xem là đang đấu đá lẫn nhau trong Đảng Cộng sản là phe của ông Hồ – xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản – và cánh của người tiền nhiệm ông Hồ là Giang Trạch Dân, cánh này đặt căn cứ quyền lực ở Thượng Hải và nó bao gồm những “thái tử” có ảnh hưởng trong đảng. “Thái tử”, tức là con của các nhà cách mạng nổi tiếng.

While the Youth League and Princeling factions are each internally divided in the current left-right schism, many princelings have ties with the more hard-line, old-fashioned elements, and prominent Youth League figures are associated with the reform push.

Bản thân phe Đoàn Thanh niên và phe Thái tử đều chia rẽ nội bộ thành phái tả, phái hữu, tuy nhiên, nhiều thái tử có quan hệ với các nhân tố cứng rắn hơn và cổ hủ hơn, còn các nhân vật tiếng tăm trong Đoàn Thanh niên thì quan hệ với thành phần ủng hộ cải cách.

Mr. Bo, as the son of Bo Yibo (a colleague of Mao’s and one of the “eight immortals” of the Communist Party), was a princeling.

Ông Bạc vốn là con của Bạc Nhất Ba, đồng chí của Mao và là một trong “bát bất tử” (tám nhân vật bất tử) của Đảng Cộng sản. Do đó ông Bạc cũng là thái tử.

He had showed his populist touch as the mayor of the port city of Dalian, and earned sound economic credentials during three years as the country’s Minister of Commerce.

Ông đã thể hiện chút ít tinh thần dân túy khi làm thị trưởng thành phố cảng Đại Liên, và giành được độ tín nhiệm cao về khả năng quản lý kinh tế trong ba năm làm Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc.

Then 58, he had the right look, the right background and the right family connections. Many outside observers were convinced that the slick Mr. Bo’s ascension was inevitable.

Năm đó ông Bạc 58 tuổi. Ông có hình thức khá, lý lịch đẹp và gia đình nhiều quan hệ thân thế. Nhiều nhà quan sát bên ngoài tin rằng việc ông Bạc thăng tiến trơn tru là tất yếu.

But then, in what looked like a carefully crafted compromise, the 2007 Politburo lineup contained only one rising star from each faction. The Youth League faction advanced Li Keqiang, the man now set to take over from Wen Jiabao as Premier in a year’s time. The Princelings put forward Xi Jinping, the man expected to become China’s next president and paramount leader.

Nhưng sau đó, trong một tình huống giống như là một thỏa thuận khôn ngoan và rất cẩn thận, đội nhân sự dự bị của Bộ Chính trị năm 2007 chỉ còn có đúng một ngôi sao đang lên, đến từ một trong hai phe nói trên. Đoàn Thanh niên tiến cử Lý Khắc Cường, người này hiện giờ đang được thiết kế để kế nhiệm Ôn Gia Bảo làm Thủ tướng trong vòng một năm tới. Phe Thái tử đề cử Tập Cận Bình, người được dự báo là sẽ thành chủ tịch kiêm lãnh đạo tối cao tới đây của Trung Hoa.

Why Mr. Xi was chosen over Mr. Bo has never been revealed, but the snubbed princeling responded to his new role by making himself impossible to ignore.

Tại sao ông Tập chứ không phải ông Bạc được chọn, đấy là điều không bao giờ được hé lộ, nhưng vị thái tử bị mất mặt đã phản ứng lại bằng cách làm cho mình trở thành một nhân vật không thể bị bỏ qua.

Soon after arriving in Chongqing, he launched a crackdown on the city’s powerful crime triads, turning loose the police in a sustained campaign that saw more than 2,000 arrests, including the spectacular trial and conviction of Xie Caiping, the “Godmother” of Chongqing’s underworld.

Chẳng bao lâu sau khi đến Trùng Khánh, ông tổ chức một cuộc trấn áp vào các hội tam điểm hùng mạnh nhất thành phố, nới lỏng tay cho công an hành động trong một chiến dịch dài hơi, bắt hơn 2000 người. Trong chiến dịch này, đã diễn ra phiên xử án rất ngoạn mục và kết tội Tạ Tài Bình (Xie Caiping), “Mẹ Già” của thế giới ngầm ở Trùng Khánh.

Corrupt local officials were targeted as well; the former head of the city’s justice department (Ms. Xie’s brother-in-law) was executed in 2010 after being convicted of rape and bribe-taking.

Giới chức tham nhũng ở địa phương cũng bị vào đích ngắm: nguyên giám đốc sở tư pháp thành phố (anh rể của Tạ Tài Bình) bị tử hình năm 2010 với hai tội danh hiếp dâm và ăn hối lộ.

“Strike the black,” as the campaign was known, was a resounding public-relations success. Many Chinese Internet users expressed a wish that Mr. Bo would be “banished” to their own corrupt regions next.

“Diệt bọn đen” – như tên gọi của chiến dịch – là một thành công vang dội trong mắt công chúng. Rất nhiều người dùng Internet Trung Quốc bày tỏ ao ước rằng ông Bạc sẽ “bị đày” đến tỉnh thành của họ để chống tham nhũng.

But some academics and human-rights activists were unsettled by the lack of due process and allegations that torture had been used to extract confessions. The lawyer who took on the daunting task of trying to defend the mafia suspects found himself behind bars for perjury.

Nhưng một vài học giả và nhà hoạt động nhân quyền thì không yên tâm, do trình tự tố tụng vẫn chưa được đảm bảo và do có phản ánh rằng nhà chức trách đã dùng nhục hình để ép cung. Cuối cùng, chính vị luật sư đảm nhận nhiệm vụ rất nản là cãi cho nghi can, đã bị tống giam vì tội khai man trước tòa.

“So many things have happened in this city … things that cause one to feel that time has been dialled back, that the Cultural Revolution is being replayed and that the ideal of the rule of law is right now being lost,” He Weifang, a prominent law professor at Beijing University, wrote in what he called an open letter to his colleagues in Chongqing.

“Có quá nhiều điều xảy ra ở thành phố này… những điều khiến người ta phải nghĩ rằng bánh xe thời gian đã quay ngược trở lại, rằng Cách mạng Văn hóa đang tái diễn và ý niệm pháp quyền giờ không còn nữa” – Hạ Vệ Phương (He Weifang), một giáo sư luật danh tiếng ở Đại học Bắc Kinh, viết trong một lá thư ngỏ gửi các đồng nghiệp ở Trùng Khánh.

Chongqing is indeed a place that can feel a decade or more behind the fast-changing cities of China’s east coast. Though Mr. Wang and Mr. Bo both worked to reverse the trend, one of Chongqing’s chief exports remains labourers willing to work for low wages elsewhere in China.

Trùng Khánh quả thật là nơi tụt hậu tới ít nhất một thập niên sau các thành phố phát triển nhanh chóng ở miền duyên hải Trung Quốc. Mặc dù cả ông Uông và ông Bạc đều phấn đấu để đảo ngược tình hình này, nhưng một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trùng Khánh vẫn là người lao động, sẵn sàng làm việc với mức lương rẻ mạt ở bất kỳ nơi đâu trên đất Trung Quốc.

The city’s media is among the least critical anywhere in the country, sticking strictly to the line of the official Xinhua News Agency when not extolling the virtues of Mr. Bo and Red culture.

Báo chí Trùng Khánh nằm trong số báo chí ít tính phản biện nhất ở Trung Quốc, tuân thủ một cách nghiêm ngặt đường lối chính thống của Tân Hoa Xã khi không tán dương những phẩm chất của ông Bạc và thứ văn hóa đỏ của ông ta.

It’s one of the hardest places in China to have a political discussion, since most Chongqing residents make clear their preference of avoiding a topic that can only cause them trouble.

Trùng Khánh là một trong những nơi rắn nhất ở Trung Quốc khi nói về các chủ đề chính trị, bởi vì hầu hết cư dân Trùng Khánh đều tỏ rõ ra rằng họ muốn tránh một chủ đề vốn chỉ đem đến phiền phức cho họ.

But concerns over Mr. Bo’s direction deepened when he followed “Strike the Black” with “Sing the Red.” In this campaign, residents are encouraged to relearn songs associated with the Cultural Revolution (or, in the case of many young Chinese, learn them).

Nhưng mối lo ngại về đường lối của ông Bạc tăng lên khi ngay sau chiến dịch “Diệt bọn đen”, ông ta tung ra chiến dịch “Hát nhạc đỏ”. Lần này, người dân được khuyến khích học lại những bài hát có liên quan đến Cách mạng Văn hóa (hoặc nếu là thanh niên thì phải học từ đầu).

On weekend afternoons Chongqing parks are filled with groups warbling away about the glories of Mao’s revolution.

Vào các chiều cuối tuần, công viên ở Trùng Khánh đông nghịt những nhóm người rền vang những khúc ca tán dương cuộc cách mạng của Mao.

In another throwback to the 1960s and 1970s, local government officials were dispatched to the countryside for stints working and living alongside rural villagers.

Trong một cuộc “về nguồn” những năm 60 và 70 khác, các quan chức chính quyền địa phương được điều về nông thôn để lao động chút đỉnh và sống cùng những người dân nông thôn.

This was particularly disconcerting from a man whose family was persecuted during the Cultural Revolution (his father, a veteran of the Long March and a key planner of the disastrous Great Leap Forward, was jailed and tortured for 15 years after being named as a counter-revolutionary by Mao’s wife). But Mr. Bo’s back-to-the-future style of governing has found a following in Chongqing and beyond.

Chuyện này đặc biệt khó hiểu đối với một người mà cả gia đình ông ta đã bị khủng bố trong Cách mạng Văn hóa (bố ông Bạc, một cựu chiến binh trong cuộc Trường Chinh và là kiến trúc sư chính của thảm họa Đại Nhảy Vọt, từng bị tù, bị tra tấn suốt 15 năm sau khi bị phu nhân của Mao vu là tên phản cách mạng). Nhưng phong cách quản lý kiểu “trở về tương lai” của ông Bạc cũng đã có người kế nhiệm ở ngay Trùng Khánh và cả ngoài Trùng Khánh nữa.

When Mr. Xi, the president-to-be, travelled to Mr. Bo’s Chongqing last year, he applauded both Strike the Black and Sing the Red.

Năm ngoái, khi ông Tập, vị chủ tịch tương lai, bay đến Trùng Khánh gặp ông Bạc, ông Tập đã hoan nghênh cả “Diệt bọn đen” lẫn “Hát nhạc đỏ”.

“These activities have gone deeply into the hearts of the people and are worthy of praise,” Mr. Xi said, calling the campaigns “a good vehicle for educating the broad masses of party members and cadres about [politically correct] precepts and beliefs.”

“Những hoạt động này đã đi sâu vào trái tim quần chúng và rất xứng đáng được ngợi khen” – ông Tập nói. Ông gọi hai chiến dịch là “phương tiện rất tốt để giáo dục toàn thể các đảng viên và cán bộ về những giáo lý và niềm tin [đúng đắn về chính trị]”.

Then again, some would say Mr. Bo – and Mr. Xi on his visit – are less true believers in rolling back the clock than politicians trying to appeal to hard-line factions in the Party’s upper echelons.

Sau đó, lại một chuyện nữa: nhiều người nói là ông Bạc – và ông Tập trong chuyến thăm Trùng Khánh của ông ta – là những người ít tin tưởng vào việc học tập quá khứ (nguyên văn: rolling back the clock, nghĩa là vặn ngược đồng hồ – ND) hơn là những chính trị gia đang cố gắng lấy lòng phe cứng rắn ở cấp cao trong đảng.

“There’s a perception that there has been a strong turn towards a more nationalist, assertive, stability-loving authoritarian system in China, and a turn away from things like the rule of law and cosmopolitanism,” said Joshua Rosenzweig, a Hong Kong-based human-rights researcher.

“Có một quan niệm cho rằng ở Trung Hoa, đã có một sự chuyển dịch mạnh mẽ sang hệ thống toàn trị dân tộc chủ nghĩa hơn, quyết liệt hơn, thích sự ổn định hơn, và một sự chuyển dịch khỏi những thứ như pháp quyền và tinh thần quốc tế” – ông Joshua Rosenzweig, một nhà nghiên cứu về nhân quyền, ở Hong Kong, cho biết.

“There’s no way to know whether what Bo’s been doing in Chongqing reflects his conception for what the criminal-justice system should be doing in all of China, or whether it’s just part of his campaign to make it onto the Politburo Standing Committee.”

“Không có cách nào để biết được liệu những việc làm của ông Bạc ở Trùng Khánh có phản ánh quan niệm của ông ta về chuyện một hệ thống tư pháp hình sự phải như thế nào trên toàn đất nước không, hay đó chỉ là một phần trong chiến dịch của ông ta nhằm tiến thân lên Bộ Chính trị”.

WANG YANG’S GUANGDONG

Quảng Đông của Uông Dương

It may not be exactly Swinging Guangdong, but for years this province has been the place where the Communist Party has experimented with a more open China than the one it allows in the rest of the country.

Có thể không chính xác là “Quảng Đông vui vẻ” (nguyên văn: Swinging Guangdong, từ swinging nghĩa đen là “trao đổi bạn tình” – ND), nhưng đã nhiều năm, tỉnh này là nơi Đảng Cộng sản thử nghiệm cho tồn tại một Trung Hoa cởi mở hơn so với phần còn lại của cả nước.

Because of its proximity to Hong Kong and the coast, the province was chosen by Deng Xiaoping in the early 1980s as the testing ground for economic reforms, changes that took hold more deeply here than anywhere else.

Do nằm gần Hong Kong về địa lý và do có biển, Quảng Đông đã được Đặng Tiểu Bình chọn từ đầu những năm 80 để làm nơi thử nghiệm cải cách kinh tế – những thay đổi ở đây diễn ra sâu sác hơn bất kỳ nơi nào khác.

Today, Guangdong is China’s shop window to the rest of the world, the heart of its manufacturing and export industries. Many here believe the rest of the country should be looking to it again as a model, this time as it tries out greater media freedom and limited civil society.

Ngày nay, Quảng Đông là khung cửa sổ để Trung Hoa nhìn ra thế giới bên ngoài, là trung tâm của các ngành sản xuất và xuất khẩu. Nhiều người ở đây tin rằng phần còn lại của Trung Quốc cũng nên nhìn lại Quảng Đông như một mô hình để học hỏi, mà lần này là để học Quảng Đông trong việc vừa mở rộng tự do báo chí truyền thông vừa giới hạn xã hội dân sự.

Residents say their province is the way it is because they themselves are fundamentally different from those who live in China’s north and interior. The heartland of Cantonese language and culture, Guangdong maintained contact with foreigners and the outside world even during the darkest days of the Cultural Revolution.

Dân chúng Quảng Đông cho rằng tỉnh của họ được như vậy là vì chính bản thân họ khác về căn bản so với những người sống ở miền bắc và trong nội địa Trung Quốc. Là thủ phủ của ngôn ngữ và văn hóa Quảng Đông (Cantonese), mảnh đất này vẫn duy trì được quan hệ với người nước ngoài và thế giới bên ngoài trong suốt những ngày đen tối nhất của Cách mạng Văn hóa.

Many in Guangdong today profess that what happens in Beijing doesn’t matter to them, as long as Beijing leaves them alone.

Nhiều người dân Quảng Đông ngày nay thú thật rằng những gì xảy ra ở Bắc Kinh không ảnh hưởng tới họ, miễn là Bắc Kinh để yên cho họ.

(Beijing seems to concur that the region is different, maintaining an informal policy of never allowing a Guangdong native to become the provincial governor, to keep a lid on the region’s independent streak.)

(Bắc Kinh dường như đồng ý rằng Quảng Đông khác biệt, nên họ duy trì một chính sách – không chính thức – là không bao giờ cho phép một người gốc Quảng Đông trở thành chủ tịch tỉnh, cốt để ngăn chặn xu hướng độc lập của khu vực).

Dubbed a liberal by a faction looking for someone to rally around, Wang Yang, the province’s current party boss, gets credit in Guangdong mainly for being a little more hands-off than your average Communist Party Secretary. The more open media scene that buoys Southern Metropolis Daily and other authority-challenging publications, for example, preceded the 56-year-old Mr. Wang’s arrival.

Được gắn nhãn “người theo đường lối tự do” trong mắt một phe cánh đang tìm kiếm ai đó để tập hợp chung, Uông Dương, đương kim bí thư tỉnh ủy, giành được tín nhiệm ở Quảng Đông chủ yếu do ông thi hành chính sách không can thiệp ở mức độ thoáng hơn một chút so với một bí thư tỉnh ủy bình thường. Hoạt động báo chí tự do hơn, sản sinh ra tờ Nhật báo Đô thị Miền Nam và nhiều ấn phẩm thách thức chính quyền khác chẳng hạn, đã xuất hiện trước khi ông Uông đến đây, năm ông ta 56 tuổi.

Again, that is credited to the influence of Hong Kong, where a free press tradition introduced by the British today continues under China’s “one country, two systems” administration.

Lại một lần nữa, điều này được cho là nhờ có ảnh hưởng từ Hong Kong, nơi truyền thống báo chí tự do mà Anh quốc để lại vẫn tiếp tục cho tới ngày nay dưới cơ chế “một nước, hai chế độ” của Trung Quốc.

But Mr. Wang gets credit for not interfering. “I would call Wang Yang a smart leader, because he understands the kind of place he is governing,” said Tang Hao, deputy professor of political science at South China Normal University in the regional capital of Guangzhou. “He understands how to deal with social problems in this province. He understands that non-governmental power is not anti-government power.”

Nhưng ông Uông được ca tụng vì đã không can thiệp. “Tôi sẽ gọi Uông Dương là một vị lãnh đạo thông minh, vì ông ta hiểu rõ địa phương mà ông ta đang cai quản” – ông Tang Hao, phó giáo sư môn khoa học cính trị ở Đại học Sư phạm Nam Hoa (South China Normal University) ở thủ phủ Quảng Châu, nói. “Ông ấy biết cách xử lý các vấn đề xã hội trong tỉnh. Ông ấy hiểu rằng sức mạnh phi-chính phủ không phải là sức mạnh chống-chính phủ”.

On paper, Mr. Wang is a classic Communist Party boss, someone who rose up through the ranks quietly, aided by patrons in the higher echelons.

Trên giấy tờ, ông Uông là một bí thư tỉnh ủy kiểu kinh điển, người lặng lẽ leo lên trên nấc thang quyền lực và được hậu thuẫn bởi những nhân vật đỡ đầu ở cấp cao hơn.

His timing was almost perfect: Born in rural Anhui province, he was 24 years old when he arrived in Beijing to study political economics in 1979, just as Deng Xiaoping was moving the country away from its ruinous experiments with hard-core commu- nism. Shortly afterward he joined the Communist Youth League, arriving as a rising star named Hu Jintao, also once seen as a reformer, was inheriting the organization’s helm.

Hoạn lộ của ông gần như hoàn hảo: Sinh tại tỉnh lỵ An Huy, đến Bắc Kinh năm 24 tuổi để học kinh tế chính trị (năm 1979), đúng vào khi Đặng Tiểu Bình đang đưa đất nước ra khỏi cuộc thử nghiệm tàn hại với thứ chủ nghĩa cộng sản cứng rắn. Chẳng bao lâu sau ông Uông vào Đoàn Thanh niên Cộng sản, ông xuất hiện khi một ngôi sao đang lên có tên là Hồ Cẩm Đào, từng một thời cũng được coi là nhà cải cách, đang tiếp quản cả vương quốc từ tay tổ chức.

As Mr. Hu rose through the ranks, so did Mr. Wang. In 2003, shortly after Mr. Hu and Premier Wen Jiabao assumed power, Mr. Wang was made deputy secretary general of the State Council, Mr. Wen’s cabinet, which then included rival Bo Xilai as Commerce Minister.

Ông Hồ tiến thân và ông Uông cũng thế. Năm 2003, ngay sau khi ông Hồ và Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhậm chức, ông Uông trở thành phó tổng thư ký Quốc Vụ Viện (State Council, tức là chính phủ – ND), nội các của ông Ôn, khi đó có mặt cả đối thủ cạnh tranh của ông là Bộ trưởng Thương mại Bạc Hy Lai.

Two years later, Mr. Wang was transferred to Chongqing. And in 2007, after the new Politburo was unveiled in Beijing, he moved to Guangdong.

Hai năm sau, ông Uông được điều chuyển về Trùng Khánh. Và tới năm 2007, sau khi Bộ Chính trị mới ra mắt ở Bắc Kinh, ông chuyển tới Quảng Đông.

Though Mr. Wang lacks Mr. Bo’s populist touch, he has nonetheless managed to portray himself as a leader who listens. Like Mr. Wen, another top Communist who’s cultivated the image of the caring liberal, he daringly lets the grey hair at his temples show, a choice that distinguishes both men in a party otherwise dominated by improbably black-haired septuagenarians.

Mặc dù không có tinh thần dân túy của ông Bạc, nhưng ông Uông vẫn thành công trong việc tỏ ra mình là một nhà lãnh đạo biết lắng nghe. Giống như ông Ôn – một lãnh đạo cộng sản khác đã tạo cho mình hình ảnh một người tự do biết quan tâm tới dân chúng – ông Uông mạnh dạn để tóc hoa râm như đúng tuổi. Đây là một sự lựa chọn làm cho cả hai ông Ôn và Uông khác biệt với những người khác, trong một đảng mà đại đa số là những người già thất thập nhưng tóc vẫn đen một cách bất khả thi.

He may well come to be seen as the Party boss who finally allow- ed civil society to flourish in Guangdong and beyond. Starting in late 2010, the province began easing restrictions on the registration of non-governmental organizations, a concept previously anathema to the Party.

Ông rất có thể được coi là một bí thư tỉnh ủy đã cho phép xã hội dân sự được nảy nở ở Quảng Đông và cả ngoài Quảng Đông nữa. Từ cuối năm 2010, tỉnh này bắt đầu nới lỏng những hạn chế đối với việc đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) – một đối tượng trước kia bị Đảng rất ghét.

While the rest of China makes it incredibly difficult for NGOs to achieve legal status – they’re required to find an official organization willing to sponsor them, which rarely happens – Guangdong now allows domestic NGOs to set up shop with far less paperwork and red tape. The new atmosphere has drawn well-established groups such as action- movie star Jet Li’s One Foundation to open offices in Shenzhen and Guangzhou after years of working in legal grey areas elsewhere in the country.

Tất cả các nơi khác ở Trung Quốc đều gây khó khăn không thể tin nổi đối với các NGO trong việc đăng ký hoạt động – các NGO bị buộc phải tìm ra một tổ chức chính thống nào đó sẵn sàng tài trợ họ, mà điều này hiếm khi xảy ra lắm. Trong khi đó, Quảng Đông bây giờ cho phép các NGO trong nước được mở cửa hàng mà không cần mất nhiều giấy tờ và thủ tục quan liêu như ở những địa phương khác. Bầu không khí mới này đã khuyến khích những tổ chức lâu năm như One Foundation của Lý Liên Kiệt mở văn phòng ở Thâm Quyến và Quảng Châu, sau nhiều năm hoạt động trong “vùng xám” về pháp lý tại nhiều nơi khác ở Trung Quốc.

“We could see the openness here,” said Zhan Min, office manager of the Maitian Project, an independent charity that offers support to poor schools in rural China and is in the process of opening a Guangzhou office after years of working without legal status in Shanghai. “The local leaders in Guangdong are bolder and braver than leaders inland, who are more concerned about the risks.”

“Chúng tôi thấy ở đây sự cởi mở” – Zhan Min, giám đốc văn phòng Dự án Maitian, nói. Dự án Maitian (Maitian Project) là một tổ chức từ thiện độc lập chuyên hỗ trợ các trường nghèo ở nông thôn Trung Quốc và đang làm thủ tục mở văn phòng ở Quảng Đông sau nhiều năm hoạt động không có tư cách pháp nhân tại Thượng Hải. “Các lãnh đạo địa phương ở Quảng Đông táo bạo hơn, can đảm hơn là các vị lãnh đạo trong nội địa, vốn hay lo ngại rủi ro”.

But Guangdong under Mr. Wang is only “open” in the context of China’s authoritarianism. Journalists and editors can report on topics forbidden to their colleagues in other parts of the country, but they know better than to criticize the country’s top rulers, or Mr. Wang himself. And the NGOs being allowed to register in Shenzhen are only of the most apolitical sort – do-gooder charities are being legalized, but nothing tied to religion or having any kind of human-rights agenda is expected to be welcomed any time soon.

Nhưng nói Quảng Đông dưới thời ông Uông “mở” là chỉ xét trong bối cảnh toàn trị ở Trung Hoa mà thôi. Các phóng viên, biên tập viên có thể viết về những chủ đề cấm kỵ đối với đồng nghiệp của họ ở những nơi khác trong nước, nhưng họ biết thì nhiều mà phê phán giai cấp thống trị cao nhất của Trung Quốc, hoặc bản thân ông Uông, thì ít. Và các NGO được phép đăng ký ở Thượng Hải thì cũng chỉ là những tổ chức ít quan tâm đến chính trị nhất – các hội từ thiện theo kiểu “hãy làm tốt hơn” thì được cấp phép, còn lại, tổ chức nào có liên hệ đến tôn giáo hoặc bất kỳ chương trình hành động vì nhân quyền nào thì có thể yên tâm là không được mau chóng chào đón.

There are those within the stability-obsessed Communist Party who would argue that Mr. Wang already has gone too far. Guangdong was the centre of a wave of labour unrest last year that spread through much of the country’s manufacturing belt, forcing employers and governments to raise wages.

Trong nội bộ cái Đảng Cộng sản bị ám ảnh vì hai chữ ổn định, có những người sẽ cãi rằng không phải thế, rằng ông Uông thực sự đã đi rất xa rồi. Quảng Đông là tâm điểm của một làn sóng bất ổn do người lao động gây ra năm ngoái, làn sóng này lan ra khắp dây chuyền sản xuất trong nước, buộc các chủ doanh nghiệp và chính quyền phải nâng lương.

More violent incidents – such as a riot last month that saw villagers sack a local police station and set police cars on fire after the local government seized farmland for a development project – are also more common in restive Guangdong than in other parts of the country.

Nhiều vụ bạo lực – như là vụ bạo loạn tháng trước, trong đó người làng cướp một đồn công an địa phương và đốt xe cảnh sát sau khi chính quyền địa phương tịch thu đất ruộng của dân cho một dự án phát triển – cũng phổ biến ở Quảng Đông bất ổn hơn là ở những nơi khác trong nước.

The government has backed down from many of these protests rather than crushing them, perhaps giving another hint of Mr. Wang’s gentler leadership style.

Chính quyền trung ương đã rút lui khỏi rất nhiều những cuộc biểu tình như thế thay vì đàn áp chúng, có lẽ điều này cũng bộc lộ một tín hiệu cho thấy phong cách lãnh đạo hiền từ hơn của ông Uông.

“If the Party would like to secure the nation’s interests, they would find the so-called Guangdong model and Wang Yang’s opinions more helpful [than the Chongqing model],” said Prof. Tang. “The simple way of using power to stabilize society is not suitable for today. They need to use social power to deal with social problems, they need to use market power to deal with market problems.”

“Nếu Đảng muốn bảo vệ lợi ích quốc gia, họ sẽ thấy cái gọi là mô hình Quảng Đông cũng như các ý kiến của Uông Dương hữu ích hơn [so với mô hình Trùng Khánh]” – Giáo sư Tang nói. “Sử dụng quyền lực vào việc ổn định xã hội, cái cách giản đơn ấy không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa. Họ cần sử dụng sức mạnh xã hội để xử lý các vấn đề xã hội, cần dùng sức mạnh thị trường để xử lý các vấn đề thị trường”.

WHAT HAPPENS NEXT?

The outside world may get a hint of whether one or both of Bo Xilai and Wang Yang are set to join the world's most powerful leadership group in the coming weeks as the wider Central Committee of the Communist Party gathers in Beijing.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?

Trong những tuần tới, thế giới bên ngoài có thể nhận thấy tín hiệu về việc liệu một trong hai, hoặc cả hai ông Bạc Hy Lai và Uông Dương có được sắp đặt để tham gia nhóm lãnh đạo quyền lực nhất thế giới hay không, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nhóm họp ở Bắc Kinh.

There may well be no pronouncement on the political future of either man – there are still months left in this secretive campaign for office before the next Standing Committee of the Politburo is unveiled, and Central Committee decisions don't have to be ratified by any congress, or pass muster with any court – but their ideas will surely be debated by its 300-odd members once the doors of the Great Hall of the People are sealed to outsiders.

Có thể không có thông báo nào về tương lai chính trị của cả hai vị – chiến dịch bí mật tranh giành ghế này vẫn còn kéo dài nhiều tháng trước khi phiên họp tới của Bộ Chính trị diễn ra công khai, và các quyết định của Trung ương Đảng cũng không cần phải đem ra bất cứ hội nghị nào để phê chuẩn hay duyệt lại. Thế nhưng các ý kiến, tư tưởng của hai ông chắc chắn sẽ được đem ra tranh luận giữa 300 có lẻ đảng viên, một khi cánh cổng Đại sảnh đường Nhân dân được đóng kín lại trước người ngoài.

Those in the best position to judge the relative merits of the two men are likely the residents of Chongqing, who have lived under the leadership of each one. Of course, there will never be a vote allowing residents to express what they really thought of the two men's comparative styles of government, but there's little question Mr. Bo has captured local imaginations with his campaigns. Mr. Wang, meanwhile, is remembered as a weaker, if more tolerant leader.

Những người có đủ tư cách nhất để có thể đánh giá công trạng, thành tích tương đối của hai ông chắc chắn phải là cư dân Trùng Khánh, vốn đã trải qua thời kỳ lãnh đạo của từng ông. Tất nhiên, sẽ không bao giờ có cuộc bỏ phiếu nào cho phép nhân dân biểu lộ những gì họ thật sự nghĩ về phong cách lãnh đạo của hai ông, so sánh giữa hai vị như thế nào. Nhưng ít người cho rằng ông Bạc đã thu hút cảm tình của người dân địa phương bằng các chiến dịch của ông. Trong khi đó, ông Uông được nghĩ đến như một nhà lãnh đạo nhu nhược hơn, cũng có thể nói là khoan dung hơn.

“Wang Yang promised the city economic development, and he delivered it, although some people don't appreciate it because the money didn't reach them,” a Chongqing government official who asked not to be named said over a lunch of the region's famous hot food. Though the restaurant was nearly empty, he dropped his voice to a whisper so no one could hear he was discussing the party secretaries. “Bo took the shorter route [to popularity] and tackled the city's crime problem, so of course Bo is the more popular of the two.”

“Uông Dương hứa hẹn sẽ làm thành phố phát triển về kinh tế, và ông đã làm được điều đó, cho dù một số người chẳng đánh giá cao vì sự thịnh vương đâu có đến với họ” – một quan chức chính quyền Trùng Khánh, đề nghị giấu tên, nói tại bữa ăn trưa ở một nhà hàng ẩm thực nổi tiếng trong tỉnh. Dù nhà hàng này gần như vắng ngắt, ông ta vẫn hạ giọng đến mức thầm thì, để không ai nghe được là ông ta đang nói về các bí thư tỉnh ủy. “Ông Bạc đi con đường ngắn hơn [đến chỗ lấy được cảm tình của quần chúng] và giải quyết được vấn đề tội phạm ở thành phố, do đó, tất nhiên trong hai người thì ông Bạc được ưa thích hơn”.

“Both Bo and Wang spent a lot of efforts improving people's standard of living,” said Zhang Yuren, a media expert at Chongqing Normal University. However, he said, “there are big differences: Bo believes the city should have a patriotic spirit, and he connects it to Red culture. Wang is different. He wants a diversified, more open culture.”

“Cả ông Bạc lẫn ông Uông đều dành nhiều công sức để cải thiện mức sống cho dân” – ông Zhang Yuren, một chuyên gia về truyền thông ở Đại học Sư phạm Trùng Khánh, nhận định. Tuy nhiên, ông bảo, “có những khác biệt lớn: ông Bạc tin rằng thành phố cần phải có tinh thần dân tộc, ái quốc, và ông ta gắn nó với văn hóa Đỏ. Còn Uông thì khác. Ông ấy muốn một nền văn hóa đa dạng và cởi mở hơn”.

But do enough other members of the Central Committee want the same? In many ways, the Bo-versus-Wang debate is just the latest incarnation of the behind-the-scenes struggle that has existed inside the Communist Party since the 1980s. Reformers such as then-Party Secretary Zhao Ziyang threw their support behind the students demanding change on Tiananmen Square in 1989. Afterwards, they spent the rest of their lives under detention.

Nhưng liệu có đủ số đảng viên trong Trung ương Đảng mong muốn điều tương tự không? Trên rất nhiều khía cạnh, cuộc đấu tay đôi Bạc-Uông chỉ là hiện thân mới mẻ nhất của cuộc đấu đá trong hậu trường, vốn đã diễn ra trong Đảng Cộng sản suốt từ thập niên 80. Những nhà cải cách đương thời như tổng bí thư Triệu Tử Dương (Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1980 tới 1987, và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989 – ND) đã ngầm ủng hộ những sinh viên đấu tranh đòi thay đổi trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Sau đấy, họ đều sống phần đời còn lại trong tù ngục, quản thúc.

No surprise, then, that the debate has become a whispered one, though Wen Jiabao has occasionally shaken the establishment with statements about the country's desperate need for political change. Now, with Mr. Wen set to leave office with little in the way of political reform to show from his decade as Premier, the country's liberals look to Mr. Wang with tired hope and Mr. Bo with fresh anxiety.

Do đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu cuộc đấu đá chỉ là chuyện để rỉ tai nhau, dù Ôn Gia Bảo đôi khi cũng gây xôn xao dư luận với những tuyên bố rằng đất nước đang cần đổi mới chính trị, cần một cách tuyệt vọng. Giờ đây, với việc ông Ôn sẽ rời nhiệm sở mà chẳng để lại mấy đỗi cải cách về chính trị sau nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông, những người theo phái tự do ở Trung Quốc bắt đầu hướng ánh mắt về phía ông Uông với chút ít hy vọng mệt mỏi, và nhìn ông Bạc với nỗi lo ngại mới phát sinh.

“I've been to North Korea,” said Mr. Yu, the Southern Metropolis Daily journalist. “I would definitely rather live in Singapore.”

“Tôi đã từng đi Bắc Triều Tiên” – ông Yu, nhà báo của tờ Nhật Báo Đô thị Miền Nam, nói. “Dứt khoát là tôi thích sống ở Singapore hơn”.

Mark MacKinnon is The Globe and Mail's correspondent based in China.

Mark MacKinnon là phóng viên ở Trung Quốc của tờ The Globe and Mail.




Translated by Thủy Trúc – Đan Thanh

http://www.theglobeandmail.com/news/world/asia-pacific/political-rivalry-reflects-a-split-within-chinas-communist-party/article2195229/singlepage/#articlecontent




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn