MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 29, 2011

Why Middle East Studies Missed the Arab Spring Tại sao các nhà nghiên cứu về Trung Đông không thấy trước Mùa Xuân Ả Rập


Why Middle East Studies Missed the Arab Spring
Tại sao các nhà nghiên cứu về Trung Đông không thấy trước Mùa Xuân Ả Rập

The Myth of Authoritarian Stability
by F. Gregory Gause III
Foreign Affairs
July/August 2011
Huyền thoại về sự ổn định của các chế độ độc tài

F. Gregory Gause III,
Foreign Affairs,
tháng Bảy/tháng Tám 2011

Summary: Middle East experts were as surprised as everyone else by the Arab revolts. Focused on explaining the stability of local autocracies in recent decades, they underestimated the hidden forces driving change. As they wipe the egg off their faces, they need to reconsider long-held assumptions about the Arab world.
Tóm tắt: các chuyên gia Trung Đông đã ngạc nhiên như mọi người khác bởi các cuộc nổi dậy của Ả Rập. Tập trung vào việc giải thích sự ổn định của chế độ chuyên quyền khu vực trong những thập kỷ gần đây, họ đánh giá thấp lực lượng ẩn mình dẫn đến thay đổi. Khi ngộ ra được vấn đề, họ phải xem xét lại các nhìn nhận lâu nay về thế giới Rập.

The vast majority of academic specialists on the Arab world were as surprised as everyone else by the upheavals that toppled two Arab leaders last winter and that now threaten several others. It was clear that Arab regimes were deeply unpopular and faced serious demographic, economic, and political problems. Yet many academics focused on explaining what they saw as the most interesting and anomalous aspect of Arab politics: the persistence of undemocratic rulers.
Đại đa số các chuyên gia nghiên cứu thế giới Ả Rập đã lấy làm sửng sốt như mọi người khác về những biến động đã lật đổ hai nhà lãnh đạo Ả Rập vào mùa đông năm ngoái và hiện vẫn còn đe dọa nhiều nhà độc tài khác. Rõ ràng là các chế độ Ả Rập đã bị người dân oán ghét và phải đối phó nhiều vấn đề nghiêm trọng về dân số, kinh tế, và chính trị. Thế nhưng, các học giả chỉ tập trung vào việc lý giải điều mà họ cho là khía cạnh thú vị và khác thường của chính trị Ả Rập: sự bền vững của các nhà lãnh đạo phi dân chủ.

Until this year, the Arab world boasted a long list of such leaders. Muammar al-Qaddafi took charge of Libya in 1969; the Assad family has ruled Syria since 1970; Ali Abdullah Saleh became president of North Yemen (later united with South Yemen) in 1978; Hosni Mubarak took charge of Egypt in 1981; and Zine el-Abidine Ben Ali ascended to Tunisia's presidency in 1987. The monarchies enjoyed even longer pedigrees, with the Hashemites running Jordan since its creation in 1920, the al-Saud family ruling a unified Saudi Arabia since 1932, and the Alaouite dynasty in Morocco first coming to power in the seventeenth century.
Mãi cho đến năm nay, thế giới Ả Rập vẫn khoa trương một danh sách dài gồm những nhà lãnh đạo như thế. Muammar al-Qaddafi lên cầm quyền tại Libya năm 1969; gia đình Assad cai trị Syria từ năm 1970; Ali Abdullah Saleh trở thành tổng thống Bắc Yemen (về sau thống nhất với Nam Yemen) năm 1978; Hosni Mubarak lên cầm quyền tại Ai Cập năm 1981; và Zine el-Abidine Ben Ali nhậm chức tổng thống Tunisia năm 1987. Các chế độ quân chủ thậm chí còn tồn tại lâu dài hơn: dòng họ Ha-si-mit cai trị Jordania từ ngày nước này được thành lập năm 1920, gia đình al-Saud trị vì một Ả Rập Saudi thống nhất từ năm 1932, và vương triều Alaouite lên cầm quyền lần đầu tiên tại Maroc vào thế kỷ XVII.

These regimes survived over a period of decades in which democratic waves rolled through East Asia, eastern Europe, Latin America, and sub-Saharan Africa. Even the Arab countries' neighbors in the Muslim Middle East (Iran and Turkey) experienced enormous political change in that period, with a revolution and three subsequent decades of political struggle in Iran and a quasi-Islamist party building a more open and democratic system in secular Turkey.
Những chế độ này vẫn tồn tại qua một thời kỳ nhiều thập kỷ khi những làn sóng dân chủ cuồn cuộn chảy qua Đông Á, Đông Âu, châu Mỹ La tinh, và các nước châu Phi phía Nam sa mạc Sahara. Thậm chí các quốc gia láng giềng của các nước Ả Rập này trong vùng Trung Đông Hồi giáo (Iran và Thổ Nhĩ Kỳ) cũng trải qua những biến chuyển chính trị to lớn vào giai đoạn đó, với một cuộc cách mạng và ba thập kỷ đấu tranh chính trị tiếp theo tại Iran và một đảng chính trị mang màu sắc Hồi giáo ra sức xây dựng một chế độ cởi mở và dân chủ hơn tại Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thế tục.

For many Middle East specialists, this remarkable record of regime stability in the face of numerous challenges demanded their attention and an explanation. I am one of those specialists. In the pages of this magazine in 2005 ("Can Democracy Stop Terrorism?" September/ October 2005), I argued that the United States should not encourage democracy in the Arab world because Washington's authoritarian Arab allies represented stable bets for the future. On that count, I was spectacularly wrong. I also predicted that democratic Arab governments would prove much less likely to cooperate with U.S. foreign policy goals in the region. This remains an open question. Although most of my colleagues expressed more support for U.S. efforts to encourage Arab political reform, I was hardly alone in my skepticism about the prospect of full-fledged democratic change in the face of these seemingly unshakable authoritarian regimes.
Đối với nhiều chuyên gia nghiên cứu Trung Đông, hồ sơ về sự ổn định phi thường của các chế độ đang gặp nhiều thử thách này đã đòi hỏi sự chú ý và cách lý giải của họ. Tôi là một trong những chuyên gia ấy. Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs này vào năm 2005 (“Thể chế dân chủ có thể chặn đứng chủ nghĩa khủng bố không?” Số tháng Chín/tháng Mười 2005), tôi lý luận rằng Hoa Kỳ không nên khuyến khích dân chủ trong thế giới Ả Rập vì các đồng minh Ả Rập độc tài của Hoa Kỳ tiêu biểu cho sự đánh cuộc chắc nịch (stable bets) về tương lai. Về điểm này, tôi đã sai lầm một cách ngoạn mục. Tôi còn tiên đoán rằng các Chính phủ dân chủ Ả Rập sẽ tỏ ra không muốn hợp tác với các mục tiêu đối ngoại của Hoa Kỳ ở trong vùng. Điều này thì hiện nay vẫn còn là một câu hỏi mở. Mặc dù hầu hết các đồng nghiệp của tôi lúc đó đã bắt đầu ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm khuyến khích cải tổ chính trị Ả Rập, nhưng tôi gần như không phải là kẻ duy nhất hoài nghi về viễn tượng của một chuyển biến dân chủ thực sự khi người dân đang còn đối diện với những chế độ độc tài tưởng chừng không có gì lay chuyển được.

For Wael Ghonim and many others, political freedom outweighed economic opportunity.
Đối với Wael Ghonim và nhiều người khác, tự do chính trị nặng cân hơn cơ hội kinh tế.

Understanding what we missed and what we overestimated in our explanations of the stability of Arab authoritarianism -- and understanding why we did so -- is of more than just academic significance. Regional analysts must determine what changed in the forces that underpinned four decades of Arab regime stability and what new elements emerged to spark the current revolts. Doing so will allow U.S. policymakers to approach the Arab revolts more effectively by providing them insight into the factors that will drive postrevolutionary politics in the Arab world.
Việc tìm hiểu những gì chúng ta đã bỏ sót và những gì chúng ta đã đánh giá quá cao trong các lối giải thích về sự ổn định của các chế độ độc tài Ả Rập – và việc tìm hiểu vì sao chúng ta đã làm như thế – có ý nghĩa vượt lên trên lĩnh vực nghiên cứu. Những nhà phân tích thời sự vùng này phải xác định điều gì đã thay đổi trong các lực lượng đã củng cố bốn thập niên ổn định của các chế độ Ả Rập và những yếu tố mới mẻ nào đã xuất hiện để châm ngòi cho những cuộc nổi dậy hiện nay. Làm được điều này sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đối phó các cuộc nổi dậy Ả Rập một cách hữu hiệu hơn, bằng cách cung ứng cho họ một cái nhìn quán triệt về các yếu tố sẽ thúc đẩy nền chính trị hậu cách mạng trong thế giới Ả Rập.

ARAB STATES AND THEIR MILITARIES
Các nhà nước Ả Rập và quân đội của họ
The first task is to establish what academia knew and did not know. To begin with, it is important to recognize that few, if any, political scientists working on the Middle East explained the peculiar stability of Arab regimes in cultural terms -- a sign of progress over the scholarship of earlier eras. The literature on how Arab dictators endured did not include old saws about how Islam is inimical to democracy or how Arab culture remains too patriarchal and traditional to support democratic change. We recognized how popular the concept of democracy was in the Arab world and that when given real electoral choices, Arabs turned out to vote in large numbers. We also understood that Arabs did not passively accept authoritarian rule. From Algeria to Saudi Arabia, Arab autocrats were able to stay in power over the past 40 years only by brutally suppressing popular attempts to unseat them, whether motivated by political repression or food prices. Arab citizens certainly demonstrated the desire and ability to mobilize against their governments. But those governments, before 2011, were extremely successful in co-opting and containing them.
Nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định điều gì giới nghiên cứu đã biết và đã không biết. Trước hết, điều quan trọng là phải nhìn nhận rằng rất ít, nếu có, nhà nghiên cứu tình hình Trung Đông nào giải thích sự ổn định kỳ lạ của các chế độ Ả Rập theo quan điểm thuần văn hóa – đây là một dấu hiệu tiến bộ so với giới nghiên cứu trong các thời kỳ trước đây. Các tác phẩm bàn về sự tồn tại lâu dài của các nhà độc tài Ả Rập không chứa đựng những luận điệu cũ rích như cho rằng Hồi giáo là xung khắc với dân chủ hay cho rằng văn hóa Ả Rập vẫn còn quá gia trưởng và quá thủ cựu đến nỗi không thể hậu thuẫn các chuyển biến dân chủ. Chúng ta đã thấy rằng quan niệm dân chủ là rất hợp lòng dân trong thế giới Ả Rập và rằng khi có quyền lựa chọn thực sự bằng lá phiếu, người dân Ả Rập đã tham gia các cuộc bầu cử rất đông đảo. Chúng ta còn hiểu được rằng người dân Ả Rập đã không chấp nhận chế độ độc tài một cách thụ động. Từ An-giê-ri đến Ả Rập Saudi, các nhà độc tài Ả Rập đã có thể nắm quyền liên tục trong suốt 40 năm qua chỉ bằng một cách duy nhất là dập tắt một cách thô bạo các mưu toan của dân chúng nhằm lật đổ họ – dù các mưu toan đó được thúc đẩy vì đàn áp chính trị hay vì giá lương thực. Người dân Ả Rập chắc chắn đã từng chứng tỏ nguyện vọng và khả năng vận động các cuộc tranh đấu chống Chính phủ của họ. Nhưng trước năm 2011, những Chính phủ này đã cực kỳ thành công trong việc chiêu dụ và ngăn chặn những người chống đối.

As a result, academics directed their attention toward explaining the mechanisms that Arab states had developed to weather popular dissent. Although different scholars focused on different aspects of this question, from domestic institutions to government strategies, most attributed the stability of Arab dictatorships to two common factors: the military-security complex and state control over the economy. In each of these areas, we in the academic community made assumptions that, as valid as they might have been in the past, turned out to be wrong in 2011.
Do đó, những nhà nghiên cứu đã hướng sự quan tâm của mình vào việc giải thích các cơ chế mà các nhà nước Ả Rập đã phát triển nhằm vượt qua nỗi bất bình của dân chúng. Mặc dù nhiều học giả khác nhau đã tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề này, từ các cơ chế đối nội đến các chiến lược của Chính phủ, hầu hết mọi người đã gán ghép sự ổn định của các chế độ độc tài Ả Rập với hai yếu tố thông dụng: phức hợp quân đội-công an (the military-security complex) và quyền kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Trong mỗi lĩnh vực này, chúng ta trong cộng đồng nghiên cứu đã tạo ra các giả định (assumptions), mặc dù có thể có giá trị trong quá khứ, nhưng hóa ra sai lầm vào năm 2011.


Most scholars assumed that no daylight existed between the ruling regimes and their military and security services. That assumption was not unreasonable. Many Arab presidents served in uniform before they took office, including Ben Ali and Mubarak. In the wake of the Arab military coups of the 1950s and 1960s, Arab leaders created institutions to exercise political control over their armies and, in some cases, established rival military forces to balance the army's weight. Arab armies helped ruling regimes win their civil wars and put down uprisings. As a result, most Middle East experts came to assume that Arab armies and security services would never break with their rulers.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đinh ninh rằng có một sự gắn bó không có gì chia cắt được giữa các chế độ cầm quyền với quân đội và các lực lượng công an. Giả định này không phải là vô lý. Nhiều vị Tổng thống Ả Rập đã từng phục vụ trong quân ngũ trước khi lên cầm quyền chính trị, trong số này có Ben Ali và Mubarak. Tiếp theo sau các cuộc đảo chính của thập niên 1950 và thập niên 1960, các nhà lãnh đạo Ả Rập đã tạo ra nhiều cơ chế để thực thi quyền kiểm soát chính trị đối với quân đội và, trong một số trường hợp, đã thành lập các lực lượng quân sự cạnh tranh nhau nhằm tạo thế quân bình trong quân đội. Các quân đội Ả Rập đã giúp các chế độ cầm quyền thắng các cuộc nội chiến và dập tắt các cuộc nổi dậy. Do đó, các chuyên gia về Trung Đông đã đi đến giả định cho rằng các quân đội Ả Rập và các lực lượng an ninh sẽ không bao giờ ly khai với lãnh đạo chính trị của mình.


This assumption obviously proved incorrect. Scholars did not predict or appreciate the variable ways in which Arab armies would react to the massive, peaceful protests this year. This oversight occurred because, as a group, Middle East experts had largely lost interest in studying the role of the military in Arab politics. Although this topic once represented a central feature of U.S. scholarship on the Middle East -- when the Arab military coups of the 1950s and 1960s occupied the academics of that era -- the remarkable stability of the Arab regimes since then led us to assume that the issue was no longer important. Yet a preliminary review of the unfolding revolts suggests that two factors drive how Arab militaries react to public unrest: the social composition of both the regime and its military and the level of institutionalization and professionalism in the army itself.
Thực tế đã rõ ràng chứng minh rằng giả định này là sai lầm. Các học giả đã không thấy trước hoặc không hiểu được những cách uyển chuyển mà các quân đội Ả Rập đã phản ứng trước những cuộc biểu tình bất bạo động của đông đảo quần chúng. Sai lầm này đã xảy ra vì cộng đồng chuyên gia về Trung Đông gần như đã mất hứng thú trong việc nghiên cứu vai trò của quân đội trong chính trường Ả Rập. Mặc dù trước đó đề tài này từng là chủ đề nghiên cứu của các học giả Mỹ về vấn đề Trung Đông – khi các cuộc đảo chính quân sự Ả Rập vào những thập niên 1950 và 1960 chiếm sự quan tâm của giới hàn lâm thời đó – sự ổn định phi thường của các chế độ độc tài Ả Rập đã đưa chúng ta đến giả định cho rằng vấn đề này không còn quan trọng nữa. Tuy nhiên, một sự duyệt xét sơ bộ về các cuộc nổi dậy đã diễn ra cho thấy rằng có hai yếu tố ảnh hưởng cách phản ứng của các quân đội Ả Rập trước bất ổn xã hội: một là, thành phần xã hội của chế độ và của quân đội; hai là, mức độ cơ chế hóa và chuyên nghiệp hóa của bản thân quân đội.


The countries in which the military, as an institution, sided with the protesters, Egypt and Tunisia, are two of the most homogeneous societies in the Arab world. Both are overwhelmingly Sunni. (The Coptic Christian minority in Egypt plays an important social role there but has little political clout.) Both the Egyptian and the Tunisian armies are relatively professional, with neither serving as the personal instrument of the ruler. Army leaders in both nations realized that their institutions could play an important role under new regimes and thus were willing to risk ushering out the old guard.
Là những quốc gia trong đó quân đội, như một cơ chế, đã đứng về phía người biểu tình, Ai Cập và Tunisia là hai trong những xã hội thuần nhất nhất (the most homogeneous) của thế giới Ả Rập. Tuyệt đại đa số dân chúng của hai xã hội này là người Hồi giáo Sunnitte. (Thiểu số Thiên chúa giáo cổ [Coptic] tại Ai Cập đóng một vai trò xã hội quan trọng nhưng không có quyền lực chính trị bao nhiêu). Cả quân đội Ai Cập lẫn quân đội Tunisia tương đối là chuyên nghiệp, và cả hai đều không phải là công cụ cá nhân của nhà lãnh đạo đất nước. Các vị tư lệnh quân đội trong hai quốc gia này nhận thức rằng cơ chế của họ có thể đóng một vai trò quan trọng dưới chế độ mới và vì thế đã dám liều lĩnh tống khứ giới lãnh đạo cũ ra khỏi vị trí quyền lực.


In Arab countries featuring less institutionalized forces, where the security services are led by and serve as the personal instruments of the ruler and his family, those forces have split or dissolved in the face of popular protests. In both Libya and Yemen, units led by the rulers' families have supported the regimes, while other units have defected to the opposition, stayed on the sidelines, or just gone home.
Tại những nước Ả Rập có các lực lượng vũ trang ít được cơ chế hóa hơn, những nơi mà các ngành công an được vị thủ lĩnh độc tài trực tiếp lãnh đạo và được sử dụng như công cụ riêng của ông và gia đình ông, những lực lượng này thường phân hóa hay tan rã khi đối diện với các cuộc biểu tình của dân chúng. Tại Libya và Yemen, những đơn vị quân đội và công an do chính gia đình của các vị thủ lĩnh cầm đầu vẫn tiếp tục hậu thuẫn chế độ, trong khi các đơn vị khác đào ngũ sang phía chống đối, đứng bên lề, hay chỉ việc bỏ về nhà.


In divided societies, where the regime represents an ethnic, sectarian, or regional minority and has built an officer corps dominated by that overrepresented minority, the armies have thus far backed their regimes. The Sunni-led security forces in Bahrain, a Shiite-majority country, stood their ground against demonstrators to preserve the Sunni monarchy. The Jordanian army remains loyal to the monarchy despite unrest among the country's Palestinian majority. Saudi Arabia's National Guard, heavily recruited from central and western Arabian tribes, is standing by the central Arabian al-Saud dynasty. In each country, the logic is simple: if the regime falls and the majority takes over, the army leadership will likely be replaced as well.
Trong những xã hội phân hóa sâu sắc, nơi mà chế độ chỉ đại diện cho một thiểu số sắc tộc, giáo phái, hay địa phương và đã đào tạo được một đội ngũ sĩ quan do thiểu số cầm quyền khống chế, cho đến nay quân đội vẫn còn hậu thuẫn chế độ. Các lực lượng an ninh do người Hồi giáo Sunnitte lãnh đạo tại Bahrain, một quốc gia đa số theo Hồi giáo Shiitte, vẫn cương quyết đàn áp người biểu tình để duy trì chế độ quân chủ Sunnitte. Quân đội Jordania vẫn trung thành với chế độ quân chủ, bất chấp bất ổn chính trị trong cộng đồng đa số Palestine của nước này. Vệ binh Quốc gia của Ả Rập Saudi, được tuyển mộ chủ yếu từ các bộ lạc Ả Rập ở miền Trung và miền Tây nước này, sẵn sàng bảo vệ triều đại Ả Rập al-Saud ở miền Tây.Trong mỗi nước này, lý luận đơn giản là: nếu chế độ sụp đổ và phe đa số nắm quyền, thì giới lãnh đạo quân đội [thuộc thiểu số] cũng sẽ bị thay thế.


The Syrian army's reaction to the crisis facing the Assad regime will offer an important test of this hypothesis. Members of the Assad family command important army units, and Alawites and members of other minority groups staff a good portion of the officer corps in the Sunni-majority country. If minority solidarity with the regime endures, Assad is likely to retain power. Yet if disaffected officers begin to see the army as an instrument of the Assad family itself, they could bring down the regime. Either way, once the dust settles, Middle East scholars will need to reexamine their assumptions about the relationship between Arab states and their militaries -- perhaps the key element in determining regime survival in a crisis.
Phản ứng của quân đội Syria đối với cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ Assad sẽ cung ứng một phép thử quan trọng cho giả thuyết này. Các thành viên của gia đình Assad chỉ huy những đơn vị quân đội quan trọng, trong khi những người theo giáo phái Ali (Alawites) và các thành viên của các nhóm thiểu số khác chiếm một bộ phận lớn trong đội ngũ sĩ quan tại quốc gia đa số Sunnitte này. Nếu sự đoàn kết của các nhóm thiểu số còn kéo dài, thì Assad có thể giữ được quyền lực. Nhưng nếu các sĩ quan bất mãn bắt đầu nhận thấy quân đội chỉ là một công cụ của bản thân gia đình Assad, họ có thể lật đổ chế độ. Tùy theo trường hợp này hay trường hợp khác, một khi tình hình ổn định trở lại, các nhà nghiên cứu về Trung Đông sẽ phải duyệt xét lại các giả định của mình về mối quan hệ giữa các nhà nước Ả Rập với quân đội của mình – có lẽ đây là yếu tố then chốt trong việc quyết định sự sống còn của chế độ trong một cuộc khủng hoảng chính trị.


Academic specialists on Arab politics, such as myself, have quite a bit of rethinking to do.
Các chuyên gia học thuật về chính trị Ả Rập, chẳng hạn như bản thân tôi, có khá nhiều điều phải suy nghĩ lại.

THE REFORM FACTOR
Yếu tố cải tổ kinh tế
State control over the economy in the Middle East was another pillar of regime stability identified by academics. Scholars posited that Arab states with oil reserves and revenues deployed this wealth to control the economy, building patronage networks, providing social services, and directing the development of dependent private sectors. Through these funds, Arab rulers connected the interests of important constituencies to their survival and placated the rest of their citizens with handouts in times of crisis. Indeed, since the current uprisings began, only Libya among the major oil exporters (Algeria, Iraq, Kuwait, Libya, Qatar, Saudi Arabia, and the United Arab Emirates) has faced a serious challenge. Buoyed by high oil prices, the other oil exporters have been able to head off potential opposition by distributing resources through increased state salaries, higher subsidies for consumer goods, new state jobs, and direct handouts to citizens. Qaddafi's example establishes that oil money must be allocated properly, rather than wasted on pet projects and harebrained schemes, for it to protect a regime. The recent Arab revolts, then, would seem to validate this part of the academic paradigm on regime stability.
Sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế tại [các quốc gia] Trung Đông là một cột trụ khác được các nhà nghiên cứu nhìn nhận là cần thiết cho sự ổn định của chế độ. Các học giả thừa nhận rằng các nhà nước Ả Rập có trong tay những trữ lượng và lợi tức dầu hỏa to lớn đã sử dụng của cải này để kiểm soát nền kinh tế quốc gia, xây dựng hệ thống ô dù, cung cấp các dịch vụ xã hội, và chỉ đạo việc phát triển các khu vực kinh tế tư nhân lệ thuộc vào chế độ. Qua những ngân quỹ này, các nhà cai trị Ả Rập đã ràng buộc lợi ích của các khối cử tri quan trọng với sự sống còn của chế độ và đã xoa dịu các bộ phận dân chúng khác bằng cách bố thí cho họ trong các thời kỳ khủng hoảng. Thật vậy, từ khi các cuộc nổi dậy hiện nay bắt đầu xảy ra, chỉ có Libya là nước duy nhất trong các nước xuất khẩu dầu hỏa quan trọng tại Trung Đông (An-giê-ri, Iraq, Cô-oét, Libya, Ca-ta, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) gặp sự thử thách nghiêm trọng. Được tiếp sức nhờ giá dầu hỏa tăng cao, các nước xuất khẩu dầu hỏa khác đã chặn đứng tiềm năng chống đối bằng cách phân phối nguồn lực qua việc tăng lương công nhân viên nhà nước, tăng trợ cấp cho các hàng tiêu thụ, và trực tiếp bố thí (direct handouts) cho người dân. Trường hợp Qaddafi chứng minh rằng tiền dầu hỏa phải được sử dụng một cách đúng đắn, chứ không được phung phí vào các dự án do sở thích cá nhân (pet projects) và các ý đồ ngu xuẩn, mới mong nó bảo vệ được chế độ. Như vậy, những cuộc nổi dậy của dân chúng Ả Rập gần đây có vẻ chứng minh được luận điểm này trong các giả định của giới nghiên cứu về sự ổn định chế độ.


Yet this year's revolts have called the economic foundations of the regime stability argument into question when it comes to non-oil-producing states. Although Arab petrostates have relied on their oil revenues to avoid economic reform, changes in the world economy and the liberalizing requirements of foreign aid donors have over the past two decades forced non-oil-producing states to modernize their economies. A number of Arab regimes, including in Egypt, Jordan, Morocco, and Tunisia, have privatized state enterprises, encouraged foreign investment, created incentives to kick-start the private sector, and cut subsidies and state expenditures that previously consumed government budgets. Such Washington consensus-style economic reforms exacerbated inequalities and made life more difficult for the poor, but they also opened up new opportunities for local entrepreneurs and allowed the upper classes to enjoy greater consumer choice through liberalized trade regimes. Some Middle East specialists thought that economic liberalization could establish new bases of support for Arab authoritarians and encourage the economic growth necessary to grapple with the challenges of growing populations (as economic reforms in Turkey have led to greater support for the ruling Justice and Development Party there). Meanwhile, Western governments pushed the idea that economic reform represented a step toward political reform.
Tuy nhiên những cuộc nổi dậy năm nay đã đặt nghi vấn đối với các nền tảng kinh tế trong lý luận về ổn định chế độ khi ta bàn đến các quốc gia không sản xuất dầu hỏa. Mặc dù các quốc gia dầu hỏa Ả Rập đã dựa vào lợi tức dầu hỏa của mình để tránh việc cải tổ kinh tế, nhưng những biến chuyển trong nền kinh tế thế giới và những điều kiện tự do hóa kinh tế mà các nước cấp viện trợ đã đòi hỏi trong hai thập kỷ qua buộc các quốc gia không sản xuất dầu hỏa phải hiện đại hóa nền kinh tế của họ. Một số chế độ Ả Rập, gồm các chế độ tại Ai Cập, Jordania, Maroc, và Tunisia, đã tư hữu hóa các xí nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặt ra các khích lệ vật chất để khởi động khu vực tư, và cắt giảm các trợ cấp và các chi phí nhà nước, những chi tiêu đã ngốn hết ngân sách chính phủ. Những cải tổ kinh tế kiểu đồng-thuận-Washington này [kinh tế thị trường và tự do mậu dịch] đã tăng thêm các bất bình đẳng xã hội và làm cho đời sống người nghèo trở nên khó khăn thêm, nhưng chúng cũng mở ra những vận hội mới cho các doanh nhân địa phương và cho phép các giai cấp thượng lưu được hưởng sự lựa chọn các mặt hàng tiêu thụ to lớn hơn nhờ một chế độ mậu dịch được tự do hóa. Một số chuyên gia nghiên cứu tình hình Trung Đông đã cho rằng tiến trình tự do hóa kinh tế có thể tạo ra các cơ sở hậu thuẫn cho những nhà độc tài Ả Rập và khuyến khích mức tăng trưởng kinh tế cần thiết để đối phó những thách thức do dân số ngày một gia tăng (như các cải tổ kinh tế tại Thổ Nhĩ Kỳ đã mang lại thêm nhiều hậu thuẫn cho Đảng Công lý và Phát triển đang cầm quyền tại nước này). Trong khi đó, các Chính phủ phương Tây cổ vũ ý kiến cho rằng cải tổ kinh tế là một bước tiến tới cải tổ chính trị.


But these economic reforms backfired on those governments that embraced them most fully: Cairo and Tunis. Although both Egypt and Tunisia had achieved decent economic growth rates and received praise from the International Monetary Fund as recently as 2010, politically driven privatizations did not enhance the stability of their regimes. Instead, they created a new class of superwealthy entrepreneurs, including members of the presidents' families in both countries, which became the targets of popular ire. And the academics' assumption that these beneficiaries of economic reform would support the authoritarian regimes proved chimerical. The state-bred tycoons either fled or were unable to stop events and landed in postrevolutionary prison. The upper-middle class did not demonstrate in favor of Ben Ali or Mubarak. In fact, some members became revolutionary leaders themselves.
Nhưng chính những cải tổ kinh tế này đã mang lại những hậu quả ngược với sự mong đợi của các Chính phủ đã chấp nhận chúng nhiệt tình nhất: đó là chính quyền Cairo và chính quyền Tunis. Mặc dù cả Ai Cập và Tunisia đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế khả quan và mới đây, vào năm 2010, nhận được sự ca ngợi của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhưng các đợt tư hữu hóa có động lực chính trị đã không tăng thêm ổn định cho chế độ. Ngược lại, chúng đã tạo ra một giai cấp mới gồm những doanh nhân giàu nứt vách đổ tường (superwealthy entrepreneurs), trong đó có cả thân nhân của các vị Tổng thống của hai nước này – họ đã trở thành đối tượng cho sự phẫn nộ của dân chúng. Và giả thuyết của các nhà nghiên cứu cho rằng các thành phần thụ hưởng thành quả cải tổ kinh tế này sẽ hậu thuẫn các chế độ độc tài được thực tế chứng minh là ảo tưởng. Những đại gia do nhà nước sản sinh hoặc đã bỏ trốn hoặc không thể chặn đứng các chuyển biến của tình hình và cuối cùng đã lao vào các nhà tù hậu cách mạng. Tầng lớp trên của giai cấp trung lưu (the upper-middle class) đã không bày tỏ thái độ mặn mà đối với Ben Ali hay Murabak. Thật ra, chính một số thành viên của tầng lớp này đã trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng.


It is supremely ironic that the face of the Egyptian revolt was Wael Ghonim, the Egyptian Google executive. He is exactly the kind of person who was poised to succeed in the Egypt of Mubarak -- bilingual, educated at the American University of Cairo, and at home in the global business world. Yet he risked his future and life to organize the "We are all Khaled Said" Facebook page, in memory of a man beaten to death by Egyptian police, which helped mobilize Egyptians against the regime. For him and many others in similar economic circumstances, political freedom outweighed monetary opportunity.
Thật là cực kỳ mỉa mai khi khuôn mặt biểu tượng của cuộc nổi dậy tại Ai Cập là Wael Ghonim, Ủy viên Ban quản trị của Công ty Google tại Ai Cập. Ông đúng là hạng người có đầy đủ tư thế để thành công tại nước Ai Cập của Murabak – nói hai thứ tiếng, được đào tạo tại Đại học Mỹ ở Cairo, và rất quen thuộc với thế giới doanh nghiệp toàn cầu. Nhưng Ghonim đã dám liều lĩnh cả tương lai lẫn mạng sống để tổ chức trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said”, để tưởng niệm một người bị cảnh sát Ai Cập đánh chết. Trang mạng này đã giúp huy động dân chúng Ai Cập đứng lên chống chế độ. Đối với ông cũng như nhiều người khác trong hoàn cảnh kinh tế tương tự, quyền tự do chính trị là quan trọng hơn cả cơ hội làm tiền.


Seeing what happened in Cairo and Tunis, other Arab leaders rushed to placate their citizens by raising state salaries, canceling planned subsidy cuts, and increasing the number of state jobs. In Saudi Arabia, for example, in February and March, King Abdullah announced new spending plans of more than $100 billion. The Saudis have the oil money to fulfill such pledges. In non-oil-producing states, such as Jordan, which halted its march down the road of economic reform once the trouble began, governments may not have the money to maintain the old social contract, whereby the state provided basic economic security in exchange for loyalty. Newly liberated Egypt and Tunisia are also confronting their inherited economic woes. Empowered electorates will demand a redistribution of wealth that the governments do not have and a renegotiation of the old social contract that the governments cannot fund.
Chứng kiến những biến cố diễn ra tại hai thủ đô Cairo và Tunis, các nhà lãnh đạo Ả Rập khác đã vội vàng tìm cách xoa dịu người dân bằng cách tăng lương cho công nhân viên nhà nước, hủy bỏ các kế hoạch cắt giảm trợ cấp, và gia tăng số việc làm trong các cơ quan nhà nước. Tại Ả Rập Saudi, chẳng hạn, vào tháng Hai và tháng Ba năm nay, Vua Abdullah đã công bố những kế hoạch chi tiêu có trị giá trên 100 tỉ đôla Mỹ. Chính quyền Saudi có tiền dầu hỏa để thực hiện những hứa hẹn này. Tại các nước không sản xuất dầu hỏa, như Jordania chẳng hạn, tức các nước đã phải ngừng chương trình cải tổ kinh tế khi bất ổn chính trị bắt đầu xảy ra, có thể các Chính phủ tại đó sẽ không có đủ tiền để duy trì khế ước xã hội trước đây (the old social contract), theo đó nhà nước sẽ cung ứng sự an toàn kinh tế cơ bản cho người dân để đổi lấy sự trung thành của họ. Hai quốc gia mới được giải phóng, Ai Cập và Tunisia, cũng đang đối diện với những vấn đề kinh tế nghiêm trọng mà họ thừa hưởng từ các chế độ trước. Những khối cử tri có thêm nhiều quyền sẽ đòi hỏi phân phối lại của cải mà Chính phủ không có được trong tay và đòi hỏi tái thương thuyết một khế ước xã hội mà Chính phủ không có ngân sách để thực hiện.


Many Middle East scholars recognized that the neoliberal economic programs were causing political problems for Arab governments, but few foresaw their regime-shaking consequences. Academics overestimated both the ameliorating effect of the economic growth introduced by the reforms and the political clout of those who were benefiting from such policies. As a result, they underestimated the popular revulsion to the corruption and crony privatization that accompanied the reforms.
Nhiều học giả về Trung Đông đã nhận ra rằng các chương trình kinh tế tân tự do (neoliberal economic programs) tạo ra nhiều vấn đề chính trị cho các Chính phủ Ả Rập, nhưng ít ai thấy trước những hậu quả làm rung chuyển chế độ. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá quá cao cả hiệu ứng cải thiện tình hình (the ameliorating effect) của sự tăng trưởng kinh tế do những cải tổ mang lại lẫn quyền lực chính trị của những thành phần được hưởng lợi nhờ các chính sách ấy. Do đó, họ đã đánh giá thấp sự phẫn nộ của người dân đối với nạn tham nhũng và nạn con ông cháu cha trong tiến trình tư hữu hóa đi kèm với các cuộc cải tổ kinh tế này.


Oil wealth remains a fairly reliable tool for ensuring regime stability, at least when oil prices are high. Yet focused on how Arab regimes achieved stability through oil riches, Middle East scholars missed the destabilizing effects of poorly implemented liberal economic policies in the Arab world.
Của cải do dầu hỏa mang lại vẫn là một khí cụ đáng tin cậy để đảm bảo sự ổn định của chế độ, chí ít trong thời điểm giá dầu lên cao. Tuy nhiên, vì quá tập trung vào việc các chế độ Ả Rập đã đạt được ổn định nhờ dựa vào tài nguyên dầu hỏa, các học giả nghiên cứu Trung Đông đã bỏ qua những tác dụng gây bất ổn của những chính sách kinh tế tự do được thực thi tồi dở trong thế giới Ả Rập.

A NEW KIND OF PAN-ARABISM
Một hình thái mới của chủ nghĩa Liên-Ả Rập

Another factor missed by Middle East specialists had less to do with state policies and institutions than with cross-border Arab identity. It is not a coincidence that major political upheavals arose across the Arab world simultaneously. Arab activists and intellectuals carefully followed the protests of Iran's 2009 Green Movement, but no Arabs took to the streets in emulation of their Iranian neighbors. Yet in 2011, a month after a fruit vendor in Tunisia set himself on fire, the Arab world was engulfed in revolts. If any doubts remain that Arabs retain a sense of common political identity despite living in 20 different states, the events of this year should put them to rest.
Một yếu tố khác bị các chuyên gia nghiên cứu Trung Đông bỏ qua ít liên quan tới các chính sách và cơ chế nhà nước, nhưng liên quan nhiều hơn tới bản sắc Ả Rập xuyên biên giới (cross-border Arab identity). Không phải là một sự tình cờ mà các bất ổn chính trị nghiêm trọng đồng loạt diễn ra đều khắp thế giới Ả Rập. Các nhà hoạt động và trí thức Ả Rập đã từng chăm chú theo dõi những cuộc biểu tình của Phong trào Xanh 2009 tại Iran, nhưng lúc đó không một nhóm Ả Rập nào xuống đường, bắt chước các người láng giềng Iran. Tuy nhiên vào năm 2011, chỉ một tháng sau khi người bán rau quả tại Tunisia tự thiêu, cả thế giới Ả Rập chìm ngập trong các cuộc nổi dậy. Nếu còn ai không tin rằng người Ả Rập có khả năng giữ được một ý thức chung về bản sắc chính trị mặc dù sống rải rác trên 20 quốc gia khác nhau, thì những biến cố lịch sử của năm nay nhất định đã xua tan mối hoài nghi đó.

Such strong pan-Arab sentiments should not have surprised the academic community. Much of the work on Arab politics in previous generations had focused on Arab nationalism and pan-Arabism, the ability of Arab leaders to mobilize political support across state borders based on the idea that all Arabs share a common political identity and fate. Yet many of us assumed that the cross-border appeal of Arab identity had waned in recent years, especially following the Arab defeat in the 1967 war with Israel. Egypt and Jordan had signed treaties with Israel, and the Palestinians and Syria had engaged in direct negotiations with Israel, breaking a cardinal taboo of pan-Arabism. U.S.-led wars against Iraq in 1990-91 and beginning in 2003 excited opposition in the Arab world but did not destabilize the governments that cooperated with the U.S. military plans -- a sign of waning pan-Arabism as much as government immunity to popular sentiment. It seemed that Arab states had become strong enough (with some exceptions, such as Lebanon and post-Saddam Hussein Iraq) to fend off ideological pressures from across their borders. Most Middle East scholars believed that pan-Arabism had gone dormant.
Đáng lẽ những tình cảm Liên-Ả Rập mãnh liệt này đã không làm cộng đồng nghiên cứu ngạc nhiên. Phần lớn công việc nghiên cứu về chính trị Ả Rập trong các thế hệ trước đây đã tập trung vào chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và chủ nghĩa Liên-Ả Rập, vào khả năng của các nhà lãnh đạo Ả Rập trong việc vận động hậu thuẫn chính trị xuyên biên giới quốc gia dựa trên tư duy cho rằng mọi người Ả Rập đều có chung một bản sắc chính trị và một số phận. Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu trong chúng ta đã cho rằng lời hiệu triệu xuyên biên giới về bản sắc Ả Rập đã trở nên yếu ớt trong những năm qua, đặc biệt sau cuộc thất bại của người Ả Rập trong chiến tranh 1967 với Israel. Ai Cập và Jordania đã ký những hiệp ước với Israel, trong khi người Palestine và Syria đã tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Israel, vi phạm một kỵ húy chủ yếu của chủ nghĩa Liên-Ả Rập. Những cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo chống Iraq trong năm 1990 - 1991 và khởi đầu năm 2003 đã kích động sự phản đối trong thế giới Ả Rập nhưng không gây bất ổn cho các Chính phủ đã tham gia các kế hoạch quân sự của Hoa Kỳ – một dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa Liên-Ả Rập đang mai một cũng như các Chính phủ đã có tính miễn nhiễm (immunity) đối với sự bất mãn của dân chúng. Hình như các nhà nước Ả Rập đã trở nên đủ mạnh (với một vài ngoại lệ, như Li-băng và Irag thời hậu-Saddam Hussein) để chặn đứng các sức ép ý thức hệ từ bên kia biên giới. Hầu hết các học giả nghiên cứu Trung Đông tin rằng chủ nghĩa Liên-Ả Rập đã ngủ yên.


They thus missed the communal wave of 2011. Although the events of this year demonstrate the continued importance of Arab identity, pan-Arabism has taken a very different form than it did a half century ago under the leadership of Egyptian President Gamal Abdel Nasser. Then, Nasser, a charismatic leader with a powerful government, promoted popular ideas and drove events in other countries, using the new technology of his day, the transistor radio, to call on Arabs to oppose their own governments and follow him. Now, the very leaderless quality of the popular mobilizations in Egypt and Tunisia seems to have made them sources of inspiration across the Arab world.
Vì thế họ đã không thấy trước làn sóng cách mạng của cộng đồng Ả Rập năm 2011. Mặc dù những biến cố chính trị của năm nay chứng tỏ sự quan trọng liên tục của bản sắc Ả Rập, nhưng chủ nghĩa Liên-Ả Rập đã mang một hình thức khác xa với nửa thế kỷ trước dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser. Lúc bấy giờ, Nasser, một nhà lãnh đạo đầy sức thu hút với một Chính phủ mạnh trong tay, đã cổ vũ những tư tưởng hợp lòng dân và đã thúc đẩy nhiều biến cố tại các nước khác, bằng cách sử dụng công nghệ mới của thời đại ông, đó là radio bán dẫn (the transistor radio), để kêu gọi người Ả Rập [tại các nước khác] chống lại Chính phủ của mình và đi theo chính sách của ông. Ngày nay, chính tính cách “vô lãnh đạo” (leaderless quality) của các cuộc huy động quần chúng tại Ai Cập và Tunisia gần như khiến những cuộc vận động này trở thành nguồn khích lệ cho cả thế giới Ả Rập.

In recent decades, Arab leaders, most notably Saddam during the Gulf War, have attempted to embrace Nasser's mantle and spark popular Arab movements. Even the Iranian leader Ayatollah Ruhollah Khomeini -- a Persian, not an Arab -- appealed to Islam to mobilize Arabs behind his banner. All these attempts failed. When the people of Tunisia and then Egypt overthrew their corrupt dictators, however, other Arabs found they could identify with them. The fact that these revolts succeeded gave hope (in some cases, such as in Bahrain, false hope) to other Arabs that they could do the same. The common enemy of the 2011 Arab revolts is not colonialism, U.S. power, or Israel, but Arabs' own rulers.
Trong những thập kỷ gần đây, các lãnh đạo Ả Rập, nhất là Saddam trong Chiến tranh Vùng Vịnh, đã toan tính khoác lên cho mình chiếc áo của Nasser và châm ngòi cho những phong trào quần chúng Ả Rập. Ngay cả nhà lãnh đạo Ayatollah Khomeini của Iran – một người Ba Tư chứ không phải Ả Rập – cũng vận dụng Hồi giáo để huy động nhân dân Ả Rập đứng dưới ngọn cờ của ông. Tất cả những âm mưu này đều thất bại. Tuy nhiên, khi người dân Tunisia rồi đến người dân Ai Cập lật đổ các nhà độc tài tham nhũng của họ, người Ả Rập tại các nơi khác thấy mình có thể đồng hóa với họ. Sự kiện các cuộc nổi dậy này thành công đã tạo hy vọng (trong vài trường hợp, như tại Bahrain, chỉ là ảo vọng) cho những người Ả Rập khác rằng họ cũng có thể làm như vậy. Kẻ thù chung của các cuộc nổi dậy Ả Rập năm 2011 không phải là chủ nghĩa thực dân, thế lực Mỹ, hay Israel, nhưng chính là các nhà lãnh đạo của họ.

Academics will need to assess the restored importance of Arab identity to understand the future of Middle East politics. Unlike its predecessor, the new pan-Arabism does not appear to challenge the regional map. Arabs are not demonstrating to dissolve their states into one Arab entity; their agendas are almost exclusively domestic. But the Arab revolts have shown that what happens in one Arab state can affect others in unanticipated and powerful ways. As a result, scholars and policymakers can no longer approach countries on a case-by-case basis. The United States will have a hard time supporting democracy in one Arab country, such as Egypt, while standing by as other allies, such as Bahrain, crush peaceful democratic protests.
Các nhà nghiên cứu cần phải thẩm định tầm quan trọng mới được phục hồi của bản sắc Ả Rập để có thể hiểu được tương lai chính trị Trung Đông. Khác với tiền thân của nó, chủ nghĩa Liên-Ả Rập mới (new pan-Arabism) dường như không hề thách thức bản đồ chính trị trong khu vực. Người Ả Rập không có ý định giải thể quốc gia của mình để hợp nhất thành một thực thể Ả Rập duy nhất; nghị trình của họ gần như chỉ tập trung vào các vấn đề trong nước. Nhưng các cuộc nổi dậy Ả Rập đã cho thấy rằng việc gì xảy ra trong một quốc gia Ả Rập đều có khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia Ả Rập khác trong những cách thế khó tiên liệu và mãnh liệt. Do đó, các học giả và các nhà làm chính sách không còn có thể đối xử với các nước trong vùng này trên cơ sở từng trường hợp một (on a case-by-case basis). Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn khi hậu thuẫn cho dân chủ trong một nước, như Ai Cập, đồng thời khoanh tay đứng nhìn các đồng minh khác, chẳng hạn Bahrain, đàn áp các cuộc biểu tình hòa bình đòi dân chủ.

In addition, the new pan-Arabism will eventually bring the issue of Arab-Israeli peace back to the fore. Although none of the 2011 Arab revolts occurred in the name of the Palestinians, democratic Arab regimes will have to reflect popular opinion on Israel, which remains extremely low. Arab public opinion on the United States is influenced by Arabs' views on the Israeli-Palestinian conflict as much as by U.S. actions in other Arab countries. As a result, the United States will need to reactivate Israeli-Palestinian peace talks to anticipate the demands of Arab publics across the Middle East.
Ngoài ra, chủ nghĩa Liên-Ả Rập mới (new pan-Arabism) nhiên hậu sẽ đưa vấn đề hòa bình Ả Rập-Israel lên ưu tiên hàng đầu. Mặc dù không một cuộc nổi dậy nào trong năm 2011 nhân danh người Palestine, nhưng các chế độ dân chủ Ả Rập sẽ phải phản ánh dư luận của dân chúng đối với Israel, một dư luận vẫn còn cực kỳ tiêu cực. Dư luận của công chúng Ả Rập đối với Hoa Kỳ lại bị chi phối bởi quan điểm của người Ả Rập về cuộc xung đột Israel-Palestine cũng như bởi những hành động của Hoa Kỳ tại các nước Ả Rập khác. Do đó, Hoa Kỳ sẽ cần phải tái khởi động các cuộc hòa đàm Israel-Palestine để tiên liệu những đòi hỏi của các khối dân chúng Ả Rập khắp Trung Đông.

BACK TO THE DRAWING BOARD
Chuẩn bị lại từ đầu

Academic specialists on Arab politics, such as myself, have quite a bit of rethinking to do. That is both intellectually exciting and frightening. Explaining the stability of Arab authoritarians was an important analytic task, but it led some of us to underestimate the forces for change that were bubbling below, and at times above, the surface of Arab politics. It is impossible for social scientists to make precise predictions about the Arab world, and this should not be a goal. But academics must reexamine their assumptions on a number of issues, including the military's role in Arab politics, the effects of economic change on political stability, and the salience of a cross-border Arab identity, to get a sense of how Arab politics will now unfold.
Các chuyên gia nghiên cứu chính trị Ả Rập, như chính bản thân tôi, cần phải xét lại một đôi điều. Việc làm này vừa là hào hứng vừa đáng sợ về mặt tri thức. Lý giải sự ổn định của các nhà độc tài Ả Rập đã là một công tác phân tích quan trọng, nhưng việc này đã dẫn một số nhà nghiên cứu đến chỗ đánh giá thấp các thế lực đòi thay đổi đang sôi sục ở bên dưới, và đôi khi ở bên trên, bề mặt chính trị Ả Rập. Các nhà khoa học xã hội không thể nào đưa ra các tiên đoán chính xác về thế giới Ả Rập, và vì thế không nên coi việc này là một tiêu chí trong việc nghiên cứu. Nhưng các nhà nghiên cứu cần phải duyệt xét lại các giả định (assumptions) của mình về một số vấn đề, gồm có vai trò của quân đội trong nền chính trị Ả Rập, những tác dụng của chuyển đổi kinh tế lên sự ổn định chính trị, và sự nổi bật của bản sắc Ả Rập xuyên biên giới, để có một cảm thức chính trị Ả Rập sẽ diễn biến như thế nào.

As paradigms fall and theories are shredded by events on the ground, it is useful to recall that the Arab revolts resulted not from policy decisions taken in Washington or any other foreign capital but from indigenous economic, political, and social factors whose dynamics were extremely hard to forecast. In the wake of such unexpected upheavals, both academics and policymakers should approach the Arab world with humility about their ability to shape its future. That is best left to Arabs themselves.
Note: Articles listed under "Middle East studies in the News" provide information on current developments concerning Middle East studies on North American campuses. These reports do not necessarily reflect the views of Campus Watch and do not necessarily correspond to Campus Watch's critique.
Khi các mô hình nghiên cứu bị gãy đổ và các lý thuyết bị những biến cố trên thực địa xé toang, chúng ta cần phải nhớ rằng những cuộc nổi dậy của dân chúng Ả Rập không phát xuất từ các quyết định chính sách của Washington nhưng từ các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội địa phương mà các động cơ thúc đẩy chúng là cực kỳ khó tiên đoán. Tiếp theo sau các biến động bất ngờ này, cả các nhà nghiên cứu lẫn các nhà làm chính sách cần phải đối xử với thế giới Ả Rập bằng thái độ khiêm nhượng trước khả năng xây dựng tương lai của họ. Cách hay nhất là để cho người Ả Rập tự quyết định lấy tương lai của mình.
F. GREGORY GAUSE III is Professor of Political Science at the University of Vermont.
F. GREGORY GAUSE III là Giáo sư Khoa Chính trị tại Đại học Vermont

Translated by Tran Ngoc Cu


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn