India and the South China Seas: The Need for a Second Look
|
Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại
|
R. S. Kalha - September 23, 2011
|
R. S. Kalha 23-9-2011
|
A recent article in the Chinese newspaper ‘Global Times’ by the columnist Liu Sheng cautioning India against going ahead with collaboration with Vietnam for oil and gas exploration in the South China Sea, is a timely reminder of the dangerous pitfalls that still exist in the Sino-Indian relationship. The Global Times quoted Jiang Yu, a spokesperson of the Ministry of Foreign Affairs of China, to state that ‘as for oil and gas exploration...we are opposed to any country engaged in the waters under China’s jurisdiction. We hope foreign countries do not get involved in the South China Sea dispute’. Although India was not directly named, yet the finger clearly pointed towards India. The paper also said that the oil reserves in the South China Sea were not an insignificant 28 billion barrels. Understandably, this homily from the Chinese, although vaguely worded, has received widespread coverage in the print and visual media in India. ONGC has an investment of about US$ 225 million in Vietnam.
|
Một bài báo gần đây trên báo Trung Quốc, tờ “Hoàn Cầu Thời báo” của Liu Sheng, cảnh cáo Ấn Độ, chống lại việc nước này tiến tới hợp tác khai thác dầu khí trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) với Việt Nam. Bài viết này là lời nhắc nhở đúng lúc về những cạm bẫy nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong quan hệ Trung-Ấn. Hoàn Cầu trích lời bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng “về vấn đề khai thác dầu khí, chúng tôi phản đối bất kỳ quốc gia nào dính líu tới vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng nước ngoài không can dự vào tranh chấp biển Hoa Nam”. Mặc dù Ấn Độ không được nêu tên trực tiếp nhưng rõ ràng họ đang nói tới Ấn Độ. Bài báo còn viết rằng các mỏ dầu trên Biển Đông không chỉ có trữ lượng 28 tỷ thùng. Dễ hiểu là bài răn dạy đạo đức này của Trung Quốc, mặc dù chỉ ám chỉ mơ hồ, nhưng đã được nhắc tới rất nhiều trên báo chí và các phương tiện báo in và báo hình ở Ấn Độ. ONGC hiện đầu tư khoảng 255 triệu USD vào Việt Nam.
|
The question uppermost in the minds of most Indians is how should we react to this piece of bluster? Should we just ignore this gratuitous ‘advice’ and go ahead with exploration in collaboration with Vietnam or should we listen to Chinese ‘advice’ and stay out of disputes that exist in the South China Sea? The Chinese media quoting well known personalities from university ‘think tanks’ in China seem to suggest that we are being pushed into such a course of action by the ‘active support of the US’. While the columnist scrupulously avoided attributing any malevolence to Vietnamese intentions, it pointedly referred to the existence since June this year of a bilateral agreement between China and Vietnam to settle all such disputes, ‘through negotiations and consultations.’ A clear hint to India that China’s line to Vietnam was still open!
|
Câu hỏi đầu tiên trong tâm trí của hầu hết người Ấn Độ là chúng ta nên phản ứng với bài viết hăm dọa này như thế nào? Chúng ta có nên phớt lờ cái “lời khuyên” miễn phí này và tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò khai thác dầu khí, hay là nên nghe theo “lời khuyên” của Trung Quốc và tránh xa những tranh chấp hiện nay trên Biển Đông? Báo chí Trung Quốc dẫn lời những nhân vật nổi tiếng tại các “think tank” (viện chiến lược, viện nghiên cứu – ND) của các trường đại học ở Trung Quốc, dường như họ có ý nói rằng với “sự giúp đỡ tích cực của Mỹ”, chúng ta đang bị đẩy sâu vào một loạt hành động. Tác giả đã rất cẩn thận tránh việc đổ hết mọi sự xấu xa lên các dự định, kế hoạch của Việt Nam, nhưng bài báo lại đề cập thẳng thừng tới một hiệp định song phương từ hồi tháng 6 năm nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo đó hai bên sẽ giải quyết tất cả tranh chấp “thông qua thương lượng và tham vấn”. Một tín hiệu rõ ràng gửi đến Ấn Độ, rằng lập trườngcủa Trung Quốc với Việt Nam vẫn là đường lối mở.
|
It goes without saying that the most popular reaction would be to simply ignore the Chinese and go ahead with the bilateral arrangement with Vietnam. After all if India is considering an agreement with Vietnam, it would automatically follow that India does consider these waters to be within Vietnamese jurisdiction. That seems to be the position adopted by the government of India when Foreign Minister Krishna told his Vietnamese counterpart Pham Binh Minh that India would ‘go-ahead’ and that India’s position was based on the 1982 UN Convention on the Law of the Seas. However, the real test would be if the rest of the countries involved in the South China Sea disputes such as the Philippines, Malaysia, Brunei or even Taiwan also consider these waters to be Vietnamese. If none of them have protested to either India or to Vietnam over the proposed agreement, then China’s case becomes that much weaker and would be pure bluster. And what is the legal position of the US, Japan and perhaps South Korea? Not much is known publicly. Nevertheless, we cannot simply dismiss China’s protests as irrelevant, for the implications for India–China relations can be rather disturbing, including the security of our borders. Nor should we base our reactions on jingoism, but conduct a cool, calculated analysis of the emerging situation.
|
Dĩ nhiên phản ứng phổ biến hơn cả vẫn là phớt lờ Trung Quốc và tiếp tục hợp đồng đã ký với Việt Nam. Suy cho cùng nếu Ấn Độ xem xét việc ký một thỏa thuận với Việt Nam thì Ấn Độ đã tự động phải tính đến việc vùng biển đó có thuộc quyền tài phán của Việt Nam hay không rồi. Đây dường như là lập trường của chính phủ Ấn Độ khi Ngoại trưởng Krishna nói với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh rằng, Ấn Độ sẽ “tiếp tục” và quan điểm của Ấn Độ hoàn toàn căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, thử thách thật sự sẽ nằm ở việc, liệu các nước còn lại trong tranh chấp Biển Đông – gồm Philippines, Malaysia, Brunei, hoặc thậm chí cả Đài Loan – cũng coi những vùng biển đó là của Việt Nam hay không. Nếu không bên nào trong số họ phản đối Ấn Độ hoặc Việt Nam về thỏa thuận đã đề xuất kia, thì khi đó Trung Quốc sẽ yếu thế hơn nhiều và quan điểm của họ sẽ chỉ còn là hăm dọa thuần túy. Còn lập trường về mặt pháp lý của Mỹ, Nhật Bản và có thể cả Hàn Quốc nữa, là gì? Không có nhiều điều được công khai ở đây. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ coi những lời phản đối của Trung Quốc là không đúng; bởi lẽ quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc có những vấn đề khá phức tạp, trong đó có vấn đề an ninh trên biên giới. Chúng ta cũng không nên phản ứng theo chủ nghĩa sô vanh, hiếu chiến, mà nên tiến hành phân tích một cách lạnh lùng, có tính toán, về tình hình hiện nay.
|
It goes without saying that when China protests we should always pay very close attention. In this case we would have to keep in mind the range of possibilities that exist and the options available should China decide to take its protests to the next stage; thereby triggering a confrontation. In the past China has demonstrated that when it comes to her own backyard, particularly the South China Sea, she is very sensitive and overtly aggressive. Often recourse has been taken to not only physically harassing the offending party, but cables and wires where work is in progress have been deliberately cut. Should ONGC-Videsh, the contracting party in this case, suffer a similar fate, what would be the reaction of the government of India? It is extremely problematical whether the Indian Navy can do a power projection just yet in the South China Sea to ward off the Chinese Navy. Nor are the Vietnamese in any position to do so. To fold our tent after the Chinese have initiated action would be a serious blow to our prestige.
|
Rõ ràng là khi Trung Quốc phản đối, chúng ta cần luôn luôn chú ý đến họ. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải nhớ trong đầu một loạt khả năng có thể xảy ra và điều mà Trung Quốc có thể lựa chọn, đó là quyết định đẩy sự phản đối đến giai đoạn tiếp theo; từ đó kích ngòi nổ cho xung đột. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng cho thấy rằng, hễ cứ động tới sân sau của họ, đặc biệt là Biển Đông, là họ sẽ trở nên rất nhạy cảm và hung hăng một cách công khai. Thường xuyên họ có các biện pháp để không chỉ quấy rối bên làm cho họ nổi giận, mà họ còn cố ý cắt sạch những kênh liên lạc (cáp và không dây) mà qua đó công việc đang tiến triển thuận lợi. Giả sử ONGC Videsh – đơn vị trúng thầu trong trường hợp này – phải chịu số phận tương tự, thì chính quyền Ấn Độ nên phản ứng ra sao? Sẽ cực kỳ rắc rối khi phải xác định liệu hải quân Ấn Độ có khả năng thể hiện sức mạnh trên Biển Đông để chống lại Trung Quốc hay không. Mà Việt Nam cũng không có ý định đó. Còn nếu sau khi Trung Quốc đã ra tay hành động rồi mà ta nhổ trại rút quân thì sẽ là một đòn đánh nặng vào danh dự, uy tín của Ấn Độ.
|
We would do well to keep in mind that we have a long unsettled border with China. It is not possible to police every inch of this border. Therefore the Chinese at present retain the option, if they do wish to exercise it, of intruding several kilometres across the ‘Line of Actual Control’. As the LOAC is not demarcated on the ground, both India and China have different perceptions as to its actual alignment. The ground for creating mischief is therefore available.
|
Chúng ta phải hết sức ghi nhớ rằng chúng ta có một đường biên giới, đã từ lâu không ổn định với Trung Quốc. Không thể nào kiểm soát từng mét trên đường biên giới này. Do đó, hiện nay Trung Quốc vẫn đi theo cái cách xâm lấn vài kilômét qua “Đường Kiểm soát Thực tế” (“Line of Actual Control” – LOAC), nếu họ muốn. Do LOAC không được phân định trên bộ, nên cả Ấn Độ và Trung Quốc đều quan niệm khác nhau về đường đi thực sự của nó. Từ đây nảy sinh cơ sở để đôi bên bất hòa.
|
The crux of the matter would be the role and attitude of the US and the only force capable of thwarting the Chinese in the South China Sea – the US 7th Fleet. In the recent past on Sino-Indian issues the attitude of the US has been rather ambivalent. Even in the aftermath of the 1962 conflict Robert Komer, an influential National Security Council staff member, wrote a memo for President Kennedy on December 16, 1962 which highlighted the following:
‘That it is as much in our strategic interest to keep up a high degree of Sino-Indian friction as it is to prevent from spilling over into a large scale war’. [FRUS 61-63 Vol. xix.]
|
Cái nút của vấn đề sẽ là vai trò và thái độ của Mỹ và lực lượng duy nhất có khả năng ngăn cản Trung Quốc trên Biển Đông – Hạm đội 7 của Hoa Kỳ. Trong quá khứ gần đây, nói về vấn đề quan hệ Trung – Ấn, thái độ của Hoa Kỳ khá nước đôi. Ngay cả sau cuộc xung đột năm 1962, với những hậu quả của nó, Rober Komer – thành viên có ảnh hưởng trong Hội đồng An ninh Quốc gia – vẫn viết một bức thư cho Tổng thống Kennedy vào ngày 16-12-1962, trong đó ông ta nhấn mạnh những điều sau:
“Sẽ là lợi ích chiến lược của chúng ta (Mỹ) nếu ta duy trì mức độ mâu thuẫn cao giữa Trung Quốc và Ấn Độ, vì điều này sẽ ngăn cản một cuộc chiến tranh quy mô lớn” [FRUS 61-63 Vol. xix.]
|
In the present times the US is beset with economic problems with its public debt which was US$ 6.4 trillion in 2008 constituting about 60 per cent of its GDP, now having climbed to US$ 14.2 trillion or 98 per cent of its GDP. Only Italy and Japan are worse off amongst the major powers. China is one of the biggest holders of US debt. According to the well known US economist, Joseph Stiglitz, the Iraq war alone cost the US some US $3 trillion and there is still no end yet in sight for US involvement both in Iraq and Afghanistan. Its armed forces are unduly stretched. It is for this reason that the US turned down the pleas of its close NATO allies France and the UK and refused to militarily intervene in the recent crisis in Libya.
|
Hiện nước Mỹ đang ngổn ngang những vấn đề kinh tế với món nợ công 6,4 nghìn tỷ USD trong năm 2008, chiếm tới 60% GDP, giờ đã lên tới 14,2 nghìn tỷ USD hay là 98% GDP. Trong các siêu cường, chỉ có Ý và Nhật Bản ở tình trạng tồi tệ hơn Mỹ. Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Theo nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ, ông Joseph Stiglitz, chỉ riêng cuộc chiến Iraq đã ngốn của Mỹ khoảng 3 nghìn tỷ USD và trước mắt vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cả Iraq lẫn Afghanistan. Lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn dàn trải quá mức. Chính là vì lý do này mà Mỹ bác bỏ lời thỉnh cầu của hai đồng minh thân cận trong NATO là Pháp và Anh, từ chối can thiệp quân sự vào khủng hoảng gần đây ở Lybia.
|
Given the present predicament of the US, Indian policy planners would do well to pay due heed to caution when dealing with a potentially explosive situation that might develop in the South China Seas. There is no point in acting with bravado when we do not have the necessary military capacity to take on the Chinese in the South China Seas. It would be very wise indeed to take a hard second look at our involvement in the disputed waters of the South China Sea!
|
Trước những khó khăn hiện nay của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cần cố gắng lưu tâm đầy đủ khi xử lý một tình huống tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột trên Biển Đông. Làm ra vẻ hiên ngang chẳng có ích gì một khi chúng ta không có năng lực quân sự cần thiết để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Quả thật sẽ là rất khôn ngoan nếu chúng ta nhìn lại sự tham gia của mình vào vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Đỗ Quyên dịch từ IDSA
|
Đại sứ R S Kalha là cựu Ngoại trưởng Ấn Độ và là cựu thành viên của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia.
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, September 28, 2011
India and the South China Seas: The Need for a Second Look Ấn Độ và Biển Đông: Cần nhìn lại
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn