MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 12, 2011

Dave Meslin: The antidote to apathy Dave Meslin: Liều thuốc giải cho chứng vô cảm



Dave Meslin: The antidote to apathy

Dave Meslin: Liều thuốc giải cho chứng vô cảm



How often do we hear that people just don't care? How many times have you been told that real, substantial change isn't possible because most people are too selfish, too stupid or too lazy to try to make a difference in their community?

Bao nhiêu lần chúng ta nghe thấy rằng mọi người không quan tâm? Bao nhiêu lần bạn được nhắc nhở rằng sự thay đổi thật sự đáng kể không thể xảy ra bởi vì phần lớn mọi người đều quá ích kỉ, quá thiếu hiểu biết hoặc quá lười biếng để cố gắng tạo nên sự khác biệt trong cộng đồng?

I propose to you today that apathy as we think we know it doesn't actually exist, but rather, that people do care, but that we live in a world that actively discourages engagement by constantly putting obstacles and barriers in our way.

Hôm nay tôi đề xuất với các bạn rằng sự vô cảm mà chúng ta nghĩ chúng ta biết nó thực ra không hề tồn tại, mà đúng hơn là, mọi người có quan tâm, nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới thế giới ấy tích cực làm nản lòng những ai muốn nỗ lực cam kết bằng cách liên tục đặt ra những chướng ngại vật và rào cản trên con đường của chúng ta.

And I'll give you some examples of what I mean. Let's start with city hall. You ever see one of these before? This is a newspaper ad. It's a notice of a zoning application change for a new office building so the neighborhood knows what's happening. As you can see, it's impossible to read. You need to get halfway down to even find out which address they're talking about, and then farther down, in tiny 10-point font to find out how to actually get involved. Imagine if the private sector advertised in the same way -- if Nike wanted to sell a pair of shoes and put an ad in the paper like that. (Applause)

Và tôi sẽ đưa ra 1 vài ví dụ về những điều tôi nói. Hãy bắt đầu với tòa thị chính. Bạn đã từng nhìn thấy một trong những thứ này trước đây chưa? Đây là một quảng cáo trên báo. Nó là thông cáo về việc thay đổi kết cấu quy vùng cho 1 tòa nhà văn phòng mới, để cho người dân quanh vùng này biết điều gì đang diễn ra. Như bạn thấy đấy, bạn không thể đọc được nó. Bạn cần đọc đến nửa dưới mới tìm ra địa chỉ mà họ đang nhắc tới, và xa hơn một chút, với phông chữ nhỏ tí để thực sự tìm ra cách bạn bày tỏ quan tâm. Hãy tưởng tượng xem nếu 1 khu vực tư nhân quảng cáo 1 cách tương tự -- nếu Nike muốn bán 1 đôi giày và lại đặt quảng cáo trên báo theo cách như thế này. (Vỗ tay)

Now that would never happen. You'll never see an ad like that, because Nike actually wants you to buy their shoes. Whereas the city of Toronto clearly doesn't want you involved with the planning process, otherwise their ads would look something like this -- with all the information basically laid out clearly. As long as the city's putting out notices like this to try to get people engaged, then, of course, people aren't going to be engaged. But that's not apathy; that's intentional exclusion.

Vâng, điều đó không bao giờ xảy ra cả. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những quảng cáo như thế này, bởi vì Nike thực sự muốn bạn mua giày của họ. Trong khi thành phố Toronto rõ ràng là không muốn bạn để tâm vào quá trình hoạch định đó, nếu không thì quảng cáo của họ sẽ phải như thế này cơ -- với tất cả những thông tin, về cơ bản, được trình bày một cách rõ ràng. Chừng nào mà thành phố còn phổ biến những thông cáo như thế này với mục đích kêu gọi mọi người tham gia, thì, dĩ nhiên là, mọi người sẽ không bao giờ tham gia cả. Nhưng đó không phải là sự vô cảm; đó là sự ngăn chặn có chủ tâm.

Public space. (Applause) The manner in which we mistreat our public spaces is a huge obstacle towards any type of progressive political change. Because we've essentially put a price tag on freedom of expression. Whoever has the most money gets the loudest voice, dominating the visual and mental environment. The problem with this model is that there are some amazing messages that need to be said that aren't profitable to say. So you're never going to see them on a billboard.

Không gian công cộng. (Vỗ tay) Cái cách mà chúng ta hành xử sai với những không gian công cộng chính là một chướng ngai vật to lớn đối với bất kì sự thay đổi chính sách cải cách nào. Bởi vì chúng ta, về cơ bản, đang đặt một cái nhãn giá tiền vào sự tự do diễn đạt. Bất kì ai có nhiều tiền đều lấy được tiếng nói lớn nhất, thống trị môi trường thị giác và tinh thần. Vấn đề với mô hình này là có nhiều thông điệp gây bức xúc cần được truyền bá lại thì khi nói ra không tạo được lợi nhuận. Vậy nên bạn sẽ không bao giờ thấy chúng trên bảng thông cáo cả.

The media plays an important role in developing our relationship with political change, mainly by ignoring politics and focusing on celebrities and scandals. But even when they do talk about important political issues, they do it in a way that I feel discourages engagement. And I'll give you an example: the Now magazine from last week -- progressive, downtown weekly in Toronto. This is the cover story. It's an article about a theater performance, and it starts with basic information about where it is, in case you actually want to go and see it after you've read the article -- where, the time, the website. Same with this -- it's a movie review, an art review, a book review -- where the reading is in case you want to go. A restaurant -- you might not want to just read about it, maybe you want to go to the restaurant. So they tell you where it is, what the prices are, the address, the phone number, etc.

Phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển quan hệ của chúng ta với sự thay đổi chính trị, phần lớn bằng cách lờ đi chính trị hay tập trung vào những người nổi tiếng và các vụ bê bối. Nhưng kể cả khi họ đề cập đến những vấn đề chính trị quan trọng, họ sẽ làm theo cách mà tôi cảm thấy sự ngăn cản tham gia. Và tôi sẽ cho bạn một ví dụ: tạp chí Now số ra tuần trước – một tò tuần báo tiến bộ của một khu kinh doanh ở Toronto. Đây là câu chuyện đăng trên trang nhất. Đó là bài báo về buổi biểu diễn ở nhà hát, và nó mở đầu với các thông tin cơ bản như là biểu diễn ở đâu, trong trường hợp bạn thực sự muốn đi xem nó sau khi đọc bài báo -- ở đâu, thời gian, website. Cũng giống như vậy -- đây là một bài phê bình phim, một bài phê bình nghệ thuật, và 1 bài phê bình sách -- họ cung cấp nơi đọc nếu bạn muốn dự. Một cửa hàng -- có thể bạn không muốn đọc về nó, có thể bạn muốn đến đó. Vậy nên họ cho bạn biết nó ở đâu, giá cả thế nào, địa chỉ, số điện thoại, v.v.

Then you get to their political articles. Here's a great article about an important election race that's happening. It talks about the candidates -- written very well -- but no information, no follow-up, no websites for the campaigns, no information about when the debates are, where the campaign offices are. Here's another good article about a new campaign opposing privatization of transit without any contact information for the campaign. The message seems to be that the readers are most likely to want to eat, maybe read a book, maybe see a movie, but not be engaged in their community. And you might think this is a small thing, but I think it's important because it sets a tone and it reinforces the dangerous idea that politics is a spectator sport.

Vậy là bạn đã bắt đầu với những bài báo chính trị của họ. Đây là một bài báo tuyệt vời về cuộc chạy đua bầu cử quan trọng đang diễn ra. Nó nói về các ứng viên -- được viết rất tốt -- nhưng không hề có thông tin, không có bước tiếp theo, không có website cho chiến dịch, không thông tin về việc khi nào thì cuộc tranh luận công khai diễn ra, văn phòng chiến dịch nằm ở đâu. Và đây là một bài báo hay khác về chiến dịch mới chống lại việc tư nhân hóa giao thông mà không hề có một thông tin liên lạc nào với chiến dịch. Có vẻ như người ta muốn chuyển tải thông điệp rằng mọi người có lẽ muốn ăn, muốn đọc sách, muốn xem phim, nhưng không hề muốn tham gia vào cộng đồng. Và bạn có thể nghĩ đó là điều nhỏ nhặt, nhưng theo tôi nó quan trọng bởi vì nó tạo ra một giọng điệu và nó củng cố cho ý tưởng nguy hiểm rằng chính trị là một môn thể thao chỉ để khan giả thưởng ngoạn.

Heroes: How do we view leadership? Look at these 10 movies. What do they have in common? Anyone? They all have heroes who were chosen. Someone came up to them and said, "You're the chosen one. There's a prophesy. You have to save the world." And then someone goes off and saves the world because they've been told to, with a few people tagging along. This helps me understand why a lot of people have trouble seeing themselves as leaders. Because it sends all the wrong messages about what leadership is about. A heroic effort is a collective effort, number one. Number two, it's imperfect; it's not very glamorous; and it doesn't suddenly start and suddenly end. It's an ongoing process your whole life. But most importantly, it's voluntary. It's voluntary. As long as we're teaching our kids that heroism starts when someone scratches a mark on your forehead, or someone tells you that you're part of a prophecy, they're missing the most important characteristic of leadership, which is that it comes from within. It's about following your own dreams -- uninvited, uninvited -- and then working with others to make those dreams come true.

Các nhân vật: Bạn nhìn nhận khả năng lãnh đạo như thế nào? Hãy nhìn vào 10 bộ phim này. Chúng có chung điều gì? Hay ai đó? Chúng đều có những nhân vật chính đã được chọn trước. Ai đó đến với họ và nói, "Anh là người được chọn. Đó là một lời tiên đoán. Anh phải cứu thế giới này." Và rồi ai đó đi ra và cứu thế giới bởi vì họ được bảo phải làm thế, với vài người đi theo hưởng ứng. Điều đó giúp tôi hiểu tại sao rất nhiều người thấy thật khó khăn để nhận mình là người lãnh đạo. Bởi vì câu chuyện truyền tải một thông điệp sai lầm về ý nghĩa của sự lãnh đạo. Sự nỗ lực anh hùng là sự cố gắng tập thể, đó là điều thứ nhất. Thứ hai là, điều đó là không hoàn hảo; nó không hoàng tráng; và nó không hề bất chợt bắt đầu và bất chợt kết thúc. Nó là một quá trình diễn ra trong cả đời bạn. Nhưng quan trọng nhất là, nó là tự nguyện. Nó phải là tự nguyện. Đến khi nào mà chúng ta vẫn dạy trẻ con rằng chủ nghĩa anh hùng bắt đầu khi ai đó khắc dấu lên trán bạn, hay ai đó bảo bạn rằng bạn là một phần của lời tiên tri, thì họ đã bỏ qua đặc tính quan trọng nhất của sự lãnh đạo, đó là nó nó đến từ trong tâm hồn. Nó là cách theo đuổi ước mơ của chính bạn -- dù không được mời, chẳng được gọi -- và sau đó là cộng tác với những người khác để biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Political parties: oh boy. Political parties could and should be one of the basic entry points for people to get engaged in politics. Instead, they've become, sadly, uninspiring and uncreative organizations that rely so heavily on market research and polling and focus groups that they end up all saying the same thing, pretty much regurgitating back to us what we already want to hear at the expense of putting forward bold and creative ideas. And people can smell that, and it feeds cynicism. (Applause)

Chính đảng: Chúa ơi! Những chính đảng có thể và nên là một trong những điểm bắt đầu cơ bản để mọi người tham gia vào chính trị. Đáng buồn thay, thay vì như thế, chúng đã trở thành những tổ chức tầm thường và thiếu sáng tạo, chúng phụ thuộc nặng nề vào những nghiện cứu thị trường, việc bỏ phiếu, và những nhóm tiêu điểm, và rồi chúng đều kết thúc bằng cách nói những điều giống hệt nhau, phần lớn là tuôn ra lại những điều mà chúng ta chỉ muốn nghe khi phải hy sinh những ý tưởng táo bạo và sáng tạo. Và người dân có thể cảm nhận những điều đó, và nó nuôi dưỡng thái độ hoài nghi. (Vỗ tay)

Charitable status: Groups who have charitable status in Canada aren't allowed to do advocacy. This is a huge problem and a huge obstacle to change, because it means that some of the most passionate and informed voices are completely silenced, especially during election time. Which leads us to the last one, which is our elections.

Tình trạng của các tổ chức từ thiện: Những nhóm mang danh nghĩa từ thiện ở Canada không được phép công bênh vực. Đây là một vấn đề lớn, một chướng ngại vật lớn phải thay đổi, bởi vì nó có nghĩa là một số những tiếng nói nhiệt huyết và có hiểu biết nhất bị giữ im lặng hoàn toàn, đặc biệt là trong các kì bầu cử. Điều đó dẫn chúng ta tới vấn đề cuối cùng, đó là những cuộc bầu cử.

As you may have noticed, our elections in Canada are a complete joke. We use out-of-date systems that are unfair and create random results. Canada's currently led by a party that most Canadians didn't actually want. How can we honestly and genuinely encourage more people to vote when votes don't count in Canada? You add all this up together and of course people are apathetic. It's like trying to run into a brick wall.

Như bạn thấy đấy, những cuộc bầu cử ở Canada là một trò đùa hoàn toàn. Chúng ta sử dụng những hệ thống lạc hậu, không công bằng và tạo ra những kết quả bừa bãi. Canada hiện nay được lãnh đạo bởi một đảng mà phần lớn người Canada không thực sự muốn. Làm sao chúng ta có thể, một cách trung thực và thành thực, cổ vũ mọi người bỏ phiếu khi mà những là phiếu không có trọng lượng ở Canada? Bạn có thể lắp ghép tất cả lại những điều này lại với nhau và dĩ nhiên là nhân dân sẽ thờ ơ. Giống như là cố gắng đâm đầu vào bức tường gạch vậy.

Now I'm not trying to be negative by throwing all these obstacles out and explaining what's in our way. Quite the opposite: I actually think people are amazing and smart and that they do care. But that, as I said, we live in this environment where all these obstacles are being put in our way. As long as we believe that people, our own neighbors, are selfish, stupid or lazy, then there's no hope. But we can change all those things I mentioned. We can open up city hall. We can reform our electoral systems. We can democratize our public spaces.

Không phải tôi cố tình tỏ thái độ tiêu cực nên lôi tất cả những trở lực này ra nói và giải thích tại sao chúng ngáng trở con đường của chúng ta. Mà thực tế ngược lại: tôi thực sự nghĩ rằng nhân dân thật là tuyệt vời, thông minh và rất quan tâm, Nhưng, như tôi đã nói, chúng ta sống trong một môi trường trong đó tất cả những chướng ngại đã được đặt ra để ngáng đường. Chừng nào ta còn tin rằng những người dân, những người hàng xóm của mình là ích kỉ, ngu dốt và lười biếng, thì sẽ không còn bất kì niềm hy vọng nào nữa. Nhưng chúng ta có thể thay đổi tất cả những điều tôi vừa nhắc đến. Chúng ta có thể mở rộng cửa tòa thị chính. Chúng ta có thể sửa đổi những hệ thống bầu cử. Chúng ta có thể dân chủ hóa không gian công cộng.

My main message is, if we can redefine apathy, not as some kind of internal syndrome, but as a complex web of cultural barriers that reinforces disengagement, and if we can clearly define, we can clearly identify, what those obstacles are, and then if we can work together collectively to dismantle those obstacles, then anything is possible.

Thank you.

(Applause)

Thông điệp chính của tôi là, nếu chúng ta có thể định nghĩa lại sự vô cảm, không phải như là một hội chứng bên trong cơ thể, mà là một chuỗi phức tạp của những rào cản văn hóa, những rào cản đang củng cố sự thờ ơ, và nếu chúng ta có thể định nghĩa rõ ràng, chúng ta có thể nêu đích danh những chướng ngại đó là gì, và sau đó nếu chúng ta có thể cùng làm việc để tháo dỡ những chướng ngại đó, thì mọi chuyện đều có thể.

Cảm ơn.

(Vỗ tay)

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn