MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 19, 2011

Russia's Shifting Political Landscape CẢNH QUANG CHÍNH TRỊ ĐANG THAY ĐỔI CỦA NƯỚC NGA



Russia's Shifting Political Landscape
CẢNH QUANG CHÍNH TRỊ ĐANG THAY ĐỔI CỦA NƯỚC NGA
February 1, 2012
1/2/2012
STRATFOR
STRATFOR
Part 1: An Overview of Political Changes
Russia's political landscape has been relatively calm and consolidated for the past decade under former President and current Russian Prime Minister Vladimir Putin. However, recent months have seen instability rise sharply, with a purge in the government, a shift in parliamentary election results and large protests in the streets. None of these is new to Russia, but these and other factors are converging and creating changes in Russia's political landscape.
Tổng quan về những thay đổi chính trị
Bức tranh chính trị của Nga đã tương đối êm đềm và thống nhất trong thập kỷ vừa qua dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống và hiện là Thủ tướng Vladimir Putin. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tình hình bất ổn đã đột ngột nổi lên với sự thanh trừng trong chính phủ, việc thay đổi kết quả bầu cử quốc hội và nhiều cuộc biểu tình lớn trên đường phố. Không có vấn đề nào trong số trên là mới đối với Nga, nhưng các vấn đề này cùng các yếu tố khác đang hội tụ và tạo ra những thay đổi trong bức tranh chính trị Nga.


When Putin came to power in 1999, he ruled a country that was in utter political disarray, economically broken and threatened by internal and external forces. He aggressively consolidated the country politically, economically and socially and quashed the security threats. The country rallied around him as Russia's "savior," a sentiment that in recent years evolved into a cult based on the belief that Putin is the sole heartbeat of the country.
Khi lên nắm quyền vào năm 1999, Putin đã lãnh đạo một đất nước trong hoàn cảnh vô cùng lộn xộn về chính trị, đổ vỡ về kinh tế và bị đe dọa bởi các lực lượng trong và ngoài nước. Ông đã quyết liệt củng cố đất nước. Về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và giải quyết các mối đe dọa an ninh. Nước Nga đã quy tụ xung quanh Putin, coi ông là “vị cứu tinh”, một tình cảm mà trong những năm gần đây phát triển thành một sự sùng bái với niềm tin rằng Putin là nhịp tim duy nhất của đất nước.
But Russia cannot survive indefinitely under one ruler; historically, internal dissent has risen and fallen inside the inherently unstable country. Such dissent had been under control for the last decade, allowing the country to strengthen. But now dissent is on the rise again, both outside the Kremlin and within Putin's circles of power. All of this comes as Russia is facing economic instability and national security concerns, and Russia's next presidential election -- in which Putin is running -- is a mere month away.
Tuy nhiên, nước Nga không thể tồn tại mãi mãi với một người lãnh đạo. Về phương diện lịch sử, sự bất đồng nội bộ đã tăng và giảm tại quốc gia vốn không ổn định này. Sự bất đồng đó đã được kiểm soát trong thập kỷ vừa qua giúp nước Nga mạnh lên. Tuy nhiên, hiện tại, sự bất đồng đó lại nổi lên, cả bên ngoài Cremli và trong vòng quyền lực của Putin. Tất cả những điều này phát sinh khi Nga đang đối mặt với bất ổn kinh tế và những lo ngại về an ninh quốc gia, và chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Nga, cuộc bầu cử mà Putin cũng ra tranh cử.
Kremlin Turmoil and Outside Pressure
The first shift in Russia's political landscape occurred because Putin's complex network of clans inside the Kremlin has utterly collapsed. When he came to power, Putin understood that he needed to set up a group of powerful loyalists to help with the aggressive consolidation needed to rebuild a strong Russia while planning a strategy for the future that involved many more liberal policies -- two seemingly contradictory goals. This led to the creation of two clans: the security hawks of the siloviki and the more liberal-minded civiliki. The clan-based system in the Kremlin was also meant to keep the two groups in competition with each other so neither would directly challenge Putin's authority. But the pressures related to a shift in economic policies, economic volatility, a failure in social policy regarding new political groups and personality conflicts all contributed to a massive breakdown in both clans. Putin had to scramble to keep his government functional as his loyalists pursued their own agendas, joined opposition groups or left the government altogether.
Cremli bất ổn và áp lực từ bên ngoài
Sự thay đổi đầu tiên trong đời sống chính trị Nga xảy ra là do mạng lưới các phe phái phức tạp của Putin bên trong Cremli đã hoàn toàn sụp đổ. Khi lên năm quyền, Putin hiểu rằng ông cần phải thiết lập một nhóm những người trung thành có sức mạnh để thực hiện việc thống nhất cần thiết nhằm xây dựng lại một nước Nga mạnh mẽ, đồng thời xây dựng chiến lược cho một tương lai chính trị tự do hơn – hai mục tiêu dường như mâu thuẫn với nhau. Điều này dấn đến việc tạo ra 2 phe phái: nhóm các quan chức an ninh diều hâu “Siloviki” và nhóm có tư tưởng tự do “Civiliki”. Hệ thống phe cánh bên trong Cremli này cũng là công cụ để giữ cho hai nhóm cạnh tranh với nhau để không nhóm nào trực tiếp thách thức đến quyền lực của Putin. Tuy nhiên, những áp lực thay đổi về chính sách kinh tế, tình hình kinh tế bất ổn, thất bại trong chính sách xã hội liên quan đến các nhóm chính trị mới và xung đột cá nhân đã dẫn đến sự đổ vỡ lớn trong cả 2 phái. Putin đã phải vất vả để giữ cho chính phủ hoạt động khi những người trung thành của ông theo đuổi chương trình nghị sự của chính họ, gia nhập các nhóm đối lập hoặc cùng rời bỏ chính phủ.
This breakdown has left Putin without a strong and focused team to help him handle the other shift in Russia's political scene: the rise of anti-Kremlin groups. The first real hint that these groups were gaining significance was the December 2011 parliamentary elections, in which Putin's United Russia party lost its supermajority in the Duma and opposition parties, particularly the Communist Party, nearly doubled their presence. The week after the elections, protests against alleged election fraud began stirring, culminating in a demonstration Dec. 24 that drew 80,000 participants -- one of the largest protests Russia has seen since Putin took power. The anti-Kremlin protest movements are not linked in their ideologies, roots, strategies or goals, but they have come together in mass demonstrations against the Kremlin, catching the attention of both Putin and the outside world.
Sự đổ vỡ này đã làm Putin không còn một đội quân mạnh để giúp ông giải quyết sự thay đổi khác trong đời sống chính trị của Nga: sự nổi lên của các nhóm chống Cremli. Thực tế đầu tiên cho thấy các nhóm này đang trở nên quan trọng là cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 12/2011. Trong cuộc bầu cử đó đảng Nước Nga Thống nhất của Putin đã mất vị thế đa số tuyệt đối trong Đuma và các đảng đối lập, đặc biệt là Đảng Cộng sản, gần như đã tăng gấp đôi sự hiện diện của mình. Tuần lễ sau bầu cử, các cuộc biểu tình phản đối sự gian lận trong bầu cử bắt đầu nổ ra, đỉnh điểm là cuộc biếu tình hôm 24/12 với sự tham gia của 80.000 người – một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Nga kể từ khi Putin lên nắm quyền. Các phong trào biểu tình chống Cremli không được liên kết bằng lý tưởng, nguồn gốc, chiến lược hay mục tiêu, nhưng họ đã đến với nhau trong các cuộc biểu tình chung chống lại Cremli. Điều này thu hút sự chú ý của cả Putin và thế giới bên ngoài.
Anti-Kremlin sentiment stems from many issues. Years of relative stability have led to a sense of political, social and economic security, which has fostered a belief among some Russians that the country no longer needs a "savior" like Putin. Prolonged periods of high energy prices and a strengthening Russian economy have created a new growing middle class, something not really seen in Russia before. Furthermore, much of the generation now coming of age was not raised under the Soviet Union or during the chaotic years immediately following its collapse. An extremist brand of nationalism has also risen across the country, leading more Russians to have no interest in a balanced government. Putin's government did not anticipate these shifts in recent years, and that failure has fed into dissent from within United Russia and the further rise of anti-Kremlin sentiment.
Tâm lý chống Cremli xuất phát từ nhiều vấn đề. Nhiều năm tương đối ổn định đã dẫn đến một tâm lý về an ninh chính trị, xã hội và kinh tế trong một số người Nga rằng đất nước không còn cần một “vị cứu tinh” như Putin nữa. Giá năng lượng cao trong một thời gian dài và nền kinh tế Nga đang mạnh lên đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, một điều chưa thực sự từng có ở nước Nga trước đây. Hơn nữa, nhiều người trưởng thành hiện nay không được nuôi dưỡng dưới chế độ Liên bang Xôviết hoặc trong những năm hỗn loạn ngay sau sự sụp đổ của Liên bang này. Một loại chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng đã nổi lên trên khắp nước Nga dẫn đến việc ngày càng có nhiều người Nga hơn không quan tâm đến một chính phủ cân bằng. Chính phủ của Putin không lường trước được những thay đổi này trong những năm gần đây và thất bại đó đã dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đảng Nước Nga Thống nhất và tâm lý chống Cremli tiếp tục nổi lên.
When all of these crises seemed to erupt within a few months, Putin's reaction was uncharacteristically slow. But now he is beginning to form a strategy to deal with the crises in the short term and formulate long-term political and social policies to take into account the shifts in Russia. This kind of adjustment has occurred cyclically throughout Russian history as the country has shifted between stability and chaos.
Khi dường như tất cả các khủng hoảng này đã nổ tung trong vài tháng qua, phản ứng của Putin là quá chậm chạp. Tuy nhiên, hiện tại ông đang bắt đầu đưa ra một chiến lược để giải quyết những khủng hoảng này trong ngắn hạn và xây dựng các chính sách chính trị và xã hội dài hạn để tính toán đến những thay đổi này ở Nga. Loại điều chỉnh này đã diễn ra theo chu kỳ trong suốt lịch sử nước Nga khi đất nước chuyển giao giữa ôn định và hỗn loạn.
Putin's Perception Issue
However, these crises are creating problems of perception for Putin and Russia, and the longer Putin takes to resolve these crises, the weaker he will appear to the rest of the world. Putin needs to be seen as a strong and stable leader in order to effectively reorganize his loyalists and manage the strengthening anti-Kremlin groups.
Vấn đề nhận thức của Putin
Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng đang tạo ra các vấn đề về nhận thức đối với Putin và nước Nga, và Putin càng mất thời gian để giải quyết các cuộc khủng hoảng này thì ông càng yếu hơn trước thế giới, Putin cần được coi là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và ổn định để tái tồ chức hiệu quả những người trung thành và quản lý các nhóm chống Cremli đang ngày càng mạnh lên.
The perception of a weaker Putin -- and a weaker Russia -- could also affect how well Russia handles other large challenges in the areas of economics and security. Political volatility and the perception that Putin is weakening is discouraging investors in Russia, which was depending on outside investment in order to launch its massive modernization and privatization programs. The perception of a weaker Kremlin will also affect Russia's resurgence in its former Soviet states and attempts to increase pressure in its near abroad, particularly Central Europe. Other countries, especially the United States, have taken advantage of the instability inside Russia and are attempting to exploit the image that Moscow is not as strong or powerful as it claims to be. As Russia continues to pressure Central Europe and Washington's interests in the region, Moscow cannot allow internal issues to erode its position.
Việc nghĩ rằng Putin yếu hơn và nước Nga cũng yếu hơn có thể ảnh hưởng đến việc nước Nga giải quyết những thách thức lớn hơn trong lĩnh vực kinh tế và an ninh. Sự biến động về chính trị và quan niệm rằng Putin yếu đi đang làm nản lòng các nhà đầu tư ở Nga – đất nước phụ thuộc vào đầu tư từ bên bên ngoài để thực hiện các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá lớn. Quan niệm rằng Cremli yếu hơn cũng ảnh hưởng đến sự nổi lên trở lại của Nga ở các quốc gia thuộc Liên xô trước đây và nỗ lực tăng sức ép đối với khu vực láng giềng gần của Nga, đặc biệt là Trung Âu. Các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ, đã tận dụng sự bất ổn bên trong nước Nga và đang cố gắng khai thác hình ảnh rằng Mátxcơva không mạnh như họ tuyên bố. Vì Nga tiếp tục gây sức ép đối với Trung Âu và các lợi ích của Mỹ ở khu vực này, Mátxcơva không thể cho phép các vấn đề nội bộ xói mòn vị thế của mình.
Ultimately, the question is not whether Putin can handle the domestic instability and shifting political landscape inside the country, but how long it will take him to rein it in. With elections on the horizon, and the perception of Russia's -- and Putin's -- power eroding, the Russian leader will have to get his house in order before he can tend to grander schemes for the country.
One of the issues causing -- and prolonging -- Russia's current political instability is the complete breakdown of the Kremlin's power clans.
Cuối cùng, câu hỏi không phải là liệu Putin có thể giải quyết sự bất ổn nội bộ và tình hình chính trị đang thay đổi ở bên trong nước Nga hay không, mà là mất bao lâu để ông kiềm chế nó. Với việc bầu cử đang đến gần và quan niệm cho rằng sức mạnh của nước Nga và của Putin đang bị xói mòn, Putin sẽ phải ổn định tình hình trước khi ông có thế đưa ra những chương trình lớn hơn cho nước Nga. Một trong những vấn đề gây ra và kéo dài tình trạng bất ổn chính trị hiện nay của Nga là sự đổ vỡ hoàn toàn của các phe phái quyền lực trong Cremli.
Part 2: Breakdown of the Kremlin Clans
Sự đổ vỡ của các phe phái trong Cremli
When Prime Minister Vladimir Putin came to power in 1999, he began creating a complex organization comprising many ambitious and powerful people to help him rule the country. Putin understood that he would need a mix of people who could handle Russia's need for tight security and control in the short term but strategize for a more modern and liberal economy in the future -- seemingly conflicting aims, but Putin saw both as necessary to address the problems facing the country.
Khi lên nắm quyền năm 1999, Vladimir Putin bắt đầu tạo ra một tổ chức phức tạp bao gồm các nhân vật có tham vọng và sức mạnh để giúp ông điều hành đất nước. Putin hiểu rằng ông cần một sự kết hợp các nhân vật để xử lý yêu cầu thắt chặt an ninh của nước Nga và kiểm soát trong ngắn hạn những chiến lược cho một nền kinh tế hiện đại và tự do hơn trong tương lai – dường như là các mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhưng Putin thấy cả hai đều là cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề nước Nga đang phải đối mặt.
Though there are countless small groups and loyalties among those in the Kremlin, Putin's system can be divided essentially into two clans -- the siloviki and the civiliki. Two very ambitious (and at times ruthless) men ran these clans: Deputy Prime Minister Igor Sechin, who ran the siloviki, and Vladislav Surkov, who ran the civiliki and was recently demoted from first deputy chief of staff. Each man controlled large portions of government bureaucracy, state companies and critical instruments of control throughout Russia. It was an arrangement in which two groups with starkly different backgrounds, ideologies and strategies would be played off each other, and Putin's personal ties to both groups would put him in a position of ultimate power. This allowed him to select which policies to put forward that might not be too appealing to certain elements within the Kremlin. It also kept these ambitious politicians concentrated on each other and not on Putin, who was seen as the great stabilizer.
Mặc dù có rất nhiều nhóm nhỏ và những người trung thành trong số những người trong Cremli, nhưng hệ thống của Putin cơ bản được chia thành 2 phái: Siloviki và Civiliki. Hai nhân vật đầy tham vọng, và đôi khi tàn nhẫn, lãnh đạo 2 phái này là Phó thủ tướng Igor Sechin, đứng đầu Siloviki, và Vladislav Surkov, đứng đầu Civiliki. Mỗi nhân vật này kiểm soát một bộ phận lớn của chính phủ, các công ty nhà nước và các công cụ kiểm soát quan trọng trên khắp nước Nga. Có một sự sắp xếp mà trong đó 2 nhóm với nền tảng, hệ tư tưởng và chiến lược khác nhau này có thể lột mặt nạ lẫn nhau và các mối quan hệ cá nhân của Putin với cả hai nhóm này đặt ông vào một vị thế quyền lực tối thượng. Điều này cho phép ông có thể lựa chọn những chính sách thực hiện mà không cần những chính sách đó phải quá hấp dẫn đối với một số thành phần nhất định trong Cremli. Điều này cũng giúp giữ cho các chính trị gia đầy tham vọng này tập trung vào nhau, không nhằm vào Putin, người được coi là nhân tố ổn định tuyệt vời
The Clans
The siloviki clan primarily consists of security hawks and former operatives with the KGB (now known as the Federal Security Service, or FSB) -- like Putin. The siloviki primarily fall under the control of Sechin, who played a major role in centralizing the Russian economy and ousting foreign influence over the past decade. Political power brokers like National Security Chief Nikolai Patrushev, Duma Speaker Boris Gryzlov (who has since been removed from his position) and NATO envoy Dmitri Rogozin bolstered Sechin's strength. The siloviki's goal has been to create a tightly controlled, globally strong Russia at the expense of individual rights and democracy. Over the past decade, the siloviki arguably have been the stronger of the two clans, implementing policies of consolidation in Russian business, uniting politically under one party (United Russia) and aggressively pushing Russian influence into Moscow's former Soviet sphere.
Các phe phái
Nhóm Siloviki cơ bản bao gồm các nhân vật an ninh diều hâu và các cựu nhân viên KGB như Putin. Nhóm này cơ bản nằm dưới sự kiểm soát của Sechin, người có vai trò chính trong việc tập trung hoá nền kinh tế Nga và đánh bật ảnh hưởng của nước ngoài trong thập kỷ qua. Các nhân vật quyền lực chính trị như Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev, chủ tịch Đuma Boris Gryzlov, phái viên NATO Dmitri Rogozin đã hỗ trợ cho sức mạnh của Sechin. Mục tiêu của nhóm Siloviki là tạo ra một nước Nga được kiểm soát chặt chẽ và có sức mạnh toàn cầu bằng việc hy sinh các quyền cá nhân và dân chủ. Trong thập kỷ qua, nhóm Siloviki dần dân đã trở thành nhóm mạnh hơn trong 2 phái, thực hiện các chính sách thống nhất trong doanh nghiệp Nga, đoàn kết trong một đảng (Nước Nga Thống nhất) và quyết liệt đưa ảnh hưởng của Nga vào khu vực thuộc Liên Xô trước đây.
The siloviki's rival clan, the loosely organized civiliki, comprises liberal-minded economists, social strategists and non-KGB-linked politicians who worked with Putin in St. Petersburg in the 1990s. The civiliki are not as consolidated in their views as the siloviki; essentially, the factor uniting them is that they are not siloviki. Though the civiliki clan has evolved during the past decade, Vladislav Surkov -- who exerts most of his power behind the scenes and who has worked closely with Sechin in the past -- has run it recently. Although their agendas vary, the civiliki primarily want to create more liberal and complex financial, economic and social policies for Russia -- not really pro-Western policies, but policies that are more focused on social and economic needs than security. Though sidelined for most of the 2000s, at the end of the previous decade the civiliki's plans started to gain prominence.
Đối thủ của nhóm Siloviki, nhóm Civiliki có tổ chức lỏng lẻo, bao gồm các nhà kinh tế có đầu óc tự do, các chiến lược gia xã hội và các chính trị gia không có quan hệ vói KGB nhưng làm việc với Putin tại St. Petersburg trong thập niên 1990. Nhóm Civiliki không thống nhất quan điểm với nhau như nhóm Siloviki. Yếu tố quy tụ họ là việc họ không phải là Siloviki. Mặc dù nhóm Civiliki đã phát triển trong thập kỷ qua, nhưng Vladislav Surkov, người sử dụng phần lớn quyền lực của mình đằng sau hậu trường và đã từng làm việc chặt chẽ với Sechin trong quá khứ, gần đây mới lãnh đạo nhóm này. Mặc dù chương trình nghị sự của nhóm này thay đổi, nhưng Civiliki cơ bản là muốn tạo ra một nước Nga có chính sách tài chính, kinh tế và xã hội tự do và phức hợp hơn, không hẳn là những chính sách thân phương Tây, nhưng là những chính sách tập trung hơn vào các nhu cầu xã hội và kinh tế so với những nhu cầu về an ninh. Mặc dù phải ngồi ngoài trong phần lớn những năm 2000, nhưng cuối thập niên qua, các kế hoạch của nhóm Civiliki đã bắt đầu nổi lên.
The Shift and Breakdown of the Clans
Although the clans' conflict has been contained over the last decade, the struggle to maintain a balance between them has always been an issue. Though the siloviki's policies for Russia mostly dominated the 2000s, it was a civiliki that Putin chose to succeed him as president in 2008 in an attempt to maintain the balance. And as Russia grew stronger and more stable both internally and in its near abroad, the Kremlin was able to shift its focus from Russia's security to its future -- meaning that a few more liberal social and economic policies could be considered. The problem was that this political shift threw the Kremlin clans off balance. It came as Russia was about to face ripple effects from the European financial crises, and as a change in political sentiment in Russia -- the rise of the Communists and protest movements -- began. The problem with the Kremlin clans' balance might have been handled more easily if not for these other factors, but the timing of these events led to a complete breakdown of the clan system.
Sự thay đổi và tan vỡ của các phe phái
Mặc dù xung đột của các phe phái đã được kiềm chế trong thập niên vừa qua, nhưng cuộc đấu tranh để duy trì sự cân bằng giữa các phe phái luôn luôn là một vấn đề. Dù chính sách của Siloviki gần như thống trị thập niên 2000 nhưng chính một nhân vật Civiliki đã được Putin chọn để kế nhiệm chức tổng thống của ông vào năm 2008 trong một nỗ lực nhằm duy trì sự cân bằng. Và khi nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn và ổn định hơn cả bên trong và ở nước ngoài cận kề, Cremli đã có thể chuyển từ trọng tâm an ninh của nước Nga sang tương lai của nó – có nghĩa là có một số chính sách xã hội và kinh tế tự do hơn có thể được xem xét. Vấn đề là sự thay đổi chính trị này làm các phe phái trong Cremli mất cân bằng. Điều này diễn ra khi mà Nga đang phải đối mặt với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính của châu Ấu và khi một sự thay đổi trong tâm lý chính trị trên đường phố của Nga bắt đầu – sự nổi lên của chủ nghĩa Cộng sản và các phong trào biểu tình. Vấn đề đối với sự cân bằng giữa các phe phái trong Cremli có thể được giải quyết dễ dàng hơn nếu không có những yếu tố khác, nhưng thời điểm của những sự kiện này đã dẫn đến một sự tan vỡ hoàn toàn của hệ thống phe phái này.
Although numerous political moments over the past two years can be said to have led to the Kremlin crisis, a few crucial events were the major contributors to the imbalance:
Mặc dù trong 2 năm qua có nhiều phong trào chính trị có thể được cho là đã dẫn đến cuộc khủng hoảng của Cremli, nhưng một vài sự kiện chính đóng góp cho sự mất cân bằng này là:
When the civiliki's policy suggestions began taking precedence, the Kremlin had to rein in the siloviki's ideology of economic centralization and their control over major businesses. This threw the siloviki into disarray and displaced most of their power base. It was during this time that Sechin reportedly became ill and stepped out of the spotlight, leaving numerous political heavyweights to struggle for dominance.
Khi những gợi ý chính sách của Civiliki bắt đầu chiếm ưu thế, Cremli đã kiềm chế tư tưởng tập trung kinh tế và quyền kiếm soát đối với một số doanh nghiệp lớn của nhóm Siloviki. Điều này làm nhóm Siloviki xáo trộn và mất phần lớn nền tảng sức mạnh. Đó chính là khoảng thời gian Sechin thông báo bị bệnh và rời ánh đèn sân khấu, để lại nhiều nhân vật chính trị nặng ký đấu tranh cho sự thống trị.
The civiliki were put in charge of economic projects (like the modernization and privatization programs) and social programs (such as the All-Russia People's Front and "managed democracy") to prepare the country socially and politically for the future. But the civiliki -- who never were really united -- began fighting among themselves about how to implement these changes. As the financial and social crises began erupting in Russia, the civiliki's plans started to show cracks. This is where public disagreements between the civiliki chief, Surkov, and Russian President Dmitri Medvedev started (as well as the very public row between Medvedev and then-Finance Minister Alexei Kudrin).
Nhóm Civiliki được giao phụ trách các dự án kinh tế (như các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá) và các chương trình xã hội (như Mặt trận nhân dân toàn Nga và “dân chủ có quản lý”) để chuẩn bị về mặt xã hội và chính trị cho tương lai của đất nước. Tuy nhiên, nhóm Civiliki, những người chưa bao giờ thực sự thống nhất, bắt đầu đấu tranh với chính nhau về việc thực biện những thay đổi này như thế nào. Khi cuộc khủng hoảng tài chính và xã hội bắt đầu xảy ra tại Nga, các kế hoạch của nhóm Civiliki bắt đầu thể hiện những rạn nứt. Đây chính là điểm bắt đầu những bất đồng công khai giữa người đứng đầu nhóm Civiliki, Surkov, và Tổng thống Nga Dmitri Medvedev.
The Kremlin's social and political policies engineered by Surkov failed to take into account the growing anti-Kremlin sentiment among the population. Putin had put an exorbitant amount of trust in Surkov's schemes to win over the people, contain dissent and maneuver through the Kremlin clan politics throughout the years. The most recent plan, "managed democracy," was meant to smooth Putin's transition back into the presidency by creating smaller "independent' political parties that the Kremlin controlled behind the scenes, giving the appearance of a more democratic Russia. The scheme failed, as it was obvious to those outside and inside the Kremlin that this did nothing to make room for actual independent sentiment. This was one of the many failures that prompted dissent within Putin's political party, United Russia, and helped spark the rise of the Communists and the various protest movements.
Những chính sách xã hội và chính trị của Cremli được Surkov đưa ra đã không tính đến tâm lý chống Cremli đang ngày càng tăng lên trong dân chúng. Putin đã quá tin vào những kế hoạch của Surkov để lôi kéo nhân dân, kiềm chế bất đồng chính kiến và dẫn dắt đời sống chính trị phe phái của Cremli đi qua nhiều năm. Kế hoạch mới nhất, “dân chủ có quản lý”, là công cụ để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển giao của Putin quay lại làm tổng thống bằng cách tạo ra các đảng phái chính trị “độc lập” nhỏ hơn, Cremli kiểm soát đằng sau hậu trường, để làm ra vẻ nước Nga dân chủ hơn. Kế hoạch này thất bại vì những người bên trong và bên ngoài Cremli thấy rõ ràng rằng kế hoạch này chẳng làm gì để tư tưởng độc lập thực sự có chỗ đứng. Đây là một trong nhiều thất bại đã khuyến khích sự bất đồng trong nội bộ đảng chính trị của Putin, đảng Nước Nga Thống nhất, và giúp tạo ra sự nổi lên của đảng Cộng sản và nhiều phong trào biểu tình.
With the siloviki already struggling, the civiliki collapsed. Surkov was demoted, Kudrin left the government to work with the protesters, and the civiliki were left without a leader or organization or much power. Both clans broke down completely at a time when the anti-Kremlin movements started to rise and elections were on the horizon.
Với việc nhóm Siloviki khó khăn, nhóm civiliki sụp đổ. Surkov bị giáng chức, Kudrin rời khỏi chính phủ để làm việc với những người biểu tình, và Civiliki đã không còn có một nhà lãnh đạo hoặc tổ chức hay quyền lực. Cả hai phe phái tan vỡ hoàn toàn tại một thời điểm các phong trào chống Cremli bắt đầu tăng lên và bầu cử đang đến gần.
Putin Reacts
Putin's reaction to these circumstances was slower than his responses to similar incidents in the past. Previously, when there was dissidence in the streets, Putin had a loyal team that would respond, and when there were problems within the Kremlin typically he had one clan organized to make up for the other's shortfalls. In this instance, Putin seems to have used a twofold response: He used short reactionary fixes to quell the instability to a degree while he began designing new economic and social policies and rebuilding the Kremlin clans. The quick fixes he employed were as follows:
Phản ứng của Putin
Phản ứng của Putin đối với những tình huống lần này là chậm hơn so với những sự kiện tương tự trong quá khứ. Trước kia, khi có sự bất đồng trên đường phố, Putin có một nhóm trung thành có thể giải quyết và khi có những vấn đề trong nội bộ Cremli, Putin có một nhóm được tổ chức để bù đắp cho những khiếm khuyết của nhóm kia. Trong trường hợp này, Putin dường như đã sử dụng kế hoạch phản ứng gồm 2 phần: Ông đã sử dụng những sửa chữa ngắn hạn để dập tắt sự bất ổn đến một mức độ nào đó đồng thời bắt đầu xây đựng các chính sách kinh tế và xã hội mới và tái xây dựng các phe phái. Những sửa chữa nhanh chóng mà Putin thực hiện gồm:
Putin reacted to the decline of his party -- and rise of the Communist Party -- in the recent Duma elections by sacking one of his party's senior members, Gryzlov, as speaker of the Duma. Putin replaced Gryzlov with another, more moderate member of the siloviki who is technically adept at handling a parliament in which United Russia lost the supermajority: Sergei Naryshkin.
Putin phản ứng với sự suy giảm đảng của mình và sự nổi lên của đảng Cộng sản trong cuộc bầu cử Đuma gần đây bằng việc sa thải một trong những thành viên cao cấp trong đảng của ông, Gryzlov, chủ tịch Đuma. Putin thay thế Gryzlov bằng một thành viên Siloviki khác, ôn hoà hơn, có kỹ năng cư xử về mặt kỹ thuật trong một quốc hội mà đảng Nước Nga Thống nhất mất vị thế đa số tuyệt đối: Sergei Naryshkin.
In response to the mass protests, Putin drastically demoted his social and political strategist, Surkov, for the failure of the "'managed democracy"' plan among others. Surkov publicly acknowledged his own failures. However, Putin cannot get rid of the former civiliki leader altogether because, although he might have been abandoned by most of his clan, the one portfolio he holds could be dangerous to all of Russia if left unmanaged: Chechnya. Surkov is the handler for Chechen President Ramzan Kadyrov, who is keeping the instability in the Caucasus at a low simmer for the time being.
Nhằm đối phó với các cuộc biểu tình của dân chúng, Putin cách chức chiến lược gia xã hội và chính trị Surkov vì sự thất bại của kế hoạch “dân chủ có quản lý” cũng như các thất bại khác. Surkov công khai thừa nhận những thất bại của chính mình. Tuy nhiên, Putin không thể loại bỏ hoàn toàn nhà cựu lãnh đạo Civiliki này vì dù Surkov bị phe phái của mình bỏ rơi, chức vụ ông nắm giữ sẽ gây nguy hiểm cho toàn nước Nga nếu bị để không có ai quản lý: Surkov là người điều khiển Tống thống Chesnia Ramzan Kadyrov, người đang giữ cho sự bất ổn ở khu vực Cápcadơ khỏi sôi lên ở thời điểm hiện tại.
Putin has also answered the rise of anti-Putin and anti-Kremlin sentiment in the country by allowing some political and social reforms to take place. He has also reined in many of the siloviki who would prefer to respond to dissent by violently cracking down and arresting the protesters en masse and clamping down on the Communists by arranging a "change in management" for the party.
Putin cũng đáp lại sự nổi lên của tâm lý chống Putin và Cremli ở Nga bằng việc cho phép thực hiện một số cải cách chính trị và xã hội. Ông cũng kiềm chế nhiều nhân vật Siloviki, những người muốn đối phó với bất đồng chính kiến bằng đàn áp bạo lực và bắt giữ những người biểu tình đồng loạt và kiểm soát chặt chẽ những người Cộng sản bằng cách sắp xếp một “sự thay đổi trong quản lý” đối với đảng này.
Putin is buying time to start grappling with the much deeper issues of forming new social, political and economic policies and rebuilding a network among his loyalists and Kremlin elites. His previous plan took a decade to reach fruition, but he does not have that long this time, as Russia's presidential election will be held March 4.
Putin cũng đang câu giờ để bắt đầu vật lộn với những vấn đề sâu sắc hơn trong việc hình thành các chính sách xã hội, chính trị và kinh tế mới và tái xây dựng một mạng lưới trong số những người trung thành của ông và trong tầng lớp lãnh đạo Cremli. Kế hoạch trước đây của ông đã cần một thập kỷ để đạt được thành quả, nhưng lần này ông không có nhiều thời gian vì cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 4/3 tới.
Putin is starting with a new social and political policy being designed by Surkov's replacement, Alexander Voloshin. Surkov's strategy had always been extremely complex, with a great deal of emphasis on appearance, but Voloshin seems much more straightforward in how to handle the rise of anti-Kremlin groups in the country. Stratfor sources in Moscow have said that Voloshin has been given until mid-February -- just weeks before the election -- to formulate a plan.
Putin cũng đang bắt đầu một chính sách xã hội và chính trị mới được thiết kế bởi người thay thế Surkov là Alexander Voloshin. Chiến lược của Surkov luôn luôn rất phức tạp, chú ý nhiều đến hình thức, nhưng Voloshin dường như nhằm thẳng vào vấn đề làm như thế nào để giải quyết sự nổi lên của các nhóm chống Cremli ở Nga. Các nguồn tin của Stratfor tại Mátxcơva nói rằng Voloshin được cho thời gian đến tận giữa tháng 2, chỉ ít tuần trước cuộc bầu cử, để đưa ra một kế hoạch.
A new economic policy to accommodate the anti-Kremlin movements' demands for a policy change and the rippling crises from Europe being felt in Russia appears to be on hold. The reason for this is that during the clans' breakdown, the Kremlin's chief financial mind -- Kudrin -- defected from Putin's side. There are other economists in the government, but Kudrin orchestrated Russia's growth and stability over the past decade. He also understands the need to balance liberal economics with Russia's national security. Stratfor sources have indicated that Putin wants Kudrin back in the government. Kudrin has named his price to return: the premiership, so that he does not have to answer to anyone but Putin. It is not clear how this would be received, since Kudrin has been flirting with anti-Kremlin movements and the premiership had long been promised to Medvedev.
Một chính sách kinh tế mới nhằm thích ứng với yêu cầu của các phong trào chống Cremli đòi hỏi có một sự thay đổi chính sách và thích ứng với những tác động của cuộc khủng hoảng của châu Âu đối với Nga, dường như đang bị đình trệ. Lý do là vì trong khi các phe phái tan rã, bộ óc về tài chính của Cremli, Kudrin, đã từ bỏ phe của Putin. Có các nhà kinh tế khác trong chính phủ, nhưng Kudrin đã điều phối sự tăng trưởng và ổn định của Nga trong thập kỷ qua. Ông cũng hiểu sự cần thiết của việc cân bằng kinh tế tự do với an ninh quốc gia của Nga. Các nguồn tin của Stratfor cho thấy rằng Putin muốn Kudrin quay lại chính phủ. Kudrin đã đưa ra giá để ông quay lại: chức thủ tướng, do đó ông không phải trả lời ai ngoài Putin, Chưa rõ là điều này sẽ được đón nhận như thế nào vì Kudrin đã lôi kéo các phong trào chống Cremli và chức thủ tướng đã được hứa để cho Medvedev.
Rebuilding a clan system in the Kremlin is more problematic, as there are many powerful personalities with different agendas to consider. The civiliki have shattered into countless factions with no uniting figurehead. Should Kudrin come back to the fold, he could be savvy enough to lead a new version of the civiliki, though it is too soon to tell. Just recently, the siloviki seem to be reconsolidating. Sechin is working again, and the clan has no real opposition to its agenda. In order to ensure that the siloviki do not make too many opportunistic moves, Putin has brought back an older senior leader of the siloviki who understands that a balance in the Kremlin is needed: Sergei Ivanov.
Tái xây dựng một hệ thống phe phái trong Cremli khó khăn hơn vì có quá nhiều nhân vật quyền lực với chương trình nghị sự khác nhau để xem xét. Nhóm Civiliki đã chia rẽ thành rất nhiều nhóm nhỏ không có một nhân vật đoàn kết đứng đầu. Nếu Kudrin quay trở lại, ông ta có thể đủ hiểu biết để lãnh đạo một phiên bản Civiliki mới, dù vẫn còn quá sớm để nói điều này. Mới gần đây, nhóm Siloviki dường như đang củng cố lại. Sechin làm việc lại và nhóm này có đối thủ thực sự đối với chương trình nghị sự của mình. Để đảm bảo rằng nhóm Siloviki không làm mất quá nhiều cơ hội, Putin đã đưa trở lại một nhà lãnh đạo cũ của Siloviki, người hiểu rằng một sự cân bằng trong Cremli là cần thiết, đó là Sergei Ivanov.
Putin is rebuilding his clan system as well as he can while juggling Russia's other problems. On Jan. 23, Putin vowed that once the presidential election had passed, he would make far-reaching personnel changes. He said this does not mean everyone will be fired, but there would be some major reshuffles. In the past, Putin has not been squeamish about sacking some of the country's most powerful figures, and he could consider this the best time to set up a system around him to help him lead an increasingly complex Russia for years to come.
Putin đang xây dựng lại hệ thống phe phái của mình trong khi vừa tung hứng các vấn đề khác của Nga. Ngày 23/1, Putin hứa rằng một khi cuộc bầu cử tống thống trôi qua, ông sẽ thay đổi nhân sự sâu rộng. Ông nói điều này không có nghĩa là tất cả mọi người sẽ bị sa thải, nhưng sẽ có một số cải tổ nhân sự lớn. Trong quá khứ, Putin đã không quá câu nệ việc sa thải một số nhân vật quyền lực nhất của đất nước và ông có thể xem xét điều này vào thời gian tốt nhất đế thiết lập một hệ thống xung quanh giúp ông lãnh đạo một nước Nga ngày càng phức tạp trong những năm tới.
Part 3: Rising Anti-Kremlin Movements
The second large trend reshaping Russia's political landscape is the strengthening of numerous movements opposed to Russian Prime Minister Vladimir Putin or the Kremlin. The periodic rise and fall of political dissidence is a Russian tradition. In the past decade, political sentiment has focused on Putin as Russia's "savior," a phenomenon that grew into something like a cult of personality centered on Putin. Now that Russia does not need saving anymore, though, the narrative has changed. Increasing dissent has garnered international media attention and prompted the Kremlin to take another look at politics on the other side of its high red brick walls.
Các phong trào chống Cremli đang nổi lên
Xu hướng lớn thứ hai làm thay đổi tình hình chính trị Nga là sự kiên cường của hàng loạt các phong trào phản đối Thủ tướng Vladimir Putin hoặc Cremli. Bất đồng chính trị lên xuống theo chu kỳ là một truyền thống của Nga. Trong thập kỷ qua, tâm lý chính trị đã tập trung vào Putin như là “vị cứu tinh” của nước Nga, hiện tượng đã phát triển thành thứ gì đó giống, như một sự sùng bái cá nhân được tập trung vào Putin. Hiện tại, nước Nga không cần cứu giúp nữa, dù câu chuyện đã thay đổi. Bất đồng chính kiến gia tăng đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế và thúc đẩy Cremli có thêm cái nhìn khác về đời sống chính trị. ở phía bên ngoài bức tường gạch đỏ của Cremli.
Opposition political groups have strengthened and become important for numerous reasons. First, Russia no longer faces the threats of imminent economic collapse or major security issues. Second, Russia is undergoing a generational shift; the Soviet Union fell more than 20 years ago, which means the generation of Russians coming into their 20s now have a vastly different worldview from that of their predecessors. Furthermore, the increasing use of social media in Russia could be facilitating more efficient communication between and within dissenting groups.
Các nhóm chính trị đối lập đã củng cố và trở nên quan trọng vì nhiều lý do. Thứ nhất, nước Nga không còn đối mặt với các mối đe dọa sụp đổ kinh tế hay các vấn đề an ninh lớn. Thứ hai, Nga đang trong quá trình thay đổi lớn; Liên bang Xôviết đã tan rã hơn 20 năm, có nghĩa là thế hệ người Nga ở độ tuổi 20 hiện nay có thế giới quan khác hoàn toàn so với thế hệ trước đây. Hơn nữa, việc tăng cường truyền thông xã hội ở Nga cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc hiệu quả hơn giữa và trong nội bộ các nhóm bất đồng chính kiến.
Contributing to the dissent is a sharp increase in nationalism. Generally, over the past decade nationalist groups like the Kremlin-created Nashi youth group and Young Guard political group were considered favorable for Putin. However, in recent years, more extreme breeds of nationalists have re-emerged -- some who long for more traditional Russian values instead of the balance of policies Putin recently implemented. Ultranationalists wanting policies that limit immigration and Islam, the so-called Russia for Russians movement and others, are also growing.
Đóng góp cho bất đồng chính kiến là sự gia tăng mạnh mẽ của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Nhìn chung, trong thập kỷ qua, các nhóm dân tộc chủ nghĩa, như nhóm thanh niên Nashi được Cremli thành lập và nhóm chính trị Vệ binh Thanh niên, được coi là ủng hộ cho Putin. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại hình cực đoan hơn của dân tộc chủ nghĩa đã tái nổi lên. Một số mong mỏi giá trị truyền thống Nga hơn là sự cân bằng của các chính sách được Putin thực hiện gần đây. Các nhân vật dân tộc chủ nghĩa cực đoan muốn có những chính sách hạn chế việc di cư và Hồi giáo, như phong trào được gọi là Nước Nga cho người Nga và các phong trào khác, cũng đang phát triển.
The proliferation of groups that do not share the Kremlin's view has translated into large protests in the streets and losses for Putin's ruling party, United Russia, in recent parliamentary elections. Putin has begun taking these groups into account after largely ignoring them for the past decade and is shifting his policies to accommodate them. However, these anti-Kremlin groups must be examined individually to determine whether they can actually threaten Putin's hold on power.
Sự xuất hiện của các nhóm không có chung quan điểm với Cremli đã chuyển thành các cuộc biểu tình lớn trên đường phố và những thiệt hại cho đảng cầm quyền của Putin, Nước Nga Thống nhất, trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây. Putin đã bắt đầu tính toán đến các nhóm này sau khi gần như đã bỏ qua trong suốt thập kỷ qua và đang điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp. Tuy nhiên, các nhóm chống Cremli này phải được đánh giá riêng rẽ để xác định xem họ có thực sự đe dọa đến quyền lực của Putin hay không.
The Communists' Re-Emergence
The anti-Kremlin groups' rise became noticeable in Russia's Dec. 4, 2011, parliamentary elections, when Putin's United Russia party won just under 50 percent. The other three political parties in the Duma -- the Communists, Just Russia and the Liberal Democrats -- all benefited from United Russia's decline, but the Communist Party made the most important gain. The successor to the Communist Party of the Soviet Union, the current Communist Party has always been a factor in post-Soviet Russian politics. The Communists share their Soviet-era parent party's ideology of nationalism. The party was fairly prominent in the 1990s, but its popularity dwindled during Putin's rule. For most of the past decade, the Communists held 11-12 percent of the seats in the Duma, but in the 2011 parliamentary elections they nearly doubled their representation, winning 20 percent of the parliamentary seats.
Đảng Cộng sản nổi lên trở lại
Sự nổi lên của các nhóm chống Cremli trở nên đáng chú ý từ ngày 4/12/2011, ngày bầu cử quốc hội Nga, khi đảng Nước Nga Thống nhất của Putin giành chiến thắng dưới 50%. Ba đảng chính trị khác trong Đuma, đảng Cộng sản, nước Nga Công bằng và đảng Dân chủ Tự do, đều hưởng lợi từ sự suy giảm của Nước Nga Thống nhất, nhưng đảng Cộng sản đã có sự vượt lên quan trọng nhất. Kế thừa đảng Cộng sản Liên Xô, đảng Cộng sản hiện nay luôn là một yếu tố trong chính sách của nước Nga hậu Xôviết. Đảng Cộng sản có chung ý thức hệ dân tộc chủ nghĩa với đảng tiền thân. Đảng Cộng sản khá nổi bật trong thập niên 1990, nhưng sự phổ biến của đảng này đã thu hẹp lại dưới thời lãnh đạo của Putin. Trong phần lớn thập kỷ vừa qua, đảng Cộng sản chủ yếu nắm khoảng 11-12% số ghế trong Đuma, nhưng trong cuộc bầu cử Quốc hội 2011, họ đã tăng gấp đôi sự hiện diện của mình, giành 20% số ghế.
The more traditional and security-oriented voters who had become disenchanted with United Russia and Putin's policies looked to the Communist Party as one of their chief alternatives. This led to the party's rise in the Duma and made the Communists' leader, Gennady Zyuganov, second in the polls for the upcoming presidential election behind Putin (though it is not a close second).
Những cử tri theo xu hướng truyền thống và an ninh vỡ mộng với đảng Nước Nga Thống nhất và các chính sách của Putin đã quay sang đảng Cộng sản như là sự lựa chọn thay thế chính. Điều này dẫn đến sự nổi lên của đảng Cộng sản trong Đuma và giúp nhà lãnh đạo của đảng, Gennady Zyuganov, vươn lên đứng thứ 2, sau Putin, trong các cuộc thăm dò ý kiến bầu cử tổng thống.
The Communist Party has tried to differentiate itself from the more liberal groups and the ultranationalists in the protest movements and from other political parties in the Duma. However, the Communists can work with those groups, such as the ultranationalist Liberal Democratic Party, in the Duma when it benefits the Communists. The Communist Party and Zyuganov have been communicating with the protest movements in recent weeks, though the Communists' and protesters' ideologies are nearly polar opposites and thus a grand alliance against Putin would be unstable at best.
Đảng Cộng sản đã cố gắng cho thấy mình khác với các nhóm tự do hơn và các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan trong các phong trào biểu tình và khác với các đảng phái chính trị khác trong Đuma. Tuy nhiên, đảng Cộng sản có thể cộng tác với các nhóm này trong Duma, như đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan Dân chủ Tự do, khi nó mang lại lợi ích cho những người Cộng sản. Đảng Cộng sản và Zyuganov đã liên lạc với các phong trào biểu tình trong những tuần gần đây, mặc dù ý thức hệ của những người Cộng sản và những người biểu tình gần như đối lập nhau và do đó tốt nhất thì cũng chỉ có một liên minh không ổn định chống Putin.
The Protesters
Protest movements, which have been seen in Russia only in isolated incidents or, in those cases of regular protests, with small numbers of supporters during Putin's rule are also on the rise. The current movements and personalities involved in protests are not united in their roots, goals or activities. The various groups have risen up for different reasons: corruption, growing anti-Kremlin sentiment, changes in wealth distribution, a generational shift, the proliferation of social media and increasing ultranationalism.
Những người biểu tình
Các phong trào biểu tình, điều chỉ nhìn thây ở Nga trong một số sự kiện riêng rẽ hoặc các cuộc biểu tình thường xuyên của một nhóm nhỏ những người ủng hộ dưới thời cai trị của Putin, cũng đang nổi lên. Các phong trào và cá nhân tham gia biểu tình hiện nay không thống nhất về nguồn gốc, mục tiêu hay hoạt động. Các nhóm đã nổi lên vì những lý do khác nhau: tham nhũng, tâm lý chống Cremli, những thay đổi trong việc phân phối của cải, sự thay đổi thế hệ, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội và sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Protests have become more common since the end of 2010, and most have been ultranationalist demonstrations. There have been many ultranationalist movements in Russia, though one of the largest is the Russia for Russians movement, which was created at the end of the 19th century. The movement gained momentum at the end of 2010, and the Levada Center polling agency recently reported that 60 percent of Russians agree with the movement's sentiments, which are hostile to Muslims and minorities as well as the government's role in supporting them. As Russia for Russians marches increased in 2010 and 2011, the movement gained support from more extreme groups. In October 2011, on Russia's National Unity Day, the Nashi youth movement publicly separated itself from the Russia for Russians group, breaking many of the Kremlin's links to the movement. During a march in November, representatives of the ultranationalists declared that they were shifting their focus to electoral corruption and political matters and would start protesting to demand political reforms after the parliamentary elections.
Biểu tình đã trở nên phổ biến hơn từ cuối năm 2010 và đa số là các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Có rất nhiều phong trào theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga, nhưng một trong những phong trào lớn nhất là Nước Nga cho người Nga, phong trào được thành lập từ cuối thế kỷ 19. Phong trào này đã có thêm đà vào cuối năm 2010 và cơ quan thăm dò Trung tâm Levada gần đây thông báo rằng 60% người Nga đồng ý với những quan điểm của phong trào này. Đó là thù địch với Hồi giáo và người thiểu số cũng như vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ những người này. Do các cuộc tuần hành của Nước Nga cho người Nga tăng lên trong năm 2010 và 2011, phong trào này đã giành được sự ủng hộ từ các nhóm cực đoan hơn. Tháng 10/2011, vào ngày Thống nhất quốc gia của Nga, phong trào thanh niên Nashi công khai tách khỏi nhóm Nước Nga cho người Nga, phá vỡ nhiều mối liên hệ của Cremli với phong trào này. Trong một cuộc biểu tình vào tháng 11/2011, đại diện của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tuyên bố rằng họ chuyển trọng tâm sang gian lận bầu cử và các vấn đề chính trị, và có thể bắt đầu biếu tình đòi cải cách chính trị sau cuộc bầu cử Quốc hội.
Of course, the ultranationalists are not the only protesters. However, there is a large overlap between the new protest movements and the old ones, and the lines separating the protest movements are not clear. The ultranationalists have been joined by large groups of liberals, communists, anarchists and others, all bound by an overall anger toward Russia's current political situation.
Tất nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan không phải là những người duy nhất biểu tình. Tuy nhiên, có một sự chồng lấn lớn giữa các phong trào biểu tình mới và các phong trào cũ và đường ranh giới giữa các phong trào biểu tình là không rõ ràng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã có được sự tham gia của các nhóm tự do, cộng sản, chủ nghĩa vô chính phủ và các nhóm lớn khác. Tất cả bị ràng buộc bởi một sự tức giận chung đối với tình hình chính trị hiện tại của Nga.
Though the protest movements are many in number, they are still a relatively small segment of the population -- 80,000 participated in the latest organized protest on Dec. 24, 2011, and some Stratfor sources project that 100,000 could attend the Feb. 4 protest in Moscow. Stratfor has attempted to categorize the various protest movements into four loosely defined groups based more on ideology and roots than on goals and activities (and there is much overlap among these categories):
Mặc dù có rất nhiều các phong trào phản đối nhưng họ vẫn chỉ chiếm tương đối nhỏ trong dân chúng – 80.000 người tham gia trong cuộc biểu tình có tổ chức mới nhất vào hôm 24/12/2011 và một số nguồn tin của Stratfor ước tính có khoảng 100.000 người tham gia cuộc biểu tình tại Mátxcơva hôm 4/2. Strafor đã cố gắng phân loại các phong trào phản đối thành 4 nhóm, dựa trên ý thức hệ và nguồn gốc, hơn là mục tiêu và hoạt động, và cũng có sự trùng lặp giữa các nhóm này:
Alexei Navalny's followers: The largest of the protest movements began as an indefinable mass but recently rallied behind a lawyer and blogger named Alexei Navalny. Navalny gained popularity in recent years as a whistleblower on government corruption but has become the face of the protest movement (although he does not officially lead these groups). His followers come from various segments of society -- the young generation, liberals, the emerging middle class and the ultranationalists (Navalny has been accused of ultranationalism). His followers' diverse goals include ending corruption, ousting Putin's regime, creating political reform and ending government subsidization of the Muslim Caucasus. Navalny's beliefs do not diverge far from Putin's in the area of foreign policy, as he wants Russia to be the center of the region.
Những người đi theo Alexei Navalny: Phong trào lớn nhất trong số các phong trào phản đối này bắt đầu là một đám đông không xác định nhưng gần đây đã quy tụ đằng sau một luật sư, một blogger có tên là Alexei Navalny. Navalny được lòng nhiều người trong những năm gần đây nhờ tố cáo tham nhũng trong chính phủ, nhưng đã trở thành bộ mặt của phong trào phản đối (dù ông không chính thức lãnh đạo các nhóm này). Những người theo ông đến từ nhiêu tầng lớp khác nhau của xã hội – thế hệ trẻ những người tự do, tầng lớp trung lưu đang nổi và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Navalny đã bị cáo buộc là theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Các mục tiêu khác nhau của những người theo Navalny gồm chấm dứt tham nhũng, loại bỏ chế độ của Putin, thiết lập cải các chính trị và chấm dứt sự trợ cấp của chính phủ đối với khu vực Cápcadơ Hồi giáo. Những quan diểm của Navalny không khác mẩy so với những quan điểm của Putin trong lĩnh vực chính sách đối ngoại vì Navalny muốn nước Nga trở lại trung tâm của khu vực.
The professional activists: Smaller factions with a great deal of overlap with Navalny's supporters seem to protest almost as a profession. Made up of intellectuals like Boris Akunin and Kseniya Sobchak and revolutionaries like Sergei Udaltsov and Evgenia Chirikova, these groups have not formulated a political agenda. They demonstrate against the Kremlin rather than making specific demands. In recent weeks, these groups have become more organized, forming into political groups like the League of Voters (designed to monitor election fraud) and Left Front (an anti-capitalism and anti-Kremlin group).
Các nhà hoạt động chuyên nghiệp: Các phái nhỏ hơn, với phần lớn cũng là những người ủng hộ Navalny, dường như đối với họ biểu tình là một nghề. Có các trí thức như Boris Akunin và Kseniya Sobchak, và nhà cách mạng như Sergei Udaltsov và Evgenia Chirikova, các nhóm này đã không xây dựng một chương trình nghị sự chính trị. Họ biểu tình chống Cremli hơn là đưa ra những yêu cầu cụ thể. Trong những tuần gần đây, các nhóm này đã trở nên có tổ chức hơn, hình thành các nhóm chính trị như Liên minh cử tri (nhằm giám sát gian lận bầu cử) và Mặt trận cánh tả (một nhóm chống tư bản chủ nghĩa và chống Cremli).
Established opposition groups: Quite a few opposition groups and their leaders have been working against Putin for years (and some have been protesting the Kremlin since former President Boris Yeltsin was in power). They have arranged protests and formed political parties and coalitions during much of Putin's rule. Notable leaders among these factions are Boris Nemtsov (Union of Right Forces), Mikhail Kasyanov (People's Democratic Union), Garry Kasparov (Other Russia coalition) and Vladimir Ryzhkov (Republican Party of Russia). Their names were associated with anti-Putin sentiment long before the current protest movements started. However, many of these individuals are not trusted among the other groups -- and much of the Russian population -- because they were either associated with Yeltsin's disastrous economic plans (like Nemtsov) or once worked for Putin (like Kasyanov).
Các nhóm đối lập cố kết: Có một số ít nhóm đối lập và nhà lãnh đạo của họ đã hoạt động chống Putin trong nhiều năm (một số đã biểu tình chống Cremli từ thời Cựu tổng thống Boris Yeltsin nắm quyền). Họ sắp xếp các cuộc biểu tình và hình thành các đảng phái và liên minh chính trị trong thời kỳ Putin cầm quyền. Các nhà lãnh đạo đáng chú ý thuộc các phe phái này là Boris Nemtsov (Liên minh các lực lượng cánh hữu), Mikhail Kasyanov (Liên minh dân chủ nhân dân), Garry Kasparov (Liên minh nước Nga khác) và Vladimir Ryzhkov (đảng Cộng hoà Nga). Những cái tên này được gắn với tư tưởng chống Putin từ rất lâu trước khi các phong trào biếu tình hiện nay bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nhiều người trong số các cá nhân này không được các nhóm khác, cũng như đa số dân chúng Nga, tin cậy do họ hoặc là gắn với các kế hoạch kinh tế thất bại của Yeltsin (như Nemtsov) hoặc đã từng làm việc cho Putin (như Kasyanov).
Dissenters from Putin's camp: A few personalities in the protest movement either came from Putin's inner circle or went along with his policies until recently. Former Finance Minister Alexei Kudrin and oligarch Mikhail Prokhorov both joined the anti-Kremlin movements, though their motives are unclear. After a very public break with the Kremlin, Kudrin is attempting to position himself as the broker between the protesters and the Kremlin and has met with various protest factions already. Prokhorov wants to become the protesters' candidate in the upcoming presidential election. However, both are viewed with suspicion among various segments of the protest movement who believe they have not truly broken away from the Kremlin's political machine.
Những người bất đồng trong phe phái của Putin: Một số ít nhân vật trong phong trào phản đối đến từ phe phái cua Putin hoặc ủng hộ các chính sách của Putin cho đến tận gần đây. Cả cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin và ông trùm Mikhail Prokhorov tham gia các phong trào chống Gremli, nhưng động cơ của họ thì không rõ ràng. Sau khi công khai ngừng cộng tác với Cremli, Kudrin cố gắng làm trung gian giữa những người biểu tình và Cremli và đã gặp gỡ nhiều phái phản đối khác nhau. Prokhorov thì muốn trở thành ứng cử viên của những người biểu tình trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, cả hai nhân vật này bị nhiều phong trào phản đối nhìn nhận một cách nghi ngờ vì họ tin rằng hai nhân vật này không thực sự rời xa bộ máy chính trị của Cremli.
Crossover Between the Communists and Protesters
Until recently, the Communist Party and the protest movements had little crossover. There is a vast difference between the groups' ideologies. The Communists are mostly from an older rural population and want the economy's strategic sectors nationalized; as Communist leader Zyuganov said, he wanted a re-Stalinization of Russia. The protesters are not as uniform demographically, but most are from a younger, Internet-savvy urban cohort that believes in liberal economic policies. Some of the protest movements, like some ultranationalists, Left Front and Other Russia, do have links to the Communist Party, though most protesters are on the other end of the political spectrum from the vestigial Soviet party.
Sự giao thoa giữa những người Cộng sản và những người biểu tình
Đến tận gần đây, đảng Cộng sản và các phong trào phản đối không có mấy sự giao thoa. Có sự khác nhau rất lớn về ý thức hệ giữa các nhóm này. Những người Cộng sản phần lớn đến từ tầng lớp người già nông thôn và muốn các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế Nga được quốc hữu hoá. Như nhà lãnh đạo Zyuganov của đảng Cộng sản nói, ông muốn tái Stalin hoá nước Nga. Những người phản đối không thống nhất về mặt nhân khẩu, nhưng đa số đến từ giới trẻ thành thị, có kiến thức về Internet và tin vào các chính sách tự do kinh tế. Một số phong trào phản đối, như những người theo chú nghĩa dân tộc cực đoan, Mặt trận cánh tả và Nước Nga khác, có các mối liên hệ với đảng Cộng sản, dù đa số những người phản đối nằm ở phía bên kia chính kiến so với đảng Cộng sản.
However, on Jan. 17, the Communist Party and the Left Front created a pact to work together to defeat Putin in the upcoming election. This kind of crossover is important because the protest movement has no strong political or policy machine or representation in government -- something it could find via cooperation with the Communists. Stratfor sources say Zyuganov does not want to shift the Communist position but hopes to access the protesters' venues -- and votes -- in the future. This is not likely to be an easy alliance; Zyuganov will have to be careful not to alienate his own base by supporting unrest and violence in the country, and the Left Front's leader has said he would only support Zyuganov as a "short-term transitional president," which does not mesh with Zyuganov's long-term plans if he should gain power.
Tuy nhiên, ngày 17/1, đảng Cộng sản và Mặt trận cánh tả đã thành lập một hiệp ước hợp tác cùng nhau đánh bại Putin trong cuộc bầu cử sắp tới. Loại quan hệ này là rất quan trọng vì phong trào phản đối không có bộ máy chính trị hay chính sách mạnh mẽ hoặc đại diện trong chính phủ – điều có thể có được thông qua sự hợp tác với đảng Cộng sản. Các nguồn tin của Stratfor nói Zyuganov không muốn thay đổi quan điểm Cộng sản nhưng hy vọng tiếp cận được nơi gặp gỡ, và cử tri, của lực lượng phản đối trong tương lai. Đây khó có thể là một liên minh dễ dàng, Zyuganov sẽ phải thận trọng để không bị mất đi nền tảng của chính mình khi ủng hộ sự bất ổn và bạo lực ở Nga và lãnh đạo Mặt trận cánh tả đã nói rằng ông chỉ ủng hộ Zyuganov làm “tổng thống chuyển tiếp ngắn hạn”, điều không phù hợp với kế hoạch dài hạn của Zyuganov nếu ông giành được quyền lực.
The Kremlin's Response
The Russian government is not ignoring the situation as it did in the past when protests were smaller. Moreover, there have been relatively few crackdowns on the protests; the government has given permits and deployed security for the demonstrations. The Kremlin has reacted to the dissidence rapidly within its own walls with a series of sackings and reshuffles among the government elite. The Kremlin also has dealt with the Communists in the Duma, giving the party chairs of some coveted legislative portfolios, like defense.
Phản ứng của Cremli
Chính phủ Nga không phớt lờ tình hình như đã từng làm trong quá khứ khi các cuộc biểu tình còn nhỏ. Hơn nữa, có tương đối ít việc đàn áp những người biểu tình. Chính phủ đã cấp giấy phép và triển khai an ninh cho các cuộc biểu tình. Cremli đã phản ứng đối với sự bất đồng chính kiến bên trong nội bộ một cách nhanh chóng với một loạt quyết định sa thải và điều chuyển các lãnh đạo chính phủ. Cremli cũng xử lý những ngưởi Cộng sản trong Đuma quốc gia, trao cho đảng này một số vị trí lập pháp được mong muốn như quốc phòng.
In order to try to neutralize the anti-Kremlin sentiment, the government is accepting quite a few of the reforms the protesters and Communists have demanded -- or at least it appears that the government is acquiescing to those demands. Some of the reforms being enacted only partially meet the protesters' demands, and some do not take effect for another year. Furthermore, each of the reforms had already been under discussion since summer 2011 but received approval right after the protesters called for them. Timing aside, these reforms represent a major concession to the protesters and Communists. The three main reforms are as follows:
Nhằm trung hoà tâm lý chống Cremli, chính phủ đang chấp nhận một số cải cách mà phía Cộng sản và những người biểu tình yêu cầu, hoặc ít nhất là dường như chính phủ đồng ý với những yêu cầu này. Một số cải cách được thực hiện chỉ đáp ứng một phần các yêu cầu của những người biểu tình và một số khác sẽ không có tác dụng thêm một năm nữa. Hơn nữa, cải cách đã được thảo luận từ mùa Hè năm 2011, nhưng nhận được sự thông qua ngay sau khi những người biểu tình yêu cầu. Ngoài mặt thời gian, những cải cách này thể hiện một sự nhượng bộ lớn đối với những người biểu tình và Cộng sản. Có 3 cải cách lớn sau:
Direct voting for regional governors: Russian President Dmitri Medvedev sent a bill to the Duma on Jan. 16 to reintroduce elections for local governments. Since 2004, the Russian president selected local governors under the guise of protecting national security after the Beslan school siege. The new bill will allow registered political parties to nominate candidates for regional governors for five-year terms after "voluntary consultations" with the president (there has not been an explanation of how voluntary consultations will be carried out). Candidates who are not nominated by a party or who have not met with the president will have to collect signatures in order to run, and the president retains the ability to fire governors for corruption, failure to perform duties or conflicts of interest. The bill could take effect as early as May.
Bỏ phiếu trực tiếp thống đốc khu vực: Tổng thống Nga Dmitri Medvedev đã gửi dự luật đến Đuma ngày 16/1 nhằm thực hiện lại các cuộc bầu cử chính quyền địa phương. Từ năm 2004, sau vụ khủng bố Beslan, dưới chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia, tổng thống lựa chọn các thống đốc địa phương. Dự luật mới sẽ cho phép các đảng phái chính trị đăng ký đề cử các ứng cử viên cho chức thống đốc khu vực có nhiệm kỳ 5 năm sau khi “tự nguyện tham vấn” tổng thống (chưa có giải thích việc tham vấn tự nguyện này được thực hiện như thế nào). Các ứng cử viên không được một đảng đề cử hoặc những người không gặp tổng thống sẽ phải thu thập chữ ký để có thể chạy đua. Tổng thống vẫn có khả năng sa thải các thống đốc nếu tham nhũng, không thực hiện được các nhiệm vụ hoặc có xung đột lợi ích. Dự luật có thể có hiệu lực ngay từ tháng 5 này.
Restructuring the mandates for certain constituencies in the Duma: A measure introducing proportional representation from 225 constituencies that elect Duma deputies from parties that have cleared the 7 percent threshold is under discussion. The other 225 deputies are elected from single-mandate constituencies. This could mean that all 450 deputies will be elected by single-mandate, or another plan could be introduced. Talks on this issue are still in the early stages.
Tái cơ cấu nhiệm vụ của một số khu vực bầu cử trong Đuma: Biện pháp giới thiệu đại diện theo tỷ lệ từ 225 khu vực bầu cử đại biểu Đuma từ các đảng đã đạt ngưỡng 7% đang được thảo luận. 225 đại biêu khác được bầu từ các khu vực bầu cử đơn nhiệm. Điều này cũng có nghĩa là tất cả 450 đại biểu sẽ được bầu đơn nhiệm, hoặc một kế hoạch khác có thể được đưa ra. Các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn còn trong giai đoạn ban đầu.
Simplifying the registration of parties: Starting in 2013, the threshold for registering to become a political party has been drastically lowered. Currently, a party must have 45,000 members, 50 percent of Russia's regions must have at least 450 members in them and the other 50 percent of the regions must have no fewer than 200 members. It is a list of rules that is extremely convoluted and has prevented most aspiring political parties from registering. The new law is that a political party must have at least 500 members and represent no less than 50 percent of the regions (in theory, 10 members per region). Also, the bill abolishes the rule that to participate in the Duma elections non-parliamentary parties are to collect at least 150,000 signatures in their support. This could create a rapid upsurge in political activity in Russia, though also possibly a more chaotic and confusing opposition.
Đơn giản hoá việc đăng ký của các đảng phái: bắt đầu từ năm 2013, tiêu chuẩn để đăng ký trở thành một đảng phái chính trị sẽ được hạ thấp đáng kể. Hiện tại một đảng phải có 45.000 thành viên, có ít nhất 450 thành viên tại 50% số khu vực của Nga, 50% số khu vực còn lại phải có ít nhất 200 thành viên. Đây là một danh sách các quy định cực kỳ phức tạp và đã cản trở việc đăng ký của đa số các đảng phái chính trị. Theo luật mới, một đảng phái chính trị phải có ít nhất 500 thành viên và đại diện cho ít nhất 50% số khu vực (theo lý thuyết, 10 thành viên mỗi khu vực). Luật mới cũng xoá bỏ quy định để tham gia bầu cử Đuma, các đảng không có chân trong Quốc hội phải thu thập ít nhất 150.000 chữ ký ủng hộ. Điều này có thể tạo ra một sự bùng nổ nhanh chóng trong hoạt động chính trị ở Nga, dù cũng có thể là một sự đối lập hỗn loạn và khó hiểu hơn.
As the demonstrations continue, the protesters will present new demands to the Kremlin, and the government may answer some and ignore others. The Kremlin is also trying to keep the protest groups from uniting and would like to see them co-opted by Kremlin-friendly personalities like Kudrin. At the same time, the Kremlin wants to prevent certain personalities with a great deal of support from the protesters, such as Navalny, from moving beyond protests and forming their own political platforms.
Do các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục, những người biểu tình sẽ đưa ra những yêu cầu mới cho Cremli và chính phủ có thể đáp lại hoặc phớt lờ một số yêu cầu. Cremli cũng đang cố gắng ngăn chặn việc các nhóm biểu tình thống nhất và muốn thấy các nhóm này bị đồng hoá bởi các nhân vật thân thiện với Cremli như Kudrin. Đồng thời, Cremli cũng muốn ngăn chặn một số nhân vật nhất định có được sự ủng hộ lớn từ những người biểu tình, như Navalny, tiếp tục tiến lên cùng với những người biểu tình và thành lập một diễn đàn chính trị của riêng họ.
Next Steps for Anti-Kremlin Groups
Major protests have been announced for Feb. 4 (one month before Russia's presidential election) and March 11 (one week after the election), with a few more demonstrations possible in between. As time goes on, the Communists and protesters have four options:
Những bước đi tiếp theo cho các nhóm chống Cremli
Các cuộc biểu tình lớn được công bố diễn ra ngày 4/2 (1 tháng trước bầu cử tổng thống Nga) và 11/3 (một tuần sau bầu cử), giữa khoảng thời gian trên có thể sẽ có thêm một vài cuộc biểu tình. Sau đó, đảng Cộng sản và những người biểu tình có 4 sự lựa chọn:
Dissolve: The Communist Party could return to its comfortable place as the second-largest party in the Duma and not alienate the Kremlin further, while the protests fade.
Tan rã: đảng Cộng sản có thể quay về thoả mãn với vị trí là đảng lớn thứ 2 trong Duma và không tiếp tục xa lánh Cremli, trong khi các cuộc biểu tình thì phai nhạt dần.
Become co-opted: The Kremlin could ease or manipulate pro-government individuals into position among the protesters and Communists.
Bị đồng hoá: Cremli có thể nới lỏng hoặc lôi kéo các nhân vật ủng hộ chính phủ trong đội ngũ những người biểu tình và người Cộng sản.
Strengthen: Communist leader Zyuganov could gain momentum ahead of presidential elections while the number of protesters grows into the millions, challenging the security of the state.
Tăng cường: Nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Zyuganov có thể giành thêm đà trong cuộc bầu cử tổng thống khi số người biểu tình tăng lên con số hàng triệu, thách thức đến sự an toàn của nhà nước.
Evolve: The Communists could continue working with the protest movement and the Kremlin without bending to either, while the protesters form small political parties that eventually gain some seats in the government.
Phát triển: Đảng Cộng sản có thể tiếp tục làm việc với phong trào phản đối và Cremli cũng không xuống nước, trong khi đó những người biểu tình thành lập các đảng phái chính trị nhỏ vả dần dần giành được một số ghế trong chính quyền.
Barring an unprecedented consolidation among the anti-Kremlin movements, the factions likely will evolve. The planned protests on Feb. 4 and March 11 will attract large numbers of demonstrators, but after that the numbers could begin dwindling. Then the Communists could return to their opposition role in government and the protesters could start organizing into smaller parties for future elections but not unite into a large opposition movement. This would not be a complete victory for Putin and the Kremlin (though the current regime would remain in power), as Putin has already had to change his policies to account for the shifting political landscape.
Nếu ngăn chặn được việc thống nhất chưa từng có của các phong trào chống Cremli, các phe phái có thể sẽ phát triển. Các cuộc biểu tình ngày 4/2 và 11/3 sẽ thu hút số lượng lớn người biểu tình, nhưng sau đó số lượng có thể bắt đầu giảm. Sau đó, đảng Cộng sản có thể quay lại vai trò đối lập của mình trong chính phủ và những người biểu tình có thể bắt đầu việc tổ chức thành các đảng phái nhỏ hơn chuẩn bị cho các cuộc bầu cử trong tương lại, nhưng sẽ không thống nhất thành một phong trào đối lập lớn. Điều này không hẳn là một chiến thắng cho Putin và Cremli (dù chế độ hiện tại vẫn nắm quyền) vì Putin đã thay đổi các chính sách của mình cho phù hợp với tình hình chính trị đang thay đổi.
Part 4: Putin's Challenges
Although Russian leader Vladimir Putin likely will retain control after the March presidential election, he has recognized that the Russian political landscape has shifted since the beginning of his more than decadelong rule. Putin has acknowledged that the time when he was needed to consolidate or "save" the country from instability and insecurity has passed. However, he also understands that Russia is under constant threat because of its fractious nature and incessant pressure from abroad.
Những thách thức đối với Putin
Mặc dù Vladimir Putin có thể sẽ giữ được quyền kiểm soát sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, nhưng ông đã thừa nhận rằng tình hình chính trị Nga đã thay đổi so với khi ông bắt đầu cầm quyền trong hơn một thập kỷ. Putin đã thừa nhận rằng thời kỳ ông được người ta cần để củng cố hoặc “cứu vớt” đất nước khỏi bất ổn định và mất an ninh đã qua. Tuy nhiên, ông cũng hiểu rằng nước Nga đang bị đe dọa liên tục vì bản chất phe phái của nó và áp lực không ngừng từ bên ngoài.
Therefore, Putin will seek to strike a balance between accepting a less consolidated state -- allowing the Communists and the protest movements to have some sort of say -- and keeping the Kremlin united under himself and populated with strong minds capable of weathering the challenges ahead. It will not be an easy task, and transitions such as this never go smoothly, so Russia's political landscape will remain volatile in the near term.
Do đó, Putin sẽ tìm cách thiết lập một sự cân bằng giữa việc chấp nhận một nhà nước ít tập trung hơn – cho phép đảng Cộng sản và các phong trào phản đối có một số tiếng nói nhất định, và việc giữ Cremli đoàn kết quanh mình, có đủ trí lực để đối phó với những thách thức ở phía trước. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và quá trình chuyển giao như thế sẽ không bao giờ êm ả, do đó tình hình chính trị Nga sẽ vẫn biến động trong tương lại gần.
The real issue is not whether Putin can handle the struggles, but how long it takes him to sort through them and how much damage his image will sustain in the meantime. This is important because Putin is dealing with numerous issues other than domestic politics. When political instability struck Russia in the past, Putin tackled each problem in order; this time, several problems are occurring all at once, and in the lead-up to a presidential election. Putin needs a strong, united and focused team to tackle the numerous challenges facing Russia, but the anti-Kremlin movements are preventing the formation of a united group that can create effective solutions for the country. In the coming months, as Russia's political volatility continues and Putin examines his strategy, the perception that he is becoming less powerful will continue both inside and outside Russia. The perception of Putin as weak is important, as it could complicate some issues Moscow is dealing with this year and in years to come.
Vấn đề thực sự không phải là việc Putin liệu có xử lý được cuộc đấu tranh này hay không, mà là mất bao lâu để ông phân loại chúng xong và hình ảnh của ông bị thiệt hại như thế nào. Điều này là quan trọng vì Putin đang đối phó với hàng loạt các vấn đề chứ không chỉ là vấn đề chính trị nội bộ, Khi bất ổn chính trị tấn công nước Nga trong quá khứ, Putin lần lượt giải quyết từng vấn đề, Lần này, nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc và ngay trước thềm một cuộc bầu cử tổng thống, Putin cần một êkíp mạnh, đoàn kết và tập trung để giải quyết rất nhiều thách thức nước Nga đang phải đối mặt, nhưng các phong trào chống Cremli đang ngăn cản việc thành lập một nhóm thống nhất có khả năng đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho nước Nga. Trong những tháng tới, do tình hình chính trị Nga tiếp tục biến động và Putin xem xét chiến lược của mình, quan niệm cho rằng ông đang trở nên ít quyền lực hơn sẽ tiếp tục tồn tại ở cả bên trong và bên ngoài nước Nga. Việc Putin bị cho là ở vị thế yếu có ảnh hưởng quan trọng vì nó có thể làm phức tạp hoá một số vấn đề Mátxcơva phải xử lý trong năm nay cũng như trong những năm tới.
Russia's Economic Challenge
First, Russia is reassessing its economic situation. The country's economy has recovered since the 2008 financial crisis, and Moscow had started implementing some expansive plans for the future. The modernization and privatization programs, which the Russian people viewed favorably, were to bring in possibly hundreds of billions of dollars in investment and advanced technology over the next few years and modernize the Russian economy. But these plans depended on European investment, and Europe's various financial and economic crises have forced many to backtrack on their commitments to Russia's programs. Furthermore, the perception that Putin is weakening and that Russia is politically unstable has discouraged many investors.
Thách thức về kinh tế của Nga
Thứ nhất, Nga đang đánh giá lại tình hình kinh tế của mình. Nền kinh tế Nga đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và Mátxcơva đã bắt đầu thực hiện một số kế hoạch phát triển cho tương lai. Các chương trình hiện đại hoá và tư nhân hoá, những chương trình được dân Nga ủng hộ, có thể mang lại hàng trăm tỷ USD đầu tư và công nghệ hiện đại trong một vài năm tới và hiện đại hoá nền kinh tế Nga, Tuy nhiên, các kế hoạch này phụ thuộc vào đầu tư của châu Âu và các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế khác nhau của châu Âu đã buộc nhiều bên thu lại những cam kết của họ đối với các chương trình của Nga. Hơn nữa, việc cho rằng Putin đang yếu đi và rằng Nga có thể bất ổn về chính trị đã làm nản lòng nhiều nhà đầu tư.
The Kremlin now faces the possibility of scrapping the programs. The Russian government might be able to fund pieces of the programs, but it would drain much of the Kremlin's savings. The Kremlin's budget is based mostly on oil and natural gas revenue. While prices for both are at record highs, the government is unsure whether oil will remain at about $100 per barrel and is already restructuring its pricing for natural gas with European customers at a much lower rate. Overall, the government wants to make sure it has a sufficient financial cushion if energy revenues fall precipitously.
Cremli hiện đối mặt với khả năng phải loại bỏ các chương trình này. Chính phủ Nga có thể cung cấp tài chính cho một số phần của các chương trình này, nhưng sẽ tổn hại rất nhiều đến khoản tiền tiết kiệm của Cremli. Ngân sách của Cremli dựa chủ yếu vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Mặc dù giá cả hai loại này đều đang ở mức cao kỷ lục, nhưng Chính phủ Nga không chắc chắn được rằng liệu giá dầu sẽ tiếp tục ở mức khoảng 100 USD/thùng hay không và đang tái cơ cấu lại giá khí đốt với khách hàng châu Âu với mức thấp hơn nhiều. Nhìn chung, Chính phủ Nga muốn chắc chắn rằng nó có đủ đệm tài chính nếu nguồn thu từ năng lượng giảm mạnh.
These economic uncertainties are feeding the country's political problems. The Kremlin clans, Communists and protest movements are divided on how to handle the economic problems in the future; the siloviki and Communists want a more nationalist and consolidated approach, and the civiliki and many of the protest groups want a more liberal and free-market strategy. In recent years, Putin left such decisions to Alexei Kudrin, who was finance minister, but with his defection and possible alignment with the protesters it is unclear if anyone can sort out the economic challenges until the political crises are resolved.
Những bất ổn kinh tế này đang nuôi dưỡng các vấn đề chính trị. Các phe phái trong Cremli, đảng Cộng sản và các phong trào phản đối bị chia rẽ trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như thế nào trong tương lai. Nhóm Siloviki và đảng Cộng sản muốn có các đường hướng theo chủ nghĩa dân tộc và tập trung hơn, nhóm Civiliki và nhiều nhóm phản đối khác thì muốn có một chiến lược tự do và theo hướng thị trường hơn. Trong những năm gần đây, Putin để những quyết định như thế này cho Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, nhưng với sự bỏ cuộc và khả năng gia nhập vào những người phản đối của ông này, chưa rõ là ai có thể giải quyết những thách thức kinh tế này cho đến khi các cuộc khủng hoảng chính trị được giải quyết.
Perceptions of Russian Power
Russia's other main challenge is the next stage of rebuilding its influence in its former Soviet periphery. Russia plans to further institutionalize its relationships with many former Soviet states and anticipates the formation of a Eurasian Union by 2015. Russia also had started to consider taking advantage of the European financial and economic crises by purchasing assets and forming new ventures with many European states. But this was all based on the assumption that Russia would be strong and steady. The political uncertainty has eroded the perception that Russia (and Putin in particular) is strong.
Những quan niệm về sức mạnh của nước Nga
Một thách thức lớn khác là giai đoạn tiếp theo của việc tái xây dựng ảnh hưởng của nước này ở khu vực thuộc Liên Xô trước đây. Nga có kế hoạch tiếp tục thể chế hóa các mối quan hệ của mình với nhiều nước thuộc Liên xô trước đây và tham gia thành lập Liên minh Âu – Á vào năm 2015. Nga cũng đã bắt đầu xem xét tận dụng cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế của châu Âu bằng việc mua các tài sản và thành lập liên doanh với các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, tất cả điều này dựa trên giả định rằng nước Nga mạnh và vững chắc. Bất ổn chính trị đã xói mòn quan niệm rằng Nga (và Putin) là mạnh mẽ.
Moreover, some countries, especially the United States, have started taking advantage of the volatility inside Russia to play up the perception that the country is unstable. The U.S. State Department and new U.S. Ambassador to Russia Michael McFaul have not hidden their support for the anti-Kremlin movements; the State Department revealed its funding for some groups, and McFaul met with protesters the week he arrived in Moscow as ambassador. The United States is trying to use the instability to shape the view of Russia abroad and to keep the Kremlin focused on internal matters rather than its resurgence.
Hơn nữa, một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã bắt đầu tận dụng sự biến động bên trong Nga để khuếch trương quan niệm rằng Nga bất ổn định. Bộ Ngoại giao Mỹ và đại sứ mới của Mỹ tại Nga Michael McFaul đã không che giấu sự ủng hộ của họ đối với các phong trào chống đối. Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố tài trợ cho một số nhóm và McFaul đã gặp những người biếu tình ngay trong tuần ông đặt chân đến Mátxcơva làm đại sứ. Mỹ đang cố gắng sử dụng sự mất ổn định để định hình quan điểm đối với Nga ở nước ngoài và giữ Cremli tập trung vào các vấn đề nội bộ hơn là sự tái nổi lên của nước này.
This comes as the United States and Russia are locked in a standoff over missile defense and Washington's support for Central Europe. Russia has grown more aggressive over the issue in recent months, with Moscow planning to increase security pressure on Europe, while the United States wanted to avoid talks on the situation, as it is preoccupied with other issues such as Afghanistan and Iran. The United States is using Russia's internal political volatility both to wear away the perception that Russia is as strong as it claims and to buy time.
Điều này xuất hiện khi Mỹ và Nga bị bế tắc trong vấn đề phòng thủ tên lửa và sự ủng hộ của Oasinhtơn đối với Trung Âu. Nga đã quyết liệt hơn trong vấn đề này trong những tháng gần đây với việc Mátxcơva lên kế hoạch tăng sức ép an ninh đối với châu Âu, trong khi Mỹ muốn tránh các cuộc đàm phán về tình hình, vì nước này đang phải quan tâm đến các vấn đề khác như Ápganixtan và Iran. Mỹ đang sử dụng sự biến động chính trị nội bộ của Nga vừa để xoá đi quan niệm rằng Nga là một nước mạnh như nước này tuyên bố, vừa để mua thêm thời gian.
Putin will need to resolve the instability in Russia's political scene as soon as possible so that he can turn to the other large concerns facing the country. The longer he is focused on domestic politics, the more the country's economic challenges are exacerbated and the perception of his power is weakened. Putin is quite likely to resolve Russia's political problems, though he will have to restructure his inner circle and account for groups that are not under his control (but do not seriously threaten his power).
Putin sẽ phải giải quyết sự bẩt ổn trên chính trường Nga càng sớm càng tốt để ông có thể quay lại các vấn đề lớn khác nước Nga đang đối mặt. Putin tập trung vào chính trị nội bộ càng lâu thì những thách thức kinh tế của nước Nga càng trầm trọng và quyền lực của ông sẽ bị cho là đang yếu đi. Putin hoàn toàn có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị của Nga, nhưng ông sẽ phải cơ cấu lại đội ngũ bên trong và tính toán để các nhóm không nằm dưới sự kiểm soát của ông, nhưng không đe dọa nghiêm trọng đến quyền lực của ông.
However, the longer it takes Putin to do all this, the weaker the rest of the world will believe he is. Of course, perception is not necessarily reality, and this is particularly true of Russia -- as Winston Churchill famously said, "I cannot forecast you the action of Russia. It is a riddle wrapped in a mystery inside an enigma." Russia is still a relatively powerful country, and its perceived weakness will not keep it from continuing to act assertively as it reclaims its place as a strong and steady country overseeing its former Soviet sphere.
Tuy nhiên, Putin càng mất nhiều thời gian để làm việc này thì thế giới sẽ càng cho rằng ông yếu hơn. Tất nhiên, quan niệm không nhất thiết là thực tế và điều này có thể đặc biệt đúng đối với Nga – như câu nói nổi tiếng của Winston Churchill: “Tôi không thể nói trước với bạn hành động của nước Nga. Nước Nga là một câu đố được gói trong một điều huyền bí bên trong một bí mật”. Nga vẫn là một đất nước tương đối mạnh và những điểm yếu của nó sẽ không ngăn cản được việc nước này tiếp tục hành động một cách quyết liệt để tái khẳng định vị trí của mình là một quốc gia vững mạnh trên khu vực thuộc Liên Xô trước đây.
http://stratfor.com/analysis/russias-shifting-political-landscape-part-4-putins-challenges

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn