MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 31, 2011

MỘT CÕI ĐI VỀ - My own lonely world - trinh cong son - A realm of return

MỘT CÕI ĐI VỀ - My own lonely world - trinh cong son - A realm of return

Trịnh Công Sơn - Người Thơ Ca

Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền.

Mãi hơn một năm sau ngày 30 tháng 4, chúng tôi mới thật sự mặt nhìn mặt tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mặc dù giữa tôi và Sơn còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gặp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỷ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ. Đêm ấy lần đầu tiên tôi nghe (cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn... Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn ghi-ta duy nhất có trong nhà .

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kỳ sau 1975.

Có lẽ cũng không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm, một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp một tâm-hồn-chị-em xẻ chia "Một cõi đi về". Và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn của một tri âm với tri âm ...

Văn Cao



MỘT CÕI ĐI VỀ

A PLACE LEFT TO RETURN

My own lonely world

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.

Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt

Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Through years and years still on the go

Into nowhere ‘til life’s worn out

On my shoulders the sun and moon

Shed through my heart eternal light

How many years still on the move.

To go a round all tired life.

Just overhead the sun and moon.

Down on lifetime’s a world of mine.

Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ, một chiều ngồi say một đời thật nhẹ, ngày qua.

Which words ‘re from trees, which from strange grass?

Being drunk, I feel life’s so light, going by

Which words ’re for trees? Which ones for weeds'?

An ev'ning drunk, such a light life: days pass.

Vừa tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ, một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa.

Spring just fading, summer just dies

Morning in fall hears horse’s jingle come near

Just ends the spring just ends (the) summer,

In early fall a horse comes back from afar.

Mây che trên đầu và nắng trên vai.

Đôi chân ta đi sông còn ở lại

Con Tinh yêu thương vô tình chọt gọi.

Lại thấy trong ta hiện bóng con người.

Cloud’s above, sun on shoulders

I go away, the river stays

Demon of love suddenly calls

In me appears a human voice

The sun and clouds are over head.

Behind our back the river stays.

A lover-demon has just called

In me appears the human heart.

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa.

Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ.

Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ.

Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

In this rain, I miss the last rain

Leaving in me each minute drops

For hundred years of solitude

I wish one day I’ll be back home

translated byTôn Thất Lan

Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tụy; một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày qua.

Travelling round: a tired time

Missing the grass, missing the days of dream


Từng lời tà dương là lời mộ địa, từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Which words ‘re from Sun, which from the Earth?

Words heard at sea come from the source of stream.


Trong khi ta về lại nhớ ta đi

Đi lên non cao đi về biển rộng

Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng

Ngọn gió hoang vu tổi suốt xuân thì.

On returning, I wish to go

Up to highland, and down seaward

Seeing no arms of tolerance

Only wild wind blow through my soul


Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn

Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.

Today, I drink to sleep with life

Or else I will regret one day



translated by nguyenquang, April 1, 2011



performed by Hồng Nhung


performed by Trịnh Công Sơn



performed by khánh Ly





performed by Richard Fuller (American) and Vietnamese disabled


performed by Phạm Ngọc Lân



on the guitar by Thanh Nhã


Chiec La Thu Phai - Trinh Cong Son - Fading autumn leaves




Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ông mất vào 12g45 sáng ngày 1 tháng 4, 2001, tại Sài Gòn.
Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn.
Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu -- Quê Hương -- Thân Phận.
Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."

Chiec La Thu Phai - Trinh Cong Son - Fading autumn leaves

CHIẾC LÁ THU PHAI
FADING AUTUMN LEAVES
Về đây đứng ngồi
Đường xa quá ngại
Để lòng theo chút nắng bên ngoài
Mùa xuân quá vội
Mười năm tắm gội
Giật mình ôi chiếc lá thu phai
Back home after
A long journey
I admire my hometown sights
Ten springs have passed
I’ve been away
From my beloved of my own
Người đâu mất người
Đời tôi ngốc dại
Tự làm khô héo tôi đây
Chiều hôm thức dậy
Ngồi ôm tóc dài
Chập chờn lau trắng trong tay
Where is my love?
Silly I’ve been
Drying my heart myself
Once I woke up
I saw my hair
Getting gray in my hands
Về thu xếp lại
Ngày trong nếp ngày
Vội vàng thêm những lúc yêu người
Cuồng phong cánh mỏi
Về bên núi đợi
Ngậm ngùi ôi đá cũng thương thay
Now I recall
Those days of joys
When I was in love with you
How many years
Waiting for me
You were in despair, I see
Nằm nghe giữa trời
Giòn vang tiếng cười
Điệu kèn ai buốt trong tôi
Mùi hương phấn người
Một hôm nhớ lại
Hẹn ngày sau sẽ mua vui.
Lying outdoors
Hearing your laughs
The old song sung in my soul
I imagine
You’re innocent
Cheering up heart and soul

Translated by nguyenquangy April 1 2011

AUDIO

by QUANG DUNG




On the guitar and violin



by Tran Van Quang

Athlete's Foot Bệnh Bàn Chân Lực Sĩ


Athlete's Foot

Bệnh Bàn Chân Lực Sĩ

Athlete's foot is a fungus infection (ring-worm) of the feet.

Bệnh nhiễm nấm da ở giữa kẽ ngón chân: một kiểu nấm bàn chân. Tên y học: Tinca pedis.

Cause: It is a common infection which spreads readily from on person to another, often via swimming pools or communal showers in schools and sports centres. It can be transmitted from damp floors or wooden boards in showers and changing rooms. All fungal infections tend to thrive in moist conditions, so avoid shoes and socks that make your feet sweat.

Nguyên nhân: Một bệnh nhiễm thường gặp sẵn sàng lan truyền từ người này sang người khác, thường qua các bể bơi công cộng hoặc các vòi tắm công cộng ở trường học và các trung tâm thể thao. Nó cũng có thể được lây truyền từ những sàn nhà ầm ướt hoặc những nền ván ở vòi tắm bông sen và những phòng thay quần áo. Các bệnh nhiễm nấm có khuynh hướng phát triển mạnh ở trạng thái ẩm, do đó cần phải tránh giầy và tất làm ẩm chân bạn.

Symptoms and Signs: Skin between the toes blisters, scales and splits. The feet may also start to smell.

Triệu chứng và dấu hiệu: Da giữa những ngón chân bị bỏng giộp, đóng vẩy và tách ra. Bàn chân có thể bắt đầu có mùi hôi.

Treatment: Wash the feet carefully twice a day, then dry them thoroughly, especially between the toes. Soak your infected feet in warm, salted water (1 teaspoon of salt per cup) or aluminum acetate solution (Burrow's) for 5 to 10 minutes every da and then dry them thoroughly. OR Dust your feet with a medicated powder containing an antifungal agent, such as Tolnaftate or undecenoic acid, or paint with a proprietary brand of anti-fungal paint, available without prescription such as Lotrimin, Clotrimazole, Lamisil, etc. Athlete's foot is easily treatable, especially if caught in the early stages, but if it persists see your doctor as you may need antifungal tablets.

Điều trị: Rửa bàn chân thật sạch một ngày hai lần sau đó lau khô cùng khắp, đặc biệt là giữa các ngón chân. Ngăm chân bị nhiễm nấm trong nước muối ấm (1 teaspoon muối trong 1 Cup nước ấm) hoặc aluminum acetate solution (Burrow's) trong 5 đến 10 phút mỗi ngày, sau đó lau khô cùng khắp. HOẶC rắc thuốc bột chứa tác nhân chống nấm và bàn chân như Tolnaftate hoặc acid undecenoic hoặc xức với một thuốc chống nấm sẵn có bán trên thị trường không đòi hỏi có toa như Lotrimin, Clotrimazole, Lamisil, etc. Bệnh nấm ờ bàn chân có thề dể trị, đặc biệt nếu bắt gặp ở giai đoạn đầu, nhưng nếu nó tồn tại hãy đi khám bác sĩ để uống thuốc kháng nấm.

Self Help: Wear cotton socks to absort the perspiration from the feet, and avoid wearing shoes that make your feet sweat.

Phòng bệnh: Mang vớ coton đề hút ẩm do mồ hôi ở chân và tránh mang loại giầy có thể làm ầm bàn chân bạn



Wednesday, March 30, 2011

Tuesday, March 29, 2011

Ngày xưa Hoàng thị My First Love - Pham Thien Thu - Pham Duy


Ngày xưa Hoàng thị truongvankhoa
Sài Gòn có một quán café "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một lão nông ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ: Ngày xưa Hoàng thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này...Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo đi sau cô gái tên Ngọ trên đường đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại những vần thơ lung linh và xót xa mãi đến sau này...

Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ và nhạc) là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, trên các báo phát hành ở Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong "Ngày xưa Hoàng Thị" là ai? Một vài người tự nhận là mình, số khác lại bình thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong thơ là cô A hoặc cô B nào đó... Đến khi các phóng viên gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, người đẹp trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người thời bấy giờ vẫn không tin ?
Quê ông ở Kiến Xương, Thái Bình nhưng lại sinh ra ở Lạc Viên, Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định, Sài Gòn. Đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định cách trường Trung học Văn Lang, nơi ông học, gần một cây số. Học xong Tú tài, Phạm Thiên Thư theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân và gửi hồn vào cõi Thiền.
Thơ Phạm Thiên Thư nửa đời, nửa đạo, tâm linh khác thường, làm cho độc giả lãng đãng và ngẩn ngơ...Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị..." ra đời trong lúc ông mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người nghĩ đó là bài thơ đầu tay. Thật ra, bài thơ đầu tiên chính là bài "Vết chim bay", lúc ông mới 24 tuổi, còn nương náu ở cửa chùa.


Ngày ấy, có một nữ sinh thường vào sân chùa tìm nơi tĩnh lặng để học bài. Cô đẹp và thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát, Phạm Thiên Thư đem lòng thương mến. Hai người quen nhau độ một tuần. Một buổi chiều như bao buổi chiều khác, ông ngồi ở hiên chùa đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng cô. Nàng ra đi chẳng một lời từ biệt để lại sự đơn côi và nuối tiếc cho chàng trai mới lớn. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng ghi tên hai đứa vẫn còn trên gác chuông, lòng bâng khuâng chuyện cũ, Phạm Thiên Thư đã viết nên bài thơ này:
"Ngày xưa anh đón em.
Nơi gác chuông chùa nọ.
Con chim nào qua đó.
Còn để dấu chân in...
Anh một mình gọi nhỏ.
Chim ơi biết đâu tìm...".
Theo ông, Hoàng Thị Ngọ trong bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Ông nhớ lại, trong những năm học Tú tài , ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời. Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau. "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết". Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị". Những năm sau này, mỗi khi đi ngang lại con đường của một thuở yêu đương, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông:
"Em tan trường về.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng...".
Cha Phạm Thiên Thư tuy làm nghề bốc thuốc Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông còn nhớ, cha ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội tổ chức. Phạm Thiên Thư làm thơ để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, ông mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên, chủ yếu để t đọc, tặng một số bạn bè thân. Thật ra, trong cuộc đời sáng tác, Phạm Thiên Thư chẳng muốn ai biết về mình.
Một lần, có người hỏi ông "Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?" Phạm Thiên Thư trả lời: "Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ Phạm Duy lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng".
Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này...Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và hầu hết được mọi người biết đến.
Sau biến cố 1975, Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh, Phạm thi sĩ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Giai đoạn (1981 - 1983), ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá... ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp - Thân - Tâm). Sau đó, ông được bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư thỉnh thoảng cho đăng báo những bài thơ ngắn. Đôi lần, giới văn nghệ sĩ lại gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TP.HCM. Thời gian sau này, Phạm Thiên Thư thực sự trở lại và hoà nhập với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng.



Ngày xưa Hoàng thị
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài
Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng
Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn
Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng
Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở
Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ
Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát
Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ
Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua
Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ
Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...



Ngày xưa Hoàng thị
Thơ: Phạm Thien Thư - Nhạc: Phạm Duy
My First Love
Lyric: Phạm Thien Thư - Music: Phạm Duy
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay
I was a school boy
She - my classmate
And after school
I followed her,
Her flowing hair
And her swaying schoolbag
Em đi dịu dàng
Bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường
Nằm im dấu mỏ
Anh theo Ngọ về
Gót giầy lặng lẽ đường quê
She walked gently,
Showed her beauty
To birds on (the) trees
Lining the road
And I followed
Step by step I followed
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề
Lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
Anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ
When she left (the) school
I followed her
I felt nervous
Nothing to say
And then in class
I felt so embarrassed
Em tan trường về
Mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ep vào cuối vở
Muôn thuở còn thương, còn thương
I followed her
One day in rain
And then gave her
Some nice flowers
kept in my book
Now I can’t forget it
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Em tan trường về
Anh theo Ngọ về
Môi em mỉm cười
Mang mang sầu đời, tình ơi
I followed her
Day after day
I followed her
Year in year out
Waiting for her
To take notice of me
Bao nhiêu là ngày
Theo nhau đường dài
Trưa trưa, chiều chiều
Thu đông chẳng nhiều
Xuân qua rồi thì
Chia tay phượng nở sang hè
Spring came, spring went
Many seasons
Passed by my life
When one morning
We both left school;
flameboyant was in red
Rồi ngày qua đi, qua đi, qua đi, ...
Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Như phai nhạt mờ
Đường xanh nho nhỏ
Hôm nay tình cờ
Đi lại đường xưa, đường xưa
And days went by, went by…
seem to forget
The old love road
seem to forget
The old love road
Today I’m back
To my beloved school
Cây xưa còn gầy
Nằm phơi dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu
Âm vang thuở nào
Bước nhỏ tìm nhau, tìm nhau
The tree are (the) same
Showing their greens
Where is she now?
I wonder if
She remember
Those days when we were young
Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Nay trên đường này
Đời như sóng nổi
Xóa bỏ vết người
Chân người tìm nhau, tìm nhau
I followed her
Day after day
I followed her
Year in year out
Now I am here
Looking for what remains
Ôi con đường về
Ôi con đường về
Bông hoa còn đẹp
Lòng sao thấm mệt
Ngắt vội hoa này
Nhớ người thuở xưa, thuở xưa
Oh, My darling
Oh, my darling
Still keep flowers?
Remember me?
Or forget all
Our old days and our road
Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Xưa tan trường về
Anh theo Ngọ về
Đôi chân mịt mù
Theo nhau bụi đỏ đường mơ
I followed her
Day after day
I followed her
Year in year out
Now I am here
Looking for what remains
Xưa theo Ngọ về
Mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này
Cây cao hàng gầy
Đi quanh tìm hoài
Ai mang bụi đỏ đi rồi
I was a school boy
She was a school girl
And after school
I followed her,
Now nothing left
She took my soul with her

translated by nguyenquang 30 march 11


by DOAN TRANG


by THAI THANH